Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.42 KB, 15 trang )

Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7



I. Lí do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới của đất nước với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh” đã và đang tạo nên những điều kiện hết sức thuận
lợi cho sự phát triển đồng bộ nhiều ngành khoa học và nhiều lĩnh vực kinh tế xã
hội. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “… con người là vốn quý nhất của xã
hội, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho con người là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm
vụ hàng đầu của ngành TDTT…”
Hệ thống GDTC là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục Xã hội chủ
nghĩa, hoạt động TDTT nó có vị trí vai trò quan trọng đặc biệt. Vì nó ngày càng
góp phần to lớn đảm bảo cho con người sự phát triển và hoàn thiện về mặt thể chất
chuẩn bị tốt cho cuộc sống học tập lao động và bảo vệ Tổ quốc với hiệu quả cao.
Nghị quyết Trung ương khoá VII đã đưa ra “đổi mới công tác giáo dục đào
tạo nhằm mục tiêu giáo dục nhân cách và tăng cường thể chất cho những người
chủ tương lai của đất nước, những tri thức lao động trẻ phát triển về trí tuệ cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII cũng chỉ rõ phải cần hiện đại hoá nội
dung và phương pháp giáo dục, dân chủ hoá nhà trường và quản lý giáo dục “Giáo
dục cho mọi người” là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược trong đó “Sức khoẻ cho mỗi
người” không kém phần quan trọng. Trí tuệ là tài sản quý giá nhất trong mọi tài
sản nhưng chính sức khoẻ lại là tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đó. Vì vậy để
con người đảm bảo sức khoẻ đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội thì hoạt động TDTT
không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người.
Thời đại mới bên cạnh sự hội nhập về kinh tế là các hoạt động giao lưu về
văn hoá, thể thao, để tăng cường thêm tình đoàn kết hữu nghị, sự học hỏi lẫn
nhau giữa các địa phương, quốc gia hay châu lục cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông. Điền


kinh là một trong những môn thể thao phong trào phát triển rất mạnh, có mặt ở
tất cả mọi nơi trong nước và thế giới. Vì nó là phương tiện GDTC và thể thao
của tuổi trẻ, góp phần giáo dục người tập về các mặt đạo đức, ý chí, thẩm mỹ,
tính trung thực, lòng dũng cảm. Đặc biệt là nâng cao tinh thần đoàn kết, tính
trách nhiệm tập thể gắn bó.
Hoạt động TDTT rất đa dạng và phong phú, nó ở mọi nơi, mọi lúc, trong đó
điền kinh là một trong những môn cơ bản của giáo dục thể chất là môn dễ học, dễ
vận dụng, và được đông đảo đối tượng học sinh, sinh viên tập luyện và thi đấu.
Tập luyện điền kinh không chỉ có tác dụng nâng cao sức khoẻ mà còn có tác
dụng phát triển các tố chất như nhanh, mạnh, bền, khéo léo. Vì vậy để thi đấu và
tập luyện tốt môn điền kinh đòi hỏi phải có bài tập bổ trợ có hiệu quả. Trong nhảy
xa thì vấn đề các bài tập phát triển sức mạnh cần được quan tâm phát triển. Nhất là
các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Là một nhân tố hết sức quan trọng quyết
Thực hiện: Phạm Thị Phượng
Năm học 2016- 2017
1


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7



định đến thành tích học tập và thi đấu.
Do vậy nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ để nâng
cao thành tích trong nhảy xa là công việc cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi
mà nền thể thao nước nhà đang dần dần phát triển đến đỉnh cao của thành tích.
Xuất phát từ những vấn đề trên với mục đích tiếp cận các phương pháp huấn luyện
hiện đại và áp dụng thành tựu khoa học vào công tác giảng dạy huấn luyện đã có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng hoàn thiện những thiếu

sót về mặt phát triển thể chất trong học sinh của các trường THCS nước ta hiện nay,
những bài tập điền kinh nói chung và môn nhảy xa nói riêng đã trở thành một nội
dung hấp dẫn cho hàng triệu học sinh phát triển. Việc vận dụng các bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ cho môn nhảy xa là rất cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển của
TDTT trong nhà trường phổ thông. Nâng cao sức khỏe đảm bảo thành tích thể thao.
Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Ngày nay ở nước ngoài
người ta đã áp dụng nhiều phương pháp thông dụng nhằm phát triển các tố chất cho
học sinh. Tuy nhiên ở nước ta việc ứng dụng các phương pháp tập luyện tiên tiến còn
ít được nghiên cứu và áp dụng. Xuất phát từ các lý do trên thông qua tìm hiểu và
nghiên cứu tài liệu tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số bài
tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa “ kiểu ngồi”
cho nữ học sinh lớp 7” trường THCS Tân Thiện.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa “ kiểu ngồi”
2. Khách thể nghiên cứu: Nữ học sinh lớp 7 trường THCS Tân Thiện.
Số lượng 50 người chia làm 2 nhóm mỗi nhóm 25 người để lấy chỉ số biểu
thị trình độ sức nhanh sức mạnh.
III. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ trong môn nhảy xa “kiểu ngồi”.
Ứng dụng các bài tập đã được lựa chọn vào thực tiễn. Nâng cao thành tích
môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho nữ học sinh lớp 7 .
2. Nhiệm vụ- phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục tố
chất sức mạnh tốc độ.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho nữ học sinh lớp 7 trường

