Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIÁO án NGỮ văn THEO PHƯƠNG PHÁP mới NHẤT 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.54 KB, 12 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
NHẤT 2016

Thiết kế bài dạy học là một khâu quan trọng để tạo nên thành công
một giờ dạy học, đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, kinh nghiệm và thể hiện dấu ấn sáng tạo của người
giáo viên, đặc biệt giáo viên Ngữ văn
1. Khái niệm
- Thiết kế bài dạy học/ thiết kế dạy học (soạn bài, lập kế hoạch bài dạy học (động từ), giáo án, bài
soạn (danh từ) :
+ Quá trình lập kế hoạch và hiện thực hoá kế hoạch bài dạy học thành văn bản chi tiết theo một trình
tự lô gic những dự kiến mà giáo viên mong muốn sẽ thực thi trên lớp của mình để đạt mục tiêu bài
dạy học.
+ Văn bản chi tiết theo một trình tự lô gic những dự kiến mà giáo viên mong muốn thực thi trên lớp để
đạt mục tiêu dạy học
(Thiết kế bài học được thể hiện bằng văn bản ghi chép hoặc soạn thảo là cơ sở để thiết kế giáo án
điện tử (nếu như giáo viên có sử dụng).
2. Quy trình thiết kế bài dạy học
- Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài học
+ Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Mục tiêu bài dạy học cần được thể hiện
bằng các động từ có thể lượng hoá được để thuận lợi cho hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy
học (ví dụ : Nhận diện/ hiểu/ phân tích/ vận dụng để làm gì/ Nhận thức được điều gì,…)
+Xác định cấu trúc tri thức bài học (bài học gồm các đơn vị kiến thức nào, cách tổ chức, trình bày các
đơn vị kiến thức đó của sách giáo khoa, đơn vị kiến thức nào là trọng tâm,…)
+ Xác định mối liên hệ giữa tri thức, kĩ năng bài học với các tri thức, kĩ năng HS đã và sẽ được học
trong chương trình để có cách định hướng, khai thác phù hợp
+ Phân chia nội dung kiến thức bài học thành các đơn vị kiến thức để học sinh tiếp nhận


- Tìm hiểu đối tượng người học: những kiến thức, kĩ năng đã có, những lỗ hổng kiến thức, những kĩ
năng chưa thuần thục, lôgic của sự tiếp nhận kiến thức, kiến thức nào có thể tự hình thành bằng hoạt
động, kiến thức nào cần giáo viên cung cấp, kiến thức nào dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS có


thể hình thành được,...
- Xác định phương pháp, biện pháp, phương tiện, các hoạt động, hành động, thao tác sẽ tiến hành
trong bài học: phần nào nên sử dụng phương pháp, hoạt động nào, phần nào kết hợp sử dụng
phương tiện, dự kiến và hình dung trước những phản hồi của người học và dự kiến phương án điều
chỉnh,...
- Soạn bài theo tiến trình dạy học dự kiến
- Kiểm tra và hoàn thiện thiết kế bài học
- Rút kinh nghiệm và điểu chỉnh thiết kế (nếu có) sau giờ dạy học
3. Hình thức thiết kế
Thiết kế bài học có thể được trình bày linh hoạt, không nhất thiết gò bó vào một hình thức
nào. Sự đổi mới thể hiện ở tinh thần của thiết kế là để giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức
hay là để học sinh tích cực, chủ động khám phá và kiến tạo tri thức chứ không phải chỉ ở hình
thức bên ngoài của thiết kế. Dấu hiệu đổi mới rõ rệt nhất của dạy học theo tinh thần tích cực hoá
người học được thể hiện ở việc người soạn đã xây dựng được một hệ thống các hoạt động dạy học
bao gồm : hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh để học sinh có thể chiếm lĩnh tri thức, rèn
luyện kĩ năng qua hoạt động và hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ cùng với kiến thức và kĩ năng
đạt được. Hình thức để tổ chức các hoạt động cũng là điều giáo viên cần đầu tư để có được những
cách thức tiến hành phong phú, sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn đối với học sinh, đảm bảo đặc trưng bộ
môn, phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện sư phạm của nhà trường.
- Thiết kế có thể được soạn theo trật tự tuyến tính thông thường, không kẻ cột. Ưu điểm của thiết kế
này là tiết kiệm số trang, tuy nhiên GV khó quan sát sự tương ứng giữa hoạt động của gv, học sinh
và yêu cầu cần đạt được. Thiết kế này thường là các tài liệu được biên soạn để giáo viên tham khảo
thêm trong quá trình dạy học.
- Thiết kế có thể được chia thành các cột : Hiện nay có một số cách chia cột phổ biến như sau:
+ Chia làm 4 cột : Thời gian - Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh - Yêu cầu cần đạt/
Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức
+ Chia làm 4 cột : Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh – Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức
cần đạt/ Nội dung kiến thức - Nội dung ghi bảng (Thời gian dự kiến được xác định cùng với nội dung
hoạt động)
+ Chia làm 4 cột : Thời gian, phương tiện - Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh – Yêu

cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức
+ Chia làm 3 cột : Hoạt động của GV - Hoạt động của học sinh - Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/
Nội dung kiến thức.


+ Chia làm 2 cột: Hoạt động của GV-HS; Phương pháp, Phương tiện; Yêu cầu cần đạt
4. Giới thiệu các hình thức thiết kế bài dạy học Ngữ văn
Tiết học (Theo phân phối chương trình)
Tên bài (Viết in hoa hoặc in thường)
Tên tác giả (Nếu có)
Đối tượng dạy học : Học sinh lớp, năm học
A. Mục tiêu cần đạt
1.

Kiến thức

2.

Kĩ năng

3.

Thái độ

B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh và các phương pháp dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
2. Chuẩn bị của học sinh
3. Các phương pháp dạy học
C. Tiến trình dạy học
Người soạn có thể lựa chọn cách trình bày theo trật tự tuyến tính hoặc kẻ cột. Tuy nhiên, để

tiện theo dõi sự tương thích giữa các hoạt động của thầy và trò với mục tiêu cần đạt, người soạn nên
kẻ cột.
Ví dụ về thiết kế bài dạy được chia làm 2 cột:

Hoạt động của gv-hs, phương pháp, phương
tiện

Yêu cầu cần đạt

Bước 1 : Ổn định tổ chức và Kiểm tra bài cũ Ghi rõ yêu cầu cần đạt
(Thời gian)
Hoạt động này có thể tiến hành ở đầu giờ, trước
bài học hoặc tích hợp vào trong quá trình làm việc
của GV và HS. Nếu tích hợp thì ghi rõ vào nội
dung nào.


- Ghi rõ nội dung định kiểm tra, dự kiến kiểm tra
bao nhiêu học sinh
Bước 2: Giới thiệu bài mới (Thời gian)
Ghi rõ cách thức giới thiệu (GV giới thiệu hay
gợi dẫn từ câu trả lời của học sinh. Nên chú ý đến
mối quan hệ giữa kiểm tra bài cũ, câu trả lời của
học sinh và việc giới thiệu vào bài mới)
Bước 3 : Hướng dẫn học sinh học bài mới Ghi rõ yêu cầu cần đạt
(Thời gian)
Từ đây trở đi sẽ bám theo đặc điểm của từng dạng
bài dạy học để tổ chức các hoạt động hướng dẫn
HS tiếp nhận theo trình tự
lô gíc bài học và

lôgic tiếp nhận của HS. Người soạn có thể bám
theo các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học để gọi
tên hệ thống các hoạt động.
GV dự kiến rõ các hoạt động, hành động, thao tác
(vd câu hỏi, phiếu học tập, trò chơi nhận thức,...)
và dự kiến các phương án phản hồi của HS, - Ghi các đơn vị kiến thức (đề mục) và yêu
phương án điều chỉnh của GV, các phương tiện cầu cần đạt của HS
cần dùng.
VD: với bài dạy đọc hiểu văn bản có thể lựa chọn
trật tự hoạt động sau đây:
- Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu các tri thức
ngoài văn bản (Tiểu dẫn, tri thức đọc hiểu) (Thời
gian)
- Hoạt động 2 :HDHS đọc, tóm tắt, cảm nhận
chung về văn bản (Văn bản dài có thể đọc kết hợp
với tóm tắt) (Thời gian)

- Các hoạt động tiếp theo : HD HS tiếp nhận lần
lượt từng đơn vị kiến thức bài học (Thời gian)


I. Tìm hiểu chung/ Tiểu dẫn

Bước 4 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học (Thời II. Đọc hiểu văn bản/Tìm hiểu văn bản
gian)
1. Tóm tắt/ Cảm nhận chung/ Nhan đề/Đề
từ,.... (Tuỳ vào từng văn bản cụ thể để quyết
định có dựng mục này hay không)
Xác định rõ cách thức, hành động hướng dẫn HS
tổng kết.

