Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.29 KB, 12 trang )

Câu 1: Các đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội
Thế hệ đi trước truyền thụ cho thế hệ đi sau những kinh nghiệm.
Thế hệ đi sau lĩnh hội và phát triển những kinh nghiệm đó để tham gia đời sống xã
hội
Câu 2 : các tính chất của giáo dục
Tính lịch sử xã hội:
Giáo dục phản ánh sự phát triển của xã hội
Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi phương thức sản xuất đều có nền GD tương ứng
Cách tổ chức GD thay đổi qua mỗi thời kỳ lịch sử
Xây dựng và tổ chức GD phải phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội
Tính giai cấp giáo dục: GD phản ánh đặc điểm và lợi ích giai cấp. Giai cấp thống trị
xã hội sử dụng giáo dục để duy trì và bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc
truyền bá và xây dựng ý thức của giai cấp, và là vũ khí của đấu tranh giai cấp.
Tính thừa kế giáo dục: GD là truyền thụ những kinh nghiệm, những thành tựu của
nhân loại được đúc kêt trong quá trình xây dưng phát triển GD theo lịch sử phát
triển của xã hội .
Câu 3: đặc trưng quá trình sư phạm tổng thể. Định nghĩa về quá trình GD
Đặc trưng:
Là một quá trình xã hội được tổ chức 1 cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch
nhằm truyền đạt, lĩnh hội và phát triển những kinh nghiệm xã hội để xây dựng và
phát triển nhân cách, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn lịch sử xã hội mới.
Là quá trình tác động lẫn nhau giữa GD và người được GD, giữa cá nhân và tập thể
tạo thành những quan hệ đặc biệt gọi là quan hệ SP.
Là quá trình người GD tổ chức, hướng dẫn các loại hình hoạt động và giao lưu;
còn người được giáo dục thì tự giác tích cực tham gia vào các loại hình hoạt động
và giao lưu đó để biến thành những kinh nghiệm xã hội thành vốn sống riêng của
minh

1



Là một bộ phận chủ yếu của hoạt động sống của người được giáo dục, cho nên
hoạt động sống càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng có ý nghĩa giáo dục
bấy nhiêu.
Định nghĩa
Quá trình giáo dục là 1 quá trình có tính chất xã hội hình thành con người, được
tổ chức 1 cách có mục đích có kế hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử xã hội,
được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục, học tập và các hoạt động đa
dạng khác của cuộc sống, được tiến hành trong các mối quan hệ xã hội giữa người
giáo dục và người được giáo dục, nhằm làm cho người được giáo dục chiếm lĩnh,
phát triển kinh nghiệm xã hội loài người và phát triển toàn diện nhân cách của
mình.
Câu 4: Phân tích cấu trúc của quá trình giáo dục (quá trình sư phạm)
-

-

Cấu trúc bộ phận: quá trình dạy học và quá trình giáo dục
+chức năng quá trình dạy học là trau dồi học vấn, lĩnh hội hệ thống tri thức
khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nhận thức và hoạt động.
+chức năng quá trình GD ( hẹp) là xây dựng hệ thống niềm tin, lý tưởng,
động cơ, tính cách, thói quen, là hình thành và phát triển phẩm chất về thế
giới quan khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ...của cá nhân người học.
Cấu trúc thành tố:
+ mục đích GD: là mẫu nhân cách mà xã hội đòi hỏi, được thể hiện thành
hệ thống các mục tiêu GD và nhiệm vụ GD
+ nội dung GD: là nội dung các hoạt động, các hình thái giao lưu mà người
học tham gia, là một bộ phận được lựa chọn của kinh nghiệm xã hội và của
nền văn hóa xã hội.
+ phương pháp GD: là các con đường, các cách thức, các biện pháp hoạt
động gắn bó lẫn nhau giữa thầy và trò để truyền đạt và chiếm lĩnh nội dung

GD, đạt tới mục đích GD.
+ hình thức tổ chức GD: là biểu hiện bên ngoài, là các hình thức tổ chức
hoạt động giữa thầy và trò.
+ kết quả GD: là trình độ phát triển nhân cách của người được GD sau một
quá trình GD theo phương hướng của mục đích GD, là tác nhân kích thích
và điều chỉnh quá trình GD.

