Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bài tập tín dụng ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.06 KB, 27 trang )

BÀI TẬP TÍN DỤNG NHTM

Bài 1: Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày
15/5/X. Khách hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với mức hạn
tín dụng là 40 tỷ, thời hạn 1 năm. Vào ngày 15/5/X, dư nợ của khách hàng
này tại ngân hàng là 16 tỷ, đồng thời cán bộ tín dụng cũng biết được rằng dư
nợ của khách hàng này tại các ngân hàng khác là 10 tỷ. Ngân hàng có những
cách xử lý như thế nào?

Bài 2:
Để thực hiện kế hoạch kinh doanh quý II năm 2009, doanh nghiệp
Minh Trang đã gửi hồ sơ vay vốn lưu động đến NH NN&PTNT M kèm kế
hoạch kinh doanh. Trong giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, mức vay là
500 triệu đồng. Qua thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng xác định được các
số liệu sau
- Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý là 800 triệu đồng
- Chi phí trả lương nhân viên: 560 triệu
-
Chi phí quản lý kinh doanh chung: 120 triệu
- Chi phí khấu hao nhà xưởng và thiết bị: 240 triệu
- Tổng số vốn lưu động tự có của khách hàng là 720 triệu
- Giá trị tài sản thế chấp: 700 triệu
Theo anh/chị, ngân hàng có thể duyệt mức cho vay theo như doanh nghiệp
đề nghị không? Tại sao?
Giả định ngân hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện cho vay doanh nghiệp,
doanh nghiệp chỉ vay NH M để thực hiện dự án này. NH ch
ỉ cho vay tối đa
70% giá trị của TSTC.

Bài 3:
Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay để thực hiện một hợp


đồng nhận mua và lắp đặt trạm biến áp theo phương thức cho vay từng lần.
Tổng giá trị hợp đồng khoán gọn trị giá 5 tỷ (giả thiết hợp đồng đảm bảo
nguồn thanh toán chắc chắn), thời gian thực hiện hợp đồng từ 1/4/200X đến
1/10/200X. Bên A ứng trước 1,5 tỷ, số tiền còn l
ại sẽ được thanh toán làm 2
lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình bàn
giao 1 tháng. Trong tháng 3, công ty có xuất trình một hợp đồng đã ký để
mua máy biến áp trị giá 3,8 tỷ, phải thanh toán tiền ngay trong tháng sau.
Biết vốn tự có công ty tham gia vào công trình là 300 triệu, tổng chi phí cho
vận chuyển và lắp đặt thiết bị là 450 triệu; lãi suất cho vay hiện hành
1,7%/tháng.

Yêu cầu: a. Đưa ra quyết định/kiến nghị về việc cho vay đối với Công ty.
Giả
i thích.
b. Nếu cho vay, xác định quy mô, thời hạn cho vay, số tiền lãi và
gốc được trả mỗi lần, biết rằng gốc được trả làm 2 lần bằng
nhau khi Công ty có nguồn thu.

Bài 4:

Công ty thiết kế và xây dựng số 3 có nhu cầu vay ngân hàng X 3,7 tỷ đồng
để thi công công trình đã trúng thầu (công trình được đầu tư bằng vốn ngân
sách đã được duyệt). Công ty đề nghị được vay 7 tháng, từ tháng 6/200X, lãi
suất 1,75%/tháng. Giá trị hợp đồng là 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp
đồng theo kế hoạch từ 1/6 đến 1/11/200X. Chủ đầu tư ứng trước 10% giá trị
hợp đồng và giữ lại 15% đến khi hết hạn bảo hành (1 năm). Phần còn lại
thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi
công trình được bàn giao 1 tháng. Lãi định mức xây lắp là 10% giá trị hợp
đồng. Đơn vị đã có sẵn máy móc để thi công, chi phí khấu hao máy móc

chiếm 40% tổng chi phí.

Ngân hàng có duyệt mức vay vốn mà công ty đề nghị không? Nếu có, mức
cho vay là bao nhiêu? Thời hạn vay tối đa là bao lâu? Thu nợ vào những thời
đ
iểm nào và số gốc, lãi thu được mỗi lần biết vốn vay sẽ được trả làm 2 lần
bằng nhau khi công ty có nguồn thu.

Bài 5:

Công ty thương mại Sao mai muốn xin hạn mức vay vốn lưu động ngân
hàng NN&PTNT X là 18 tỷ đồng. Công ty trình bản báo cáo tài chính gần
nhất (số dư bình quân cả năm, đơn vị tính: tỷ đồng)
TÀI SẢN Số dư NGUỒN VỐN Số dư
1. TSLĐ 32,5 1. Nợ phải trả 22,5
- Vốn bằng tiền 0,5 - Các khoản phải trả 10
- Các khoản phải thu 2 - Vay ngắn hạn ngân
hàng X
12,5
- Hàng dự trữ 30
2. TSCĐ 90 2. Vốn chủ sở hữu 100
- Nguyên giá 250
- Hao mòn luỹ kế (160)
Tổng Tài sản 122,5 Tổng Nguồn vốn 122,5

Doanh thu thuần: 190
Thu nhập ròng sau thuế: 12,3

Hiện tại Công ty đang vay ngân hàng theo phương thức cho vay từng lần.
Phương thức này gây nhiều khó khăn cho công ty, hơn nữa nhu cầu vay phát

sinh thường xuyên nên công ty đề nghị ngân hàng chuyển thành phương thức
cho vay theo hạn mức. Công ty cũng trình phương án mở rộng dự trữ để tăng
thêm doanh thu 10% trong năm sau. Ngân hàng có nên duyệt mức vay vốn
như Công ty đề nghị không? Biết vòng quay vốn lưu động năm sau của
Công ty không thay đổi.