2.Tiêu đề (Đơn vị kiến thức cơ bản thứ nhất
của bài học)
Bước 5 : Hướng dẫn HS luyện tập và dặn
dò (Thời gian)
3.Tiêu đề (Đơn vị kiến thức cơ bản thứ hai
của bài học)
.........
Bước này tuỳ theo từng bài học mà có thể được
tiến hành trên lớp hay yêu cầu học sinh luyện tập ở
nhà. GV cũng xác định rõ lựa chọn phương án nào
III. Tổng kết
trong thiết kế bài dạy học.
-Ghi rõ nội dung tổng kết cần đạt

IV. Luyện tập (Có thể kết hợp cả hai đề
mục Tổng kết và Luyện tập)

Ghi rõ nội dung luyện tập cần đạt và nội
dung dặn dò

D. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Ví dụ mẫu thiết kế 3 cột:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu cần đạt



Bước 1 : Ổn định tổ chức -Ổn định trật tự
Ghi rõ yêu cầu cần đạt
vàKiểm tra bài cũ (Thời
- Thực hiện nội dung kiểm
gian)
tra, tự nhận xét/ nhận xét

Bước 2: Giới thiệu bài mới
-Lắng nghe, tạo tâm thế tiếp
(Thời gian)
nhận/ Thực hiện yêu cầu của
- Lời vào bài hoặc các hình giáo viên (nếu giáo viên vào
thức vào bài khác
bài bằng hình thức hoạt động
khác)

Bước 3 : Hướng dẫn học
sinh học bài mới (Thời
gian)
-Xác định hình thức hoạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tri động của học sinh: Đọc to
thức ngoài văn bản
đoạn văn bản/ Theo dõi bạn
đọc/ Trả lời câu hỏi/ Thực
(Xác định các hình thức hoạt hiện bài tập/ Tham gia trò
động của giáo viên, ví dụ : chơi nhận thức,….
Yêu cầu 1HS đọc Tiểu dẫn,
các học sinh khác theo dõi
sách giáo khoa, sau đó trả lời
câu hỏi A hoặc yêu cầu học

sinh đọc thầm, đánh dấu
thông tin bên lề văn bản và
thực hiện yêu cầu B (tóm tắt,
nêu nội dung chính,…), hoặc
dựa vào phần kiến thức được
cung cấp trong Tiểu dẫn để
làm bài tập trắc nghiệm, chơi
ô chữ,…

Ghi đề mục
Ghi rõ yêu cầu cần đạt
VD: Các thông tin chính về
tác giả, tác phẩm,…


……..

D. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tương tự như vậy, người soạn có thể thiết kế bài dạy theo các hình thức 4 cột. Bản chất của tư
tưởng đổi mới thể hiện ở hệ thống các hoạt động giáo viên thiết kế tạo hứng thú học tập cho
học sinh, lôi cuốn học sinh làm việc để đạt được mục tiêu bài học, thay vì chỉ giảng bình say
sưa, truyền đạt kiến thức một chiều cho học sinh.
5. Tổ chức quá trình dạy học theo thiết kế
Giáo viên thực hiện thiết kế dạy học một cách linh hoạt. Có những phương án GV đã dự kiến
sẵn và cũng có những tình huống xảy ra bên ngoài thiết kế, GV cần chủ động ứng biến trong các tình
huống đó để đưa bài học về đúng quỹ đạo của mình. Nếu sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ
thì cần phải soạn thêm kịch bản giờ học trên máy. Nói chung chuẩn bị thiết kế công phu là một yếu tố
quan trọng để giờ dạy có thể đạt hiệu quả cao. Sau khi tiến hành bài dạy, GV cần tự nhìn lại để đánh
giá và rút kinh nghiệm cho bản thân, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh để bài soạn tốt hơn.
SV đọc Thiết kế bài dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, Phan Trọng

