Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BẠN có ĐANG tự đổ rác vào đầu MÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.6 KB, 14 trang )

Gieo suy nghĩ, gặt hành động; gieo hành động, gặt thói
quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt
số phận,…Khoan, hãy đợi đã…
RẤT NHIỀU CÁC CUỐN SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ CÁC DIỄN GIẢ TRUYỀN
ĐỘNG LỰC thường xuyên bảo bạn rằng: “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; gieo hành động, gặt
thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt kết quả”. Và rồi họ nói lặp đi lặp lại
một bài học “xưa như trái đất” với bạn: Hãy suy nghĩ tích cực. Hàng loạt các cuốn sách về “tư
duy tích cực” cũng từ đó ra đời, bán hàng triệu bản trên thế giới, chẳng hạn như Nghĩ giàu làm
giàu (Think and grow rich), Khi người ta tư duy (As a man thinketh), Dám nghĩ lớn (The magic of
thinking big), Sức mạnh của tư duy tích cực (The power of positive thinking), v.v..Sau khi đọc
xong các quyển sách và tham gia các buổi hội thảo “truyền động lực” ấy, bạn trở về cuộc sống
thực, cố gắng “tư duy tích cực” được vài ngày, hay vài tuần đầu tiên, và rồi mọi thứ lại quay trở
về tình trạng “u như kỹ”. Bạn nhận ra rất khó để kiểm soát suy nghĩ của mình, chứ đừng nói là
hướng nó đến những suy nghĩ tích cực. Khó là phải, bởi vì các suy nghĩ của bạn chẳng khác gì
một chú khỉ náo động, cứ nhảy từ cây này sang cây khác trong suốt hai mươi bốn giờ một ngày,
bảy ngày một tuần, ba trăm sáu mươi lăm ngày một năm. Các chuyên gia về não bộ cũng đã
ước tính rằng mỗi ngày, một người trung bình có từ 60.000 – 80.000 suy nghĩ, tức là khoảng
2.500 – 3.000 suy nghĩ mỗi giờ. Làm sao bạn có thể kiểm soát được con số khổng lồ ấy?
Hãy quay lại với câu nói nổi tiếng: “Gieo suy nghĩ (Thought), gặt hành động (Action); gieo hành
động, gặt thói quen (Habit); gieo thói quen, gặt tính cách (Character); gieo tính cách, gặt kết quả
(Result)”. Câu nói hoàn toàn đúng và chẳng ai bắt bẻ được điều gì. Thế nhưng dường như còn
một điều gì đó thiếu thiếu trong câu nói này, một cái gì đó thiếu từ cái gốc rễ, một cái thiếu khiến
cho con người ta thất bại trong việc “tư duy tích cực”. Bạn có bao giờ tự hỏi: “Gieo cái gì thì gặt
được suy nghĩ?” không?


Bạn có bao giờ tự hỏi: “Gieo cái gì thì gặt được suy nghĩ?”
Từ “Kết Quả” trong tiếng anh có hai cách ghi, một cách là “Result”, một cách là “Output”. Nói đến
đây chắc bạn cũng đoán được cái điều mà nãy giờ tôi cố gắng nói: có “Output” thì dĩ nhiên phải
có “Input”. “Input” có nghĩa là “Thông tin đầu vào”: tất cả những gì mà tai bạn nghe thấy, mắt bạn
nhìn thấy, mũi bạn ngửi thấy, miệng bạn nếm thấy và da bạn chạm vào (nhưng dĩ nhiên là


những gì bạn nhìn thấy và nghe thấy sẽ chiếm chủ yếu). Chính cái “Input” này là nguồn nguyên
liệu cho các suy nghĩ của bạn. Cả câu nói “dài dòng” gieo, gặt, gặt, gieo có thể tóm lượt lại thành
một câu nói ngắn gọn: “Gieo Input, gặt Output”. Chấm hết. Và bài viết này sẽ tập trung vào cái
“Input” – những thông tin đầu vào mà bạn có mỗi ngày, một cách ý thức hay vô thức, ảnh hưởng
đến suy nghĩ của bạn. Như đã nói, rất khó để kiểm soát suy nghĩ của bạn; nhưng sẽ dễ dàng
hơn để kiểm soát những “thông tin đầu vào”. Và một khi kiểm soát được chúng, bạn sẽ kiểm
soát được những suy nghĩ của mình, qua đó đạt được các kết quả mà mình mong muốn.

