Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kĩ năng tư duy phản biện tư duy phê phán chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.53 KB, 11 trang )

SƠ LƯỢC VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN
Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện
chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho
vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập
luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng
trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản
biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể
tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư
duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN


Nhận dạng những ý kiến liên quan với vấn đề đưa ra.



Phân tích:


Mỗi ý kiến đưa ra một vài luận điểm ủng hộ và luận cứ phản biện



Với mỗi luận điểm đưa ra nhiều luận cứ khác nhau



Nhìn sự việc, vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tìm ưu điểm và
khuyết điểm



Những ý kiến giống như những nhận định, xuất phát từ những tiên đề (tiên đề A →
lập luận B → lập luận C → nhận định D). Việc phân tích là việc bắt nguồn từ D để
đi tìm A, B và C.
Đánh giá:




Khảo sát mâu thuẫn giữa những ý kiến



Đong sức nặng (sức thuyết phục) của những ý kiến




Đưa ra quan điểm của bản thân (ý kiến nào là đúng)
Trình bày kết quả của quá trình tư duy lô gíc:




Phát triển sức nặng của ý kiến (chỉ ra những đặc điểm nổi trội của ý
kiến đó và tìm những dẫn chứng thực tế giúp củng cố ý kiến đó)



Nêu ra các điểm không chuẩn xác trong lập luận của người/nhóm

người mang ý kiến đối lập

CÁC PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ
Tự thân phản biện
Kĩ năng sơ đồ hoá ý kiến
Sơ đồ ý (mind-map) là một dụng cụ hữu hiệu trong việc tổ chức và đánh giá
thông tin bởi nó giúp định vị luận điểm/luận cứ một cách rõ ràng.
Khi thu nhận được một thông tin, điều cần trước tiên là hiểu rõ nội dung
thông tin đó, về ai, về điều gì, liên quan đến những vấn đề gì, lĩnh vực nào. Tiếp
theo, dựa trên những cơ sở khoa học và lôgic, đặt ra các câu hỏi như: tại sao lại
khẳng định là A mà không phải là B, trong khi B cũng có các khả năng như A. Nếu
là B thì khi đó sẽ có kết quả là B1, kết quả này có giống kết quả A1 của khả năng
A không. Nếu có giống thì sẽ rút ra kết luận như thế nào, và nếu không giống thì lý
do là ở đâu...
Kĩ năng tránh tính thiên vị
Tính thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức của con người mà không
phải ai cũng dễ dàng nhận ra.


Thay vì hỏi: "Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế nào?"
hãy hỏi rằng: "Điều này có nghĩa là gì?"



Trong những bước đầu tiên của việc thu thập và đánh giá thông tin, đừng
đưa ngay ra một kết luận (đặc biệt khi đang đọc tiểu thuyết hoặc xem phim) bởi
việc làm này sẽ đưa ra định hướng mang tính cảm nhận (perceptive orientation)


thay vì định hướng mang tính phán xét (judgmental orientation), ngăn chặn việc

phát triển cảm nhận thành sự phán xét.
Ai cũng nên nhận thức rõ về khả năng mắc phải sai lầm của bản thân bằng



cách


Chấp nhận rằng tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm
thức, và vì thế rất dễ tấn công những phán xét chống lại mình.



Từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra quan điểm
của mình. Nói cách khác là làm đúng quy trình tư duy phản biện






Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở và sai lầm
Cuối cùng, sử dụng những câu hỏi sau có thể giúp tăng thời gian trao đổi
thông tin và lượng thông tin
Khi dùng từ _____, ý bạn là_____?



Tại sao bạn lại đưa ra được kết luận đó?




Tại sao bạn cho rằng mình đúng?



Bạn lấy thông tin này ở đâu?



Giả định gì khiến bạn đưa ra kết luận đó?



Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai?



Tại sao điều này lại quan trọng thế?



Điều gì nữa có thể giải thích cho hiện tượng này?



