Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC tình huống Giới trẻ! Hãy nghĩ và hành động - ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.33 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

Địa chỉ: Số 10 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Điện Thoại: 0438233139
Email:

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Tên tình huống:
Giới trẻ! Hãy nghĩ và hành động - ứng phó với biến đổi khí hậu
(Youth! Think and act - to cope with climate change)

Họ và tên: Vũ Tú Ngọc
Ngày sinh: 12/10/1998.

HÀ NỘI - 2014

Lớp: 11 A1


BÀI DỰ THI
1.TÊN TÌNH HUỐNG
a.Câu chuyện tình huống
Trưa chủ nhật, trời nổi gió mạnh. Hai ông cháu ngồi xem thời sự 12h trưa.
BTV: “ Sau đây là tin báo khẩn cấp về cơn bão số 4 đang đổ bộ vào đất liền,
trên các tỉnh miền Đông Nam Bộ…”
Ngoại: Đấy lại bão rồi! Năm nay bão lũ liên miên, thiên tai xảy ra khắp nơi.
Ngọc: Thời sự nói tới bão đang đổ bộ vào Việt Nam, người ta còn phân tích


nguyên nhân từ quá trình Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng kìa ông. Đó
cũng là nguyên nhân gây thiên tai trên toàn thế giới. Đến cả Nhật Bản cũng liên
tiếp đón nhận động đất, Thái Lan thì gặp sóng thần, đông rồi, bên Mỹ còn đang
có bão tuyết
của hai ông cháu vừa nói. “Mình có thể làm gì? Giới trẻ có thể làm gì? Thiên tai,
biến đổi khí hậu ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối!”
b.Tên tình huống
Qua câu chuyện trên, đặt vào bài dự thi của mình, tình huống em nghĩ tới và đặt
ra để tìm cách giải quyết đó là:
Giới trẻ! Hãy nghĩ và hành động - ứng phó với biến đổi khí hậu
(Youth! Think and act - to cope with climate change )
2.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
2.1.Về kiến thức: Qua tình huống thực tế này, giới trẻ nắm được:
- Hiện trạng biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai, lũ lụt mà con người đang gặp
phải.
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học: Tiếng Anh, Văn học, Tin học, Sinh
học, Địa lí, Toán học, Hóa học và Giáo dục công dân để phân tích và lí giải về
sự BĐKH và đề ra giải pháp ứng phó với sự BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ
thiên tai.
2.2.Về kỹ năng:
- Phát huy kĩ năng tư duy, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, và cách giải
quyết vấn đề.
- Tăng cường vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Phát huy kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng để phục vụ mục đích nghiên
cứu.
2.3.Về nhận thức
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân nói riêng và giới trẻ nói chug trong việc
ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG

- Nghiên cứu thực tế về hiện trạng Biến đổi khí hậu và tình hình thiên tai tại Việt
Nam và trên thế giới
- Thu thập thông tin trên Internet, qua các giờ học trên lớp, giờ ngoại khóa,
chuyên đề ở nhà trường.


- Đi thực tế tại trạm khí tượng và khảo sát ý kiến trong cộng đồng các bạn học
sinh.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng các kiến thức liên môn:
-Môn Tiếng Anh: Sử dụng để viết tiêu đề tình huống dưới hình thức như một
khẩu hiệu song ngữ để hòa cùng không khí xây dựng môi trường học tiếng anh
trong nhà trường.
GIỚI TRẺ! HÃY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG - ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
( YOUTH! THINK AND ACT – TO COPE WITH THE CLIMATE CHANGE )
- Môn Văn học:
+ Lớp 10: Sử dụng ngôn từ, các phương thức biểu đạt phù hợp. Các hình thức
kết cấu của văn bản thuyết minh; Phương pháp thuyết minh; Tính chuẩn xác hấp
dẫn của văn bản thuyết minh; Các thao tác nghị luận, lập luận trong văn nghị
luận...
+ Lớp 11: Thực hành một số kiểu câu trong văn bản; Phong cách ngôn ngữ báo
chí phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Môn Tin học:
+ Soạn thảo văn bản: Soạn thảo đề án giải quyết tình huống thực tiễn.
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Môn Địa lí:
+ Lớp 9: Bài 41- Địa lí địa phương- Địa lí Hà Nội
+ Lớp 10: Chương II. Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất; Bài 11- Khí
quyển.