Bài 6

Trước quý 2/2008 Cty CP QUỐC TẾ gửi đến NHCT Ba Đình hồ sơ xin
vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng khu du lịch công ty đang đầu
tư. Giá trị dự toán của dự án đc NH chấp nhận như sau:
+ Tổng mức vốn đầu tư và thực hiện dự án gồm:
- Chi phí giải phóng mặt bằng: 180 tỷ đ
- Chi phí XDCB 300 tỷ đ
- Chi phí XDCB khác 50 t
ỷ đ
- Dự kiến mua trang thiết bị 200 tỷ đ
- Chi phí vận chuyển 0,4 tỷ đ
+ Vốn tự có của DN tham gia thực hiện dự án = 30% giá trị dự toán của
dự án
+ Lợi nhuận dự kiến DN thu được hằng năm sau khi thực hiện dự án là 5
tỷ. Biết rằng sau khi thực hiện dự án lợi nhuận tăng thêm 50% so với trc
đầu tư.
+ Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hằng năm 15%
+ Các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án 16,7 tỷ đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức cho vay tối đa đối với dự án
2. Xác định thời h
ạn cho vay hợp lý với dự án
Biết rằng:

- Cty cam kết dùng toàn bộ khấu hao từ đc hình thành từ vốn vay và
phần lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án đc dùng để trả nợ
NH
- Các nguồn khác để trả nợ NH hàng năm 30,23 tỷ
- Giá trị TS thế chấp 780 tỷ
- Khả năng vốn NH đáp ứng đủ nhu cầu vay
- Qui mô vố
n của NHCT thời điểm xét là 4.100 tỷ
- Dự án khởi công ngày 15/07/2008 và đưa vào sử dụng 12 tháng sau
ngày khởi công
- Công ty không có nợ với NH or các TCTD khác

Bài 7:

Ngày 15/9/200X Công ty CP A gửi chi nhánh NHTM B hồ sơ đề nghị vay
vốn ngắn hạn với mức đề nghị hạn mức tín dụng quý 4/200X là 3.000 tr
đồng để phục vụ kế hoạch sản xuất trong quý.
Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng ngân hàng đã thống nhất với công ty các
số liệu sau đây:

Nội dung Số tiền (triệu
đông)
Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào 12.910
Giá trị sản xuất khác phát sinh trong quý 9.875
TS lưu động bình quân 6.150
Doanh thu thuần 21.525
Vốn lưu động tự có và huy động khác của
công ty
3.660
Tổng giá trị TS thế chấp của công ty 4.150


Với dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định HMTD quý 4 cho công ty
là 2.905 triệu đồng.
Trong 10 ngày đầu tháng 10/07, công ty đã phát sinh 1 số nghiệp vụ và cán
bộ tín dụng đã đề nghị giải quyết cho vay ngắn hạn những khoản sau đây với
công ty:
- Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu
- Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr
- Ngày 8/10: cho vay để mua ô tô tải: 464 tr
- Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr
- Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr
Yêu cầu:
- Nhận xét về thủ tục hồ sơ vay vốn của công ty.
- Nhận xét về những đề nghị của cán bộ tín dụng là đúng hay sai? Tại
sao?
Biết rằng
- Nguồn vốn của NH đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công ty
- Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và là KH truyền thống của NH.
- Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị TS thế chấp.
- Dư nợ vốn lưu động đầu quý 4/07 của công ty là 700 tr đồng.

Bài 8:

Doanh nghiệp X xuất trình hồ sơ vay NH A để thực hiện mua hàng xuất
khẩu, các số liệu được thu thập như sau:
Chi phí thanh toán cho người cung cấp theo hợp đồng là 1.200 tr đồng
(trong đó thanh toán ngay 70%, phần nợ còn lại được trả sau khi đã tiêu thụ
xong toàn bộ hàng hóa).
Chi phí tiêu thụ đi kèm: 100 tr đồng.
Vốn của DN tham gia vào phương án: 200 tr đồng.

