Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 30 ĐẾN MODUNLE 33 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP THEO THÔNG TƯ 222016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.7 KB, 97 trang )

TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.
-------------------------------

TUYỂN TẬP
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN
KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 29 ĐẾN
MODUNLE 33 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH
FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG
NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP
THEO THÔNG TƯ 22-2016.

Giáo dục tiểu học


ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên là một trong những nhân tổ quan trọng
quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt
quan lâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên. Một trong những nội dung được chú trong
trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX)
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một
trong những mô hình nhằm phát triển nghề nghiệp lìên
tục cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu thế
giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương
trình phát triển nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trinh
BDTX giáo viên và quy chế BDTX giáo viên theo tĩnh
thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
công tác BDTX giáo viên trong thời gian tới. Theo đó,




các nội dung BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên đã đựợc xác định, cụ thể là:
+ Bồi dương đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm
học theo cấp học (nội dung bồi dưỡng 1);
+ Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát
triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung bồi
dưỡng 2);
+ Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp
liên tục của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3).
Theo đó, hằng năm mỗi giáo viên phải xây dung kế
hoạch và thực hiện ba nội dung BDTX trên với thời
lượng 120 tiết, trong đó: nội dung bồi dưỡng 1 và 2 do
các cơ quan quân lí giáo dục các cẩp chỉ đạo thực hiện
và nội dung bồi dưỡng 3 do giáo viên lựa chọn để tự bồi
dưỡng nhằm phát triển nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trinh
BDTX giáo viên Tiểu học, phổ thông và giáo dục
thường xuyên với cấu trúc gồm ba nội dung bồi dưỡng


trên. Trong đó, nội dung bồi dương 3 đã đuợc xác định
và thể hiện dưới hình thúc các module bồi dưỡng làm cơ
sở cho giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù
hợp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm của
mình. Để giúp giáo viên có tài liệu học tập bồi dưỡng
đầy đủ, gọn nhẹ, chắt lọc tôi đã sưu tầm, chuyển đổi các
module sang file word dễ điều chỉnh, lưu hồ sơ…
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các

bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo tài liệu:

TUYỂN TẬP
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN
KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 29 ĐẾN
MODUNLE 33 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH
FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG
NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP
THEO THÔNG TƯ 22-2016.
Chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU GỒM
1-MODUNLE TH 29:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
2-MODUNLE TH 30: HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG
DỤNG Ở TIỂU HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC
TẾ Ở VIỆT NAM
3- MODUNLE TH 31: TỔ CHỨC DẠY HỌC, DẠY
HỌC CẢ NGÀY
4-MODUNLE TH 32: THỰC HÀNH DẠY HỌC
PHÂN HÓA Ở TIỂU HỌC
5-MODUNLE TH 33: THỰC HÀNH DẠY HỌC
PHÂN HÓA Ở TIỂU HỌC.



TUYỂN TẬP
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN
KIẾN THỨC TỰ CHỌN MODUNLE 30 ĐẾN
MODUNLE 33 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH
FILE WORD VÀ CHẮT LỌC NỘI DUNG
NGẮN GỌN CHO GIÁO VIÊN HỌC TẬP
THEO THÔNG TƯ 22-2016.
TÀI LIỆU

TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
NGHIỆP VỤ
MODUNLE TH 29:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có
nghiên cứu định tính và nghiên cứu đinh lượng nhưng
tập trung nghiên cứu định lượng vì:
- Kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu
có thể giúp nguời đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết
quả nghiên cứu.


- Giúp GV/CBQLGD có cơ hội được đào tạo một cách
hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và
đánh giá - nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu
định lượng.
- Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc tế - như
một ngôn ngữ thứ hai - làm cho kết quả NC được công

bố trở nên dễ hiểu
1.Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì?
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo
dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư
phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can
thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa,
PP quản lý, chính sách mới… của GV, cán bộ quản lý
(CBQL) giáo dục. Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh
giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng
phương pháp nghiên cứu phù hợp.


Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động
và n/c

Khi lựa chọn biện pháp tác động (là một giải pháp thay
thế cho giải pháp đang dùng) giáo viên cần tham khảo
nhiều nguồn thông tin đồng thời phải sáng tạo để tìm
kiếm và xây dựng giải pháp mới thay thế. Để thực hiện
nghiên cứu, người làm công tác giáo dục (giáo viên –


CBQL giáo dục) cần biết các phương pháp chuẩn mực
để đánh giá tác động một cách hiệu quả.
Hoạt động NCKHSPƯD là một phần trong quá trình
phát triển chuyên môn của giáo viên – CBQLGD trong
thế kỷ 21. Với NCKHSPƯD, giáo viên – CBQL giáo
dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin,

giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp
tác. “Trong quá trình NCKHSPƯD nhà giáo dục nghiên
cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với
phương pháp dạy học. Quá trình này cho phép những
người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư
phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của
học sinh” (Rawlinson, D., & Little, M. (2004). Nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học
Tallahassee, FL: Sở Giáo dục bang Florida). “Ý tưởng
về NCKHSPƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra
những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện:
tại lớp học và trường học. Thông qua việc thực hiện


NCKHSPƯD vào các bối cảnh này và để những người
đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các
hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng
ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” .

II.

Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng

dụng?
NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường
học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó:


Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống
theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để

hướng tới sự phát triển của trường học



Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra
các quyết định về chuyên môn một cách chính xác



Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự
đánh giá



Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác
quản lý giáo dục (lớp học, trường học)




Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của
giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp
nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách
sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực .
2. Cách tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng
2.1. Xác định đề tài nghiên cứu
a 1. Tìm hiểu hiện trạng.
* Suy ngẫm về tình hình hiện tại ( Nhìn lại các vấn đề
trong dạy học/QLGD). Vấn đề thường được GV đưa ra:

+ Vì sao nội dung/bài học này không thu hút học sinh
tham gia?
+ Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi
học nội dung này?
+ Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của
học sinh hay không?
+ Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của cha
mẹ học sinh về giáo dục trong nhà trường không?


+ Vì sao GV không thực hiện đổi mới PPDH?
+ Vì sao có nhiều HS bỏ học/đi học muộn/…?
+ Vì sao chất lượng bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH
ở địa phương chưa hiệu quả?
+ Vì sao thiếu GV ở vùng sâu, vùng xa?
……..
Từ những câu hỏi này Giáo viên bắt đầu tập trung vào
vấn đề cụ thể để tiến hành NCKHSPƯD:
* Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng.
* Chọn một nguyên nhân có thể tác động.
a.2. Đưa ra các giải pháp thay thế: với một vấn đề NC
cụ thể, giáo viên suy nghĩ và tìm các giải pháp thay thế
cho giải pháp đang sử dụng.
Lưu ý:
- Tính khả thi của giải pháp.
- Tần suất xuất hiện của giải pháp.
a.3. Xác định vấn đề nghiên cứu


Việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải phấp

thay thể cho tình huống hiện tại sẽ giúp giáo viên hình
thành các vấn đề nghiên cứu
Một đề tài NCKHSPƯD thường có từ 1 đến 3 vấn
đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.
a.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định
cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được kiểm chứng bằng dữ
liệu. Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:
- Giả thuyết không có nghĩa (Ho ): Dự đoán hoạt động
thực nghiệm sẽ không mang lại kết quả.
- Giả thuyết có nghĩa (Ha ): Dự đoán hoặc hoạt động
thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có hoặc không có
định hướng.
Giả thuyết có định hướng sẽ dự đoán định hướng của kết
quả nghiên cứu
Giả thuyết không có định hướng chỉ dự đoán sự thay
đổi.


Vấn đề nghiên cứu

Giả thuyết không có nghĩa(Ho)

Không có sự khác biệt
giữa các nhóm

Giả thuyết có nghĩa(Ha: H1;H2…)

Không định hướng


Có định hướng

Có sự khác biệt giữa
các nhóm

Một nhóm có kết quả
tốt hơn nhóm kia

2.2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu( bước 4 của quá
trình nghiên cứu)


Thiết kế nghiên cứu sẽ cho phép người nghiên cứu
thu thập dữ liệu liên quan một cách chính xác đề chứng
minh giả thuyết nghiên cứu
Có 5 dạng thiết kế nghiên cứu:
-

Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với
nhóm duy nhất (TK1)

-

Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các
nhóm tương đương (TK2)

-

Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các
nhóm ngẫu nhiên (TK3)


-

Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu
nhiên (TK4)

-

Thiết kế cơ sở AB



Quy ước ký hiệu nhóm đối tượng nghiên cứu là N;
N1; N2…



Ký hiệu kết quả nghiên cứu trước tác động là O1



Ký hiệu kết quả nghiên cứu sau tác động là O2
Cụ thể cho từng dạng thiết kế như sau:


a. Thiết Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với
nhóm duy nhất (TK1)
Nhóm