THCS Tân Thiện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện: Phạm Thị Phượng

2

Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đặt ra sử dụng các
phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu
- Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các tài liệu sau đây:
- Sách lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
- Sách sinh lý học TDTT
- Sách giáo khoa điền kinh
- Sách phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT
- Văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và nhà nước
- Các tài liệu nói về các bài tập bổ trợ cho môn nhảy xa.
2.2.2.Phương pháp dùng bài kiểm tra
Trong khi nghiên cứu, đánh giá trình độ sức nhanh, sức mạnh của nữ học
sinh lớp 7 đã sử dụng các bài thử được thừa nhận trong thực tế TDTT. Bao gồm
các bài thử sau:
* Chạy xuất phát cao 30m:
+ Tư thế chuẩn bị: Lưng thẳng người hơi cúi về trước.
+ Cách thực hiện: Người tập khi nhận được tín hiệu xuất phát nhanh chóng

chạy hết cự ly 30m với vận tốc cao nhất.
+ Cách đánh giá: Thành tích được tính bằng thời gian chạy hết cự ly, đơn vị
đo bằng giây đồng hồ.
* Bật xa tại chỗ:
+ Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai mũi hai bàn chân hướng về
phía trước, khuỵu gối. Góc độ giữa cẳng chân và đùi là 130 - 1500, thân người tự
nhiên, hai tay đưa ra sau.
+ Cách thực hiện: Nhanh chóng duỗi các khớp hông, gối, cổ chân tác dụng
xuống đất một lực lớn, nhanh chóng bật ra phía trước, đùi lên cao. Khi chuẩn bị chạm
đất với chân về trước đồng thời hai tay đánh từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.
+ Cách đánh giá: Thành tích được tính từ điểm bật đến điểm rơi gần nhất
của cơ thể. Đơn vị (cm) mỗi người bật hai lần lấy thành tích cao nhất.
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Đây là một phương pháp thử thu thập thông tin cần thiết có tính sát thực với
thực tiễn bằng cách hỏi trực tiếp giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân, các nhà
chuyên môn, chuyên gia, giáo viên có kinh nghiệm.
Thông qua hình thức này giúp có thêm độ tin cậy và lựa chọn các bài tập nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ trong môn nhảy xa “kiểu ngồi” cho nữ học sinh lớp 7.
Thực hiện: Phạm Thị Phượng

3

Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


2.2.4 Phương pháp toán học thống kê


Để xử lý kết quả nghiên cứu chúng tôi sử dụng các công thức toán học
thống kê sau:
n

Công thức tính:

X=

∑x

i

n

X : là số TB cộng

n: số cá thể
xi: tổng số đám đông cá thể
Công thức tính độ lệch chuẩn:
δx = δ ;

δ

2
x

2
x


∑(x
=

−x

i

)

2

( n < 30)

n −1

Công thức tính hệ số biến sai
CV =

δx
.100%
X

So sánh hai số TB
T=

x A − xB

δ A2 δ B2
+
n A nB


2
2
Vì n < 30 thay thế δ A , δ B bằng một phương sai chung cho hai mẫu.

(x − X ) + ∑(x
=∑
2

δ

2
x

i

A

i

− XB

n A + nB − 2

)

2

Dựa vào giá trị của T quan sát để tìm trong bảng T ngưỡng xác suất P
ứng với tốc độ tự do.

