Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THAM LUẬN về CÔNG tác CHUYÊN môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.29 KB, 4 trang )

THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa toàn thể đại hội
Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi tới quý đại biểu, các thầy cô giáo lời chúc
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc đại hội thành công rực rỡ.
Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa toàn thể Đại hội.
Trước tiên tôi rất vinh dự và cảm ơn Đại hội đã cho phép tôi có cơ hội được
trình bày những ý kiến của mình về công tác chuyên môn, một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất trong các hoạt động của trường học.
Kính thưa các đồng chí!
Đại thi hào người Nga Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào
quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Bác
Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy
cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng
đã từng nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng
tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn
dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả
hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.
Quả đúng như vậy. Tôi và các đồng chí, thật vinh dự và tự hào khi được
mang trên mình một sứ mệnh vinh quang là dạy chữ, dạy người cho biết bao nhiêu
thế hệ học sinh thân yêu. Thế nhưng để hoàn thành được tốt nhiệm vụ cao cả ấy thì
đối với mỗi người giáo viên, đặc biệt là đối với các Đoàn viên trẻ trong Chi đoàn
giáo viên chúng ta là điều không phải dễ. Bởi thế, mỗi chúng ta cần chú trọng đầu
tư cho công tác chuyên môn hơn so với các hoạt động khác trong trường học để có
thể nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.
Như các thầy cô đã biết, hiện nay còn một bộ phận khá lớn học sinh chán
học, lười học, chưa có tinh thần học tập đúng đắn, khả năng tự học còn hạn chế, kĩ
năng làm bài yếu, các em chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, còn lơ
đãng, bị bạn bè lôi kéo, hay chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ
chính của mình, không xác định được mục tiêu phấn đấu cho bản thân, ....
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: có thể do ý thức học tập
của học sinh chưa cao, do gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của


các em, hay do năng lực của thầy giáo chưa tốt, chưa tạo được sự thu hút học sinh
vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác,
chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía khiến học sinh chỉ biết
cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. Thêm vào đó, xã
hội đổi mới kéo theo nhiều tác động cả tích cực lẫn tiêu cực cũng đã ảnh hưởng
không nhỏ tới việc học tập của các em. Nhưng theo tôi nghĩ, nguyên nhân từ phía
chúng ta – những người thầy là quan trọng nhất. Thực tế, có những người thầy còn


thiếu trách nhiệm trong công tác giảng dạy, có những giáo viên còn lười trong việc
tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học. Chúng ta
không thể bắt các em chăm học, trả lời được những câu hỏi khi thầy kiểm tra nếu
chúng ta không phải là một tấm gương tự học và sáng tạo. Vậy làm sao để khơi dậy
được cảm hứng học tập ở trong chính mỗi học trò? Làm sao để có thể nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy và học?
Thưa các đồng chí!
Có rất nhiều biện pháp để góp phần cải thiện được thực trạng đó. Sau đây, tôi
cũng xin mạnh dạn trao đổi cùng các đồng chí một số giải pháp mà tôi đã học tập
được từ đồng chí, đồng nghiệp và đúc rút từ trong thực tiễn giảng dạy của chính bản
thân trong những năm học qua - những giải pháp mà chính bản thân tôi vẫn đang
phải nỗ lực phấn đấu làm theo.
1. Giáo viên phải có kiến thức vững vàng. Đây chính là điều quan trọng nhất
đối với những ai đang làm nghề dạy học. Bởi nó chính là cái nền, yếu tố cơ bản tạo
nên một tiết dạy thành công. Dù phương pháp dạy học có tích cực, hợp lí đến mấy,
dù khả năng diễn đạt của thầy có lưu loát đến mấy nhưng nếu kiến thức không chính
xác, không phong phú thì những yếu tố kia cũng không có cơ hội để phát huy. Muốn
có kiến thức vững, mỗi người giáo viên cần chú ý trau dồi khả năng tự học cho bản
thân để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Bởi “ngọc không mài không
sáng, người không học không hiểu lí lẽ”. Chúng ta có thể học từ tài liệu, từ các
phương tiện thông tin, học hỏi từ đồng nghiệp, học bất cứ nơi đâu, và lúc nào có thể

học.
2. Làm tốt công tác chuẩn bị cho mỗi tiết lên lớp như: Lên Kế hoạch giảng
dạy, Thiết kế bài học, tìm hiểu những tài liệu liên quan đến bài dạy…Cần chú ý
thiết kế bài học theo hướng đổi mớitheo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
của học sinh, sắp xếp hợp lí hoạt động của GV và HS, cần tổ chức các hoạt động
dạy – học hợp lí, thiết kế tốt hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tính tích cực
chủ động của HS, đảm bảo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Đối với từng nội
dung bài học, từng đối tượng học sinh mà giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt
để học sinh cùng làm việc một cách tích cực, chủ động, tạo không khí sôi nổi trong
lớp học, tránh tình trạng chỉ sử dụng một loại câu hỏi vừa đơn điệu, vừa tẻ nhạt, lại
không kích thích được hứng thú học tập ở các em.
3. Cần chú ý đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Sự phù hợp về phương
pháp dạy học không phải nhất thiết phải từ bỏ những phương pháp dạy học truyền
thống để lựa chọn các phương pháp mà nhiều người cho là mới, là hiện đại. Theo
tôi, sự phù hợp là phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung bài dạy…
giáo viên có thể lựa chọn phương pháp truyền thống hay hiện đại hoặc có thể kết
hợp linh hoạt để có một tiết dạy chất lượng nhất. “mỗi giáo viên là một tấm gương
tự học và sáng tạo”. Yếu tố sáng tạo trong mỗi tiết dạy rất quan trọng đối với giáo


