Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tư liệu tâm lí - giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.23 KB, 1 trang )

Trẻ bị rối nhiễu tâm lý về sau dễ thất nghiệp
Nghiên cứu ở Phần Lan trong gần hai thập niên qua, các nhà tâm lý thuộc Đại học
Jyvaskyla nhận thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa những rối nhiễu của trẻ em có
hành vi xâm kích (hung hăng, hiếu động, ngang bướng hay phá phách) với tỷ lệ thất
nghiệp ở nước này.
Các tác giả đã nghiên cứu trên 300 em từ 8-12 tuổi có biểu hiện của hành vi xâm kích như
đánh bạn, đập phá đồ đạc khi tức giận, phá phách những đồ dùng mà không rõ lý do. Kết quả
nghiên cứu và theo dõi cho đến khi chúng lớn lên cho thấy:
- Những trẻ em có khả năng kiểm soát tình cảm thấp, có biểu hiện của những hành vi xâm
kích thì khả năng mất việc khi họ trưởng thành là rất lớn.
- Những trẻ em có hành vi không ổn định, hay thay đổi, hay sợ hãi hoặc chống đối mọi
người cũng có khả năng rơi vào tình trạng thất nghiệp nhiều hơn so với những đối tượng
khác. Ở trường, chúng không đáp ứng được những đòi hỏi của giáo viên và đạt kết quả học
tập xấu.
- Những trẻ em từ nhỏ đã có hành vi xâm kích thì khả năng kiếm được việc làm muộn hơn
khoảng 2 năm so với các bạn bè.
- Đi kèm với tình trạng thất nghiệp, các em này khi lớn lên sẽ gặp phải vô số những khó
khăn về tâm lý như trạng thái thiếu hụt điều kiện sống cơ bản, sự căng thẳng, mệt mỏi…
Để điều trị chứng rối nhiễu tâm lý, các tác giả gợi ý rằng cha mẹ không những cần đảm bảo
cho con cái mình no đủ, mà phải quan tâm đến sức khoẻ tâm thần của con. Kịp thời khám
chữa khi phát hiện những triệu chứng sớm, tăng cường cho trẻ tham gia vào các hoạt động
xã hội, nhằm làm giảm sự xâm kích và thiết lập những mối quan hệ tốt hơn. Chúng ta quan
tâm đến vấn đề này càng sớm bao nhiêu thì kết quả phục hồi càng tốt bấy nhiêu, và trẻ lớn
lên sẽ tránh được nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Trẻ biết tự kìm chế mình sẽ
thành công hơn trong công
việc.

×