ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nga Sơn, ngày
tháng 7 năm 2016
BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG
Họ và tên: Phan Thị Sen
Chức vụ: Phó trưởng phòng
Đơn vị: Phòng GD&ĐT
Sau khi được tiếp thu, được học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của
Đảng bản thân tôi đã nhận thức được những nội dung cơ bản của Nghị quyết, đồng
thời ý thức được bản thân mình cần phải làm gì để thực sự đưa Nghị quyết XII của
Đảng vào chính nhiệm vụ được phân công của mình.
Nội dung Văn kiện Đại hội XII được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý
luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, có sự kế thừa, bổ sung, phát triển Văn kiện Đại
hội XI, của các nghị quyết Hội nghị Trung ương trong nhiệm kỳ và đường lối,
quan điểm của Đảng trong các nhiệm kỳ trước đây. Trong đó, những quan điểm cơ
bản, tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, đều hiện diện trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây
dựng đảng và hệ thống chính trị.
* Những thành quả quan trọng:
Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới và đất nước có những diễn biến
phức tạp, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng quy mô và tiềm lực của nền kinh tế vẫn được nâng lên; kinh tế
vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở
mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được
tập trung thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển sức mạnh về mọi mặt của
1
đất nước được nâng lên; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hoà bình, ổn định được giữ
vững để phát triển đất nước. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản
được bảo đảm, đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện. Dân chủ
xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy.
Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín
quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Những thành tựu đó đã tạo tiền đề
quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới;
khẳng định đường lối đổi mới đất nước của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu
thế phát triển của lịch sử. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
là để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia được tốt nhất, vững chắc nhất;
để nhân dân ta có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự; để chúng ta thực
hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên ( Hạn chế), đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế
- xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt
được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu
đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó
khăn. Kinh tế tăng trưởng thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. -Thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, chưa có cơ chế
đột phá để thúc đẩy phát triển; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; kết cấu hạ tầng
thiếu đồng bộ, tiếp tục là những yếu tố cản trở phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém
trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y
tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, phép nước chưa nghiêm. Bốn
nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp. Tình trạng
2
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt
công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm.
Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; những diễn biến mới phức tạp của tình
hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển
Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch.
* Nguyên nhân chủ quan: Đảng ta chưa đánh giá và dự báo được đầy đủ những
khó khăn cũng như những điểm còn yếu kém vốn có của nền kinh tế đã bộc lộ
ngay cuối nhiệm kỳ khóa X nên đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ khá cao.
- Còn nhiều hạn chế, yếu kém trong tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo.Công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa giải đáp được kịp thời một số vấn đề đặt ra
trong quá trình đổi mới. Nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý,
điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên chậm
được khắc phục;
- Đảng ta tập trung quan tâm đến kìm chế lạm phát mà chưa quan tâm đến tháo gỡ
khó khăn trong xây dựng kinh tế.; Chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện một
số chủ trương, quan điểm phát triển đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội XI về
cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và các đột phá chiến
lược, chưa tạo được cơ chế, chính sách có tính đột phá để huy động mọi nguồn lực
cho phát triển. Năng lực dự báo còn hạn chế, cho nên một số chủ trương, chính
sách, giải pháp đề ra chưa phù hợp.
- Một số hoạt động, một số việc Đảng ta chưa nhìn thẳng vào sự thật, chưa nói rõ,
thậm chí chưa nói đúng sự thật, chưa bám sát thực tiễn để thay đổi phương pháp
cho phù hợp. Thậm chí còn sợ tốn kém về nguồn ngân sách nên không dám sửa,
không dám thay đổi.
Những điểm mới trong nghị quyết Đại hội XII của Đảng
3
.
.
Về kết cấu, NQ Đại hội XII gồm 6 phần: (1) Tán thành những nội dung cơ bản về
đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011-2015) và phương
hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 nêu trong Báo cáo Chính trị, Báo cáo KT-XH
của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XI trình Đại hội; (2) thông qua Báo cáo kiểm
điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XI trình Đại hội XII;
(3) thông qua Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI; đồng ý không
sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành; (4) thông qua Báo cáo tổng kết thực hiện
Nghị quyết T.Ư 4 khoá XI; (5) thông qua kết quả bầu Ban Chấp hành T.Ư Đảng
khoá XII; (6) trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện. (NQ Đại hội XI
của Đảng có thêm 2 phần: Thông qua dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011); Thông qua dự thảo
Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020).