Luận, NXB Giáo dục, H.1996; Các thiết kế bài dạy học 10, 11, 12, của Phan Trọng Luận (chủ biên),
NXB Giáo dục 2006, 2007, 2008)
Đọc tài liệu tham khảo Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình sách giáo khoa, NXB Đại
học Sư Phạm, 2007, trang 68 -79

Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản: Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Để hỗ trợ các thầy cô trong quá trình soạn giáo án giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11 thì
chúng tôi đã tổng hợp và biên soạn văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ nhiều giáo án
hay của các giáo viên dạy giỏi trên toàn quốc.
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu
Giáo án Ngữ văn lớp 11 cơ bản
Giáo án bài Tràng Giang

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC.
( Nguyễn Đình Chiểu )
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:






Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu.
Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một
không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của
Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, nghệ thuật tương phản

và việc sử dụng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng:
Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Nhận thức được những giá trị cơ bản về thể văn tế và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tạo
nên giá trị sử thi của bài văn.
B. Chuẩn bị bài học.
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:




Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Phương pháp phân tích, bình giảng, so sánh và gợi mở, kết hợp nêu vấn đề qua
hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.

1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
Hs tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm theo hệ thống câu hỏi sgk.
C. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới.
Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: Trên đời có những ngôi sao sáng khác thường,
nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú thì mới thấy được, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn
thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy, có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên mà

còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của ông - khúc ca hùng tráng của phong trào chống bọn xâm lược
Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây hơn một trăm năm... và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là
một kiệt tác, là bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt Nam trung đại.
Hoạt động vủa Gv và
Hs

Nội dung cần đạt


I.
1.

Tìm
Hoàn



Hoạt
động
1: Gv
hướng dẫn hs tìm
hiểu
khái
quát.2.
1. Hãy nêu hoàn
cảnh sáng tác bài
văn tế nghĩa sĩ Cần •
Giuộc?
2. Vị trí bài văn tế •
trong sáng tác NĐC

và trong lịch sử văn
học Việt Nam?
3.
3. Em hiểu như thế
nào về thể loại văn
tế? (mục đích, nội
dung, hình thức).





hiểu
cảnh

sáng

chung:
tác:

Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn
của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh
anh dũng.
Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, NĐC viết bài văn
tế này đọc trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ. Bài văn là tiếng khóc từ
đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi
sinh của những người anh hùng.
Vị
trí:


Bài văn tế nằm trong giai đoạn thứ 2 thuộc bộ phận văn thơ yêu
nước của NĐC. Là tác phẩm có giá trị đặc biệt và độc đáo trong văn
học dân tộc.
Lần đầu tiên trong lịch sử văn học tác giả đã dựng một tượng đài
nghệ thuật về hình ảnh những người nông dân chống thực dân Pháp
tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời.
Thể
loại

bố
cục:

Văn tế là một thể văn dùng để tế người chết (đôi khi cũng để tế
người sống)
Nội dung: kể về tính tình công đức của người mất và tỏ lòng kính
trọng thương tiếc của mình.
Bố cục: 4 phần.
o
Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý
nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.
o
Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông
dân - nghĩa sĩ.
o
Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối
với người nghĩa sĩ.
o
Khốc tận (Kết): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ



BÀI: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
- (Trích Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết:

Sơ giản về tác giả và tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.

Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên và cuộc
sống con người ở một vùng đất phương Nam của tổ quốc. HS hiểu,
nắm được tác dụng của nghệ thuật miêu tả sông nước.

Biết những con sông ở Tây Ninh.
2. Kĩ năng:

Thực hiện thành thạo kĩ năng đọc diễn cảm phù hợp nội dung văn
bản.

Thực hiện được kĩ năng nhận diện văn bản truyện hiện đại có yếu tố
miêu tả kết hợp thuyết minh.

Thực hiện thành thạo kĩ năng nhận biết các biện pháp nghệ thuật sử
dụng trong văn bản.

Thực hiện được kĩ năng vận dụng chúng khi làm văn miêu tả thiên
nhiên.
3. Thái độ:

Có thói quen quan sát, so sánh khi viết văn miêu tả

Giáo dục cho học sinh ý thức học tập nghệ thuật miêu tả đặc sắc
của tác giả và tình cảm yêu thương, gắn bó quê hương.


Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Nội dung học tập

Thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng sông nước Cà Mau,
tình cảm của tác giả đối với quê hương.

