Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo để tuyên truyền bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.36 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HỒNG THÁI

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Tên tình huống:

“Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo để tuyên truyền bảo vệ
Hoàng Sa – Trường Sa”
Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Địa lý

Các môn học tích hợp: Lịch sử - Văn học – GDCD - GDQP
Họ Và Tên

: Nguyễn Thị Thùy Dung

Ngày sinh

: 17/10/1997

Trường

: THPT Hồng Thái

Lớp

: 12A1

Năm học: 2014 - 2015
1




BÀI DỰ THI

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố Hà Nội
Trường

: Trung Học Phổ Thông Hồng Thái

Địa chỉ

: xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - TP Hà Nội

Điện thoại

:

Email

:

Tên Tình huống

: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo để tuyên truyền bảo

vệ


Hoàng Sa – Trường Sa

Các môn học tích hợp

: Lịch sử - Địa lý – Văn học

Thông tin về học sinh

: Nguyễn Thùy Dung

Lớp

: 12A1

2


1. Tình huống
Khi bạn sang nước ngoài, nếu gặp một số người Trung Quốc cứ khăng
khăng cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của họ ( Theo quan niệm “đường lưỡi
bò”). Bạn sẽ giải quyết tình huống ấy như thế nào? Thoạt tiên, nghe có vẻ dễ trả lời
nhưng để đáp lại một cách thuyết phục và xác đáng, đòi hỏi bạn phải có kiến thức
và sự am hiểu lịch sử, địa lý, văn hóa của dân tộc ta về biển đảo quê hương. Hơn
bao giờ hết, lúc này, khi “giặc phương bắc” đang lăm le, nhòm ngó hòng chiếm
đoạt hai quần đảo thiêng liêng ấy, là người Việt Nam, chúng ta càng phải có học
vấn để bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta “một tấc đất của tiền nhân để lại cũng
không được để lọt vào tay kẻ khác” ( di chúc vua Trần Nhân Tông ).
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Thứ nhất, hiện tại bây giờ Trung Quốc đang có ý định lấn chiếm, cướp

đoạt trắng trận hai quần đảo Hoàng Sa, trường Sa của ta, chúng ta đã đưa giàn
khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của ta. Vậy nên, đây là một tình
huống đặc sắc, xuất phát từ thực tế đời sống.
- Thứ hai, do vấn đề em nêu ở trên được bạn bè trong nước giải quyết tình
huống này cấp bách, để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ta trước
cộng đồng quốc tế, kêu gọi lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm bản thân với Đất
Nước ở mỗ con người đặc biệt là các bạn học sinh – những chủ nhân tương lai
của Đất Nước.
- Thứ 3 . Khi giải quyết tình huống này, em sẽ vận dụng kiến thức sâu rộng
mà em đã học được trong chương trình trung học( môn địa lý, lịch sử, văn học,
giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng) Từ đó, em có thể nâng cao khả năng, tự
tin trong việc thực hành các môn học vào thực tế đời sống, rèn luyện kỹ năng trình
bày trước đám đông, phát huy tính tự học, tư duy, sáng tạo của học sinh
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Em sẽ ứng dụng các môn Lịch sử, Địa lý, Văn học, GDCD, GDQP để giải
quyết cặn kẽ các tình huống.
Môn Lịch sử, em sẽ sử dụng kiến thức trong bài lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta ( được học ở lớp 10) và những thông tin mà cô giáo đã cung
cấp trong quá trình học tập để đưa ra bằng chứng lịch sử về chủ quyền hai quần
đảo này.
Môn địa lý: Sử dụng kiến thức trong bài 2, vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
( lớp 12) kết hợp với bài 3 – bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của
môn giáo dục quốc phòng để đưa ra bằng chứng xác thực nhất.
3