Về nội dung, nhìn tổng quát thì NQ Đại hội XII kế thừa và tiếp tục khẳng định
những tư tưởng cơ bản mà Đảng ta đã xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, NQ Đại hội XI và các NQ của Đảng ta trong
giai đoạn đổi mới hiện nay.
NQ Đại hội XII nhận định “tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực
và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt”. Nước ta đã tham gia các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới, nên sẽ “hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so
với giai đoạn trước. Thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn”. Đây là những
điểm mới (so với NQ Đại hội XI) khi nhận định về tình hình những năm tới.
Từ đó, NQ Đại hội XII xác định mục tiêu tổng quát: “Tăng cường xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân
chủ XHCN. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế
nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
4
lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Giữ gìn
hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước;
nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.
So với NQ Đại hội XI, mục tiêu tổng quát trong NQ Đại hội XII bổ sung, nhấn
mạnh các thành tố, nhiệm vụ: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh”, “Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”, “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN”. Điểm mới nữa là NQ Đại
hội XII tuy vẫn kiên trì mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng không xác định mốc thời gian “đến năm
2020” như NQ Đại hội XI xác định.
NQ Đại hội XII cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong nhiệm kỳ như
NQ các đại hội trước. Đáng chú ý là các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân 5 năm tới đạt 6,5 đến 7%/năm (NQ Đại hội XI là từ 7,0-7,5%/năm); đến năm
2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD (NQ Đại hội XI: Đến
năm 2015 đạt 2.000 USD).
Về nhiệm vụ, NQ Đại hội XII yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện
các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo Chính trị và
Báo cáo KT-XH, trong đó cần tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm (NQ Đại hội XI
có 7 nhiệm vụ trọng tâm). So với NQ Đại hội XI, NQ Đại hội XII nhấn mạnh các
nhiệm vụ trọng tâm: Trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cần “Tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm
chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Trong phát triển KTXH: “Cơ cấu
lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với
xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp
nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ
công”. Trong đảm bảo QP-AN và đối ngoại: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ
5
vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối
ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế
trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường
quốc tế.
* Thời cơ thách thức
Năm năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác
động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc
tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Châu
Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng
đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị
chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến
lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền
biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt.
Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế
của đất nước ngày càng được nâng cao. Nước ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết
trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Thời
cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách
thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hoà
bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những
diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,...
Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức,
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết một lòng, quyết tâm thực hiện
thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu và nhiệm vụ sau:
6
* Những giải pháp
Đại hội XII của Đảng đề ra một số giải pháp để thực hiện hiệu quả 6 nhiệm vụ
trọng tâm như sau:
* Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; giải quyết
kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và
khiếu nại, tố cáo của công dân.
* Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội
ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân,
dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”.
* Hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo
đảm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu lực, hiệu quả, nhất là
trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: quản lý và sử dụng đất đai,
khai thác tài nguyên, khoáng sản, thu, chi ngân sách và mua sắm công, thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản...
* Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính
thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng
thuận trong xã hội; Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận; đẩy mạnh công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, (điểm mới là đưa tổng kết thực tiễn lên trước nghiên
cứu lý luận);
* Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức
đảng; giám sát và phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã
hội và của nhân dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
* Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm
quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương; Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số
7
cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ; Thực hiện chủ
trương quản lý biên chế thống nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị; Tinh giản tổ
chức bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt
động của các tổ chức….
* Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở; Tổng kết
việc thực hiện Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về đảng viên làm kinh tế
tư nhân và việc thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu
chuẩn vào Đảng; Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu,
trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân… vững vàng trước mọi khó khăn, thách
thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
* Thể chế hoá, cụ thể hoá nguyên tắc của Đảng về: Quan hệ giữa đường lối chính
trị với đưòng lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi
trong công tác cán bộ; quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế
thừa và phát triển; giữa sự quản lý thống nhất của Đảng với phát huy đầy đủ trách
nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm quyền và trách nhiệm cá
nhân và tập thể. Đổi mới công tác bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ
nhiệm cán bộ,… để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm
chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài; Tăng
cường trách nhiệm của cấp ủy, nhất là cấp ủy cơ sở trong công tác bảo vệ chính trị
nội bộ; gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện cục bộ, bè phái, “lợi ích
nhóm”, gây mất đoàn kết trong Đảng. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi
phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên KHÔNG
được làm, nhất là việc phát ngôn, tuyên truyền, tán phát tài liệu trái Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp
8
luật của Nhà nước. Đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà
bình” của các thế lực thù địch.
* Xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và
đảng viên, công khai kết quả xử lý;
* Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của
Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể,
dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nóí đi đôi với làm
* Liên hệ thực tiễn công tác của bản thân và sinh hoạt của cấp uỷ đơn vị.
Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ
trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm
của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục
nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Bởi vậy, điều đầu tiên Bản thân cần
phải có phẩm chất chính trị rõ ràng, đúng mực, có lối sống lành mạnh, biết sống
đẹp, văn minh làm gương cho CBGV trong ngành. Đồng thời, bản thân cùng với
lãnh đạo phòng chỉ đạo CBGV trong toàn ngành thực hiện tốt cuộc vận động “ Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mỗi CB, đảng viên cần phải có
phong cách sống đúng với chuẩn mực đạo đức nghề giáo, biết tiết kiệm, biết giữ
gìn của công, biết sống vì học sinh, vì mọi người, biết gần gũi với dân, sống trung
thực để làm gương cho học sinh.
Thứ hai là bản thân cũng như mỗi cán bộ đảng viên trong ngành giáo dục cần
phải xác định rõ trách nhiệm của chính mình đối với công việc, đối với ngành
mình và đối với sự phát triển chung của huyện. Bản thân cần phải xây dựng kế
hoạch cụ thể trong hoạt động của riêng mình, phải nhìn nhận đúng thực trạng chất
lượng giáo dục hiện tại của ngành để đưa ra những giải pháp, những chỉ tiêu cụ thể
9
phù hợp với bậc học, với các đơn vị để kế hoạch đó có tính khả thi trong việc thực
hiện nâng cao chất lượng giáo dục . Trong đó phải giữ vững chất lượng đại trà và
đặc biệt là nâng cao chất lượng mũi nhọn.
Thứ ba bản thân là lãnh đạo phòng tôi nghĩ cần phải chỉ đạo mạnh mẽ trong việc
tiếp cận và đổi mới phương pháp một cách quyết liệt, bởi Phương pháp dạy và học
mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp
người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành.Cùng với đó cần phải tích hợp các phương
pháp, cho các em rèn nhiều kỹ năng trong quá trình tiếp thu tri thức mới. Học đi
đôi với hành, thực hiện tốt việc dạy chữ và dạy người để đáp ứng nhu cầu học tập
của học sinh và cũng là giải toả sức ép của nhân dân trước nhu cầu học tập của con
em mình.
* Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả NQ Đại hội Đảng lần thứ 12
Qua việc học tập, tiếp thu Nghị quyết bản thân tôi mạnh dạn đề xuất 1 số giải
pháp sau:
1. Đảng cần phải chỉ đạo các tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền về Nghị quyết
Đại hội XII của Đảng, phải làm sao để Nghị quyết đến với tất cả mọi người dân,
mọi cán bộ Đảng viên để họ hiểu được Nghị quyết, thấy được trách nhiệm của
mình và quan trọng hơn là họ xác định được chính Nghị quyết XII của Đảng là
động lực thôi thúc họ, nhắc nhở họ phải làm nhiều việc tốt, nhiều việc đạt hiệu quả
thì lúc đó Nghị quyết mới thực sự đi vào cuộc sóng.
2. Khen thưởng, kỷ luật phải nghiêm minh, rõ ràng. Khen thưởng phải đúng
người, đúng thành tích vì đây là hoạt động nhạy cảm, khen phải mang tính thuyết
phục.Tránh tình trạng khen xong người dân lại xì xèo ý này ý nọ. Kỷ luật trong
Đảng càng phải thận trọng cần phải tổ chức điều tra nhanh, làm rõ nhanh, dứt điểm
nhanh tránh tình trạng ề à chậm đi đến quyết định gây ảnh hưởng xấu trong dân.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng để ngăn chặn tham nhũng,
ngăn chặn sự hách dịch dân. Đảng phải phát hiện cái sai của họ trước khi họ làm
sai ; Ban thường vụ cần phải chỉ đạo các cấp uỷ Đảng cần phải tranh thủ dành chút
10
thời gian đi dự các hội nghị sinh hoạt thường kỳ của các chi bộ bất thường không
báo trước để xem chi bộ ấy họ họp như thế nào, họ sinh hoạt mang những nội dung
gì? Hay chỉ là chiếu lệ hình thức? vv..
