Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tích hợp liên môn nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Lô Lô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT MÈO VẠC

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Họ và tên:
Sinh ngày:
Điện thoại:
Email:
Lớp:
Trường:

Lò Thị Thu Đông
6/12/2000
01686015346

11B4
THPT Mèo Vạc

Năm học 2016 – 2017


I. TÊN TÌNH HUỐNG
“NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA DÂN TỘC LÔ LÔ TẠI HUYỆN MÈO VẠC
TỈNH HÀ GIANG”.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Bằng những kiến thức liên môn và những kiến thức thực tế thường xuyên tuyên
truyền, vận động bà con dân tộc Lô Lô bảo vệ, gìn giữ và bảo vệ những chiếc trống
đồng và những đồ cổ quý giá. Bên cạnh đó, khôi phục và phát triển những nghi lễ,


phong tục truyền thống của đồng bào Lô Lô có sử dụng trống đồng, góp phần bảo vệ
những chiếc trống đồng, những báu vật từ hàng ngàn năm tuổi cùng những vũ điệu
nguyên sơ và nết văn hóa đặc của dân tộc Lô Lô ngày càng phát triển mạnh mẽ.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam có khoảng 5.000 người, sống tập trung chủ yếu tại
các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Đời sống văn hóa phong phú của người Lô Lô đã
góp những mảng màu tươi sáng, rực rỡ cho bức tranh văn hóa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.


Mặc dù cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng lúc nào họ cũng hòa đồng và
đoàn kết.

Trong đời sống văn hóa của người Lô Lô, trống đồng là một nhạc khí đặc biệt.
Họ coi trống đồng là biểu tượng của vũ trụ, là tổ tiên, là vật thể linh thiêng có chức
năng phán truyền trong đời sống cộng đồng.

Người Lô Lô dùng Lịch giáp cốt khắc trên xương động vật, để tính ngày tháng
trong năm. Mỗi khi khởi sự các công việc quan trọng như cưới xin, làm nhà, tế lễ,
gieo hạt…họ đều căn cứ vào lịch đó để chọn ngày tốt, giờ tốt.
2


Bàn thờ gia tiên của người Lô Lô.
Trong các ngôi nhà, bếp ăn được các gia đình chú trọng dành một không gian
rộng và xây cất kín đáo, thuận tiện

Chăn nuôi là một hoạt động mưu sinh quan trọng trong mỗi gia đình Lô Lô, thường
do phụ nữ đảm nhận.



Những sản phẩm thủ công này cũng là thước đo để đánh giá sự khéo léo, tài
hoa và đảm đang của người phụ nữ Lô Lô.

Trang phục truyền thống tạo nên sự duyên dáng của người phụ nữ Lô Lô
III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để đưa ra giải pháp giải quyết tình huống, em vận dụng các kiến thức đã học như:
- Toán Học: phân tích tính toán số người và số hộ gia đình của dân tộc Lô Lô
- Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho văn bản
- Địa Lí: sự tồn tại và nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô
4


- Giáo dục công dân: tuyên truyền nâng cao ý thức, giữ gìn bảo vệ và phát huy
truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc Lô Lô, và kiến thức thực tế để thuyết
trìnhcho thấy được nét văn hóa của dân tộc Lô Lô, từ đó ta biết được sự bảo tồn
và nét đẹp của dân tộc Lô Lô nói chung và các dân tộc trên vùng Cao Nguyên Đá
nói riêng.
V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Lô Lô là dân tộc thiểu số có nhiều nét đặc sắc truyền thống trong văn hóa, ngôn
ngữ cũng như đời sống sinh hoạt. hiện cả nước chỉ còn khoảng 2 nghìn người, dân tộc
Lô Lô sinh sống chủ yếu ở huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Cao Bằng
với khoảng nghìn hộ. Dân tộc Lô Lô còn được gọi là (Mùn Di, Màn Di, La La, Ô
Man). Tuy là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của Việt Nam, sống sen kẽ
lâu đời với các dân tộc khác nhưng đến nay người Lô Lô vẫn giữ nguyên vẹn
nhuiwngx giá trị truyền thống của dân tộc mình. Lô Lô là một trong những dân tộc có
mặt sớm và có công khai ở mảnh đất Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
Người Lô lô ở Hà Giang có 3 loại Lô Lô đó là Lô Lô Đen, Lô Lô Đỏ và Lô Lô
Hoa. Đồng bào Lô Lô đen sống tập chung ở xã Lũng Cú,Lô Lô Hoa ở Lũng Táo và