TS đảm bảo nợ vay được định giá là: 2.100 tr (tỷ lệ cho vay tối đa là
50%).
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức cho vay đối với DN nếu các quy định khác về điều
kiện vay và nguồn vốn của NH đều thỏa mãn.
2. Cho biết các xử lý của NH trong các TH sau:
a. Trong lần tái xét khoản vay sau 2 tháng, NH nhận thấy DN có biểu hiện
giảm sút về tài chính, nguồn thu nợ thừ bán hàng không rõ ràng, TS ĐB
sụt giảm tới 20% so với giá trị ban đầu.
b. Trong thời gian cho vay, DN thực hiện đúng các cam kết, ko có dấu hiệu
xấu, nhưng khi khoản vay đáo hạn, DN ko trả được nợ, NH đã áp dụng 1
số biện pháp khai thác nhưng ko thành công. Mặt khác, do thị trường
biến động mạnh nên giá trị TS ĐB chỉ còn khoảng 70% số nợ gốc.

Bài 9:

Công ty TNHH Hà Thành chuyên kinh doanh các mặt hàng điện lạnh, là
doanh nghiệp có doanh số bán hàng tương đối ổn định. Bắt đầu từ năm N, do
tình hình cạnh tranh, Công ty quyết định mở rộng kinh doanh một số mặt
hàng khác để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp dự kiến kế
hoạch năm như sau:
- Giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ: 300
- Giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ: 250
- Giá trị hàng hóa tồn đầu kỳ: 0
- Hao hụt hàng hóa không đáng kể
- Chi phí lưu thông phát sinh cả năm kế hoạch = 10% giá trị hàng hóa
mua vào trong kỳ
- Chi phí khâu mua và dự trữ hàng hóa = 1/3 chi phí lưu thông phát sinh
cả năm.
- Vốn phí hàng hóa (Công cụ lao động, bao bì, chi phí chờ phân bổ) = 4%

trị giá hàng hóa bán ra
- Các khoản phải trả = 10% trị giá hàng hóa mua vào
- Doanh thu bằng 400 trđ
- Các khoản phải thu bằng 10% doanh thu
- Số ngày dự trữ cần thiết bình quân các mặt hàng: 30 ngày
Xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp năm N

Bài 10
: Công ty xây lắp X trong năm 2009 có nhu cầu vay vốn lưu động để
tiến hành thi công các công trình mà công ty đã ký được hợp đồng vào cuối
năm 2008 (biết rằng các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn có khả năng
thanh toán bảo đảm). Tổng giá trị hợp đồng thi công đã ký với chủ đầu tư là
40 tỷđ. Thời gian thi công trong 02 năm 2009-2010. Giá trị công trình công
ty sẽ thi công trong năm 2009 dự tính là 25 tỷđ (giá đã có VAT). Doanh thu
bán hàng năm 2009 dự tính là 22 t
ỷđ.
Hãy tính hạn mức tín dụng trong năm 2009 biết:
- KHCB tài sản cố định năm ước tính 2 tỷđ
- Các hợp đồng được ứng trước 15% giá trị hợp đồng thực hiện trong
từng năm
- Thuế VAT được xác định là 10%
- Lãi định mức 1.5 tỷ đồng
- Vòng quay vốn lưu động: 1.5 vòng/năm

Bài 11:

Doanh nghiệp A có Báo cáo tài chính năm 2008 như sau:
1. Báo cáo tài chính đến 31/12/2008

STT Chỉ tiêu

Số đầu
năm
Số cuối
năm
A TÀI SẢN 7,900 8,780
1 Tài sản lưu động 5,400 6,780
1.1 Tiền 500 600
1.3 Phải thu khách hàng 1,000 1,500
1.4 Hàng tồn kho 3,500 4,200
1.5 Tài sản lưu động khác 400 480
2 Tài sản cố định 2,500 2,000
2.1 Nguyên giá 3,500 3,500
2.2 Khấu hao luỹ kế -1,000 -1,500
B NGUỒN VỐN 7,900 8,780
1 Nợ phải trả 3,300 3,180
1.1 Nợ ngắn hạn 2,800 2,780
* Vay ngắn hạn 1,500 1,600
* Phải trả người bán 1,000 900
* Người mua ứng trước 200 150
* Thuế 100 130
1.2 Nợ dài hạn 500 400
2 Nguồn vốn CSH 4,600 5,600
2.1 Nguồn vốn –quỹ 4,000 4,000
2.2 Lợi nhuận để lại 600 1,600

2. Kết quả kinh doanh

STT Chỉ tiêu Thực hiện 2008
1 Doanh thu từ HĐKD 20,000
2 Giá vốn hàng bán 16,000

3 Chi phí bán hàng, 2,000
quản lí
4
Lãi từ hoạt động
SXKD 2,000
5 Lãi khác 300
6
Lợi nhuận trước
thuế 2,300
7 Thuế TNDN 644
8 Lợi nhuận sau thuế 1,656

Trong năm 2009, Doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt doanh thu là 31.500 triệu
đồng (Đã bao gồm 5% VAT đầu ra). Lợi nhuận trước thuế là 3.000 triệu
đồng. Vòng quay vốn lưu động kế hoạch bằng năm 2008. Doanh nghiệp
trong năm không đầu tư mới tài sản cố định. Doanh nghiệp trích khấu hao
theo phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ các khoản nợ người bán và người mua
ứng trước trên doanh thu bằng tỷ lệ nă
m 2008. Vốn lưu động tự có năm 2009
là 4.000 triệu đồng. Doanh nghiệp không có quan hệ tín dụng với bất kì ngân
hàng nào khác.
Anh chị hãy đề xuất hạn mức vốn lưu động năm 2009 và thời gian hợp lí cho
từng khoản vay vốn theo hạn mức của doanh nghiệp.

