Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân biệt dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.69 KB, 10 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN DỊCH VỤ CÔNG
ĐỀ TÀI:
PHÂN BIỆT LOẠI HÌNH DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ
DỊCH VỤ CÔNG CỘNG

Giảng viên hướng dẫn : Phùng Thị Phong Lan
Sinh viên

: Phùng Công Tráng

Lớp

: KH14 – Quản lý công 1

Hà Nội, tháng 1 năm 2017


MỤC LỤC


I. Dịch vụ công và phân loại dịch vụ công
1. Dịch vụ công
Theo nghĩa rộng: Dịch vụ công là toàn bộ các hoạt động do nhà nước đảm bảo
thực hiện để phục vụ cho các quyền và nhu cầu hợp pháp của công dân , tổ chức trong
xã hội.
Theo nghĩa hẹp: Dich vụ công là những dịch vụ do nhà nước đảm bảo cung cấp


để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Như vậy, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu chung thiết yếu của
cộng đồng và toàn xã hội; phục vụ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ
chức do nhà nước trực tiếp đảm bảo hoặc ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước
thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội.
2. Phân loại dịch vụ công
Thông thường các hoạt động của nhà nước được phân biệt thành hai nhóm chủ
yếu: hoạt động duy trì trật tự, điều tiết xã hội (chức năng chuyên chính hay cai trị) và
hoạt động bảo đảm các điều kiện phát triển cho xã hội (chức năng xã hội). Tương ứng
với hai nhóm chức năng này, người ta chia dịch vụ công thành hai loại:
-

Dịch vụ hành chính công.
Dịch vụ công cộng.

Ngoài ra, cũng có thể phân loại dịch vụ công theo tiêu chí chủ thể cung ứng, bao
gồm:
-

Dịch vụ công do Nhà nước độc quyền cung ứng như cấp phép, cứu hỏa…
Dịch vụ công do Nhà nước và tư nhân phối hợp cùng cung cấp ( Nhà nước vẫn gữi

-

quyền can thiệp, điều tiết) như : y tế, giáo dục…
Dịch vụ công do tư nhân hoàn toàn đảm nhiệm dưới sự kiểm soát của nhà nước như:
nước sạch, chiếu sáng ….

3



II. Phân biệt loại hình dịch vụ hành chính công và dịch vụ công công
Tiêu chí

Dịch vụ hành chính công

Dịch vụ hành chính công là những
hoạt động phục vụ các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức
và công dân, do các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện dựa vào
Khái niệm thẩm quyền hành chính – pháp lý
của Nhà nước.

Các loại
hình cơ
bản

Có 4 loại hình cơ bản:
1. Hoạt động cấp phép.
Cấp phép là hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép công dân hay tổ chức
thực hiện một hoạt động nhất định
nào đó. Mọi công dân và tổ chức
trong xã hội muốn thực hiện
những hoạt động này trước hết
phải được sự cho phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
thông qua giấy phép.

Giấy phép là loại giấy tờ xác nhận
do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho các cá nhân hay tổ
chức có nhu cầu xác nhận về mặt
pháp lý quyền của chủ thể này
được tiến hành một hoạt động nào
đó phù hợp với các quy định của
pháp luật. Giấy phép là công cụ để
Nhà nước quản lý và điều tiết hoạt
động của các chủ thể theo chính
sách và pháp luật trong các lĩnh
vực có ảnh hưởng đáng kể tới đời
4

Dịch vụ công công
Dịch vụ công công là các hoạt
động phục vụ các lợi ích chung
tối cần thiết của cả cộng đồng do
nhà nước trực tiếp đảm nhận hay
ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài
nhà nước thực hiện nhằm bảo
đảm trật tự và công bằng xã hội.

Có 2 loại hình cơ bản
1. Dịch vụ sự nghiệp công
Là những dịch vụ phục vụ quyền
và nhu cầu cơ bản của con người
trong xã hội về trí lực và thể lực
như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo
dục..

VD: Dịch vụ khám chữa bệnh tại
trung tâm y tế xã Thái Hòa – Ba
Vì – Hà Nội.
2. Dịch vụ công ích.
Dịch vụ công ích hay còn gọi là
dịch vụ kinh tế - kỹ thuật công là
loại dịch vụ gắn liền với việc
thỏa mãn các nhu cầu vật chất
cho sinh hoạt và cơ sở hạ tầng
kinh tế - kỹ thuật cơ bản phục vụ
cộng đồng như: cung cấp điện,
nước sạch, giao thông vận tải
công cộng, vệ sinh môi trường…
VD: Dịch vụ vệ sinh môi trường
của công ty cổ phần dịch vụ vệ
sinh môi trường Hà Nội.


2.