Môn văn học: Viết bài theo lối văn địa lý, thuyết minh mà em đã được học
trong suốt chương trình trung học. Sử dụng các bài thơ về biển đảo mà cô giáo đã
giảng cho chúng em trong khi học tập.
Môn giáo dục công dân: Tình huống của em góp phần giáo dục mỗi con

người có ý thức trách nhiệm bản thân, nâng cao tình yêu nước trong dòng máu
Lạc Hồng.
4. Giải pháp giải quyết:
- Đưa ra bằng chứng lịch sử, địa lý, văn học để khẳng định dõng dạc, đầy
tự hào về hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Phê phán, lên án hành vi bạo lực, đi ngược lại với luật pháp quốc tế của
Trung Quốc từ xưa và nay.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi để tích lũy kiến thức bảo bệ chủ
quyền biển đảo quê hương.
+ Hành động:
* Trường THPT Hồng Thái chúng em đã tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về biển đảo, các tiết học ngoại khóa để cung cấp thông tin và rèn luyện
ý thức cho mỗi học sinh về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
* Bản thân em: Tự nhắc nhở mình học tập tốt để làm giàu cho Đất
Nước, góp ích cho xã hội.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
Trước hết, ta phải khẳng định hùng hồn, đanh thép: Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam, Việt Nam – Đất nước có nòi giống Tiên Rồng có đầy đủ bằng
chứng chứng minh cho điều đó.
Qua phần kiến thức về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta – em
đã được học trong chương trình lớp 10 và vốn hiểu biết của mình ( khi học tập
được cô giáo chỉ bảo) em đã biết thực chất quá trình dựng nước đầu tiên ở
nước ta là quá trình bám biển theo hai hướng từ núi xuống và từ biển hướng
lên. Dân ta từ xa xưa đã sống ven biển và hình thành nên nhóm cư dân dựng
nước ( thời Văn Lang). Dần dần, qua các triều đại, biển luôn là một vấn đề
quan trọng. Thời Lý đã thiết lập những trang, thời Trần lập các Trần, Thời Lê (
1426) đặt kiểm xứ cửa biển, các đồn, các đảo,…. để quản lí biển, thu thuế các
tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển nước ta. Thời Nam – Bắc phân tranh,
4



quyền làm chủ lãnh hải ở nước ta đã được xác định chính thực. Như vậy,
người phương Bắc chẳng hề có dính dáng gì tới vùng biển của nước ta cả,
Trường Sa, Hoàng Sa làm sao có thể là của họ được? Hơn nữa, thời Tây Sơn,
1786, vua sai cai đội Hoàng Sa Hội Đức Hầu dẫn bốn thuyền vượt biển đến
Hoàng Sa thu lượm vàng, bạc, đồng,… Dân ta từ xưa đã đặt chân đến nơi đây,
khai thác sử dụng tài nguyên phong phú, do vậy Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của
ta. Đặc biệt hơn nữa, năm 1816, vua Gia Long cho khảo sát và đo lường, cắm
cột mốc biên giới chúng tỏ chủ quyền của ta về Hoàng Sa. Vậy nên, hai quần
đảo lớn này chắc chắn thuộc chủ quyền của “Nước Nam” ta, phương Bắc
không hề có bóng dáng gì ở hai vùng đảo trù phú này cả.

Hình 1: Cột mốc vua Gia Long cắm năm 1816 ở Hoàng Sa
Hơn nữa, vào cuối tuần, thứ bảy nào đến tiết sinh hoạt lớp em – 12A1 –
Trường THPT Hồng Thái, cùng tổ chức các tiết học ngoại khóa theo từng
chuyên đề. Và thứ bảy vừa qua ( ngày 6/12/2014) chuyên đề đặc biệt mà
chúng em tìm hiểu đó là Hoàng Sa – Trường Sa - tổ Quốc nhìn từ biển . Qua
đây, chúng em đã thu nhập được rất nhiều tài liệu phong phú dù chiến tranh
khắc nghiệt làm mất đi, thất lạc nhiều thư tịch cổ nhưng những chứng cứ và tư
liệu còn tới nay vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

5


Hình 2: Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVII
Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát
Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Ngãi. Nhiều tài liệu cổ
củaViệt Nam như toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư ( Thê kỷ XVII), Phủ