Nếu |T| tìm ra > T (bảng) thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng P < 5%.
Nếu |T| tìm ra < T (bảng) thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng P = 5%.
2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh
song song. Trong quá trình nghiên cứu chia làm 2 nhóm mỗi nhóm 10 người có
cùng lứa tuổi, cùng địa dư, giới tính, cùng thời gian tập luyện 2 buổi/tuần, mỗi
buổi 20 phút, thời gian tập trong 8 tuần = 16 buổi.
Ở nhóm thực nghiệm sử dụng các bài tập bổ trợ đã lựa chọn.
Ở nhóm đối chiếu tập với giáo án cũ
Thực hiện: Phạm Thị Phượng

4

Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7



I. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở sinh lý, lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục tố chất sức mạnh tốc
độ. Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài bằng sự nổ lực của cơ bắp.
Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp sau:
* Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh)
* Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)
* Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ)
Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học có
giá trị khác nhau cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các

loại sức mạnh cơ bản.
Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài bằng sự căng cơ
tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức mạnh tốc độ lại được phân nhỏ tuỳ
theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. Ngoài
những sức mạnh cơ bản nêu trên còn có sức mạnh bột phát.
Sức mạnh bột phát là khả năng con người phát huy được một lực lớn nhất
trong một khoảng thời gian ngắn nhất.Để đánh giá sức mạnh bột phát người ta
thường dùng chỉ số sức mạnh tốc độ
F
I = max
t max
Trong đó: I là chỉ số sức mạnh tốc độ
Fmax là lực tối đa phát huy trong động tác
tmax là thời gian đạt được chỉ số lực tối đa
Sức mạnh của con người trong hoạt động TDTT phụ thuộc vào rất nhiều các
yếu tố khác nhau:
- Số lượng đơn vị vận động
- Chế độ co các đơn vị vận động
- Chiều dài ban đầu của các sợi cơ trước lúc co
Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và
chiều dài ban đầu của các sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa, lực
đó được gọi là sức mạnh tối đa nó đạt được trong cơ co tĩnh. Sức mạnh tối đa của
một cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang của các sợi cơ.
Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang nên khi tiết diện ngang
tăng lên thì sức mạnh cũng tăng lên. Sợi cơ là một tế bào biệt hoá rất cao, vì vậy
sợi có thể phân chia để tạo ra tế bào mới. Sự phì đại của cơ xẩy ra chủ yếu là do
các sợi cơ có sẵn dày lên. Khi sợi cơ đã dày lên đến một mức độ nhất định chúng
có thể tách dọc ra để tạo ra những sợi cơ con có cùng một đầu gân chung với sợi
Thực hiện: Phạm Thị Phượng


5

Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


cơ mẹ. Sự phì đại của cơ xẩy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ tức là bộ máy
co bóp của sợi cơ điều tăng lên. Sự phì đại này phát sinh do hàm lượng các chất dự
trữ trong cơ như Glicôgen, CP, Myôglôbin, số lượng mao mạch tăng lên cũng làm
phì đại cơ kiểu này. Tốc độ co cơ phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và chậm trong
cơ. Tốc độ co cơ còn phụ thuộc vào hàm lượng các chất ATP và CP.
Quá trình điều hoà thần kinh cơ điều khiển sự co cơ và phối hợp hoạt động,
giữa các cơ trước tiên chức năng của noron vận động tức là phát xung động ở tần
số cao. Hệ thần kinh phải gây hưng phấn ở nhiều noron vận động nhưng hưng
phấn đó không quá lan rộng để gây hưng phấn cho các cơ đối kháng, tạo điều hiện
cho các cơ chủ yếu phát huy sức mạnh.
Khi cường độ kích thích nhỏ các sợi cơ làm việc theo cơ chế luân phiên tức
là số lần lặp lại tăng lên thì số lượng các sợi cơ tham gia hoạt động cũng tăng lên.
Ở lứa tuổi học sinh THCS thì việc phát triển sức mạnh đã phổ biến, nhưng
ngoài tố chất trên còn có các tố chất chủ lực chuyên môn khác như: sức bền, mềm
dẻo, khéo léo cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành tích nhảy xa. Vì vậy sự kết hợp
hài hoà giữa các yếu tố kể trên với kỹ thuật là một vấn đề cơ bản để nâng cao
thành tích nhảy xa.
Tóm lại, từ những vấn đề lý luận, sinh lý nêu trên đã là cơ sở đầu tiên xác
định tác động, lựa chọn áp dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn
(sức mạnh tốc độ) cho học sinh khi nhảy xa.
Nghiên cứu nội dung và phương pháp phát triển sức mạnh tốc độ chúng ta cần phải

xem xét tới đối tượng cụ thể mà đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nữ học sinh lớp 7.
Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS:
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đầu thanh niên, là thời kỳ phát triển về
các mặt thể lực nhưng sự phát triển còn kém so với sự phát triển của người lớn. Có
nghĩa là ở lứa tuổi này có thể các em đang phát triển mạnh mẽ về các hệ cơ quan
cũng như thể lực để tiến tới hoàn thiện.
Khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao,
cụ thể là:
* Hệ vận động (xương, cơ)
+ Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một cách đột ngột về
chiều dài, độ dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lượng
phốt pho, canxi tăng. Quá trình cốt hoá của xương ở các bộ phận chưa hoàn chỉnh,
chỉ cốt hoá ở một số bộ phận của xương như mặt cột xương sống, các tổ chức sụn
dần được thay thế bằng các mô xương. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy cần chú ý
phát triển cơ bắp cho các em nhằm phát triển hoàn thiện cho hệ cơ.
+ Hệ thần kinh: Đặc điểm chức năng sinh lý và hệ cơ quan của lứa tuổi
THCS được thể hiện qua các hệ thần kinh, các biểu hiện cơ bản hoạt động thần
kinh cao cấp đang được hình thành và phát triển. ở lứa tuổi này, trong đó sự phát
Thực hiện: Phạm Thị Phượng