Phân tích của bạn có bị ảnh hưởng bởi dư luận, quy trình giáo dục, môi trường
sống, cảm tính, định kiến xã hội, tuyên truyền, thành kiến, tính địa phương,... ?
Những điều đáng chú ý



Có một số những phát biểu được cấu hình dưới dạng một tiên đề nhưng thực
ra lại là một nhận định cá nhân sai lầm (ngụy biện).
Tư duy phản biện không chắc đã dẫn đến một kết luận chính xác. Thứ nhất
là vì không ai có thế có toàn bộ thông tin chính xác. Thật vậy, những tin tức quan
trọng thường được bảo mật rất cẩn thận và có rất nhiều thông tin còn chưa được
khám phá hết. Bên cạnh đó, thành kiến có thể ngăn chặn sự thành công của việc
tập trung, phân tích, đánh giá và truyền đạt thông tin. Tư duy phản biện có thể phân
biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan. Kết luận đưa ra phải đơn giản và
ngắn gọn.

Ngoại thân phản biện
Những cuộc thảo luận dựa trên một đề tài đưa ra sẵn có tác động mạnh tới kĩ
năng phản biện.

NHỮNG ĐIỀU DỄ NHẦM LẪN


Tư duy phản biện là lập luận trên một nhận định là kết quả của tư duy
lôgíc, không phải một phát biểu sai tiên đề.

Ví dụ: A: "1+1 = 3", B: "Không, 1+1 = 2 chứ."
→ Câu nói của B không mang tính phản biện


Tư duy phản biện không phải là việc đưa ra một nhận định cảm quan mà
là việc đưa ra một nhận định kèm theo lí lẽ và dẫn chứng.

Ví dụ: A: "C là một học sinh dốt", B: "Không, C là một học sinh giỏi"
→ Câu nói của B không mang tính phản biện


TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG LỚP HỌC
Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính quy.
Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự
đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận"


(Assessing/Developing Argument). Đối với học sinh dưới 16-18 tuổi, tư duy phản
biện được đưa xen kẽ vào trong bài giảng của giáo viên.

CHI TIẾT VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN
Trong một tập thể mà khi một ý kiến nêu ra ngay lập tức được sự ủng hộ
hoàn toàn hoặc là cũng có thắc mắc nhưng yếu ớt, hoặc một cuộc bỏ phiếu mà
100% người về một phía thì có tốt không? Liệu đó có phải là dấu hiệu của sự đoàn
kết? của một sự thống nhất cao độ?
Khi ta gần như mặc nhiên đồng ý với những thứ xung quanh ta mà không hề
phán xét hoặc không bao giờ suy nghĩ ngược lại thì đó có phải là ta đang thuận
theo tự nhiên, là có ích cho chính chúng ta?
Câu trả lời là không. Một tập thể mà bất cứ vấn đề gì nêu ra đều nhận được sự ủng
hộ cao thì hoặc là tất cả đều tiến về phía trước hoặc là tất cả cùng đang lùi về phía
sau. Ngược lại một cuộc họp nảy lửa không có nghĩa là nó thể hiện tính thiếu đoàn
kết trong nội bộ mà nó là cơ hội để cho tập thể đó suy nghĩ nhiều chiều nhằm lựa
chọn ra cách tốt nhất.
Trong cuốn “Quốc gia khởi nghiệp” có nói tới một trong những bí quyết
thành công của người Israel đó là văn hóa phản biện. Văn hóa phản biện được nuôi
dưỡng trong một công ty tới mức mà bất cứ ai cho dù là nhân viên cấp thấp nhất
cũng có thể đứng lên tranh luận với một vị tổng giám đốc, không có phân biệt thứ
bậc khi tranh luận. Tương tự ngoài chiến trường, một người cấp bậc thấp hơn có
thể không theo lệnh của cấp trên khi cần. Văn hóa này kích thích việc khởi nghiệp,
không ai phản đối những người nghĩ khác.