Biên Tạp Lục ( 1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên ( 1884 –
1848 ), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865 – 1875), các châu bản nhà Nguyễn
( 1802 – 1945) … đều nói Hoàng Sa và Trường Sa như là bãi cát vạn dặm trên
biển Đông và đã được dân ta ra chiếm hữu, khai thác và sử dụng. Khi đó, ở
đây chưa hề thuộc chủ quyền của một đất nước nào cả.
Những bản đồ mà tiền nhân Trung Hoa để lại cũng không hề có Hoàng Sa
và Trường Sa. Các tấm bản đồ để lại như Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ,
Hoàng dư toàn lãm đồ 1719, Khang Hi thử 58,… đều cho thấy cực Nam lãnh
thổ Trung Quốc dừng lại tại Nhai Châu ( tận cùng của đảo Hải Nam ) ở 18 0 21’
36” vĩ bắc.
6


Hình 3: Bản đồ Hoàng Dư Toàn Lãm Đồ Hoàng Triều Thực Tỉnh
Những tấm bản đồ cổ đó là bức địa đồ đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền
tảng về tọa độ kinh vĩ, hầu hết các địa đồ hành chính sau này. Vậy nên, Trung
Quốc, từ xưa cho đến nay không có chút xíu gì cả về “đường lưỡi bò” trên
biển Đông.
Và cho tới khi Pháp đô hộ Đông Dương, nhân danh Việt Nam tiếp tục quản
lý hai quần đảo này, đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu,… yêu cầu Trung
Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946. Tuy
nhiên, từ những năm 50 của thế kỉ XX, lợi dụng tình thế rối ren Pháp đóng
nhóm đảo chính phía Đông của Hoàng Sa (1956). Tiếp tục cho đến năm 1974,
Trung Quốc dùng không quân, hải quân, … chiếm đóng Tây Hoàng Sa, 1988,
dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc Trường Sa. Như vậy, hành động của
Trung Quốc là đi ngược lại với luật pháp quốc tế, với những công ước luật
biển mà chúng đã từng kí kết. Một đằng thì kí công ước, một đằng thì luôn
muốn nuốt trọn hai quần đảo này. Quả thật, chính phủ Trung Hoa giống như
cái bàn tay có thể “lật, úp” một cách trắng trợn.
Bề dày lịch sử nước ta cho thấy Trung Quốc chẳng hề có một chút gì gọi là

chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa mà chúng gọi là Tây Sa, Trường Sa mà
chúng gọi là Nam Sa. Đó là bằng chúng hùng hồn chứng tỏ Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam.
7


Ngoài ra, vị trí địa lí cũng là chứng cứ xác đáng chứng tỏ chủ quyền của ta
trên hai quần đảo này. Quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo, đá, bãi cát, bãi ngầm,
và một số đối tượng địa lí khác thuộc huyền Hoàng Sa, thành phố Đa Nẵng.
Từ tri Tôn mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi là 135 hải lí., đến huyện đảo Lý
Sơn ( cù lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi là 123 hải lí. Hoàng Sa nằm ngang bờ biển
tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Thế
nên, Hoàng Sa gần Việt Nam hơn, trong khi khoảng cách từ quần đảo này tới
Lăng Thủy giác thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc là 140 hải í, tới Trung
Quốc lục địa là 235 hải lý. Quả thật, từ đây ta có thể thấy được rằng Hoàng Sa
là một phần “máu xương” của Đất Nước mình, còn Trường Sa là một tập hợp
hơn một trăm đảo nhỏ, bãi đá ngầm hình thành từ San Hô,… trải dài từ 6 050’
Bắc – 120 Bắc; 1110 30’ đến 1170 20’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý và
Vũng Tàu 305 hải lý. Vì vậy, Trường Sa cũng là “ phần cơ thể” của Đất Nước
ta.

Hình 4: Bản đồ Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam
Trên các tấm đồ địa lí, Hoàng Sa, Trường Sa luôn nằm cạnh dải đất hình
chữ S thiêng liêng, là một phần làm nên chữ S duyên dáng, tươi đẹp là một
phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời Tổ Quốc mà cha ông ta truyền lại
cho con cháu đời sau.
Đó là những tri thức trong môn địa lí, bài 2 chương trình lớp 12 – Vị trí địa
lí, phạm vi lãnh thổ của nước ta ( đây là phần cô giáo bổ sung cho chúng em,
8