6

Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


triển cao về ngôn ngữ, tư duy và các kỹ năng vận động có ý nghĩa quan trọng.


+ Hệ tuần hoàn: ở lứa tuổi này, kích thước của tim tương đối lớn, tần số co
bóp của tim đã giảm và tương đối ổn định… Hệ tim mạch của cơ thể các em ở lứa
tuổi này đã thích nghi với sự tăng công suất hoạt động. Sự phục hồi tim mạch sau
khi hoạt động thể lực phụ thuộc vào lượng vận động, các em nữ thì khả năng phục
hồi chậm hơn một chút so với các em nam (do tim bé hơn).
Huyết áp tối đa là 100 - 110mHg, huyết áp tối thiểu là 80 - 95mHg.
+ Hệ hô hấp: ở lứa tuổi này có sự thay đổi rõ nét về độ dài của chu kỳ hô
hấp. Dung tích sống và thông khí phổi tối đa tăng, khả năng hấp thụ ôxi lớn, phổi
phát triển mạnh nhưng chưa đều. Lồng ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh
và sâu. Không có sự ổn định của dung tích sống, lượng không khí đó là nguyên
nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động gây nên hiện tượng
thiếu ôxi dẫn đến mệt mỏi.
+ Trao đổi chất và năng lượng: Do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể ở
lứa tuổi này cơ thể đang tuổi phát triển cần rất nhiều đạm, đường, mỡ, muối
khoáng. Quá trình chuyển hoá xảy ra rất nhanh, thiếu đạm sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển cơ thể. Đối với người tham gia tập luyện TDTT nhu cầu đạm của cơ thể
tăng lên 1,5 - 2 lần mỡ cần thiết để tái tạo màng tế bào là nguồn cung cấp năng
lượng quan trọng.
+ Đặc điểm sinh lý lớn nhất ở nữ đó là chu kỳ kinh nguyệt:
Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường vì thế các em
vẫn có thể tham gia tập luyện và thi đấu thể thao nếu được theo dõi chặt chẽ và có
biện pháp đối xử cá biệt và hợp lý.
+ Đặc điểm tâm lý: ở lứa tuổi này các em tỏ ra là người lớn thực sự đòi hỏi
mọi người xung quanh phải tôn trọng mình, các em thích làm những việc có hoài
bão lớn. Các em bắt đầu quan tâm đến nhiều vấn đề như làm đẹp vóc dáng, thẹn
thùng nhưng cũng không kém phần hiếu động, tò mòi, thích khen, ưa nói nhẹ
nhàng, dễ hiểu. Khi giảng dạy, huấn luyện yêu cầu giáo viên đưa lượng vận động
phù hợp, tránh gây ức chế.
II. Khảo sát thực trạng

Khảo sát thực trạng sức nhanh, sức mạnh của nữ học sinh lớp 7 trường
THCS Tân Thiện : Sử dụng 2 bài thử đó là:
+ Bài thử chạy 30m xuất phát cao
+ Bài thử bật xa tại chỗ
* Bài thử chạy 30(m) xuất phát cao
+ Thành tích của học sinh lớp 7/1
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1, biểu đồ 1. Phân tích kết quả
thu được ta thấy rằng thành tích trung bình nhóm chạy là X = 4’92 độ lệch chuẩn
δ x = 0,31 điều đó có nghĩa là thành tích của người chạy tốt nhất là: 4’’92 - 0,31 =
4’’61 thành tích người chạy chậm nhất nhóm là 4’’92 + 0,31 = 5’’23.
Thực hiện: Phạm Thị Phượng
Năm học 2016- 2017
7


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


Hệ số biến sai CV = 6,3% < 10% thành tích chạy 30m của học sinh nữ lớp
7/1 tương đối đồng đều.
+ Thành tích của học sinh nữ 7/2.
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1, biểu đồ 1. Phân tích kết quả
thu được cho thấy rằng thành tích trung bình của nhóm là: X = 4’’91 độ lệch
chuẩn là δ x = 0,33 điều đó có nghĩa là người chạy tốt nhất của nhóm là:
4’’91 - 0,33 = 4’’58, người chạy chậm nhất là: 4’’91 + 0,33 = 5’’24.
Hệ số biến sai CV = 6,7% < 10% thành tích chạy 30 m của học sinh lớp 7/2
là tương đối đồng đều.
Bảng 1: Chỉ số biểu thị trình độ sức nhanh của các lớp 7/1, 7/2
Các chỉ số