4. Phải củng cố niềm tin của dân đối với Đảng. Muốn làm được điều này thì mọi
Đảng viên đừng làm sai điều gì, phải vì dân, phải giúp dân đi đúng hướng, làm chỗ
dựa tin cậy cho dân bởi “làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”.
5. Riêng đối với giáo dục thì theo tôi phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Người thầy đóng vao trò rất quan trọng đối với sự thành bại của giáo dục. Do vậy
việc sắp xếp bố trí CBGV phải đúng thực tế của các trường. Tránh tình trạng
trường thì nhiều GV này, thiếu GV kia ( Chưa phù hợp cơ cấu) …Trong việc đề
bạt cán bộ quản lý cần phải bảo đảm các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, năng lực
chuyên môn, năng lực quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
11
NG CNG SN VIT NAM
Nga Sn, ngy 13 thỏng 12 nm 2012
BN KIM IM C NHN
Thc hin Ngh quyt Trung ng 4 (khoỏ XI)
- H v tờn:
V Vn Tun
- Ngy, thỏng, nm sinh:
- Ngy vo ng:
14/09/1982
14/09/2010 Chớnh thc: 14/09/2011
- Chc v:
ng viờn
- Chi bộ:
Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn.
Thuộc Đảng bộ chính quyền cơ quan UBND huyện Nga Sơn.
Thc hin Ngh quyt Hi ngh ln th 4 Ban Chp hnh Trung ng ng
khoỏ XI, Hng dn s 03-HD/BTCTU ngy 09/4/2012 ca Ban T chc Tnh u;
K hoch 76-KH/HU ngy 10/6/2012 ca Ban Thng v Huyn u; Cụng vn s:
89/ CV-U ngy 03/12/2012 ca ng u chớnh quyn v vic kim im t phờ
bỡnh, phờ bỡnh theo Ngh quyt Trung ng 4 (khoỏ XI) Mt s vn cp bỏch
v xõy dng ng hin nay. Bn thõn tụi t kim im theo 3 ni dung nh sau:
1. Kim im t phờ bỡnh v tỡnh trng suy thoỏi t tng chớnh tr, o c,
li sng ca mt b phn khụng nh cỏn b, ng viờn.
- Bn thõn luụn nờu cao tinh thn trỏch nhim, nghiờm chnh chp hnh Ch
trng, ng li, cỏc ngh quyt, quy nh ca ng v chớnh sỏch phỏp lut ca
Nh nc, thỏi u tranh bo v quan im t tng, ng li ca ng, gi
gỡn s thng nht ý chớ, hnh ng v s on kt trong ni b ng b, chi b.
- Khụng dung tỳng b qua hoc ph ho vi nhng hin tng núi trỏi, lm
trỏi ng li quan im v ngh quyt ca ng.
12
- Luôn nói, làm và thực hiện nghiêm túc cương lĩnh điều lệ các chỉ thị, nghị
quyết, quyết định, kết luận của Đảng, không làm những việc mà pháp luật không
cho phép hoặc làm những việc tuy pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng tới uy
tín của Đảng, uy tín của người cán bộ, đảng viên.
- Nghiêm túc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc
giữ gìn đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
- Luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cá
nhân và hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
- Không có tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi
ích cá nhân.
- Luôn khách quan, trung thực, công tâm khi đóng góp ý kiến vào sự lãnh
đạo của tập thể và góp ý phê bình cho đồng chí của mình.
- Không đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình góp ý.
- Nếu biết thì sẵn sàng phản ánh, ngăn chặn các hành vi tham nhũng; thực
hiện nghiêm các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
- Sẵn sàng đấu tranh với những sai trái của cán bộ, Đảng viên trong cơ quan.
- Không tham ô, lãng phí, tiếp tay, bao che cho tham nhũng, lãng phí.
- Không ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho
người khác.