Kiểm tra


Tác động

trước tác
N

động
O1

Kiểm tra
sau tác động

X

O2

Kết quả sẽ được đo bằng việc so sánh chênh lệch
giá trị trung bình của kết quả bài kiểm tra trước tác động
và sau tác động.
O2- O1> 0 X (tác động) có ảnh hưởng
b. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm
tương đương TK2
Nhóm

Kiểm tra
trước tác

Tác động

Kiểm tra sau

tác động

động
N1
O1
X
N2
O2
--N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứng

O3
O4


N1 và N2 là hai lớp học sinh có trình độ tương đương.
Ví dụ: N1 là học sinh lớp 7A (có 40 em) và N2 là lớp
7B (có 43 em).
O3 - O4 > 0 X (tác động) có ảnh hưởng
c. Thiết kế KT trước và sau tác động với các nhóm
được phân chia ngẫu nhiên TK3
Nhóm

Kiểm tra

Tác động

trước tác
N1
N2


động
O1
O2

Kiểm tra sau
tác động

X
---

O3
O4



N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứng.



O3 - O4 > 0



N1 và N2 có các thành viên được phân chia ngẫu

X (tác động) có ảnh hưởng.

nhiên đảm bảo tương đương.
+ Ưu điểm:



Có thể kiểm soát được hầu hết những nguy cơ đối với
giá trị của dữ liệu và việc giải thích có cơ sở vững chắc
hơn.
+ Hạn chế:
Có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học
do việc phân chia ngẫu nhiên học sinh vào các nhóm.
d.Thiết kế chỉ KT sau tác động với các nhóm được phân
chia ngẫu nhiên TK4
Nhóm
N1
N2

Tác động

Kiểm tra sau tác

X
---

động
O3
O4



O3 – O4> 0  X (tác động) có ảnh hưởng




Thành viên của 2 nhóm được phân chia ngẫu nhiên
đảm bảo tương đương.
Ưu điểm:



Không có kiểm tra trước tác động đảm bảo không
có nguy cơ liên quan đến kinh nghiệm làm bài kiểm tra.




Bớt được thời gian kiểm tra và chấm điểm
Hạn chế:
Có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học
do việc phân chia ngẫu nhiên học sinh vào các nhóm.
e. Thiết kế cơ sở AB
- A là giai đoạn cơ sở ( Hiện trạng chưa có tác động can
thiệp vào)
- B là giai đoạn tác động ( can thiệp)
- Thiết kế chỉ có một giai đoạn cơ sở A, một giai đoạn
tac động B được gọi là thiết kế AB
2.3. Đo lường, thu thập dữ liệu ( Bước 5)
a. Thu thập dữ liệu
a.1. Người nghiên cứu thu thập dữ liệu đáng tin cậy và
có giá trị để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
a.2. Có 3 dạng dữ liệu cần thu thập là: kiến thức, kỹ
năng, thái độ.
+ Kiến thức: Biết, hiểu, áp dụng…..



+ Kỹ năng/ hành vi: Sự tham gia, thói quen, sự thuần
thục trong thao tác..
+ Thái độ: Hứng thú, tích cực, tham gia, quan tâm, ý
kiến…
a.3. Đo bằng cách nào
+ Kiến thức: Đo bằng bài kiểm tra viết.
+ Kỹ năng : Đo bằng bảng kiểm quan sát ; thang xếp
hạng.
+ Thái độ: Đo bằng thang thái độ.
a.4. Cụ thể
+ Bài kiểm tra viết gồm:
- Các bài thi cũ
- Các bài kiểm tra thông thường trong lớp
- Bài kiểm tra được thiết kế riêng( Trắc nghiệm, tự
luận)
+ Đo kỹ năng
-

Sử dụng kính lúp, kính hiển vi, công cụ trong
xưởng thực hành


-

Chơi nhạc cụ, dánh máy tính

-

Đọc diễn cảm bài thơ, thuyết trình


-

Thể hiện khả năng lãnh đạo
+ Đo hành vi

-

Đi học đúng giờ

-

Ăn mặc phù hợp

-

Nộp bài đúng thời hạn

-

Giơ tay trước khi phát biểu

+ Đo thái độ
Sử dụng thang đo gồm từ 8 đến 12 câu dưới dạng câu
hỏi. mỗi câu hỏi gồm một mệnh đề đánh giá và một
thang đo gồm nhiều mức độ phản hồi ( thường dùng
thang đo gồm 5 mức độ).
Ví dụ: tôi thích đọc sách hơn là làm một số việc khác
a) Hoàn toàn đồng ý


b) Đồng ý

bình thường
d) không đồng ý

e) hoàn toàn không đồng ý

c)