Bài 12:

Ngày 15/12/08 cty M gửi tới NH E phương án tài chính ngày 31/12/08 của
cty như sau:
(ĐVT: tr đồng)
TS Số tiền NV Số tiền

1. TS lưu động 1. Nợ phải trả
Tiền mặt 200 Nợ ngắn hạn 45.000
Các khoản phải thu 21.000 - Vay ngắn hạn 45.000
Hàng hóa tồn kho 78.000 - Phải trả ng bán 24.000
- Hàng mất phẩm
chất
2.000 - Phải trả khác 16.000
TS lưu động khác 1.000 2. Nợ dài hạn 12.500
2. TS CĐ 37.300
3. Vốn chủ sở
hữu
40.000
Tổng cộng 137.500 Tổng cộng 137.500


Biết rằng:
- Năm 2009, vòng quay hàng tồn kho dự kiến là 4 vòng, vòng quay các
khoản phải thu là 15 vòng.
- Doanh thu dự kiến của năm 2009 là 240.000 tr, giá vốn hàng bán bằng 75%
doanh thu.
- Dự trữ về Tiền, và TSLĐ khác năm 2009 không đổi so với 2008
- Vốn lưu động tự có năm 2009 bằng năm 2008
- Tài trợ ngắn hạn từ nhà cung cấp và các khoản phải trả khác năm 2009
không đổi so với 2008
- DN không vay NH khác
- Quy chế cho vay của NH yêu cầu phả
i có 10% vốn lưu động của DN tham
gia trong TS lưu động.
Yêu cầu: Tính hạn mức tín dụng năm 2009


Bài 13:

Trước 5/2008 công ty cao su Đồng Nai gửi đến NH hồ sơ vay vốn cố định để
thực hiện dự án mở rộng sản xuất (công trình tự làm). Sau khi xem xét và
thẩm định dự án đầu tư NH đã thống nhất với công ty về các số liệu sau:
- Chi phí xây lắp: 2.500 triệu.
- Chi phí XDCB khác: 800 triệu
- Chi phí mua thiết bị và vận chuyển lắp đặt thiết bị: 3.210 triệu
-
Vốn tự có của công ty tham gia thực hiện dự án bằng 30% tổng giá
trị dự án
- Các nguồn khác tham gia dự án: 280 triệu
- Lợi nhuận công ty thu được hàng năm sau khi đầu tư là 2.250 triệu
(tăng 25% so với trước khi đầu tư)
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm: 20%
- Giá trị tài sản thế chấp: 6.170 triệu
Trong 6/2008 công ty có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế
như sau:
Ngày 5/6: Vay thanh toán tiền mua xi măng, cát sỏi: 195 triệu
Vay cho CBCNV đi nghỉ mát: 50 triệu
Ngày 8/6: Vay thanh toán tiền mua máy móc thiết bị 600 triệu
Vay mua mủ cao su: 200 triệu
Ngày 10/6 : Vay để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: 200 triệu
Vay trả tiền vận chuyển máy móc thiết bị: 10 triệu
Yêu cầu: a. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án.
b. Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh và giải thích các trường hợp
cần thiết
Biết rằng:
- Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án đều được dùng
trả nợ NH

- Nguồn vốn khác dùng để trả nợ NH là: 85,1 triệu/năm
- Khả năng nguồn vốn của NH đáp ứng đủ nhu cầu vay của công ty
- Dư nợ tài khoản cho vay vốn cố định của công ty cuối ngày 4/6/08
là 850 triệu
- Ngân hàng cho vay tối đa bằ
ng 70% gía trị tài sản thế chấp
- Dự án khởi công 1/5/08 và dự định hoàn thành đưa vào sử dụng
1/11/08.

Bài 14:

Nhà thầu B trúng thầu hợp đồng lắp đặt thiết bị cho nhà đầu tư A với tổng
giá trị 45 tỷ được thực hiện trong 12 tháng. Bên A ứng trước cho bên B 10%
giá trị hợp đồng ngay khi công trình bắt đầu khởi công, thanh toán 40% sau
6 tháng và trả phần còn lại sau khi công trình được nghiệm thu (dự kiến sau
khi hoàn thành 1 tháng).
Bên B làm đơn xin nay NH, đảm bảo bằng nguồn thu từ hợp đồng đã trúng
thầu. Ngoài chi phí phí mua thiết bị (16 tỷ) được giải ngân 1 l
ần khi bắt đầu
khởi công, các chi phí còn lại (chưa kể lãi vay) để thực hiện công trình gồm
có chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện nước (8 tỷ), chi phí khấu hao (6
tỷ), chi phí tiền lương và các chi phí quản lý (9 tỷ). Các chi phí này phát sinh
và giải ngân đều trong 12 tháng thực hiện công trình. Vốn góp ban đầu của
nhà thầu B vào công trình là 3,5 tỷ, góp ngay khi bắt đầu công trình để mua
thiết bị.
Nếu NH duyệt cho vay, dư nợ tối đa của công ty trong thời gian thực hiện
hợp đồng là bao nhiêu?