Lớp
CV
X
δx
7/1
4”92
0,31
6,3%
7/2
4”91
0,33
6,7%
Biểu đồ 1: Biểu diễn trình độ sức nhanh của lớp 7/1 và 7/2.
* Nhận xét: Có thể thấy rằng mặt bằng chung về sức nhanh của nữ khối 7 là tương
đương nhau nhưng mà thành tích chưa cao. Vì vậy cần có tăng sức nhanh hơn nữa.
Bài thử bật xa tại chỗ - Thành tích của lớp 7/1:
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 2, biểu đồ 2. Phân tích kết quả thu
được cho thấy rằng thành tích trung bình bật xa tại chỗ của nhóm là: X = 1m94 độ
lệch chuẩn 0,22. Điều đó có nghĩa là người bật xa tốt nhất có thành tích là: 1m 94
+ 0,22 = 2m 16. Người kém nhất là: 1m 94 - 0,22 = 1m 72.
Hệ số biến sai CV = 11,3% > 10% thành tích bật xa tại chỗ của nữ học sinh
lớp 7/1 là không đồng đều.
Thành tích bật xa của lớp 9/2 kết quả trình bày ở bảng 2, biểu đồ 2. Phân
tích kết quả thu được thành tích trung bình của bật xa là: X = 1m95 độ lệch chuẩn
là 0,2. Có nghĩa là người có thành tích bật xa tốt nhất là: 1m 95 + 0,2 = 2m15,
người có thành tích thấp nhất là 1m 95 - 0,2 = 1m 75.
Hệ số biến sai CV = 10,2% > 10% thành tích bật xa tại chỗ của lớp 7/2
phát triển theo chiều hướng không đồng đều.
* Nhật xét: Trình độ sức mạnh của các em trong cùng một lớp, khối phát
triển chưa đồng đều. Sự phát triển mới chỉ dựa theo sự phát triển quy luật của cơ

thể cộng với sự phù hợp của địa dư dân cư.
Bảng 2: Chỉ số biểu hiện trình độ sức mạnh của lớp 7/1, 7/2.
Các chỉ số

Lớp
X

Thực hiện: Phạm Thị Phượng

δx
8

CV
Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7



7/1

1m 94

0,22

11,3%

7/2


1m 95

0,2

10,2%

+ Tiến hành so sánh thành tích chạy 30m của các lớp 7/1 và 7/2 (trình bày ở
bảng 2). Toán học thống kê không tìm thấy sự khác biệt Lớp 7/1 với lớp 7/2:
Ttính = 0,121 < T (bảng) = 2,101
+ Tiến hành so sánh thành tích bật xa tại chỗ của lớp 7/1, 7/2 (trình bày ở bảng 3)
Lớp 7/1 với lớp 7/2:
Giá trị Ttính = 0,184 < T (bảng) =2,101
* Nhận xét: Xử lý số liệu quan sát bằng toán học thống kê cho thấy vấn đề
phát triển trình độ tố chất sức nhanh, mạnh của nữ học sinh lớp 7 trường THCS
đang còn thấp và chưa được quan tâm chú ý. Cho nên trình độ tố chất sức mạnh
tương đối đồng đều nhưng toán học thống kê không tìm thấy sự khác biệt giữa hai
lớp. Sức mạnh phát triển không đều chủ yếu phụ thuộc vào sự thích nghi về địa dư.
Bảng 3. So sánh trình độ thể lực (sức mạnh tốc độ) của học sinh lớp 7/1, 7/2
Đối tượng
Lớp 7/1
Lớp 7/2
T (A1 - A2)
P