khi một số bạn hỏi cô về vấn đề này ). Kết hợp với môn giáo dục quốc phòng
cũng trong bài 3, chương trình lớp 12, Từ đây mỗi chúng ta, là con dân đất
Việt, ai ai cũng có thể khẳng định chắc chắn chủ quyền của nước nhà trước
bạn bè quốc tế.
Thơ ca Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào việc khẳng định chủ quyền
biển đảo của ta. Trong đề văn viết về vấn đề biển đảo quê hương, cô Phan
Minh Nguyệt – Giáo viên dạy em môn Ngữ văn trong lớp 12 đã chỉ bảo cho
chúng em, cô có đọc một số bài thơ viết về đề tài này. Trong đó có Nguyễn
Phan Quế Mai đã viết những câu thơ đi vào lòng người sâu sắc.
“ Đêm qua tôi nghe Tổ Quốc gọi tên Mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ Quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập đòn chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ”
Không chỉ vậy, Nguyễn Việt Chiến còn cất cao tiếng thơ, tiếng lòng thổn
thức của mình hướng về nơi đảo xa.
“Nếu tổ quốc đang dông bão từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”
Qua đây, ai đó cũng đều thấy rằng, Trương Sa, Hoàng Sa gắn liền với Tổ
Quốc Việt Nam ta từ bao đời nay. “ Từ ngày đó” – ngày năm mươi con theo
cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non; gắn liền với truyền thuyết con
lạc cháu Rồng. Có thể nói, hai quần đảo này là phần cơ thể trong Đất Nước,
một phần đau là toàn thân đau.
Như vậy, bằng kiến thức lịch sử, địa lý, văn học của mình qua học tập và
tìn hiểu một người con dân đất Việt, ta luôn khẳng định được rằng Hoàng
Sa, Trường Sa là của Việt Nam, đó là sự thật không thể nào chối cãi được .

với những tri thức mà em cung cấp như trên, ta không chỉ chứng minh cho
riêng bạn Trung Quốc ấy mà còn cho cả người dân trên thế giới hiểu rõ và
9


ủng hộ ta trong công cuộc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng về biển
đảo của Tổ Quốc.
Trường em, trường THPT Hồng Thái cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm
hiểu về biển đảo quê hương. Các lớp còn tổ chức những giờ học ngoại khóa để
cung cấp tri thức cho học sinh về Hoàng Sa – Trường Sa, quần đảo thiêng
liêng, vận động tuyên truyền cho mỗi bạn học sinh nói riêng và xung quanh ta
nói chung phải có ý thức, trách nhiệm bản thân, đóng góp phần sức lực nhỏ bé
của mình để tạo nên sức mạnh toàn dân tộc, đẩy lùi đi những phong ba bão tố
mà người phương Bắc không ngừng tạo dựng.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Qua tình huống trên, tôi Nguyễn Thùy Dung muốn gửi gắm những lời nhắn
nhủ ý nghĩa nhất tới mọi người. Các bạn à! Các bạn có biết không, ngoài kia,
biển vẫn đang dậy sóng, Trung Quốc vẫn đang lăm le hòng nuốt chửng vùng
biển của ta, các chú hải quân đang vô cùng vất vả, khó khăn để bảo vệ từng tấc
đất, từng hải lý trên biển.

Hình 5: Chiến sĩ hải quân vững tay súng bảo vệ biển đảo quê nhà
Mỗi người chúng ta hãy đốt cháy trong tim ngọn lửa yêu Tổ Quốc mãnh
liệt, bừng rực nhất để sẵn sàng lên tiếng khi “ Tổ Quốc gọi chúng ta trả lời”,
hãy cố gắng học tập, rèn luyện tốt để xây dựng hậu phương vững chắc tiếp sức
cho những người lính nơi đảo xa. Đó là thứ “vũ khí” sắc bén nhất. Để cùng
chung tay giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương. Có được như vậy, cho dù
10



bao nhiêu” cái giàn khoan HD-981” cũng phải thua cuộc, nhục nhã mà về
nước.
Trên đây là tình huống mà em đề ra và đưa ra hướng giải quyết. Tình
huống đã giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
kiến thức liên môn tạo điều kiện chủ động tích cực, sáng tạo, giúp học sinh ý
thức hơn trong việc học đi đôi với hàn.Trong qua trình giải quyết tình huống,
còn có những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp của thầy, cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

11



×