ĐÁP ÁN

Bài 1:

Hạn mức tín dụng = Nhu vầu về vốn kinh doanh – Nguồn vốn sẵn có
(Vốn tự có, vay NH khác, Tín dụng nhà cung cấp, Vay CBCNV….)
Một DN có thể vay vốn tại nhiều NH để tài trợ cho các phương án KD khác
nhau, hoặc cùng 1 phương án kinh doanh. Vì vậy có thể xảy ra các tình
huống sau:
TH1:
DN vay vốn 10 tỷ tại NH khác để tài trợ cho phương án KD khác 
không liên quan gì đến phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này
 vẫn giải ngân 20 tỷ
TH 2:
DN vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án KD
đang vay vốn theo HMTD tại NH này và có thông báo trước cho NH, NH đã
xét đến khả năng vay vốn tại NH khác trước khi duyệt hạn mức 40tỷ  Nhu
cầu giải ngân tiếp 20 tỷ là hợp lý  vẫn giải ngân 20 tỷ
TH 3:
DN vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án KD
đang vay vốn theo HMTD tại NH này mà không thông báo trước cho NH,
NH không biết đến khả năng vay vốn tại NH khác trước khi duyệt hạn mức
40tỷ  DN có dấu hiệu che giấu thông tin khi vay vốn để chiếm dụng vốn
NH, nếu tiếp tục giải ngân DN có thể chiếm dụng số vốn nhiều hơn cần thiết
hoặc giảm phần vốn tự có góp vào
 rủi ro tín dụng đối với DN tăng lên. Vì
vậy tùy theo đánh giá mức độ RRo của cán bộ tín dụng mà có cách xử lý phù
hợp:
- Giảm hạn mức tín dụng
- Không cho vay tiếp
- Không cho vay tiếp và thu hồi vốn vay trước hạn
- ….


Bµi 2:

Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 1480 trđ
Nguồn vốn tự có = 720 tỷđ
Nhu cầu vay vốn NH = 1480 – 720 = 760 trđ
70% giá trị TSĐB = 490 trđ
Nếu cho vay 760tr thì quá RR
Nếu cho vay 490tr thì không đủ để thực hiện phương án KD, ảnh hưởng đến
sự thành công của phương án và khả năng thu nợ của NH.
NH sẽ xét các trường hợp sau:
1. Đề nghị DN bổ sung tài sản đảm bảo với giá trị
tối thiểu bằng 400trđ
(270/0,7=385trđ). Nếu được, NH giải ngân cho vay 760trđ
2. Đề nghị DN tìm các nguồn tài trợ khác (Vốn tự có, vay NH khác, Tín
dụng nhà cung cấp, Vay CBCNV….). Nếu được, NH giải ngân cho vay
490trđ
3. Đề nghị DN tìm người bảo lãnh cho giá trị món vay 270trđ. Nếu được,
NH giải ngân cho vay 760trđ
4. Xem xét lại quan hệ tín dụng trong quá khứ với DN và tính khả thi, khả
năng sinh lời của phương án vay vốn để cho vay tín chấp với giá trị
món vay 270 trđ. Nếu được, NH giải ngân cho vay 760trđ
5. Nếu không thể áp dụng giải pháp nào trong các giải pháp trên, NH từ
chối cho vay vì quá RR.
Chú ý:
mặc dù trên đơn xin vay DN chỉ đề nghị vay 500trđ, nhưng sau khi
thẩm định lại thông tin trên hồ sơ TD, NH tính toán lại nhu cầu là 760trđ, mà
DN lại không vay tại NH khác, không có các nguồn tài trợ khác thì nếu NH
cho vay 500tr cũng không đủ để thực hiện phương án KD trên ảnh hưởng
đến sự thành công của phương án và khả năng thu nợ của NH nên NH cũng

không nên cho vay 500trđ.