Chạy 30m
3’92
3’91
0,121


Tên bài thử
Bật xa
1m 94
1m 95
0,184
0,05

III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành
tích trong nhảy xa “kiểu ngồi” cho nữ học sinh lớp 7 .
Như đã phân tích kết quả ở trên ta thấy rằng, hiện nay tại trường THCS trình
độ các tố chất cơ bản đang còn ở mức thấp và không đều nhau. Tuy nhiên, cho tới
nay việc đưa phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao trình độ thể lực cho học
sinh nữ trường THCS còn hạn chế và ít được sử dụng. Những thay đổi về trình độ
tố chất thể lực của các em học sinh đến nay chủ yếu dựa vào tập luyện các bài tập
TDTT mà đôi khi chỉ đến gần cuối phần cơ bản của tiết học một số hình thức và
phương pháp tập cũ.
Song mỗi buổi học các em chỉ được dành 10 - 15 phút để thực hiện một số
bài tập thể lực như: nằm sấp, chống đẩy, chạy bền trên địa hình tự nhiên, bật cóc,
đứng lên ngồi xuống bằng một chân… Việc tập luyện các bài tập kể trên chỉ diễn
ra mỗi tuần hai buổi trong hai tiết học cho nên nhìn chung sự tác động của lượng
vận động lên cơ thể là rất ít. Vì thế cần phải tăng cường lượng vận động nhằm
tăng lên sự tác động của bài tập đối với cơ thể.
Hiện nay trường THCS đang tìm kiếm những phương pháp, nội dung tập
Thực hiện: Phạm Thị Phượng
Năm học 2016- 2017
9


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích

môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


luyện mới nhằm nâng cao hơn nữa trình độ thể lực của các em học sinh để đạt
được mục đích đó. Bước đầu trong nghiên cứu khoa học đã vận dụng các bài tập
phát triển tố chất thể lực thích hợp với lứa tuổi, giới tính, điều kiện vật chất và thời
gian của các em. Trong quá trình tiến hành thực hiện các bài tập, người tập bắt
buộc thực hiện đầy đủ các nội dung, khối lượng bài tập. Nhờ có sự vận dụng các
bài tập tác động thích hợp vào cơ thể người tập rất lớn nên trình độ thể lực của
người tập được tăng lên sau một thời gian tập luyện không dài.
Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ:
Các bài tập sức mạnh tốc độ thể hiện ở yếm khí tối đa, năng lượng đảm bảo
cho các hoạt động là quá trình phân huỷ ATP và CP với mục đích phát triển tốc độ.
Các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm tạo ra một trạng thái ổn định, một vận tốc
lớn trong các bài tập khắc phục trọng lượng bản thân, khắc phục trong lượng đối
kháng bên ngoài.
Các bài tập sức mạnh tốc độ là các bài tập có công suất lớn được thực hiện
trong thời gian ngắn. Vì vậy năng lượng được sử dụng chủ yếu là do sự phân giải
ATP và CP dự trữ trong cơ thể. Trong thực tế huấn luyện để phát triển sức mạnh
tốc độ có hiệu quả thì chúng tôi đã đưa ra một số bài tập, sau đó dùng phương
pháp phỏng vấn hỏi ý kiến của các chuyên gia, nhà chuyên môn, giáo viên có kinh
nghiệm. Các bài tập đó bao gồm:
+ Nhảy dây
+ Đứng lên ngồi xuống bằng một chân
+ Bật nhảy tại chỗ
+ Bật nhảy bằng hai chân thu gối chạm ngực
+ Nâng cao đùi tại chỗ với tần số tối đa
+ Chạy tốc độ cao 30m
+ Chạy 400m
+ Chạy với tần số tối đa với bước chạy rút ngắn theo mốc đã định sẵn.

+ Treo xà đơn lăng chân thành tư thế “kiểu ngồi”
+ Chạy nâng cao đùi di chuyển
+ Bật cóc
+ Bật từ dưới lên
Bảng 4. Hệ thống các bài tập bổ trợ thông qua phỏng vấn
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7

Tên bài tập
Nhảy dây
Đứng lên ngồi xuống bằng một chân
Bật nhảy tại chỗ
Bật nhảy bằng hai chân thu gối chạm ngực
Nâng cao đùi tại chỗ với tần số tối đa
Chạy tốc độ cao 30m
Chạy 400m

Thực hiện: Phạm Thị Phượng

10

Số người
được hỏi

20
20
20
20
20
20
20

Số người
đồng ý
15
17
20
19
18
17
8

%
đạt
75
85
100
95
80
75
40

Năm học 2016- 2017



Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7



8
9
10
11
12

Chạy với tần số tối đa với bước chạy rút
ngắn theo mốc đã định sẵn
Treo xà đơn lăng chân thành tư thế “kiểu ngồi”
Chạy nâng cao đùi di chuyển
Bật cóc
Bật từ dưới lên

20

10

5

20
20
20
20


11
05
17
16

55
25
85
80

Dựa vào kết quả thu được ở trên, chúng tôi đã lựa chọn ra những bài tập có
trên 70% người đồng ý chọn để áp dụng vào trong quá trình tập luyện. Bao gồm
các bài tập sau:
+ Nhảy dây
+ Đứng lên ngồi xuống bằng một chân
+ Bật nhảy tại chỗ
+ Bật nhảy bằng hai chân thu gối chạm ngực
+ Nâng cao đùi với tần số tối đa
+ Chạy tốc độ cao 30m
+ Bật cóc + Bật từ dưới lên
Bảng 5. Các bài tập được lựa chọn thông qua phỏng vấn
TT
1
2
3
4
5
6
7
8