3.

sống xã hội, mà nếu Nhà nước
không kiểm soát được các hoạt
động này thì có thể dẫn đến những
hậu quả tai hại cho xã hội.
Có thể có loại giấy phép cấp cho
hoạt động chỉ diễn ra một hoặc
một số lần nhất định ( giấy phép
xuất, nhập cảnh, giấy phép xây

dựng…), song có những loại giấy
phép cho phép hoạt động lâu dài
trong một lĩnh vực nào đó ( giấy
phép hành nghề, giấy phép đầu
tư…)
Hoạt động chứng thực, chứng
nhận, xác nhận.
Các hoạt động này bao gồm: công
chứng, cấp chứng minh thư, cấp
giấy khai sinh, khai tử, cấp giấy
đăng kí kết hôn, cấp bằng lái xe,
đăng kí xe…
Nguyên tắc cấp :
Đây là bằng chứng pháp lý xác
nhận tính hợp pháp của sự việc
hoặc hành vi được ghi trên giấy tờ
Chứng nhận chủ nhân của giấy tờ
trên có quyền sử dụng như một
bằng chứng pháp lý để thực hiện
các giao dịch hoặc hoạt động có
liên quan.
Hoạt động thu thuế và phí, lệ phí.
Thuế, phí và lệ phí là hoạt động
thu các khoản đóng góp nhất định
theo quy định của nhà nước vào
ngân sách nhà nước và các quỹ
của nhà nước. Việc nhà nước tiến
hành thu thuế và các khoản đóng
góp trên là một loại dịch vụ hành
chính công mà bất kỳ một nhà

nước nào cũng phải thực hiện.
Những khoản đóng góp mang tính
bắt buộc.
5


4.

Hoạt động giải quyết khiếu nại tố
cáo và xử lý các vi pham hành
chính.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân và xử lý các hành vi vi
phạm hành chính là một loại dịch
vụ đặc biệt do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện để
giải quyết các vấn đề mâu thuẫn
nảy sinh trong mối quan hệ giữa
công dân với cơ quan nhà nước.
Hoạt động này cũng là một dạng
giao dịch giữa cơ quan nhà nước
với công dân nhằm bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức.

Đặc trưng
riêng biệt 1. Việc cung ứng dịch vụ hành chính1.
công luôn gắn liền với thẩm
quyền mang tính quyền lực pháp
lý.

Thẩm quyền này gắn liền với các
hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước trong việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ có tính pháp lý
của các tổ chức và công dân như
cấp các loại giấy phép, giấy khai
sinh, giấy chứng minh thư, công
chứng, xử lý các vi phạm hành
chính….
Thẩm quyền hành chính pháp lý
thể hiện dưới hình thức các dịch
vụ hành chính công, nhằm giải
quyết tự do, quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân, là hoạt động
phục vụ công dân từ phía các cơ
6

Việc cung ứng các dịch vụ công
cộng không gắn với thẩm quyền
hành chính pháp lý của các cơ
quan hành chính nhà nước.
Đây là các hoạt động phục vụ lợi
ích chung của cộng đồng dân cư
mà Nhà nước nhận về mình với
tư cách là nghĩa vụ của Nhà nước
với nhân dân. Bao gồm nghĩa vụ
gữi gìn an ninh trật tự, an sinh xã
hội, bảo vệ môi trường…Nghĩa
vụ này được nhà nước trực tiếp
cung ứng hoặc ủy quyền cho các

tổ chức ngoài nhà nước cung ứng
theo sự kiểm soát của Nhà nước.


2.

quan hành chính nhà nước.
Các dịch vụ này chỉ do cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện
mà không ủy quyền cho bất kỳ cơ
quan, tổ chức nào ngoài cơ quan
hành chính nhà nước vì nó gắn
liền với thẩm quyền hành chính –
pháp lý ( trừ dịch vụ công chứng
– đã chuyển giao một phần cho tư
nhân cùng cung ứng)
2.
Dịch vụ hành chính công là nhằm
phục vụ cho hoạt động quản lý
của nhà nước.
Bản thân dịch vụ hành chính công
không thuộc về chức năng quản lý
nhà nước song lại là những hoạt
động nhằm phục vụ cho chức
năng quản lý nhà nước. Chính vì
vai trò phục vụ cho việc quản lý
nhà nước đó mà không ít người
cho rằng các dịch vụ này chính là
hoạt động quản lý nhà nước.
Dịch vụ hành chính công tuy rằng

là hoạt động phục vụ các nhu cầu
của khách hàng song những nhu
cầu, đòi hỏi này không phải là
nhu cầu tự thân của họ, mà là nhu
cầu phát sinh xuất phát từ các quy
định của nhà nước. Nói cách
khác, dịch vụ hành chính công là
những dịch vụ mà Nhà nước bắt
buộc và khuyến khích người dân
phải làm để đảm bảo trật tự và an
toàn xã hội.
Nhu cầu được cấp các loại giấy tờ
trên không xuất phát từ nhu cầu tự
thân của họ mà xuất phát từ
những quy định có tính bắt buộc
của nhà nước. Mọi người càng sử
dụng các dịch vụ công này thì
càng tạo điều kiện cho hoạt động
7

Việc cung ứng dịch vụ công cộng
xuất phát từ việc Nhà nước bảo
đảm cho việc đáp ứng những
nhu cầu thiết yếu, những đòi hỏi
cơ bản của công dân và xã hội.
Việc cung ứng dịch vụ công
không gắn liền với hoạt động
thực thi quyền lực nhà nước.
VD: Nhà nước bảo đảm cung
ứng dịch vụ nước sạch tới người

dân xuất phát từ nhu cầu thiết
yếu của người dân, Nhà nước
không bắt buộc người dân phải
sử dụng, mà ai có nhu cầu thì
Nhà nước bảo đảm cung cấp. Và
hoạt động này cũng không liên
quan gì đến hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước hay phục vụ
cho công tác quản lý nhà nước.