Bµi 3:

Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 3,8 tỷ + 0,45 tỷ = 4,25 tỷ
Vốn tự có = 0,3 tỷ, Chủ đầu tư ứng trước = 1,5 tỷ  Nhu cầu vay vốn NH
= 4,25 tỷ - 1,8 tỷ = 2,45 tỷ
Thực hiện hợp này nhà thầu có lãi 0,75 tỷ (= 5tỷ - 4,25tỷ), nguồn thanh toán
chắc chắn, nên NH nên cho vay số tiền là 2,45 tỷ.
Với giá trị hợp đồng là 5 tỷ, nhà thầu sẽ nhận đượ
c 1,5 tỷ vào 1/4, 1,75 tỷ (=
3,5 tỷ / 2) vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 và 1,75 tỷ vào 1/11  thời gian cho
vay là 7 tháng từ 1/4 đến 1/11, thu nợ vào 1/9 và 1/11
Tại 1/9, gốc thu được = 2,45 tỷ / 2 = 1,225 tỷ
Lãi thu được = 2,45 tỷ x 1,7% x 5
th
=
Tại 1/11, gốc thu được = 2,45 tỷ / 2 = 1,225 tỷ
Lãi thu được = 1,225 tỷ x 1,7% x 2
th
=

Bµi 4:

Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 5tỷ - 10% x 5tỷ (lãi định mức) =
4,5 tỷ = Tổng chi phí
Nguồn vốn tự có = Chi phí khấu hao máy móc = 40% x 4,5 tỷ = 1,8
Chủ đầu tư ứng trước = 0,5 tỷ
 Nhu cầu vay vốn NH = 4,5 tỷ - 2,3 tỷ = 2,2 tỷ
Thực hiện hợp này nhà thầu có lãi 0,5 tỷ (= 5tỷ - 4,5tỷ), nguồn thanh toán

chắc chắn vì đầu tư bằng ngân sách đã được duyệt, nên NH nên cho vay số
tiề
n là 2,2 tỷ.
Với giá trị hợp đồng là 5 tỷ, nhà thầu sẽ nhận được 0,5 tỷ vào 1/6, 1,875 tỷ
vào cuối tháng 8 và 1,875tỷ vào 1/12, và 0,75 tỷ vào 1/11/200X+1  thời
gian cho vay là 6 tháng từ 1/6 đến 1/12, thu nợ vào 1/9 và 1/12
Tại 1/9, gốc thu được = 2,2 tỷ / 2 = 1,1 tỷ
Lãi thu được = 2,2tỷ x 1,75% x 3
th
=
Tại 1/12, gốc thu được = 2,2 tỷ / 2 = 1,1 tỷ
Lãi thu được = 1,1 tỷ x 1,75% x 3
th
=
Bµi 5:

Năm nay:
Vốn chủ sở hữu 100tỷ dùng để tài trợ TSCĐ (90tỷ) và TSLĐ (10tỷ)
Nguồn để tài trợ cho TSLĐ (32,5tỷ) gồm có VCSH (10tỷ), Tín dụng TMại
(10tỷ) và vay NH X (12,5 tỷ)
Năm sau:
Công ty cần vay NH để tài trợ cho các chi phí của mình nhưng không cần tài
trợ toàn bộ chi phí trong năm mà chỉ cần đủ cho 1 vòng quay vốn. Vậy trước
hết tính số vòng quay vốn năm nay = năm sau:
V
VLĐ
= Doanh thu / TSLĐ = 190 / 32,5 = 5,8 vòng hay 6 vòng
Năm sau doanh thu tăng 10% nhưng vòng quay VLĐ không thay đổi, nên
TSLĐ cần có là
TSLĐ = (190 x 1,1) / 6 = 34,8 tỷ

Vậy nhu cầu vốn lưu động của DN năm sau là 34,8 tỷ, nhưng DN đã có
VCSH (10tỷ), Tín dụng thương mại (10tỷ), nên chỉ cần vay thêm NH 14,8
tỷ. NH xét đến các chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, vòng quay vốn, cơ cấu
vốn, khả năng thanh toán,…. và lịch sử tín dụng của DN để xem xét việc
chuyển hình thức vay vố
n từ trực tiếp từng lần sang HMTD. Nếu được thì
HMTD được duyệt sẽ là 15tỷ.

Bài 6:

Tổng nhu cầu vốn: 180 + 300 + 50 + 200 + 0,4 = 730,4(tỷ)
Nhu cầu vay vốn NH : 730,4 – (30% x730,4 + 16,7) = 494,58 (tỷ)
Do quy mô vốn của NHCT tại thời điểm xét là 4100 tỷ=> Số dư nợ tối đa
của một khách hàng đối với ngân hàng là: 4100 x 15% = 615 tỷ
Giá trị TSTC là 780 tỷ => Mức cho vay tối đa là: 780 x 70%=546 > 494,58
Công ty cam kết dùng toàn bộ khấu hao đc hình thành từ vốn vay và phần lợi
nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án và nguồn khác để trả nợ

=> Các nguồn trả nợ NH:
o Khấu hao TSCD hàng năm đối với phần tài sản từ vốn vay: 15%
x 494,58 = 74,187 (Từ năm 2010 mới có khoản này)
o Lợi nhuận tăng thêm (dùng để trả nợ): 5 tỷ /3 = 1,67 tỷ
o Nguồn khác hàng năm: 30,23
Tổng: 106,087 tỷ
Thời gian vay = 1 (năm thực hiện đầu tư) + 494,58/106,087 = 5,66 năm hay
5 năm 8 tháng
=> NH sẽ cho DN vay 494,58 tỷ với thời hạn cho vay 5 năm 8 tháng từ
15/07/08 tới 15/03/2014, trong đó số tiền trả gốc hàng năm là 106,087 tỷ.