Bạn có đang tự đổ rác vào đầu mình?
“Điều gì kiểm soát sự tập trung của bạn sẽ kiểm soát cả cuộc sống của bạn” – Darren Hardy,
tổng biên tập tạp chí Success Magazine.
NẾU ĐƯỢC THAM GIA BẦU CHỌN “CỖ MÁY QUYỀN NĂNG NHẤT THẾ KỶ 20” (vì chúng ta
chỉ mới đi qua 15 năm của thế kỷ 21 thôi), bạn sẽ lựa chọn cỗ máy nào? Bạn có thể nghĩ đến tên
lửa hạt nhân, bom nguyên tử, máy bay phản lực hay robot. Nhưng sự thực thì các cỗ máy đó
không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân hay gia đình của bạn đâu. Chẳng có cái tên lửa


hạt nhân hay trái bom nguyên tử nào bỗng chốc bay thẳng đến nhà bạn cả. Cỗ máy quyền năng
mà tôi muốn nói đến chính là cái tivi nhà bạn. Cái tivi đó khiến bạn phải sắp xếp cả phòng khách
và phòng ngủ của mình hướng về nó. Cái tivi đó khiến các thành viên gia đình bạn phải ngồi
trước nó từ sáng đến tối. Cái tivi đó là cánh cửa sổ của bạn và thế giới, nó điều khiển cách nhìn
nhận của bạn không chỉ về thế giới mà còn về chính bản thân bạn qua các hình ảnh và thông
điệp của nó. Cái phòng khách của bạn, gia đình của bạn, cách nhìn nhận của bạn và tâm lý của
bạn và của hàng triệu người trên thế giới đều bị nó chi phối và kiểm soát, thế thì nó không là cỗ
máy quyền năng nhất thế giới là gì?

Cái phòng khách của bạn, gia đình của bạn, cách nhìn nhận của bạn và tâm lý của bạn và của
hàng triệu người trên thế giới đều bị nó chi phối và kiểm soát, thế thì nó không là cỗ máy quyền
năng nhất thế giới là gì?
Và tivi là một cỗ máy đầy nguy hiểm, hằng ngày nó đang đổ toàn thứ rác rưởi vào đầu bạn, mà

thậm chí bạn chẳng hề hay biết. Những người làm trong lĩnh vực truyền thông là những người
rất thông minh, họ nắm rõ về tâm lý của bạn còn hơn là bạn hiểu về chính mình. Để tôi giải thích
cho bạn nghe: Não bộ của con người chúng ta được lập trình không phải để giúp bạn trở
nên hạnh phúc; mà nó được lập trình chỉ để giúp bạn sống sót. Sự lập trình này có từ khi
chúng ta là người nguyên thủy, sống trong những hang động, bao quanh đầy rẫy nguy hiểm, rình
rập của các loài động vật nguy hiểm khác. Để đối phó với tình trạng khắc nghiệt ấy, bộ não của
chúng ta luôn cảnh giác, và sẵn sàng chuyển qua chế độ “chiến đấu hay bỏ chạy” (fight or flight)