viên. Cùng một bài dạy nhưng ở mỗi lớp, ở những thời điểm khác lại có một cách
truyền đạt mới phù hợp với đối tượng học sinh và không tạo ra sự nhàm chán trong
nghề nghiệp. Giáo viên cũng cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT, đồ
dùng dạy học trực quan trong dạy học một cách hợp lí để giảm tải các hoạt động của
thầy trên lớp, học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức, hơn nữa nó còn có tác dụng lôi
cuốn, tạo hứng thú trong các tiết dạy.
4. Trong các giờ lên lớp, để góp phần tạo được sự lôi cuốn đối với học sinh
thì khả năng truyền đạt lưu loát của người thầy cũng rất quan trọng vì nó thể hiện sự
tự tin của một người thầy khi đứng trước học sinh, giúp học sinh lĩnh hội và tiếp thu
kiến thức 1 cách nhanh chóng, có hứng thú hơn trong học tập.

Mỗi 1 tiết dạy, GV cần giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, bám sát
chuẩn kiến thức kĩ năng, cần phân loại được đối tượng học sinh để xác định kiến
thức trọng tâm cần đạt phù hợp với từng đối tượng. Luôn bao quát học sinh trong
giờ dạy; đặt câu hỏi và gọi nhiều đối tượng trả lời, chú trọng đến những em yếu
kém. Động viên, khích lệ học sinh kịp thời khi các em có sự tiến bộ, luôn thể hiện
sự tin tưởng vào các em, tránh việc chỉ gọi những HS giơ tay phát biểu xây dựng bài
mà bỏ qua những HS yếu kém hầu như không giơ tay.
Cuối mỗi tiết dạy, GV cần dành nhiều thời gian để củng cố bài học: chẳng hạn
như cuối tiết học cho các em gấp sách lại trên bảng chỉ còn những ý chính giáo viên
đặt câu hỏi hoặc gợi ý để học sinh trình bày lại bài. Học sinh trả lời tốt giáo viên có
thể cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của các em, học sinh vướng mắc chỗ nào
thì giáo viên giảng lại kĩ hơn. Như vậy giúp các em trong giờ học sẽ lắng nghe, ghi
nhớ để trả lời vào cuối giờ và các em sẽ hiểu bài kĩ hơn.
5. Cần tăng cường kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng đa dạng hoá các hình
thức kiểm tra để các em phải tự giác học tập như kiểm tra vở ghi trên lớp, vở bài
tập, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kết hợp kiểm tra trong giờ học, ...
Sau mỗi bài dạy, nên cho học sinh câu hỏi ôn tập và bài tập về nhà, khoanh
vùng trọng tâm mỗi bài học và những dạng đề thường gặp với nội dung bài học hay
hướng dẫn các em xây dựng được một đề cương ôn tập cụ thể, chi tiết, bám nội
dung kiến thức cơ bản; chia từng mảng, từng chuyên đề kiến thức để ôn tập.
Giáo viên cũng cần chú trọng đặc biệt đến việc rèn kĩ năng làm bài, kĩ năng
diễn đạt, dùng từ đặt câu, rèn luyện chữ viết và cách trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ
cho học sinh (đặc biệt là bộ môn Ngữ văn). Sau mỗi bài viết, giáo viên cần dành
nhiều thời gian chấm bài, nhận xét, sửa chữa cụ thể, chi tiết để học sinh nhận ra
những lỗi sai và kịp thời sửa đổi.
6. Chú trọng lồng ghép dạy kĩ năng sống cho các em học sinh trong những bài
học phù hợp. GVCN có thể lồng ghép dạy trong các giờ sinh hoạt hay hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp để các em hình thành được những kĩ năng sống cần thiết
khi ứng phó với những tác động của đời sống xã hội.



7. Chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh, biết cách nhắc nhở hoặc
động viên các em kịp thời, có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học
sinh, chú trọng mục tiêu giáo dục “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo để góp phần phát triển trí tuệ,
bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên chủ
nhiệm: thông báo với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm kịp thời về tình hình học
tập chung của học sinh, nhất là những em chưa chịu khó, chưa tích cực, để có biện
pháp xử lí kịp thời, giúp các em tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
Từ việc vận dụng linh hoạt các giải pháp nêu trên, bản thân tôi cũng đã đạt
được một số thành tích nhất định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Mặc
dù những thành tích đạt được còn rất khiêm tốn, song với tôi, đó cũng là điều đáng
mừng.
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể đại hội!
Trên đây là những ý kiến tôi mạnh dạn trao đổi cùng các đồng chí. Bản tham
luận chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các đồng chí để bản tham luận được hoàn thiện hơn nữa. Hi vọng rằng, trong
năm học 2016 – 2017, với đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết, đặc biệt, được sự quan
tâm chỉ đạo sát sao của Ban chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường, chúng ta sẽ đạt được
nhiều thành tích đáng mừng hơn nữa.
Cuối cùng, tôi xin chúc các vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc các đồng
chí giáo viên công tác tốt, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người. Chúc
Đại hội thành công tốt đẹp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe.



×