Tên bài
Nhảy dây

Định lượng
3- 4 lần x 5 nhịp
nghỉ giữa 1- 2 phút
Đứng lên ngồi xuống 15 cái x 3 tổ, nghỉ giữa tổ
bằng một chân
là 2 phút
Bật nhảy tại chỗ
2-3 tổ 20-30 nhịp/tổ nghỉ
giữa các tổ 1-2 phút
Bật nhảy bằng hai chân 20 lần x 30 (s)
thu gối chạm ngực
2 tổ
Nâng cao đùi tại chỗ với 2- 3 lần mỗi lần 20- 30
tần số tối đa
giây nghỉ giữa 1 - 2 phút
Chạy tốc độ cao
2- 3 lần 30m, nghỉ giữa 2
phút
Bật cóc
10 - 15m x 3 lần nghỉ
giữa 2 phút
Bật nhảy từ dưới lên
Bật lên bục cao 40cm,
liên tục 15 - 20 lần x 3 tổ,
nghỉ giữa tổ là 2 phút


Chỉ dẫn phương pháp
Nhảy với tần số
nhanh, nhịp điệu
Thực hiện liên tục
đảm bảo nhịp điệu
Chú ý lực bật nhảy
Chú ý lực bật nhảy và
nhịp điệu
Thực hiện với tần số
cao nhất
Chạy với tốc độ tối đa
Bật đúng kỹ thuật tốc
độ nhanh nhất
Thực hiện với tốc độ
cao, chú ý nhịp điệu

Sau khi tìm được 8 bài tập như ở trên, chúng tôi lập kế hoạch tập luyện của
các bài tập đó trong 8 tuần như sau:
TT
1

Nhảy dây

Bảng 6. Kế hoạch tập luyện
Số
Tên bài tập
buổi 1 2 3
4

Thực hiện: Phạm Thị Phượng


11

Tuần
4 5 6

7

Năm học 2016- 2017

8


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7



2
3
4
5
6
7
8

Đứng lên ngồi xuống bằng một chân
Bật nhảy tại chỗ
Bật nhảy thu gối chạm ngực
Nâng cao đùi với tần số tối đa

Chạy tốc độ cao (30m)
Bật cóc
Bật từ dưới lên

4
4
4
4
4
4
4

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở lý luận nêu trên chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm đối
chiếu 10 em lớp 7/1 và 10 em lớp 7/2 là thực nghiệm trườngTHCS Tân Thiện.
Bước đầu thực nghiệm các nhóm tương quan nhau về sức khoẻ, thành tích,
số buổi tập, điều kiện tập luyện.
Để đạt được kết quả cao trong tập luyện giáo dục tố chất thể lực chuyên
môn, chúng tôi sử dụng các nguyên tắc, phương pháp của quá trình giáo dục thể
chất vào quá trình thực nghiệm sư phạm.
Thời gian thực nghiệm là 2 tháng tại trường THCS Tân Thiện.
Nhóm đối chiếu thực hiện các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ theo giáo
án thông thường.
Nhóm thực nghiệm thực hiện theo giáo án của tôi, mỗi tuần 2 buổi vào thứ 4
và thứ 6 hàng tuần. Trong quá trình tập luyện để đánh giá sức mạnh tốc độ người
ta xác định qua test sư phạm để kiểm tra những tố chất này.
Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học tôi đã đưa ra một số test
để phỏng vấn hỏi kiến các chuyên gia, nhà chuyên môn, giáo viên có kinh nghiệm
các test bao gồm:
+ Test bật xa tại chỗ

+ Test bật cóc
+ Test chạy tốc độ cao 30m xuất phát cao
+ Chạy 400m
+ Test nhảy xa kiểu ngồi
Bảng 7. Các test được lựa chọn qua phỏng vấn
TT

Số người Số người
được hỏi đồng ý

Tên bài tập

% đạt

1

Bật xa tại chỗ

20

19

95

2

Bật cóc

20


10

50

3

Chạy tốc độ cao 30m xuất phát cao

20

18

90

4

Chạy 400m

20

9

45

5

Nhảy xa “kiểu ngồi”