Sủng Là Đồng Văn còn Lô Lô Đỏ sống tập chung ở Mèo Vạc. 3 loại này thì có Lô Lô
Hoa Và Lô Lô chỉ khác trang phục với Lô Lô Đen, còn tiếng nói phong tục tập quán
thì không có gì khác biệt. Đồng bào dân tộc Lô Lô cư trú thành thôn xóm riêng với
những ngôi nhà dựa vào vách núi nhìn rat hung lũng hoặc cánh đồng.


Một ngôi nhà cổ của người Lô Lô các ngôi nhà khi xây dựng thường được chọn
hướng dựa lưng vào đồi, cửa chính hướng về nơi có không gian thoáng mát, tại huyện
Mèo Vạc - Xóm Sảng Pả A.
Cũng như nhiều dân tộc dân tộc sinh sống trên Cao Nguyên Đá. Người Lô Lô cũng
làm nhà đất, nhà gỗ hoặc nhà sàn, với tường rào được xếp bằng đá cao hơn 1 mét.

Người Lô Lô thường dùng đá kè làm hàng rào quanh khu vực sinh sống, chăn nuôi.
Mặc dù là những người nghèo và còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
nhưng họ sinh sống rất hòa đồng, đoàn kết với các dân tộc xung quanh, nhưng đời
sống họ vẫn mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Từ xưa người lô Lô đã có chữ viết
riêng và thường được viết trên gia thú, gỗ. ngoài ra đồng bào Lô Lô còn có vốn văn
hóa giân gian phong phú thể hiện qua các điệu múa làn điệu dân ca, những bài ca
tiếng hát từ thời xưa được truyền đạt lại cho con cháu hết đời này sang đời khác.
Thanh niên trong làng được tự do tìm hiểu đi đến hôn nhân, khi đôi nam nữ quyết
định đi đến hôn nhân, nhà trai phải nhờ bốn người Làm mối, gờm hai đôi nam nữ. Họ
quan niệm rằng, nếu người làm mối là hai cặp vợ chồng thì cuộc sống sẽ gặp nhiều
may mắn và hạnh phúc. Người Lô Lô thường mang lễ vật cưới hỏi thì mang đến nhà
nhà gái 1 con lợn 1 can rượu và 2 con gà. Khi đón dâu thì nhà trai phải uống 10 chén
rượu được đặt trước cửa nhà cô dâu. Khi vào được trong nhà thì nhà gái lấy nhọ nồi
bôi vào mặt nhà trai như là đang trêu đùa, gửi gắm tình cảm cho nhau. Khi đưa cô dâu
về thì chú rể và cô dâu khoác tay nhau phù dâu và phù rể bên cạnh cô dâu chú rể, phù
dâu có trách nhiệm chum một chiếc yếm lên đầu và cầm một chiếc ô để che cho cô
dâu và chú rể khi trên đường về nhà chồng.
6



Người Lô Lô có đời sống văn hóa, tín ngưỡng rất đa dạng, phong phú, trong đó có tục
cưới hỏi với các nghi thức độc đáo
Khi bố mẹ qua đời, phải ít nhất 1 năm con cái mới được xây dựng gia đình.
Người Lô Lô cúng tổ tiên, ông bà vào các dịp như, rằm tháng 7 và tết năm mới. một
trong những điểm nhấn trong văn hóa của người Lô Lô đó là bộ trống đồng cổ mà họ
sử dụng trong các dịp cúng tổ tiên và trong đắm tang, họ xem trống đồng là một báu
vật thiêng liêng mà cha ông đã truyền lại, là biểu tượng sức sống của dân tộc nối cõi
thường với tâm linh.
Người Lô Lô có nhiều lễ hội đặc sắc như, lễ hội hái ngộ được tổ chức vào dịp
tết cổ truyền, nhưng nổi bật nhất là Lễ Hội Cầu Mưa, khi hạn hán đến ba tháng không
mưa sẽ tổ chức. Lễ Hội Cầu Mưa là do tất cả người đóng góp thì mới cầu được, bởi
nó là nguyện vọng của cả xóm.Có những năm thì họ cùng làm lễ hội với tất cả các
dân tộc khác để mọi cả vùng được hưởng.