- Không sống xa hoa, lãng phí, không mê tín dị đoan, không tổ chức lễ cưới,
lễ tang, các ngày kỷ niệm, lễ tết, xa hoa… lãng phí nhằm trục lợi, không cờ bạc,
rượu chè bê tha, không quan hệ nam nữ bất chính.
- Luôn thật thà, khiêm tốn, học tập lắng nghe ý kiến của dân, của đồng chí,
đồng nghiệp.
2. Kiểm điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là
cấp huyện.
-Với cương vị là một cán bộ chuyên viên, tôi luôn cố gắng học tập kinh
nghiệm từ các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan và đúc rút các kinh
nghiệm từ thực tiễn công tác của bản thân để tham mưu, đề xuất đúng đắn và kịp
thời cho cấp ủy và lãnh đạo phòng về lĩnh vực chuyên môn, nhiệm vụ được giao và
13
phụ trách. Bản thân tôi luôn thực hiện nghiêm túc kế hoạch do chi bộ, do lãnh đạo
chỉ đạo, đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp, xây dựng kế hoạch chuyên môn
một cách nhiệt tình đúng đắn.
- Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong công tác cán bộ.
- Bản thân thực hiện nghiêm túc sự phân công, điều động, bố trí của tổ chức,
không vi phạm gì về công tác cán bộ.
3. Kiểm điểm việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách, quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Bản thân luôn thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ tại Chi bộ, luôn
nêu cao tinh thần ý thức tổ chức kỉ luật, tuyệt đối chấp hành sự phân công điều
động của tổ chức, luôn làm đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, sẵn
sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ về những công việc được giao,
gương mẫu thực hiện các chế độ sinh hoạt, nội quy, quy chế của cơ quan và đóng
góp đảng phí theo quy định.
- Giữ đúng kỷ luật phát ngôn, không làm lộ, lọt thông tin bí mật.
- Trung thực báo cáo với Đảng về những khuyết điểm, yếu kém của bản thân
và lĩnh vực được phụ trách.
4. Kết hợp kiểm điểm cá nhân với giải trình về những góp ý của các tổ chức,
cá nhân.
- Đôi khi còn chưa mềm dẻo trong giải quyết công việc.
- Chưa mạnh dạn phát biểu trong các cuộc họp
- Việc sau xát cơ sở còn ít, hạn chế nên chưa phát huy được khả năng chuyên
môn cũng như đúc kết kinh nghiệm từ chính cấp cơ sở .
- Tuy có ý thức tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt nhưng vẫn còn nể nang.
5. Kế hoạch, biện pháp khắc phục sửa chữa các khuyết điểm, hạn chế để tiếp
tục tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
- Là chuyên viên bản thân luôn chấp hành tốt mọi nhiệm vụ được lãnh đạo
giao phó và cũng rất tự hào với công việc được giao phó, không ngừng phấn đấu,
14
rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ, kinh nghiệm công tác và luôn phấn đấu
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được lãnh đạo giao
- Tuyệt đối chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong Đảng và cơ quan.
- Không ngừng tu dưỡng đạo đức, tự học tự sáng tạo, mạnh dạn hơn nữa trong việc
tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác quản lý, nhiệm vụ
chính trị được giao.
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tự phê bình và phê bình. Thẳng
thắn trung thực với đồng chí, đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng cùng tiến bộ.
Trên đây là bản tự kiểm điểm của bản thân theo tinh thần Nghị quyết TW4
(khóa XI), rất mong dược sự góp ý của các đồng chí nhất là những tồn tại, khuyết
điểm của bản thân để bản thân khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới để hiệu quả
công tác cao hơn.
NGƯỜI KIỂM ĐIỂM
Vũ Văn Tuấn
15
ĐẢNG BỘ SỞ LAO ĐỘNG-TB&XH
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHI BỘ TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ
HỘI
CHÁNH PHÚ HÒA
Chánh Phú Hòa, ngày 19 tháng 9 năm
2012.
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
Họ và tên: Phạm Ngọc Thạch
Chức vụ chính quyền: Phó phòng Tổ chức – Hành chính
Ngày vào Đảng:
28/12/2007
Chính thức:28/12/2008
Đang sinh hoạt tại Chi bộ: Trung tâm Bảo trợ Xã hội Chánh Phú Hòa
Đảng bộ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn thể: Công đoàn viên
Qua học tập, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
(khóa XI), tôi kiểm điểm, tự phê bình với những ưu và khuyết điểm sau:
I. TỰ ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐIỂM
1. Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; việc thực hiện Quy định về những
điều đảng viên không được làm; việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Tôi luôn có quan điểm chính trị vững vàng, kiên định với mục đích lý tưởng
của Đảng. Bản thân chấp hành đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan đơn vị nơi công tác.