20


16

80

Thực hiện: Phạm Thị Phượng

12

Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


Từ kết quả thu được ở bảng trên thì thấy hầu hết các chỉ tiêu các test đánh
giá cho đối tượng nghiên cứu mà tôi đưa ra đều được các ý kiến lựa chọn. Ngoài ra
qua tham khảo tài liệu có liên quan, các ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu khoa học cũng đồng quan điểm trên. Từ cơ sở đó tôi sử dụng các test sau:
+ Test bật xa tại chỗ
+ Test chạy tốc độ cao 30m xuất phát cao
+ Test nhảy xa kiểu ngồi
* Đánh giá hiệu quả các bài tập được lựa chọn.
Để đánh giá kết quả, tiến hành kiểm tra thành tích trước thực nghiệm và sau
thực nghiệm. Sau mỗi thời gian lựa chọn và áp dụng các bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa “kiểu ngồi” cho nữ học sinh đã cho
kết quả :
Bảng 8. Kết quả nhảy xa “kiểu ngồi” (N = 20)
Tham số


Trước thực nghiệm
Nhóm đối
chiếu

Sau thực nghiệm

Nhóm thực
nghiệm

Nhóm đối
chiếu

Nhóm thực
nghiệm

X

3,04

3,08

3,10

3,24

δx

0,14

0,16


0,11

0,09

T tính

0,297

3,114

T bảng

2,101

P

0,05

Qua bảng 8 cho chúng ta thấy:
- Trước thực nghiệm thành tích hai nhóm chênh lệch nhau nhưng toán học
thống kê không tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm.
Ttính= 0,297 < Tbảng = 2,101

(P = 5%)

- Sau thực nghiệm thành tích của hai nhóm được toán học thống kê tìm thấy
sự khác biệt giữa hai nhóm rất có ý nghĩa
Ttính= 3,114 > Tbảng = 2,101


( P < 5%)

- Bước đầu cho phép tôi nhận định các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã
có hiệu quả nâng cao thành tích trong nhảy xa “kiểu ngồi” cho nữ học sinh khối 7.

I. Bài học kinh nghiệm
Thực hiện: Phạm Thị Phượng

13

Năm học 2016- 2017


Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
mơn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các bài tập bổ trợ cho nhảy xa
“kiểu ngồi”. Qua phân tích xử lý đánh giá trong q trình nghiên cứu đề tài này có
thể đi đến những kết luận :
Qua thực tế tơi thấy trong q trình dạy học đó giúp cho học sinh dễ dàng
hiểu và nhớ bài lâu. Những phương pháp, nội dung tập luyện mới nhằm nâng cao
hơn nữa trình độ thể lực của các em học sinh để đạt được mục đích đó. Bước đầu
trong nghiên cứu khoa học đã vận dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực thích
hợp với lứa tuổi, giới tính, điều kiện vật chất và thời gian của các em. Trong q
trình tiến hành thực hiện các bài tập, người tập bắt buộc thực hiện đầy đủ các nội
dung, khối lượng bài tập. Nhờ có sự vận dụng các bài tập tác động thích hợp vào
cơ thể người tập rất lớn nên trình độ thể lực của học sinh được tăng lên, các em
học tập hứng thú, làm cho giờ học thêm sinh động.
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

Qua việc áp dụng sáng kiến vào bài giảng, đó giúp tơi phát triển năng lực
nhận thức của học sinh, giúp bản thân tiết kiệm dược thời gian trên lớp sau mỗi
tiết học. Nhờ đó tơi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi
và có hiệu quả “ vì các em có sự hứng thú và u thích mơn học hơn".
Việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành
tích mơn nhảy xa “kiểu ngồi” là rất cần thiết đối với nữ học sinh trường THCS góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất.
Khi đưa các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ vào chỉ tiêu về thể lực đều
tăng thì thành tích được nâng cao. Trong khi đó nhóm đối chứng tập theo giáo án
cũ tất cả các chỉ tiêu thể lực đều kém hơn so với nhóm thực nghiệm.
Việc tăng đáng kể về thành tích sau 8 tuần thực nghiệm chứng tỏ rằng việc áp
dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong mơn nhảy xa “kiểu ngồi” là việc
làm rất quan trọng bởi nó mang lại hiệu quả khá cao. Góp phần đổi mới nội dung
giảng dạy ở trường THCS vào mục tiêu giáo dục thể chất trong giai đoạn mới.
III. Kiến nghị
Trên cở sở kết luận trên tơi có những kiến nghị sau:
Trường THCS cần quan tâm hơn nữa về vấn đề đổi mới nội dung phương
pháp dạy học trong các giờ giáo dục thể chất.
Cần ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chun mơn như nội dung chính
phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trườngTHCS.
Áp dụng trên đối tượng rộng hơn và quy mơ để đề tài được hồn thiện hơn.
Tân Thiện, ngày 16 tháng 11 năm 2016
Thực Hiện

Thực hiện: Phạm Thị Phượng

14

Năm học 2016- 2017



Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích
môn nhảy xa “ kiểu ngồi” cho học sinh nữ lớp 7



Phaïm Thò Phượng

Thực hiện: Phạm Thị Phượng

15

Năm học 2016- 2017



×