2


+ chủ thể GD: là GV và những người làm công tác GD học sinh với vai trò
định hướng, tổ chức, điều khiển, đánh giá hoạt động nhận thức và tự GD
của người được GD. Đó là vai trò chủ đạo của nhà GD.
+ khách thể GD: là cá nhân học sinh và tập thể học sinh. Đó là đối tượng
nhận sự tác động có định hướng của nhà GD; mặt khác họ còn là chủ thể nhận
thức, chủ thể tự GD.
Câu 5: sự phát triển nhân cách? những mặt được thể hiện sự phát triển nhân
cách?
Khái niệm: sự phát triển nhân cách là 1 quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh
thể chất và tinh thần, các sức mạnh bản chất của con người. Đó không chỉ là sự
biến đổi về lượng mà còn là sự biến đổi về chất trong mỗi con người. Chính trong
quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi, giải trí, con người đã tự hình
thành và phát triển nhân cách của mình chủ yếu theo quy luật lĩnh hội các di sản
văn hóa vật chất và tinh thần do các thế hệ đi trước để lại trong công cụ lao động,
các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật...
-

-

Sự phát triển về mặt thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, cân

nặng và sự hoàn thiện về các giác quan.
Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện biến đổi cơ bản trong các quá trình
nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống, thói quen...nhất là ở sự hình
thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách.
Sự phát triển về mặt xã hội: biểu hiện ở việc tích cực, tự giác tham gia vào
các mặt khác của của đời sống xã hội cũng như ở những thay đổi trong việc
cư xử với mọi người xung quanh.

Câu 6: di truyền và sự hình thành, phát triển nhân cách
Di truyền là sự tái tạo của trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sự
truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm, những phẩm chất nhất định đã
được ghi lại trong hệ thống gen. Di truyền được đánh giá là yếu tố giữ vai trò tiền
đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Chương trình mang tính di truyền về sự phát triển con người, trước hết đảm bảo
cho con người tiếp tục tồn tại, đồng thời làm phát triển các hệ cơ quan giúp cơ
thể dễ dàng thích ứng với những biến đổi của các điều kiện sống.

3


Di truyền được đánh giá là yếu tố giữ vai trò tiền đề vật chất cho sự hình thành và
phát triển nhân cách.
Di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của mỗi con người song khả
năng này còn phụ thuộc vào điều kiện sống và giáo dục cũng như sự tự rèn luyện
của mỗi người.
Những tư chất được di truyền đặc trưng cho lĩnh vực hoạt động hết sức rộng rãi,
bao quát.
Di truyền không quyết định những giới hạn tiến bộ xã hội của con người.
Không phải chỉ cần có tư chất thì tự khắc có năng khiếu, tài năng. Cái quyết định
trong vấn đề hình thành và phát triển năng khiếu, năng lực chính là điều kiện hoạt

động và bản thân sự hoạt động đấy.
Trong công tác giáo dục cần chú ý đúng mức đến vai trò của di truyền, không xem
nhẹ đồng thời cũng không nên quá đề cao vai trò của nhân tố này dẫn đến sai lầm
về nhận thức luận: phủ nhận khả năng biến đổi bản chất của con người, hạ thấp
vai trò của giáo dục và tự giáo dục.
Câu 7: môi trường và sự hình thành, phát triển nhân cách
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội
xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người, trong đó có
sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường có 2 loại:
Môi trường TN: là các điều kiện TN, sinh thái phục vụ cho các hoạt động và cuộc
sống con người.
Môi trường XH: môi trường KT-SX, VH, sinh hoạt, được phân thành môi trường
lớn và môi trường nhỏ.
Môi trường là loại ảnh hưởng từ bên ngoài thông qua các hoạt động của con
người.

-

Môi trường TN ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự phát triển cá nhân.
Sự vận động của thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cân đối của cá
nhân.
Điều kiện địa lý ảnh hưởng đến cách sống, cách làm ăn của mỗi con người ở
mỗi vùng.
4


Môi trường không chỉ đem lại những ảnh hưởng tích cực mà còn đem lại những
ảnh hưởng tiêu cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy trong GD
cần đánh giá đúng mức vai trò của môi trường, không nên tuyệt đối hóa hay hạ
thấp vai trò của môi trường dẫn đến sai lầm về mặt nhận thức.


-

-

Môi trường XH có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Không có MTXH, không có giao tiếp với người khác thì nhân cách không thể
nào hình thành và phát triển.
MTXH góp phần tạo nên mục đích, động cơ, cung cấp những phương tiện
và điều kiện cho hoạt động và giao lưu của cá nhân nhờ đó mà cá nhân
chiếm lĩnh được các kinh nghiệm XH của loài người để hình thành và phát
triển nhân cách của mình.
MTXH đưa ra những yêu cầu khách quan đối với nhân cách con người trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.