khi phát hiện ra một con hổ răng kiếm nào gần đó. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà chẳng
còn con hổ răng kiếm nào xung quanh nữa, bộ não của chúng ta vẫn giữ nguyên đặc tính ban
đầu: nó bị thu hút bởi những điều tiêu cực, những cuộc tấn công, những cuộc khủng
hoảng, v.v.., bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến “khả năng sống sót” của bạn. Hãy tưởng tượng
bạn đang lái xe trên đường, bên trái bạn là một khung cảnh núi non hùng vĩ và ánh cầu vồng lấp
lánh, trong khi bên phải bạn là một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Bạn sẽ để ý đến sự việc
nào? Dĩ nhiên là sẽ chú ý đến vụ tai nạn giao thông. Sự lập trình này của bộ não là để bảo vệ
bạn, nhưng rõ ràng là nó không còn hiệu quả trong cuộc sống ngày nay nữa!
Những nhà truyền thông hiểu rõ điều này, và họ cố gắng soạn ra càng nhiều thứ tiêu cực trong
các bản tin càng tốt, để thu hút sự chú ý của bạn, để kiếm tiền từ chính “điểm yếu” của bạn (bạn
cũng nên thông cảm cho họ, vì nếu không làm thế, có lẽ họ sẽ bị phá sản). Thế là mỗi lần bạn
mở chiếc tivi “thân yêu” của mình lên, chẳng khác gì bạn bưng cả một “xô nước thải” đổ thẳng
vào đầu mình. “Input” – những thông tin đầu vào của bạn, tràn ngập thông tin và hình ảnh về
khủng bố, chiến tranh, cướp bóc, cưỡng hiếp, các tin sốc, scandal, v.v..Và rồi bạn tự hỏi “Tại sao
tôi không thể hướng suy nghĩ của mình về những điều tích cực?”. Lý do vô cùng đơn giản, vì
“input” của bạn chỉ toàn những thứ tiêu cực.
Bạn hãy tưởng tượng bạn có một cô con gái 8 tuổi, và bạn mời một người bạn đến để dùng
chung bữa tối. Trong khi bạn đang trong bếp để nấu ăn, người bạn ấy trong phòng khách trò
chuyện cùng cô con gái đáng yêu của bạn. Bạn khẽ bước lại xem người bạn ấy đang nói gì với
cô con gái của mình, thì giật mình khi nghe thấy chủ đề toàn là giết người, cướp bóc, cưỡng
hiếp, các scandal, v.v..Trong tình huống này bạn sẽ làm gì? Dĩ nhiên, bạn sẽ đùng đùng nổi giận,

ngay lập tức “tống cổ” thằng bạn “quý hóa” của bạn ra khỏi nhà, và không bao giờ mời hắn ta
quay lại nữa. Ấy thế mà bạn đang để “thằng bạn” ấy trong ngôi nhà của bạn hằng ngày, không
chỉ một “thằng”, mà còn có thể là hai, ba “thằng”. Và bộ não của bạn chẳng khác gì bé con gái 8
tuổi, ngây thơ và non nớt, chỉ biết lắng nghe chăm chú những gì mà hắn rót vào đầu bạn.


Ấy thế mà bạn đang để “thằng bạn” ấy trong ngôi nhà của bạn hằng ngày, không chỉ một
“thằng”, mà còn có thể là hai, ba “thằng”. Và bộ não của bạn chẳng khác gì bé con gái 8 tuổi,
ngây thơ và non nớt, chỉ biết lắng nghe chăm chú những gì mà hắn rót vào đầu bạn.
Trong cuốn sách 7 thói quen để tạo gia đình hạnh phúc của mình, Stephen Covey cũng nhìn
nhận về vấn đề này như sau:
“Vào những năm 50, trung bình một đứa trẻ xem tivi rất ít hoặc thậm chí không xem, và những gì
xuất hiện trên tivi thường là câu chuyện về những gia đình ổn định, luôn tôn trọng lẫn nhau.
Ngày nay, trung bình một đứa trẻ xem tivi 7 tiếng mỗi ngày. Và trong một năm, bình quân xem
trên 800 vụ giết người và 100.000 hành vi bạo lực. Cũng trong thời gian đó, đứa trẻ dành trung
bình chỉ 5 phút mỗi ngày bên cha và 20 phút bên mẹ.
Hãy nghĩ xem: 7 tiếng mỗi ngày để xem tivi và 5 phút dành cho người cha. Thật không thể tin
được!
Đứa trẻ cũng tiếp cận video và âm nhạc nhiều hơn, trong đó miêu tả sinh động những cảnh
khiêu dâm, gợi dục, bạo lực. Danh mục hành vi bị kỷ luật nặng tại trường học đã thay đổi: từ
hành vi nhai kẹo cao su và chạy trong hành lang (cách đây vài thập niên) đã chuyển thành hành
vi mang thai sớm ở tuổi thiếu niên, cưỡng hiếp và hành hung”
Tivi là cỗ máy quyền năng nhất của thế kỷ 20. Còn trong thế kỷ 21 này, có những cỗ máy khác
đang dần “bứt phá” để “cạnh tranh” vị trí số một của chiếc tivi. Đó là các thể loại “anh em” của
chiếc tivi, cũng có dạng màn hình: máy tính để bàn, laptop, smart phone (điện thoại thông minh),
máy tính bảng, v.v..Ngày xưa chúng ta có loại dịch “nghiện thuốc lá”, khi mà cứ vài phút ta lại
thấy một người móc bao thuốc lá ra, châm lửa và phì phèo điếu thuốc. Ngày nay, khi mà cơn
dịch nghiện thuốc lá đã dần suy yếu, chúng ta lại có một loại dịch mới: “nghiện smart phone”, khi
mà cứ vài phút ta lại thấy một người móc chiếc smart phone ra xem, chẳng khác gì một người
móc bao thuốc lá ra trong quá khứ. Và chúng tràn ngập những thể loại thu hút sự chú ý của bạn:

email, voicemail, facebook, v.v.., với hàng tá những tin tức tiêu cực. Khi bạn dùng chúng mà
không chú ý, khi bạn lướt mạng xã hội một cách vô tội vạ, một lần nữa bạn lại đổ nguyên “xô
nước thải” vào đầu mình!



Ngày xưa chúng ta có loại dịch “nghiện thuốc lá”, khi mà cứ vài phút ta lại thấy một người móc
bao thuốc lá ra, châm lửa và phì phèo điếu thuốc. Ngày nay, khi mà cơn dịch nghiện thuốc lá đã
dần suy yếu, chúng ta lại có một loại dịch mới: “nghiện smart phone”, khi mà cứ vài phút ta lại
thấy một người móc chiếc smart phone ra xem, chẳng khác gì một người móc bao thuốc lá ra
trong quá khứ
Bạn có thể nói “Nhưng làm sao tôi có thể sống mà không có tivi, email, facebook và những thứ
khác nữa?”. Dĩ nhiên là bạn đúng, trong xã hội ngày nay, những thứ ấy là không thể thiếu. Tôi
không có ý nói bạn hãy quẳng hết tivi, điện thoại, laptop ra ngoài đường. Thông điệp của bài viết
này rất rõ ràng, hãy cẩn thận và ý thức với thứ mà bạn bỏ vào đầu mình hằng ngày, cẩn thận với
“input” của bạn, vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành động, thói quen, tính cách của
bạn. Bạn cũng có thể nói “Nhưng tôi thấy tivi hay facebook cũng có những điều đẹp, những điều
tích cực ấy chứ!”. Một lần nữa, bạn lại đúng. Thế nhưng những điều tích cực ấy là hết sức nhỏ
nhoi trong một “rừng” các điều tiêu cực. Điển hình nhất có lẽ là chương trình “Chuyển động 24h”
của Đài truyền hình quốc gia VTV1. Sau các thông tin “giật gân và thót tim như phim hành động”
như khủng bố, chiến tranh, cháy nhà, sập nhà, trộm cướp, giết người, v.v.., nó cung cấp cho
người xem một “liều thuốc xoa dịu” với chuyên mục: “Việc tử tế”. Tôi không có ý chê bai, thực ra
thì đây là một dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ và đáng hoan nghênh của Đài truyền hình quốc gia.
Nhưng bạn thấy đấy, việc bạn cố gắng tìm một cái gì đó tích cực, tử tế và nhân văn trong một
“nùi” các thông tin tiêu cực chẳng khác gì với việc bạn cố gắng moi trong đống rác chỉ để tìm một
dĩa xà lách thơm ngon.