Lễ Hội Cầu Mưa dân tộc Lô Lô
Trang phục của người dân tộc Lô Lô là một trong những trang phục đa dạng và
độc đáo, nó đầy sắc màu và cầu kì về hoa văn trang trí.

Mặc dù đã có quá trình lâu dài giao lưu văn hóa với các dân tộc khác nhưng
phụ nữ Lô Lô vẫn gìn giữ phong cách trang phục truyền thống như một bản sắc riêng
của dân tộc mình.
Trang phục của nam thì gồm có áo đen và quần đen thân dài, áo cài cúc và
1lưng xanh buộc ở đằng trước,trên đầu quàng 1 chiếc khăn trang trí hoa văn hình tam
giác, hình vuông hình thoi và hình thảo quả. Với phụ nữ Lô Lô đỏ họ mặc áo trắng cài
cúc bên trong, và khoác 1 chiếc áo trang trí đày hoa văn vòng quanh thân áo và tay áo
rộng được ghép bằng nhiều mảnh vải mỏng băng hình tam giác hình vuông và hoa
văn khác nhau, kết hợp với quần trang trí hoa văn yếm cũng được trang trí như áo,

chiếc yếm hình chữ nhật dài chum phía sau hông và quấn thắt lưng một dây đằng sau,
một dây ở hai bên eo và hai đay đằng trước, nó đều được trang trí hoa văn sặc
sỡ,ngoài những thứ đó họ còn quằng khăn đội đầu cũng đượng trang trí hoa văn
nhưng lại được đính những quả bông nhỏ tua xung quanh đầu.
Những trang phục này của người Lô Lô cầu kì và rất khó làm, họ chăm chỉ thì
khoảng 2-3 năm mới xong được 1 bộ quần áo, quần của nam giới và nữ giới đều
giống nhau, chỉ khác là là quần của nam giới chỉ dùng thắt lưng không có yếm phía
sau như của nữ Bộ trang phục nữ Lô Lô được kết hợp với những đồ trang sức bằng
bạc vòng cổ bạc, dây bạc và dây vòng ở đằng sau. Người Lô Lô Mèo vạc còn ăn
8


những món ăn dân giã như tẩu chúa, mèn mén, ngày tết họ thường treo thịt bò khô,
thịt lợn, xúc síc treo cho các ngày tết. vào những ngày cuối tuần họ thường làm phở
tráng để ăn và để mang đi bán vào các ngày cuối tuần, một ngày họ bán được cũng chỉ
đủ để chỉ trả sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

Món phở tráng do chị em phụ nữ tự làm của đồng bào Lô Lô Mèo Vạc – Hà Giang.

Sản phẩm phở tráng được làm ra và mang ra chợ bán khô vào ngày chủ nhật


• Ý nghĩa về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Lô
Lô:
Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải thường xuyên tuyên
truyền, vận động bà con dân tộc lô lô bảo vệ, gìn giữ và bảo vệ những chiếc trống
đồng và những đồ cổ quý giá. Bên cạnh đó, khôi phục và phát triển những nghi lễ,
phong tục truyền thống của đồng bào lô lô có sử dụng trống đồng, góp phần bảo vệ
những chiếc trống đồng, những báu vật từ hàng ngàn năm tuổi cùng những vũ điệu
nguyên sơ và nét văn hóamà các thế hệ nghệ nhân trước đây đã dày công sang tạo

và đúc kết thành dặc trưng, thi pháp nghệ thuật đặc sắc và độc đáo của dân tộc lô
lô ngày càng phát triển mạnh mẽ, để cả nước và cả thế giới phải chú ý, khâm phục
và ca ngợi.

10



×