3.

4.

quản lý nhà nước được tốt hơn.
VD: Nhu cầu được cấp giấy đăng
kí kết hôn nó không xuất phát từ
nhu cầu, đòi hỏi của bản thân
công dân mà xuất phát từ nhu cầu
quản lý của nhà nước. Sau này
khi cuộc sống hôn nhân của họ có3.
vấn đề phát sinh thì Nhà nước còn
có cơ sở pháp lý để giải quyết.
Dịch vụ hành chính công là
những hoạt động không vụ lợi.
Trong quá trình cung ứng nếu có
thu tiền thì thu dưới dạng lệ phí để
nộp ngân sách nhà nước.
Lệ phí hành chính là các khoản

thu phát sinh tại các cơ quan hành
chính nhà nước do việc cung cấp
các dịch vụ công cho các tổ chức
và công dân.Theo luật định,
nguồn thu lệ phí cũng không
thuộc về cơ quan cung ứng dịch
vụ, mà phải nộp vào ngân sách
nhà nước. Điều đó cho thấy, lệ phí
không mang tính chất bù đắp hao
phí lao động cho bản thân người
cung ứng dịch vụ, mà chủ yếu là
nhằm tạo ra sự công bằng giữa
những người sử dụng dịch vụ với
người không sử dụng nào đó.

Trái với dịch vụ hành chính công
– chỉ do cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện – Dịch vụ công
cộng có thể do nhà nước trực tiếp
cung ứng hoặc ủy quyền cho các
tổ chức ngoài nhà nước đảm
nhiệm. Hơn nữa, trong điều kiện
xã hội hóa các dịch vụ công cộng
ngày càng phát triển thì bên cạnh
các dịch vụ được nhà nước hỗ trợ
kinh phí như: Vận tải xe bus, hỗ
trợ học phí… Các tổ chức cung
ứng khác có thể thu tiền dịch vụ
từ người sử dụng để bù đắp chi
phí cung cấp dịch vụ.

VD1: Nhà nước bảo đảm quyền
được đi học của trẻ em, tuy nhiên
không phải ai cũng có khả năng
theo học tại các trường học chất
lượng cao, các trường học quốc
tế bởi học phí cũng như các dịch
vụ liên quan có giá rất cao.
VD2: Hay dịch vụ vận tải hàng
không hiện nay ở nước ta là
không được trợ giá, khách hàng
phải chả gần như 100% phí dịch
vụ.
4. Nhà nước luôn đảm bảo hiệu quả
và công bằng trong quá trình tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ công
cộng của công dân và tổ chức
Mọi người dân có quyền ngang trong xã hội.
nhau trong tiếp nhận và sử dụng Tuy nhiên, quá trình xã hội hóa ít
các dịch vụ này với tư cách đối nhiều tạo nên sự phân hóa trong
tượng phục vụ của chính quyền.
khách hàng sử dụng dịch vụ. Các
8


Nhà nước có trách nhiệm và
nghĩa vụ phục vụ cho mọi người
dân, không phân biệt đó là người
như thế nào. Sự bình đẳng trong
đối sử này xuất phát từ chỗ :
Nhà nước là cơ quan công quyền

được nhân dân thành lập ra để
phục vụ lợi ích chung của cộng
đồng. Vai trò của nhà nước là bảo
đảm sự ổn định, công bằng và
hiệu quả của xã hội. Vì vậy, Nhà
nước phục vụ cho quyền lợi của
tất cả mọi người trên nguyên tắc
công bằng đối với mọi công dân.
Các dịch vụ mà Nhà nước cung
ứng mang tính bắt buộc đối với
mọi đối tượng có liên quan, nếu
Nhà nước ưu đãi cho một số
người thì sẽ dẫn đến chỗ những
người yếu thế không muốn sử
dụng dịch vụ của Nhà nước hoặc
lẩn trốn sự kiểm soát của Nhà
nước. Điều đó dẫn đến chỗ, Nhà
nước không thực hiện được sự
quản lý của mình đối với xã hội.

đối tượng khách hàng có điều
kiện chi trả cao hơn thì được sử
dụng dịch vụ tốt hơn và ngược lại
những người không có điều kiện
bằng thì tiếp cận và sử dụng dịch
vụ ở mức thấp hơn theo quy định
của nhà nước.
VD: giá dịch vụ thai sản trọ gói
tại hệ thống y tế Vinmec có thể
lên tới 40tr đồng hoặc lớn hơn

thế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam – PGS.TS. Lê Chi Mai
Hành chính công – Chủ biên: TS. Nguyễn Ngọc Hiến
Tập bài giảng : Dịch vụ công – TS. Nguyễn Khắc Ánh
9


10



×