Bài 7:


Đây là phương thức cho vay theo hạn mức, nên hồ sơ vay vốn của công
ty là hợp lý.
Mức vốn cho vay tối đa = 70% x 4.150 = 2.905
Chi phí sản xuất hàng quý = 12.910 + 9.875 = 22.785
Số vòng quay vốn lưu động trong quý = 21.525 / 6150 = 3, 5 vòng
Vậy nhu cầu vốn lưu động trong quý = 22.785 / 3,5 = 6510
Vốn LD tự có và nguồn huy động khác = 3.660
=> Mức vốn cho vay = 6.510 - 3.660 = 2.850 <2.905
Do đó nếu NH cấp hạn mức tín dụng thì sẽ chỉ cấp với mức 2850 tỷ
Cán bộ tín dụng
đã xác định hạn mức tín dụng = mức cho vay tối đa.
Mà nhu cầu vay vốn tối đa của DN thấp hơn mức cho vay tối đa. Ngoài mức
cho vay tối đa, cán bộ tín dụng cần xét đến cả nhu cầu vay vốn tối đa của DN
khi xét hạn mức TD, nên đề nghị của cán bộ tín dụng về hạn mức tín dụng
cho công ty là sai.
Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu => Đề nghị này là sai vì
việc cấp hạn mức tín dụng cho DN nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài
sản lưu động.
Ngày 8/10: cho vay để mua ôtô tải: 464 triệu => Sai vì đây là việc tài
trợ cho TSCĐ có thời hạn trên 1 năm, không phải là cho vay ngắn hạn.
Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr → NH không tài trợ
tiền để DN nộp thuế TN vì Thuế TN là kết quả của hoạt
động kinh
doanh, phải được tài trợ bằng tiền thu được từ HĐKD, không phải là từ
vốn vay NH.
NH chỉ giải quyết những nhu cầu vốn hợp lý sau:
- Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr
- Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr
Chú ý: Dư nợ VLĐ đầu kỳ ảnh hưởng đến số tiền có thể vay thêm trong

kỳ.

Bài 8:

1. Nhu cầu vốn lưu động = 1.200 x 0,7 +100 = 940
Nhu cầu vay vốn = 940 – 200 = 740
Mức cho vay tối đa = 50% x 2100 = 1.050 >740
Vậy mức cho vay tối đa là 740
2. a)
DN có biểu hiện giảm sút về tài chính, như vậy rủi ro tín dụng tăng,
khả năng thanh toán của Dn có thể bị sụt giảm.
Nguồn thu nợ từ bán hàng không rõ ràng, như vậy có thể có dấu hiệu
chiếm dụng vốn.
Giá trị TSĐB sụt giảm
=> NH cần xem xét đánh giá lại mức độ rủi ro để đưa ra quyết định tín dụng
- Nếu đây chỉ là những biểu hiện tạm thời và Dn là khách hàng truyền thống
có uy tín của NH thì cần nhắc nhở, đưa ra những biện pháp để giúp DN giải
quyết khó khăn này.
- Nếu sau khi thu thập điều tra nhận thấy rủi ro có thể xảy ra thì cần căn cứ

vào mức độ rủi ro để đưa ra các quyết định tín dụng:
Giảm hạn mức tín dụng
Thu hồi vốn vay trước hạn
Không cho vay tiếp, thu hồi vốn vay trước hạn.
Không cần bổ sung TSĐB vì giá trị TS sụt giảm 20%, vậy Giá trị món vay có
thể được đảm bảo bằng TS là 2100 x 80% x 0,5 = 840 > 740
b) Trong thời gian cho vay, DN thực hiện đúng cam kết, không có dấu hiệu
xấu, nhưng khi khoản vay đáo hạ
n, DN ko trả đc nợ, NH áp dụng 1 số biện
pháp khai thác nhưng không thành công. Mặt khác giá trị TSĐB chỉ còn

70% số nợ gốc. NH nên xem xét nguyên nhân của việc DN không trả đc nợ.
Nếu DN không trả được nợ vì lý do khó khăn tài chính tạm thời nhưng
vẫn có ý chí trả nợ thì NH có thể hỗ trợ gia hạn nợ.
Nếu DN có dấu hiệu chây ỳ, muốn chiếm dụng vốn, NH áp dụng chính
sách thanh lý như bán TSTC, tiếp tụ
c tận thu phần nợ gốc chưa thu hồi được.