Ở Việt Nam thi khác, văn hóa phản biện cấp quốc gia cũng chỉ mới hình
thành vài năm gần đây. Ở cấp công ty thì sếp bảo gì cấp dưới cấm cãi, cãi thì mời
đi chỗ khác. Ở nhà thì bố mẹ nói gì con cấm cãi, trong một dòng họ thì thứ bậc
càng được sắp xếp một cách ngay ngắn nhằm đảm bảo rằng mọi thứ phải có “tôn ti
trật tự”
Điều này làm cho những người muốn khởi nghiệp phải gặp khó khăn về dư
luận. Cứ làm cái gì khác đi một tí là thể nào cũng có một tập thể những người dỗi


hơi thuyết phục bạn bằng được là đừng có làm. Bản thân những con người lớn lên
trong môi trường này cũng ngại phải làm một cái gì đó khác với bình thường.
Tư duy phản biện hay còn gọi là tư duy phê phán khác hoàn toàn với phá
đám hay bàn lùi. Người bàn lùi thì là bàn ngược nhưng chẳng qua là để thỏa mãn
cái tôi cá nhân chứ không phải vì tập thể. Kiểu những câu thế này :
“Tôi thấy rằng ý kiến của anh rất hay nhưng có một cái gì đó không ổn”
(nhưng tôi không rõ là cái gì không ổn)
“Tôi cho rằng cái chúng ta đạt được không xứng đáng với tiềm năng”
(nhưng nếu cho tôi làm lại thì tôi không biết cách nào có thể làm tốt hơn)
“Tôi cho rằng cách làm này của chúng ta sẽ không đi đến đâu” (nhưng tôi
không biết lý do và tôi cũng chưa tìm ra cách làm khác)
Người có tư duy “bàn lùi” ngay lập tức sinh ra ý kiến ngược lại với số đông.
Nếu người ta bảo rẽ phải thì mình bảo rẽ trái, nếu người ta bảo rẽ trái thì mình bảo
rẽ phải. Có nghĩa là họ chỉ muốn khẳng định rằng ý kiến của mình là quan trọng để
thỏa mãn cái tôi mà không xuất phát từ mục tiêu cao cả nào đó.
Tư duy phản biện hay tư duy phê phán cùng là cùng một ý nghĩa như nhau.
Nhưng chữ “phê phán” thường mang nghĩa tiêu cực. Chữ “phản biện” dùng đúng
hơn.
Theo tôi Tư duy phản biện (Critical Thinking) có thể tách làm hai:
– Tư duy tự phản biện
– Tư duy phản biện ngoại cảnh.


Tự phản biện là tự mình phản biện những ý nghĩ, hành động của chính bản
thân mình. Con người ta có xu thế phê phán người khác chứ ít khi tự phê phán
chính mình. Khi trong đầu ta phát sinh một ý kiến ta có xu thế bảo vệ ý kiến đó
thay vì tự mình đào đi đào lại ý kiến đó để nó ngày càng tốt hơn.
Khi ta quyết định làm cái gì đó ít khi ta tự đặt câu hỏi “Điều đó có đáng làm
không?”, “Nếu làm điều đó thì sẽ ảnh hưởng tới ai?”, “Đây có phải cách làm tốt
nhất trong hoàn cảnh hiện tại?”


Khi một ai đó phản biện ý kiến của ta thì ta có xu thể chống lại trước khi suy
nghĩ kỹ về ý kiến của họ.
Đại loại chúng ta tự xây dựng một cơ chế tự bảo vệ chính mình chống lại
ngoại cảnh cũng như chống lại chính những ý kiến của chúng ta.
Tư duy phản biện ngoại cảnh là việc tiếp nhận những thông tin ngoại cảnh
một cách nhiều chiều, không dễ dãi.

Người có tư duy phản biện có những khả năng sau đây:
– Khả năng quan sát : Quan sát ở đây không phải chỉ là nhìn mà phải là hiểu.
Mỗi người có một trình độ khác nhau trong việc “nhìn hiểu” cũng tương tự như
“Nghe” và “Nghe hiểu”, “Đọc” và “Đọc hiểu”. Kết quả của quan sát là ta hiểu
được bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
Tư duy phản biện bắt nguồn tự việc mỗi sự vật hiện tượng đều có tính hai
mặt. Tư duy phản biện giúp nhìn mặt mà ít người thường nhìn.
– Luôn luôn tò mò và đi tìm kiếm câu trả lời: Sau khi hiểu được bản chất ta
bắt đầu nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Lúc này các câu hỏi sẽ rất có ích đặc
biệt là câu hỏi Tại sao? Làm thế nào? Quan trọng là bạn phải hướng ngược lại so
với xu thế chung. Nếu chỉ đặt câu hỏi mà không chủ động đi tìm câu trả lời thì bạn
sẽ được xếp vào loại đa nghi, phá đám, bàn ngược.
– Luôn nghi ngờ: đặc biệt là sự vật hiện tượng đó bạn mới gặp lần đầu. Một