Đã đến lúc thanh lọc lại bộ não của bạn
“Chúng ta dành quá nhiều thời gian để huấn luyện cho lãnh đạo cần làm gì. Nhưng chúng ta
dành quá ít thời gian để huấn luyện những gì họ cần dừng lại” – Peter Drucker, chuyên gia về

quản trị hàng đầu trên thế giới.


Hãy tưởng tượng não bộ của bạn là một cái ly hoàn toàn trống rỗng, và nó sẽ giữ lại bất kỳ thứ
gì mà bạn bỏ vào. Nó không có bộ lọc, và cũng chẳng biết đánh giá hay phán xét
HÃY TƯỞNG TƯỢNG NÃO BỘ CỦA BẠN là một cái ly hoàn toàn trống rỗng, và nó sẽ giữ lại
bất kỳ thứ gì mà bạn bỏ vào. Nó không có bộ lọc, và cũng chẳng biết đánh giá hay phán xét.
Hãy tưởng tượng tiếp chai nước bẩn là các thông tin tiêu cực đến từ các phương tiện truyền
thông như tivi, facebook, v.v..Hằng ngày, một cách vô ý thức, bạn đang để cho chúng đổ cả lít
nước bẩn vào “chiếc ly” của bạn. Cái ly của bạn trở nên vàng đục, dơ bẩn, bốc mùi. Và rồi “input
– thông tin đầu vào” bắt đầu trở thành suy nghĩ và niềm tin của bạn: bạn nhìn nhận thế giới và
cuộc sống như một nơi tuyệt vọng, bất công, đầy bất ổn, nguy hiểm, các mối đe dọa, rủi ro luôn
rình rập, mọi người ích kỷ, lừa dối lẫn nhau. Cuối cùng, những suy nghĩ và niềm tin biến thành
“output” – cuộc sống thực của bạn.


Bây giờ bạn sẽ làm gì để làm sạch chiếc ly của mình? Đổ hết nước bẩn ra và rửa sạch nó ư? Ồ
không được đâu, bạn có thể đổ nước bẩn ra khỏi một cái ly, nhưng bạn không thể nào “cạy nắp”
bộ não bạn ra, trút hết những thứ thông tin tiêu cực ra khỏi đầu của bạn được. Hằng ngày chúng
ta thức dậy, đánh răng, và chúng ta ước gì cũng có một loại bàn chải có khả năng “đánh bật” các
“vi khuẩn” và “vết bẩn” ra khỏi đầu mình. Nhưng rất tiếc rằng các hãng kem đánh răng P/S hay
Colgate chưa có khả năng sáng chế ra loại bàn chải như thế.
Vậy giờ bạn phải làm gì đây? Bước đầu tiên bạn cần làm là ngưng ngay việc đổ thêm
“nước bẩn” vào “cái ly” của mình. Giờ đây bạn đã hiểu được tác hại vô cùng nguy hiểm của
các phương tiện truyền thông, do đó bạn cần phải vô cùng ý thức, đề cao cảnh giác để bảo vệ
sự trong sạch của não bộ của mình. Hãy bắt đầu hạn chế lại việc mở tivi lên để xem các bản tin
thời sự, hãy thôi đặt mua những tờ báo, hãy giảm thiểu lại việc mở facebook lên để lướt các
mẩu tin dài vô hạn, hãy ấn nút “ngưng theo dõi” (unsubscribe) với các quảng cáo trong email của
bạn, v.v..Bạn có thể phản bác: “Nhưng làm như vậy tôi có thể bỏ lỡ mất một điều gì đó quan
trọng thì sao?”. Thứ nhất, hãy nhìn vào quá khứ, bạn sẽ nhận ra hơn 90% những tin tức thời sự