Nghệ thuật miêu tả cảnh độc đáo của tác giả.
III. Chuẩn bị

Giáo viên: Tranh ảnh về sông nước Cà Mau.

Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả, phong cảnh, con người ở
sông nước Cà Mau.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? (8 đ)
Đáp án: Khinh thường Dế Choắt, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế
Choắt.
Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn
rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Em hãy cho biết văn bản “Sông nước Cà Mau” là tác phẩm của ai?
(2đ)
Đáp án: Đoàn Giỏi.
3. Tiến trình bài học:
Có lẽ, nhắc đến bộ phim "Đất phương Nam" thì các em ở đây ai cũng biết.
Đó là bộ phim nhiều tập rất hay, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng
khán giả. Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học "Đất rừng
phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. "Sông nước Cà Mau" là đoạn trích từ

chương XVIII trong truyện "Đất rừng phương Nam" mà chúng ta sẽ học
hôm nay.


Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (10P)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Giọng đọc hăm hở, liệt kê, giới
thiệu, nhấn mạnh các tên riêng.
- Đoạn đầu đọc chậm, giọng miên man, đều đều, càng về sau tốc độ
càng nhanh dần lên, đến đoạn tả chợ, giọng đọc vui, linh hoạt.
- GV đọc mẫu --> gọi học sinh đọc, kể.
GV nhận xét.
I. Đọc - hiểu
? Dựa vào chú thích dấu sao (sgk/20) em hãy giới thiệu vài nét về văn bản:
1. Đọc kể
nhà văn Đoàn Giỏi?
Đoàn Giỏi (1925-1989) quê ở Tiền Giang. Ông viết văn từ thời kháng
2. Chú thích
chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
a. Tác giả ? Tác phẩm "Đất rừng Phương Nam" được sáng tác vào năm nào? tác phẩm:
nội dung của nó?
Đoàn
Giỏi
(1925-1989)
--> "Đất rừng phương Nam" được sáng tác vào năm 1957.
--> Đây là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi, kể về quãng đời quê ở Tiền
lưu lạc của bé An - nhân vật chính - tại vùng đất rừng U Minh, miền Giang.
Tây Nam bộ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp.

- Là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học thiếu nhi nước
ta. Từ khi ra mắt bạn đọc (1957), nó đã có hấp dẫn lâu bền với
nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tận ngày nay. Bộ phim "Đất
phương Nam" (kịch bản có cải tiến ít nhiều nên không có chỗ hoàn
toàn như trong truyện).

Tiết 9: SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải
thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thời kỳ các vua Hùng dựng nước và
khát vọng của người Việt trong việc chế ngự thiên nhiên.

Hiểu được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu : hình tượng kì ảo,mang tính tượng
trưng khái quát cao.

Học sinh kể lại được truyện này.
B. CHUẨN BỊ:

GV: Đọc sách - Tư liệu - Giáo án, tranh ảnh .

HS: Đọc SGK - Trả lời câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HĐ1. Khởi động.
I. Tổ chức: Sĩ số:
II. Kiểm tra:

Tóm tắt những sự việc chính của VB Thánh Gióng?


Nêu nội dung, ý nghĩa VB?

Sự chuẩn bị: SGK - vở ghi - vở soạn
III. Tổ chức các HĐ dạy học:
HĐ2. Bài mới.

Yêu cầu đọc: rõ ràng, khoan thai, đúng
ngữ điệu đối thoại.

I. Đoc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc và kể:


Vua Hùng kén rể.
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn.
Cuộc giao tranh giữa 2 vị thần.
Sự trả thù hàng năm của Thuỷ
Tinh và sự chiến thắng của Sơn
Hãy tóm tắt các sự việc chính trong VB?
Tinh.
Trên cơ sở những sự việc chính hãy kể lại
2. Tìm hiểu chú thích: SGK
truyện? Nhắc lại khái niệm truyền
Từ khó: (đọc chú thích 1, 3, 4)
thuyết?
3. Bố cục:
Đọc chú thích trong SGK
Đ1: Đầu → mỗi thứ 1 đôi: Vua Hùng
VB chia làm mấy đoạn? Ý mỗi đoạn?
kén rể.

Đ2: Tiếp → Rút quân về: ST,TT cầu hôn
và cuộc giao tranh của hai vị thần.
Đ3: Còn lại: Sự trả thù về sau của TT
và c.thắng của ST.







×