Câu 8: giáo dục đối với sự hình thành, phát triển nhân cách
GD là một quá trình tác động có mục đích được tổ chức một cách có kế hoạch,
có phương pháp nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp
với những yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó.
GD có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Thể hiện:
-

GD định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
GD tổ chức, hướng dẫn sự hình thành và phát triển nhân cách theo mô hình
đã được định hướng
GD phát hiện, khai thác và tận dụng những yếu tố thuận lợi đông thời hạn
chế và góp phần khắc phục những yếu tố không thuận lợi của di truyền và
môi trường.


Điều kiện để GD phát huy được đầy đủ được vai trò chủ đạo đối với sự phát triển
nhân cách
-

GD phải diển ra theo một quy trình trong đó có sự vận động và phát triển
đồng bộ của các thành tố của nó
GD phải đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển của người được GD
GD và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại mật thiết với nhau

5


-

GD một mặt quan tâm đến trình độ, đặc điểm tâm sinh lý chung của người
được GD, mặt khác cũng phải quan tâm đến trình độ, đặc điểm tâm sinh lý
của từng cá nhân người được GD.

Vậy tự GD đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nhân cách. Con đường
trực tiếp quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách là hoạt động cá
nhân.
Câu 9:
Chức năng xã hội của giáo dục:
-

-

Được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm tác dụng của giáo dục đối với tất
cả các quá trình xã hội khác diễn ra trong đời sống xã hội.
Giáo dục tác động vào con người, đào tạo, bồi dưỡng nên nhân cách toàn

vẹn của con người, mà con người lại là chủ thể sáng tạo, có khả năng hoạt
động trong tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật đem
lại hạnh phúc cho mình và toàn xã hội.
Trong xu thế phát triển, giáo dục luôn luôn có xu thế mở không chỉ trong
phạm vi quốc gia, dân tộc mà cả bình diện quốc tế.
Như vậy, giáo dục vừa có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội,
vừa qui định trình độ phát triển chung của nền kinh tế xã hội trong từng
giai đoạn lịch sử nhất định.

Câu 10:
Mục tiêu của giáo dục:
-

-

Mục tiêu giáo dục dự kiến cụ thể kết quả giáo dục trong khoảng thời gian
nhất định. Là phạm trù cơ bản của giáo dục học, phản ánh trước kết quả
mong muốn của quá trình giáo dục. Mục đích chính là mô hình nhân cách
cần được hính thành ở người được giáo dục cùng với những nét cá tính phù
hợp với họ.
Ý nghĩa của việc xác định đúng đắn mục tiêu:
Nó định hướng là kim chỉ nam cho sự vận động và phát triển của toàn bộ
quá trình GD, sao cho đầu ra của quá trình là những con người có nhân cách
mà xã hội mong muốn.

6


-


-

Nó giúp cho quá trình GD vận hành có chất lượng và hiệu quả; không đi
chệch hướng, mà nếu có nó sẽ giúp cho quá trình GD tự điều chỉnh vận
động và phát triển cho đúng đắn.
Nó là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm con người mà quá trình GD mang lại,
xem sản phẩm này đạt ở mức độ nào.

Câu 11: Quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông cần thực hiện
những nhiệm vụ gì? Hãy làm rõ các nhiệm vụ đó.
Nhiệm vụ


GD chính trị, tư tưởng, đạo đức

GD đạo đức là một quá trình hình thành cho h/s ý thức đạo đức, hành vi và thói
quen đạo đức. Là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình GD ở nhà
trường các cấp.
Trong quá trình GDDD, bồi dưỡng cho các em những chuẩn mực đạo đức và giúp
các em chuyển hóa chuẩn mực đạo đức đó thành niềm tin. Tình cảm đạo đức
được coi là động lực thúc đẩy các em biến ý thức thành hành vi, thói quen đạo
đức một cách thoải mái, không bị cưỡng ép. Hành vi đạo đức, là biểu hiện sinh
động bộ mặt đạo đức của con người.
GD cho hs về thế giới quan, thấm nhuần chủ nghĩa M-LN và tư tưởng HCM, có lý
tưởng đạo đức, niềm tin sâu sắc vào CNXH. Có lòng yêu nước, đủ quyền hạn và
nghĩa vụ công dân, ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc. GD về văn hóa chung, bảo vệ
môi trường, phân đấu theo các giá trị cao quý của dân tộc và nhân loại.


GD trí tuệ


Là một quá trình nhằm phát triển năng lực, trí tuệ và hình thành khách quan khoa
học, góp phần phát triển nhân cách hs.
Năng lực trí tuệ là một tập hợp những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những hoạt
động trí nhằm chiếm lĩnh những tri thức để biến thành hiểu biết của mình.
Việc GD trí tuệ và phát triển trí tuệ không chỉ diễn ra trong lớp học, trong nhà
trường mà diễn ra trong toàn bộ các quan hệ, các hoạt động của con người trong
cuộc sống.