hay quảng cáo hay bản tin trên facebook chẳng thực sự quan trọng đối với cuộc sống bạn. Thứ
hai, hầu hết các bản tin đó đều nằm ngoài khả năng gây ảnh hưởng của bạn. Nếu như ngày
hôm nay trên thế giới, Triều Tiên đang thử nghiệm tên lửa hạt nhân, hay một “thằng điên” nào đó
ở Mỹ lao vào trường học và xả súng hàng loạt, thì bạn có thể làm được gì không, ngoài việc
giận dữ và lo lắng? Tại sao lại phải tập trung vào những điều mà bạn không thể gây ảnh hưởng,
trong khi còn có biết bao nhiêu điều mà bạn có thể làm để cuộc sống của mình, gia đình và
những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn? Và cuối cùng, nếu bạn lo sợ mình bị bỏ lỡ một
thứ gì đó, bạn chỉ cần đến chỗ làm và hỏi một người đồng nghiệp: “Hôm nay trên thế giới có gì
“hot” không bồ nhỉ?”, ngay lập tức, đồng nghiệp của bạn sẽ kể cho bạn hàng tá điều mà cô ấy đã
nghe hay đọc vào buổi sáng. Cách này có thể đổ vài giọt “nước bẩn” vào đầu bạn, nhưng còn tốt
hơn nhiều so với việc đổ cả xô nước bẩn như cách mà bạn hay làm.


Mario Andretti
Có một câu nói rất hay rằng: “Đôi mắt của bạn hướng về đâu, thì năng lượng của bạn sẽ chảy
về phía đó” (nguyên văn: Where your eyes go, your energy flows). Khi tay đua huyền thoại Mario
Andretti (ảnh), người từng chiến thắng các giải Công thức 1, World Sportscar Championship,
NASCAR và the International Race of Champions, được hỏi “Đâu là bí quyết số một của ông để
vô địch”, ông trả lời: “Đừng nhìn vào bức tường”. Tại sao lại là đừng nhìn vào bức tường? Ông
đáp “Chiếc xe của bạn sẽ đến cái nơi mà mắt của bạn hướng đến”. Thế nên đừng bao giờ nhìn
vào bức tường”. Một ví dụ khác, nếu bạn đang đi trên một sợi dây thừng cách mặt đất 50 mét,
một điều mà bạn nhất quyết không được làm sẽ là gì? Đó là: đừng nhìn xuống mặt đất. Vì sao?
Vì cơ thể của bạn sẽ đến cái nơi mà mắt bạn hướng đến. Bạn có thể nhận ra điều quan trọng
nhất ở đây: Cuộc sống của bạn sẽ đến cái nơi mà mắt bạn hướng đến. Và nếu bạn hướng


ánh mắt của mình đến những điều tiêu cực, xấu xí của những phương tiện truyền thông, đó
cũng chính xác là hướng mà cuộc sống của bạn sẽ đi đến.

Cuộc sống của bạn sẽ đến cái nơi mà mắt bạn hướng đến

Bước thứ hai trong việc thanh lọc “cái ly” của bạn là tìm đến những “nguồn nước” trong
lành và đổ chúng vào “cái ly” của mình. Những “nguồn nước” này chính là những nguồn
thông tin đầu vào tích cực, mang thứ tư duy dồi dào, phong phú, rộng rãi, nó đến từ những cuốn
sách, những khóa học phát triển bản thân, hay từ những người bạn tích cực. Và bạn phải chủ
động tìm kiếm chúng, bởi vì xung quanh bạn chỉ toàn những “nguồn nước” bẩn. Khi bạn bắt đầu
rót những dòng nước trong lành này vào chiếc ly đang đục vàng của mình, màu đục vàng sẽ
nhạt dần, nhạt dần, chất thải sẽ bắt đầu chảy ra khỏi ly. Và nếu bạn kiên nhẫn, không đổ thêm
nước bẩn vào, và liên tục đổ vào các dòng nước sạch, một lúc nào đó, toàn bộ “ly nước” của
bạn sẽ là nước trong lành, tinh khiết. Và khi đó, bạn sẽ nhìn thế giới và cuộc sống hoàn toàn
khác: đó là một thế giới tràn ngập niềm tin, tình yêu thương, sự hy vọng, niềm hạnh phúc, sự tin
tưởng, rất nhiều khả năng và cơ hội dành cho tất cả mọi người.