- Môn Toán học: Lớp 10 (chương 5 đại số): Thống kê Nhiệt độ, lượng mưa, độ
ẩm. Tính tổng lượng mưa, tính tỷ lệ giờ nắng, tỷ lệ phần trăm của một số yếu tố
khác .
- Môn Sinh học: Lớp 9: Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái; Bài 50: Hệ
sinh thái; Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường; Bài 54-55: Ô
nhiễm môi trường; Bài 58-59-60: Bảo vệ môi trường.
- Môn Hóa học: CO2, CO, H2S, CO2 hoặc NOx, CH4, CFC… Lớp 9: Bài 27-28:
Cacbon và các oxit của Cacbon; Bài 36:Metan; Bài 40: Dầu mỏ và khí tự nhiên;
Lớp 10: Bài 44: Hidrosunfua; Lớp 11: Bài 21: Hợp chất của cacbon.
- Môn Giáo dục công dân: Ý thức trách nhiệm của học sinh đối với các vấn đề
xã hội nhất là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Qua câu chuyện tình huống diễn ra trong thực tế, em đã bước đầu quan
tâm hơn đến vấn đề Khí hậu và thiên nhiên qua cuộc nói chuyện cùng ông
ngoại. Thực sự, càng suy nghĩ, càng tìm hiểu mới càng nhận ra nguy cơ con
người đang phải đối mặt trước tình hình Biến đổi khí hậu lớn đến như thế nào?
Vì vậy em đã quyết định chọn dự thi với đề tài “ Giới trẻ! Hãy nghĩ và hành
động- ứng phó với biến đổi khí hậu”. Với đề tài này em hi vọng có thể đóng góp






chút ý kiến nhỏ bé của mình với các ban giới trẻ trong việc ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng tránh và giảm thiểu thiên tai.
Để đưa ra những ý kiến cá nhân của mình, em đã tìm hiểu và nghiên cứu
các thông tin cơ bản về vấn đề Biến đổi Khí hậu:
5.1. Khái niệm biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,

thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo.
5.2. Thực trạng và hậu quả của biến đổi khí hậu:
5.2.1. Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Biểu hiện rõ nhất là:
+ Các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và
giá rét kéo dài…
Dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên
người, gia súc, gia cầm…
+ Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà
kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển
sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho
nhiệt độ trái đất tăng lên
Hậu quả. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất em xin được đề cập
tới trong Bài dự thi của mình là:
Sự nóng lên của Trái đất, băng tan ở 2 cực đã dẫn đến mực nước biển dâng cao
+ Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng
1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100
năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m.

Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu
vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao.
+ Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 4,50C và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong
6 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển.
2. Thiên tai xảy ra ở khắp nơi
2.1.Trên thế giới:


+ Khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi
và Mexico.

+ Các nước Châu Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng gây ra
những trận cháy rừng, sa mạc hóa, lũ lụt lớn…
+ Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có
nguyên nhân từ hiện tượng Trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua.

2.2. Ở Việt Nam (cụ thể ở Hà Nội)
Em đã ghé thăm trạm khí tượng Láng tại Hà Nội và đã thu thập được nhiều
thông tin. Có thể nhận định về phân bố không gian và diễn biến thời gian của
các cực đoan khí tượng ở Hà Nội như sau:
- Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 1450 - 1650, năm nhiều nhất 1871giờ,
năm ít nhất vào khoảng 1050 giờ, biên độ năm khoảng 600 giờ với biến suất
khoảng 10 - 12%.
- Tổng nhiệt độ xê dịch trong khoảng 8400– 8700 0 C, cao nhất là 92500C và thấp
nhất 83000C, biên độ lên đến 600 – 9500C. Trung bình có 28 - 31 ngày nhiệt độ
tối thấp xuống dưới 130C, khoảng 4 đợt rét hại, ít nhất cũng có 2 đợt và nhiều
nhất đến 10 đợt, đợt kéo dài nhất là 26 ngày.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1350 - 1961mm, biến suất năm từ 17 29%; năm lớn nhất tới 2536mm, bé nhất khoảng 900mm. Hàng năm có từ 200
đến 230 ngày không mưa và từ 14 đến 21 ngày mưa vừa, 5 đến 11 ngày mưa
lớn, từ 1 đến 3 ngày mưa rất lớn. Năm 2008, Hà Nội đã xẩy ra một trận mưa cực
lớn gây ra ngập lụt trên diện rộng (Trận mưa lịch sử của Hà Nội).
- Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82% và các tháng trong năm biến động
không nhiều.
=> Trong thời gian 44 năm quan trắc, trạm Láng ghi nhận được 5 lần sương
muối và 3 ngày mưa đá. Hàng năm có khoảng 8 ngày sương mù, 48 ngày dông,
21 ngày mưa phùn.
5.3. Điều gì xảy nên cũng có nguyên nhân của nó. Để tìm ra hướng giải
pháp, chúng ta cần nghiên cứu kĩ về nguyên nhân chính làm biến đổi khí
hậu trái đất:



+ Do sự biến động và thay đổi độ nghiêng trục quay của Trái Đất, sự thay đổi
quỹ đạo quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc
biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.
+ Do sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Lượng khí CO2 (hoặc
NOx, CH4, CFC) chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ
nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái Đất làm Trái Đất nóng lên.
+ Do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính
+ Các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như
sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
5.4. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
5.4.1.Trên toàn thế giới
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
- Giảm tiêu thụ, tiết kiệm năng lượng
- Chặn đứng nạn phá rừng
- Thực hiện chính sách dân số
- Khai phá những nguồn năng lượng mới
- Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành ứng dụng các công nghệ mới trong
việc bảo vệ trái đất:
+ Quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm
giảm hiệu ứng nhà kính.
+ Kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để thực hiện quá trình làm
lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng
triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái
đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại
dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp
thụ nhiều CO2 hơn...
5.4.2. Ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu gây ra thiệt hại về thiên tai ở Việt Nam là vô cùng nghiêm
trọng. Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách phòng chống và giảm thiểu thiên tai

như sau:
- Hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với BĐKH trái đất:
Mới đây, ngày 11/12 tại Lima- Peru, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ
TN&MT Trần Hồng Hà đã có bài phát biểu quan trọng bày tỏ rõ quan điểm của
Việt Nam trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, chia sẻ những nỗ lực
cũng như cam kết cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với thách thức toàn cầu
này. tại phiên họp cấp cao Hội nghị lần thứ 20 các Bên tham gia Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP20), Hội nghị lần thứ 10 các
Bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP10).


1.

2.

3.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên cấp cao COP 20
- Qua bài phát biểu, ta có thể thấy, Việt Nam đang triển khai các hướng giải
quyết sau:
+ Triển khai Kế hoach quốc gia quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
+ Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; ứng phó với biến đổi khí hậu, và chương trình củng cố đê điều
+ Việt Nam cũng đang thực hiện giảm lượng khí thải thông qua nhiều dự án thực
hiện theo cơ chế phát triển sạch.
+ Bổ sung các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi
trường
5.5. Giới trẻ nghĩ và hành động
Để hiểu rõ hơn về suy nghĩ của giới trẻ trước vấn đề BĐKH và phòng tránh
thiên tai, em đã dành thời gian phỏng vấn một số bạn học sinh ở các trường

THPT trên địa bàn Hà Nội. Câu hỏi chung đưa ra là : “Bạn nghĩ thế nào về trách
nhiệm của mình và giới trẻ hiện nay trước vấn đề ứng phó với BĐKH. ?”
“Theo mình: Giảm thiểu BĐKH, chúng ta nên bắt đầu từ những hành động cụ
thể và đơn giản nhất trong cuộc sống như: điều chỉnh bộ ổn nhiệt hoặc điều hòa
lên 1,50C như vậy sẽ tiết kiệm khoảng 1 tấn CO 2 một năm. Sử dụng loại tủ lạnh
tiết kiệm năng lượng để có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO 2 mỗi năm so với
sử dụng tủ lạnh thông thường. Sử dụng cửa sổ, cửa ra vào cách nhiệt và làm
thêm phần cách nhiệt vào gác mái và tầng hầm, nền sẽ làm giảm việc tiêu thụ
năng lượng đó.
(Bạn Hoàng Quang Hưng- học sinh lớp 11A1 THPT Chu Văn An)
“Theo mình: Là học sinh vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, việc đơn giản
nhất chúng ta có thể cùng nhau chung sức với biến đổi khí hậu là nhắc các bạn
cùng thực hiện chiến lược giảm phế thải, xả rác đúng nơi quy định, tắt điện, quạt
khi ra khỏi phòng học.Những việc làm của học sinh chúng mình tuy nhr bé
những cũng thể hiện ý thức trách nhiệm của giới trẻ đối với các vấn đề toàn
cầu.”
(Bạn Trần Thị Việt Thái - học sinh trường THPT Yên Hòa- Cầu Giấy- Hà Nội.)
“Theo mình, con người chúng ta đã khai thác và tác động tiêu cực quá nhiều vào
môi trường tự nhiên làm cho thiên nhiên nổi giận, gây nên BĐKH nghiêm trọng.