Với cương vị là Phó phòng Tổ chức – Hành chính, tôi thường xuyên vận động cán
bộ viên chức, người lao động trong Trung tâm cũng như người thân trong gia đình,
16
bà con nơi cư trú thực hiện nói và làm theo theo đúng quan điểm, đường lối của
Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương.
Tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp học tập Nghị quyết của Đảng, các lớp tập
huấn nghe thời sự do Đảng ủy Sở và đơn vị tổ chức, tự nghiên cứu học tập để
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công việc
được giao phụ trách và nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Tôi luôn có ý thức thực hành tiết kiệm và kiên quyết đấu tranh với những
hành vi tham nhũng, lãng phí quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác. Đồng thời,
tôi thực hiện lối sống giản dị, lành mạnh, trung thực, gương mẫu về xây dựng nếp
sống van hóa mới, biết giữ gìn tư cách đạo đức và tính tiên phong gương mẫu của
người Đảng viên. Tôi tuyệt đối chấp hành việc thực hiện Quy định về những điều
Đảng viên không được làm của Bộ chính trị, thực hiện tốt quy trình phê bình và tự
phê bình trong sinh hoạt Chi bộ cũng như trong công tác chuyên môn, luôn có ý
thức giữ gìn đoàn kết trong Đảng cũng như trong cơ quan đơn vị.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong cơ quan đơn vị cũng như nơi cư
trú, tôi luôn tôn trọng ý kiến đóng góp và lắng nghe ý kiến của quần chúng để từ
đó điều chỉnh mình trong phương pháp làm việc. Quan hệ tốt với đồng nghiệp
cũng như các phòng ban khi liên hệ công tác.
2. Về tham mưu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí đáp ứng yêu cầu
của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Với cương vị là Phó phòng Tổ chức – Hành chính, tôi luôn cố gắng học tập
kinh nghiệm từ các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan và đúc rút các
kinh nghiệm từ thực tiễn công tác của bản thân để tham mưu, đề xuất đúng đắn và
kịp thời cho ban giám đốc về các hoạt động được giao quản lý và phụ trách. Bản
thân tôi luôn nghiêm túc thực hiện kế hoạch do Trung tâm chỉ đạo, đồng thời chủ
động đề xuất các giải pháp, xây dựng kế hoạch bám sát thực tiễn hoạt động theo
từng tháng và từng quý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Phòng Tổ chức – Hành
chính, đồng thời góp phần làm thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của Trung tâm.
17
3. Về thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; quyền hạn
và trách nhiệm cá nhân trong mối quan hệ với tập thể lãnh đạo cấp ủy, tập
thể lãnh đạo cơ quan trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ tại Trung tâm, bản thân tôi luôn
nêu cao tinh thần ý thức tổ chức kỉ luật, tuyệt đối chấp hành sự phân công điều
động của tổ chức, luôn làm đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, sẵn
sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nghĩ dám làm, năng động
sáng tạo và dám chịu trách nhiệm với cấp trên về những công việc được giao,
gương mẫu thực hiện các chế độ sinh hoạt, nội quy quy chế của cơ quan và đóng
góp đảng phí theo quy định.
4. Khuyết điểm:
- Đôi khi còn chưa linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết công việc.
- Tuy có ý thức trong công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt
nhưng vẫn còn nể nang.
- Chưa mạnh dạn đề xuất tham mưu các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn
nữa nhiệm vụ chính trị được giao.
II. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHUYẾT ĐIỂM, PHÁT HUY ƯU
ĐIỂM
- Tuyệt đối chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong Đảng và cơ quan.
- Không ngừng tu dưỡng đạo đức, tự học tập để nâng cao trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, mạnh dạn hơn nữa trong việc tham mưu đề xuất
các giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác quản lý, nhiệm vụ chính trị được giao.
- Tiếp tục kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, luôn có ý thức tự phê bình và phê bình, tránh tư
tưởng nể nang, nâng cao vai trò tiên phong của người đảng viên.
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
Phạm Ngọc Thạch
18
19