GD lao động
7


GDLĐ giúp học sinh có năng lực tìm kiếm được việc làm, tự tạo việc làm, trong
nền KT thị trường, đó là những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ
năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỹ luật...


Gd đúng đắn đối với mọi loại hình lao động, xem đó là con đường chân
chính để cầu mưu hạnh phúc cho chính bản thân, gia đình và xã hội.
Hình thành cho hs nhu cầu lành mạnh, gắn bó với cuộc sống, phù hợp với
nhu cầu xh văn minh
Hình thành tâm lý tham gia vào mội hình thức lao động trong suốt cuộc
sống của mình một cách sáng tạo, chủ động.
GD thể chất

Là GD và phát triển thể chất của con người, đồng thời gd và phát triển văn hóa
thể chất ở họ.
Truyền đạt và lĩnh hội tri thức PT, cơ bản, hiện đại về thể dục, thể thao, vệ sinh

thường thức, giữ gìn chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khỏe, rèn luyện kỹ năng
cơ bản về các bài tập thể dục PT theo chương trình GDTC của nhà trường PT. Hình
thành cho hs hứng thú, nhu cầu, ý chí, nghị lực, thói quen rèn luyện thể dục thể
tao và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức khỏe.


GD thẩm mỹ

Là một trong những bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ văn hóa chung, vì
vậy nhiều Nhà GD xem GDTM là GD VH thẩm mỹ cho con người.


Nhiệm vụ phát triển tri giác thẩm mỹ
GD bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ
Khiêu gợi và bồi dưỡng những tài năng sáng tạo thẩm mỹ
GD dân số

Là chương trình GD tác đông đến mọi người gồm hs sv giúp họ hiểu được mối
quan hệ biện chững giữa động lực dân số và các nhân tố khác, hình thành ý thức
trách nhiệm của từng cá nhâ trước những quyết định đó
Mục tiêu
Cung cấp cho hs những kiến thức cơ bản về dân số
Giúp hs nhận thức rõ sự cần thiết và khả năng thực tế về dân số

8


Giúp hs có khả năng điịnh hướng về giá trị cuộc sống và xác định lại quan niệm
truyền thống về ty hôn nhân gđ đúng đắn.



GD giới tính

Là chương trình GD đề cập tới các vấn đề giới tính, giúp cho hs hiểu biết về giới
tình và hình thành thái độ hành vi ứng xử đúng đắn
Nó góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Trang bị cho hs kiến thức về giới tính, về sức khỏe sinh sản vị thành niên, giúp
vượt qua nỗi khó khăn trong lứa tuổi vị thành niên một cách an toàn
Giúp có kiến thức và khả nang phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục


Gd phòng chống ma túy

Là chương trình GD tác động vào nhận thức, thái đọ hành vi của mọi người để
chống lại việc sản xuất tàng trữ mua bán ma túy.
Cho hs thấy được bản chất và tác hại của ma túy
Biết cách phòng chống cho bản thân và gia đình
Bản thân gd sẽ sống lành mành có văn hóa
Tuyên truyền phong chống ma túy
Câu 12: các biện pháp thực hiện phổ cập GD
1. về mặt hành chính pháp chế
Cần khẳng định về các đạo luật về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân từ nội
dung yêu cầu của luật phải hình thành các văn bản dưới luật:
Quy định rõ ràng cụ thể tiêu chuẩn, đối tượng phổ cập giáo dục, quy định trách
nhiệm nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi gia đình trong công việc thực hiện luật.
2. Về kinh tế xa hội
Phải gắn liền với việc tổ chức thực hiện các chính sách xã hội khác nhau như chính
sách xóa đói giảm nghèo... tạo nên môi trường thuận lợi để mọi trẻ em đến tuổi
đều được đi học và học hết cấp.
3. về mặt tư tưởng văn hóa.