Bước thứ hai trong việc thanh lọc “cái ly” của bạn là tìm đến những “nguồn nước” trong lành và
đổ chúng vào “cái ly” của mình.

Tỷ lệ G/G của bạn là bao nhiêu?
“Nếu bạn muốn đạt được thứ mà chỉ 5% dân số thế giới đạt được, bạn phải sẵn sàng làm những
thứ mà chỉ 5% dân số thế giới sẵn sàng làm” – Robin Sharma, tác giả cuốn sách Lãnh đạo
không chức danh.
“Những người thành công và những người không thành công đều ghét phải làm chung một số
thứ. Nhưng những người thành công làm những việc đó dù thế nào đi nữa ” – Darren Hardy,
Tổng biên tập tạp chí Success Magazine.


TỶ LỆ G/G HAY TỶ LỆ GIÁO DỤC/GIẢI TRÍ CỦA BẠN (hoặc bạn có thể nhớ theo tỷ lệ E/E –
Education / Entertainment) chính là tỷ lệ quyết định sự thành công của bạn. Hãy tự xét xem thời
gian, tiền bạc và nỗ lực bạn dành cho việc giáo dục, cho sự phát triển của bản thân mình về mặt
tư duy, thái độ, kỹ năng, kiến thức chuyên môn (cũng chính là nguồn nước sạch của bạn) so với
thời gian, tiền bạc và sự chú ý đến các thứ giải trí, đến các phương tiện truyền thông hay mạng

xã hội (hầu hết chúng là nguồn nước bẩn) là bao nhiêu?
Một vài con số thực tế có thể sẽ làm bạn giật mình. Một cuộc khảo sát của Nielson vào năm
2014 cho thấy trung bình một người trên thế giới trong độ tuổi 25 đến 34 xem tivi 27 tiếng 36
phút một tuần, tức gần 4 tiếng trong một ngày. Một cuộc khảo sát khác của công ty Asia Plus
(Nhật Bản) cũng vào năm 2014 với 500 người Việt Nam trên 18 tuổi nói rằng: “Người Việt Nam
thực sự bị nghiện facebook. Một nửa dân số Việt sử dụng facebook 3 tiếng mỗi ngày”. Nhìn sơ
qua, một ngày con người ta ngủ 8 tiếng, đi làm 8 tiếng, và gần 7 tiếng họ xem tivi và lướt
facebook! Dĩ nhiên nhận định này mang tính khá chủ quan, nhưng tỷ lệ G/G của đa số mọi
người gần như là con số 0 tròn trĩnh. Luật tự nhiên dạy chúng ta rằng: Gieo nhân nào thì gặt quả
đó. Bạn không thể gieo một hạt chanh, và sau đó hy vọng rằng bạn sẽ có được một trái mít ngọt
được. Thế mà chúng ta cứ mang cái ảo tưởng đó mỗi ngày, gieo vào đầu những điều tiêu cực
và vô bổ, và mong ước thu hoạch được “trái” tích cực, hạnh phúc, thành công và giàu có.
Một trong những mục đích chính mà chúng tôi lập ra trang web Nghệ thuật Lãnh đạo 360° này
không gì khác đó là tạo ra một “nguồn nước” trong lành và tinh khiết cho bạn, đồng thời giúp bạn
gia tăng tỷ lệ G/G của mình. Như Brian Tracy, tác giả của rất nhiều cuốn sách best-selling, nói
“Với mỗi đô la bạn đầu tư vào phát triển bản thân, bạn sẽ thu về được ít nhất là ba mươi đô la
lợi nhuận”. Nếu bạn tăng tỷ lệ G/G của mình, bằng cách giảm số lượng Giải trí xuống, đồng thời
tăng số lượng Giáo dục của mình lên, bạn sẽ bắt đầu tạo sự bứt phá trong cuộc sống.
Nếu bạn cảm thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ nó cho gia đình, bạn bè, và những người thân
yêu của bạn.


Chúng tôi chúc cho bạn hạnh phúc và bình yên, cùng những điều tốt đẹp nhất đến với cuộc sống
của bạn.



×