Bài 9:

Từ thông tin của đề bài có thể xác định đc các khoản mục sau trong năm
kế hoạch:
- Giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ: 300
- Chi phí lưu thông = 10% x 300 = 30
- Chi phí dự trữ = 1/3 x 30 = 10
- Vốn phí hàng hóa (Công cụ lao động, bao bì, chi phí chờ phân bổ) = 4%
x 250 = 10
- Các khoản phải trả = 10% x 300 = 30
- Các khoản phải thu = 10% x 400 = 40
→ Tổng chi phí bằng tiền = Giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ + Chi phí
lưu thông + Chi phí dự trữ + Vốn phí hàng hóa = 300 + 30 + 10 + 10 = 350
- Số ngày dự trữ cần thiết bình quân các mặt hàng: 30 ngày
- Vòng quay hàng tồn kho = 360/30 = 12 vòng/năm
→ giá trị hàng tồn kho cần dự trữ cho 1 vòng quay vốn = Tổng chi phí
bằng tiền / Vòng quay hàng tồn kho = 350 / 12 = 29,17
Nhu cầu vốn l
ưu động = giá trị hàng tồn kho cần dự trữ cho 1 vòng quay
vốn + Các khoản phải thu = 29,17 + 40 = 69,17 (ở đây chưa tính đến nhu
cầu dự trữ tiền do không có đủ thông tin)
Nhu cầu vay vốn lưu động NH = giá trị hàng tồn kho cần dự trữ cho 1
vòng quay vốn + Các khoản phải thu - Các khoản phải trả = 29,17 + 40 - 30

= 39,17 hoặc xấp xỉ 40

Bài 10:

Nguồn vốn được ứng trước = 15% x 25 = 3,75
Khấu hao = 2
Doanh thu thuần năm 2009 = 22/ (1 + 10%) = 20
Chi phí trong năm 2009 = 20 – 1,5 = 18,5 tỷ
Nhu cầu VLĐ năm 2009 = 18,5 – 2 = 16,5 tỷ
Nhu cầu dự trữ cho 1 vòng quay vốn = 16,5 : 1,5 = 11 tỷ
Nhu cầu vay vốn NH năm 2009 = 11 – 3,75 = 7,25 tỷ
Khi tính nhu cầu vay vốn lưu động của DN nên xuất phát từ doanh thu
thuần (20tỷ) chứ không phải là sản lượng (25 tỷ) vì doanh thu mới là nguồn
để trả nợ đối với phần vốn vay ngắn hạn này. Nếu sản lượng lớn hơn doanh
thu sẽ có một phần bị tồn kho, chưa tiêu thụ được và không có nguồn
để trả
nợ. Khi đó phần đó phải được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu chứ không phải là
vay ngắn hạn.

Bài 11:

VLĐ bq năm 2008 = (5400 + 6780) /2 = 6090
Vòng quay VLĐ 2008 = 20.000 / 6090 = 3,28 vòng
Doanh thu thuần năm 2009 = 31.500 / 1,05 = 30.000
Chi phí khấu hao = 500
Lợi nhuận trước thuế = 3000
Chi phí về vốn lưu động năm 2009 = 30.000 – 500 – 3.000 = 26.500
Nhu cầu VLĐ 2009 là = 26.500 / 3,28 = 8.079
Vốn LĐ tự có 2009 là : 4000 (tr)
Giá trị phải trả và ứng trước bq năm 2008 = [(1000+900)/2 + (200+150)/2 =

1.125
Giá trị phải trả và ứng trước bq năm 2009 = 1.125 x (30.000/20.000) =
1.687,5
Ö Nhu cầu vay VLĐ năm 2009 = 8.079 – 4000 – 1.687,5 = 2.391,8 tr
Thời gian cho vay hợp lý = Thời gian cho 1 vòng quay VLĐ = 360/3,28 =
110 (ngày)

Bài 12:

GVHB = 75% Dthu = 0,75 x 240.000 = 180.000
V
htk
= GVHB/HTK = 4 → HTK 2009 = 180.000/4 = 45.000
V
pthu
= DT / PThu = 15 → Pthu 2009 = 240.000/15 = 16.000
Vì dự trữ về Tiền, và TSLĐ khác không đổi so với 2008, nhu cầu dự trữ về
vốn lưu động của Cty năm 2009 = TSLĐ dự kiến năm 2009 là:
Nhu cầu VLĐ năm 2009 = 45.000 + 16.000 + 200 + 1000 = 62.200
Vì vốn lưu động tự có năm 2009 bằng năm 2008 = (40.000 + 12.500) –
37.300 = 15.200
Vì các nguồn tài trợ ngắn hạn từ nhà cung cấp và các khoản phải trả khác
năm 2009 không đổi so với năm 2008 = 24.000 + 16.000 = 40.000
Vì DN không vay NH khác, Nhu cầu vay vố
n NH để tài trợ VLĐ = Hạn mức
TD năm 2009 là:
62.200 – (15.200 + 40.000) = 7.000
Tỷ lệ tham gia của VCSH trong TSLĐ năm 2009 = 15.200 / 62.200 =
24.43% → thỏa mãn yêu cầu của NH
Vậy HMTD của DN năm 2009 = 7.000 trđ.


Bài 13:

Tổng vốn đầu tư vào dự án = Chi phí xây lắp + Chi phí XDCB khác + Chi
phí mua thiết bị và vận chuyển lắp đặt thiết bị
= 2.500 + 800 + 3.210 = 6.510
Vốn tự có của công ty = 6.510 x 30% = 1.953
Nguồn vốn khác tham gia dự án = 280

×