9


Triệt để tận dụng vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng, các tổ chức xã
hội để vận động tuyên truyền giáo dục phổ biến để giúp mọi người hiểu đúng, đầy
đủ, tự giác tự nguyện giúp nhau thực hiện luật.
Đấu tranh, khắc phục những thành kiến, những tâm lý lạc hậu hay những tính
toán thiển cận , chạy theo thành tích... đang gây trở ngại cho việc học hành của
trẻ.
Về mặt tổ chức sư phạm
Cần bố trí 1 mạng lưới trường học hợp lý để cho việc trẻ em đi học được thuận lợi
Đảm bảo cho việc đạt tiếng mẹ để ở vùng dân tộc ít người được thực hiện tốt
Nhà trường cùng chính quyền địa phương tổ chức kiểm kê hàng trăm số trẻ trong
độ tuổi đi học, kiểm tra chặt chẽ việc dạy các em đến trường.
Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giảm số học sinh yếu kém.
Nâng cao dần trình độ giáo viên
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình xã hội.
13. Hãy phân tích các đặc điểm của lao động sư phạm của người giáo viên, từ
đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
1. mục đích của lao động sư phạm là tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần,
nhằm giáo dục- đào tạo thế hệ trẻ, hình thành ở họ những phẩm chất năng lục mà
xã hội yêu cầu. Góp phần sáng tạo ra con người, nhân cách mới, nghề dạy học là
trồng người. Vì vậy nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
2. đối tượng: Là trẻ em học sinh, là lứa tuổi nhân cách đang hình thành và phát
triển.
3. công cụ của lao động sư phạm là một công cụ đặc biệc:
Hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên
Những dạng hoạt động mà giáo viên thu hút học sinh tham gia, phẩm chất đạo
đức và nhân cách của giáo viên
Phương tiện tác động như đồ dùng dạy học, các thiếp bị kỹ thuật...

4. sản phẩm của lao động sư phạm.
10


Sản phẩm của lao động sư phạm là con người. Trải qua quá trình giáo dục, đào
tạo, những người đó đã thay đổi về chất. Họ đã chuẩn bị về mọi mặt để đáp ứng
yêu cầu của cuộc sống. Họ sẽ là 1 bộ phận của lực lượng sản xuất quan trọng của
xã hội góp phần làm ra các sản phẩm vật chất và tinh thần.
5. điều kiện của lao động sư phạm.
Thời gian thực hiện lao động sư phạm: theo quy chế và ngoài quy chế
Không gian của lao động sư phạm: ở trường và ở nhà.
=>> như vậy lao động sư phạm là một dạng lao động sản suất đặc thù, trong đó
đối tượng lao động, công cụ lao động chủ yếu, sản phẩm của lao động sư phạm
đều là con người. Người giáo viên cần thấy rõ những đặc điểm của lao động sư
phạm để có thể tổ chức, điều khiển quá trình lao động sư phạm một cách khoa
học nhằm đạt kết quả tối ưu.
14. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên cần phải bồi dưỡng
cho mình những năng lực gì?Tại sao?
Có hệ thống tri thức sâu rộng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp: tri thức văn hóa
chung, tri thức khoa học chuyên môn, tri thức khoa học giáo dục, tri thức công cụ
giúp hoàn thiện nhân cách ( tin học, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa
học).

-

-

Có hệ thống kỹ năng sư phạm bao gồm 2 nhóm:
Hệ thống kỹ năng nền tảng:
+ nhóm kỹ năng thiết kế

+ nhóm kỹ năng tổ chức, triển khai hoạt động
+ nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
+nhóm kỹ năng nhận thức
Hệ thống kỹ năng chuyên biệt:
+ kỹ năng dạy học
+ kỹ năng giáo dục
+ kỹ năng nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục
+ kỹ năng hoạt động xã hội
+ kỹ năng tự học

15. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên cần phải bồi dưỡng
cho mình những phẩm chất gì?Tại sao?
11


Có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có niềm tin cách mạng trong mối liên hệ chặt chẽ với
lý tưởng nghề nghiệp, niềm tin nghề nghiệp. Có tình cảm trong sáng trong
thượng: lòng yêu thương trẻ, yêu nghề, hứng thú, và có nhu cầu làm việc với thế
hệ trẻ, yêu thương đùm bọc mọi học sinh, vui sướng với những tiến bộ của học
sinh; lo lắng có tránh nhiệm trước những lệch lạc hoặc chậm tiến của học sinh. Có
tính kiên trì, nhẫn nại, thái độ tự kiềm chế và chủ động trong đối sử với học sinh.
Nếp sống giản dị, kiêm tốn, lịch sự...
16- Làm thế nào để hình thành và phát triển nhân cách của người giáo viên đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục?
Để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và hoàn thiện nhân cách nhất là trong điều kiện
của sự bùng nổ thông tin, điều kiện gia tốc của sự phát triển ở trẻ em, người giáo
viên khi bước vào nghề vẫn phải luôn tự hoàn thiện nhân cách giáo viên bằng
nhiều hình thức.
Học thêm để năng cao trình độ, đạt và vượt trình độ chuẩn.
Tự học tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, học hỏi ở đồng nghiệp.


12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×