Mình nghĩ là học sinh, chúng ta nên suy nghĩ tới những hành động như tham gia
các câu lạc bộ hoặc thành lập các câu lạc bộ Bảo vệ môi trường- Cải thiện thiên
nhiên.”
(Bạn Trần Linh Chi- Học sinh lớp 11A1 trường THPT Chu Văn An- Hà Nội)
Qua phần trả lời phỏng vấn của các bạn học sinh, em nhận thấy suy nghĩ chung
của giới trẻ hiện nay với vấn đề BĐKH:
* Vậy giới trẻ cần có những hành động cụ thể:
- Hưởng ứng phong trào: Giờ Trái Đất, nhằm thực hiện việc tiết kiệm điện.
- Tích cực tham gia các sự kiện gắn với tuyên truyền về Môi trường, về tình hình

BĐKH để giới trẻ nắm được tầm quan trọng của vấn đề.

- Tại các trường học, đặc biệt là các trường THPT thường xuyên tổ chức và tích
cực tham gia các buổi thảo luận về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ứng
phó với BĐKH và giảm thiểu thiên tai.
- Cùng nhau tuyên truyền và sử dụng các phương tiện công cộng, các phương
tiện đi lại không dùng đến nhiên liệu để tiết kiệm được năng lượng, và hạn chế
sự nóng lên trong nội thành, một trong những nguyên nhân gây nên sự nóng lên
của toàn cầu.
- Tham gia các công trình măng non, trồng cây xanh trên các tuyến phố để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.


- Học sinh, sinh viên tình nguyện ra đứng ở ngã tư chăng biểu ngữ :” hãy tắt xe
khi đèn đỏ” để tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải, giảm tiếng ồn.
- Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về môi trường.

4.

- Tích hợp các môn học trong nhà trường về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường .
- Vận động tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường thực tiễn trong giới trẻ Việt
Nam “ học đi đôi với hành”, chủ động tiếp thu và nhận thức được trách nhiệm
bản thân với việc ứng phó với BĐKH và giảm thiểu thiên tai.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
 Thực tiễn học tập:
+ Thứ nhất về nội dung: Chúng em biết sử dụng kiến thức liên môn trong
nhà trường để tìm hiểu, giải thích cho các tình huống đang diễn ra ở ngoài
thực tế nhằm đóng góp ý kiến cho giải pháp ứng phó với BĐKH.
+ Thứ hai về phương pháp: Đối với học sinh đây là một hình thức học tập
mới thú vị. Em được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, từ nhiều môn học

và kết hợp thực tế để giải quyết một tình huống thực tiễn. Từ đó giúp em
tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.
+ Thứ ba về cách kiểm tra kiến thức của bản thân: Từ một vấn đề thực
tiễn, chúng em có thể nhớ lại kiến thức cơ bản của nhiều môn học, từ đó


khuyến khích cách suy nghĩ tư duy sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, nhiều
khuynh hướng khác nhau, tránh cách học máy móc, học vẹt.
+ Thứ tư: Thông qua việc nghiên cứu chuyên đề kiến thức liên môn cho
chúng em bước đầu tiếp cận với phương pháp nghiên cứu một chuyên đề.
 Thực tiễn đời sống - kinh tế xã hội
+ Chúng em nhận thức được nguy cơ nghiêm trọng và cấp bách toàn thế
giới đang phải đối mặt với thiên tai do biến đổi khí hậu và tìm cách ứng phó với
nhứng biến đổi đó.
+ Ý thức tầm trọng của việc cải thiện khí hậu Trái đất và giải pháp đối
phó với thiên tai nhằm đem lại một đời sống ấm no cho nhân loại.
+ Ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ thiên nhiên,
ứng phó với BĐKH, thiên tai trên Đất nước, và Toàn nhân loại. Từ đó ra sức học
tập, học hỏi, hội nhập và hành động vì một Trái Đất Xanh.
-------------- Hết -------------



×