Các dạng phản hồi của thang đo có thể sử dụng là: đồng
ý; tần suất; tính tức thì; tính cập nhật; tính thiết thực.
b) Độ tin cậy và độ giá trị
Các dữ liệu thu thập được thông qua việc kiểm tra kiến
thức, đo kỹ năng và đo thái độ có độ tin cậy và độ giá
trị.
b.1. Độ tin cậy
- Độ tin cậy là tính nhất quán, có sự thống nhất của
các dữ liệu giữa các lần đo khác nhau và tính ổn định
của dữ liệu thu thập được.
Ví dụ: Khi bạn cân trọng lượng của mình trong 3
ngày liên tiếp và có các dữ liệu về cân nặng gồm: 58kg;
65kg; 62kg. Vì cân nặng của bạn khó có thể thay đổi
trong khoảng thời gian ngắn như vậy, nên bạn sẽ nghi
ngờ tính chính xác của chiếc cân đã sử dụng. Chúng ta
có sự nghi ngờ về sự không đáng tin cậy của chiếc cân,
kết quả không có khả năng lặp lại, không ổn định và
nhất quán giữa các lần đo khác nhau.



-

Độ giá trị
Độ giá trị là tính xác thực của dữ liệu thu thập được,
các dữ liệu có giá trị là phản ánh trung thực về nhận
thức, thái độ, hành vi được đo.
Ví dụ: Khi đo chiều cao bằng thước, bạn sẽ được các
kết quả gần giống nhau là 1,60m, 1,63m, 1,64m. Trong
thực tế, các số đo này tương đối thống nhất. Nhưng khi
nhớ lại số đo của bạn cách đó 1 tháng là 1,55m bạn sẽ
nghi ngờ chiều cao của mình tăng quá nhanh. Bạn biết
mình sẽ cao lên nhưng không thể cao nhanh như thế
được. Các kết quả đo sẽ không phản ánh chính xác chiều
cao của bạn. Cuối cùng bạn phát hiện ra thước đô bị gãy
một đầu. Trong trường hợp này các số đo đáng tin cậy
nhưng không có giá trị. Các số đo tương đối thống nhất
nhưng không phản ánh thực tế.
b.2. Mối quan hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị
-

Độ tin cậy và độ giá trị là chất lượng của dữ liệu,
không phải là công cụ để thu thập dữ liệu.


-

Độ tin cậy và độ giá trị có liên hệ chặt chẽ với
nhau.
Ví dụ: bắn súng
Chúng ta sử dụng loại suy trong việc bắn súng. Mục

tiêu đặt ra là bắn trúng vào hồng tâm do đó xạ thủ nào
đạt được mục tiêu này sẽ cho kết quả đáng tin cậy và có
giá trị.
b.3. Kiểm chứng độ tin cậy
Bằng cách: Kiểm tra nhiều lần; Sử dụng các dạng đề
tương đương; chia đôi các dữ liệu.

b.4. Kiểm tra độ giá trị các dữ liệu bằng ba phương pháp
sau:
-

Độ giá trị nội dung.

-

Độ giá trị đồng qui.

-

Độ giá trị dự báo.
2.4. Phân tích dữ liệu (bước 6)
Sử dụng phương pháp toán học thống kê


Có ba chức năng của thống kê là: mộ tả dữu liệu; So
sánh dữ liệu; liên hệ dữ liệu
-

Mô tả dữ liệu:
+ Các điểm số có độ tập trung tốt như thế nào?

+ Các điểm số có độ phân tán như thế nào?

-

So sánh dữ liệu:
+ Kết quả các nhóm có sự khác biệt không?
+ Mức độ ảnh hưởng đến đâu?

-

Liên hệ dữ liệu: Hai tập hợp điểm số có liên hệ gì
không?
2.5. Báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(bước 7)
a. Mục đích của báo cáo
-Để trình bày với các nhà chức trách, các nhà tài trợ
và những người làm nghiên cứu khác.
-Chứng minh bằng tài liệu về qui trình và các kết
quả nghiên cứu


×