phát ngôn từ người mà bạn thiếu tin tưởng đương nhiên sẽ phải được soi xét kỹ
hơn so với một người mà bạn đã hoàn toàn tin tưởng.
– Có tư duy logic: Tư duy logic là khả năng kết nối các mắt xích tưởng như
chẳng có liên kết gì với nhau. Tư duy logic và tư duy phản biện không phải là một
mà là bổ trợ cho nhau. Không có tư duy logic thì bạn cùng lắm chỉ đặt ra được câu
hỏi chứ khó tự tìm ra câu trả lời. Ngược lại việc sở hữu tư duy phản biện khó hơn
nhiều so với tư duy logic.


– Khả năng tự loại “cái tôi” ra khỏi khung cảnh: Khi đánh giá một vấn đề
nào đó bạn phải coi bản thân như một anh A nào đó không phải là chính mình. Nếu
không chúng ta sẽ dễ bị cảm xúc chi phối. Đây chính là rào cản lớn để có tư duy
phản biện và biến nó thành có ích cho chính bản thân.

– Kỹ năng ra quyết định: ra quyết định là một quy trình bao gồm: 1.Gọi tên
vấn đề, 2. Tìm kiếm các đối tương liên quan tới vấn đề, 3. Tìm nguyên nhân, 4.
Tìm giải pháp, 5. Tổ chức thực hiện. Khi bạn phát ngôn ra là “chúng ta nên làm thế
này” thì trong đầu bạn phải hình thành đầy đủ các thông tin trong tiến trình ra
quyết định rồi. Nó sẽ giúp cho ý kiến của bạn chặt chẽ và có thể tiếp tục tương tác
với người khác.


Đặc trưng của một ý kiến phản biện:
Ý kiến phản biện thường là của thiểu số vì đơn giản nếu nó của đa số thì đó là ý
kiến chính thống rồi. Người có tư duy phản biện thường đưa các ý kiến trái ngược
với suy nghĩ thông thường của nhóm đó. Gộp lại thì dấu hiệu của một ý kiến phản
biện là nó là của thiểu số và nó phải không giống với những ý thông thường của
nhóm đó, tổ chức đó.

Giá trị của ý kiến phản biện:


Ý kiến phản biện có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức
thậm chí là sự tiến bộ của loài người. Bất cứ một ý kiến nào mới lạ mới ra đời đều
trước hết là bị đám đông vùi dập, khi ý kiến đó đã tự chứng minh được từ thực tế
thì nó mới dần được chấp nhận.


Nếu như bạn là người dẫn dắt tổ chức bạn phải nhìn thấy giá trị của những ý
kiến phản biện. Nó không khiến tổ chức thất bại mà chính những ý kiến phản biện
sẽ giúp tổ chức tránh khỏi các rủi ro không đáng có, nó giúp thúc đẩy sự cải tiến và
sáng tạo. Nếu người quản lý chỉ thích những người lúc nào cũng vâng dạ thì sẽ
không thu hút được những người phản biện.
Tôi nghĩ rằng đứng về thứ bậc thì tư duy phản biện phải nằm ở đỉnh cao là
sự sáng tạo, mặc dù nó không phải là sáng tạo nhưng nó là chất xúc tác cho sáng
tạo.
Để luyện tập Tư duy phản biện bạn phải hội đủ những điều kiện ở trên:


Luyện khả năng quan sát



Luôn tò mò và tìm kiếm câu trả lời



Luôn nghi ngờ





Luyện Tư duy logic



Khả năng tự loại cái tôi



Kỹ năng ra quyết định.



×