Sở GD&ĐT Nghệ An
Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Năm học 2007-2008
Hớng dẫn chấm và biểu điểm đề chính thức
Môn: Văn 12 THPT - bảng a
A. Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kỹ năng làm văn tốt:
bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu
cảm, không mắc lỗi về chính tả.
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, cơ cấu đề thi năm
nay có nhiều thay đổi. Bên cạnh dạng đề truyền thống, có thêm những đề mở. Thí
sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phơng thức: thuyết minh, nghị luận
(giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, phát biểu cảm nghĩ ...). Hớng dẫn
chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản ở dạng đề truyền thống, những định hớng giải
quyết ở đề mở, định tính chứ không định lợng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi
vận dụng hớng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong
tính chính thể, phát hiện trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp
nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hớng dẫn chấm, miễn là
hợp lý, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5. Hớng dẫn chấm cho
điểm từng câu, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm
cụ thể.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 (6,0 điểm):
ý 1: Thế nào là tự học? (1,0 điểm)
- Tự học là tự thân học tập, là quá trình tự tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến
thức, thuộc về t duy bên trong của bản thân chủ thể.
- Đây là một phơng pháp học tập đem lại nhiều lợi ích, nhất là trong thời đại
ngày nay.
ý 2: Lợi ích của việc tự học. (5,0 điểm)
- Giúp mỗi ngời sử dụng thời gian hợp lý, chủ động, có hiệu quả.
- Giải quyết đợc một số mâu thuẫn: Kiến thức học vấn thì vô cùng mà tuổi
học đờng có giới hạn; nhu cầu, khát vọng chiếm lĩnh tri thức thì lớn mà hoàn cảnh
cuộc sống cá nhân không có điều kiện thuận lợi...
- Rèn luyện ý chí bền bỉ, khả năng làm việc có kế hoạch, tự chủ, có hiệu quả.
Giúp con ngời có khả năng học tập không ngừng, học tập suốt đời.
- Phát huy đợc tính độc lập, sáng tạo của con ngời trong việc tiếp nhận tri
thức của nhân loại.
ý 3: Cần phải tự học nh thế nào? (2,0 điểm).
- Phải đầu t thời gian thoả đáng, thích hợp.
- Có kế hoạch hợp lý, khoa học.
- Song song với quá trình tự học là quá trình tự kiểm tra và đánh giá.
- Cần phối hợp phơng pháp tự học với các loại hình, phơng pháp học khác.
Câu 2 ( 6,0 điểm):
1
Có thể có nhiều cách tiếp cận, lý giải khác nhau, nhng trên cơ sở nắm vững
bối cảnh, tình huống và quá trình vận động của tính cách, số phận nhân vật Tràng
và chiều sâu nhân đạo trong t tởng của Kim Lân để "giải mã" đợc ý nghĩa của chi
tiết "Hai hào dầu". Thí sinh phải có khả năng cảm thụ, phân tích chi tiết đồng thời
phải biết so sánh khái quát để làm rõ chiều sâu nhân đạo trong t tởng của Kim Lân.
Sau đây là một số gợi ý cơ bản:
ý 1: Đặt nhân vật Tràng trong bối cảnh và tình huống truyện để dẫn ra chi tiết.
(1,0 điểm)
- Tràng là một nông dân nghèo, dân ngụ c, xấu xí thô kệch lại lâm vào năm
đói kém, ngời chết nh ngả rạ ... Cái đói hiện hình và hoành hành khắp mọi nơi ...
- Trong bối cảnh ấy, vấn đề miếng ăn và mạng sống là vấn đề cấp thiết nhất.
Vậy mà Tràng lấy vợ, Tràng có vợ và đang dẫn vợ về nhà.
- Hơn thế, Tràng còn mua chai dầu những hai hào để thắp trong đêm tân hôn.
Phải chăng đó là một sự hoang phí, một sự xa xỉ, một thú chơi ngông, chơi sang?
ý 2: Phân tích chi tiết. (4,0 điểm)
- Tràng mua hai hào dầu sau khi đã làm hai việc khác cũng tốn tiền không
kém: mua cho thị một cái thúng con để đựng đồ lặt vặt và ăn với nhau một bữa no
nê ...
- Hai việc đó là thiết thực, nên làm và cần thiết phải làm. Nhng việc mua hai
hào dầu, thoạt nhìn có vẻ xa xỉ, hoang phí ... nhng càng ngẫm nghĩ ta càng hiểu sâu
sắc hơn về tấm lòng Tràng:
+ Thì ra vì không phải lấy đợc vợ quá dễ dàng mà Tràng rẻ rúng hạnh phúc
của mình, ngợc lại Tràng rất trân trọng hạnh phúc của mình, trân trọng ngời vợ của
mình.
+ Cới vợ là sự kiện trọng đại của cuộc đời mình, ngày mình có vợ cần phải
sáng sủa . Cho nên mua chai dầu (hai hào) là một nỗ lực để đàng hoàng ở mức có
thể có đợc vào lúc này của Tràng.
- Chi tiết hai hào dầu cho thấy sự thơng yêu gắn bó thực lòng, là biểu hiện
của tình Ngời, của t cách Ngời trong còn ngời Tràng. Đồng thời đó cũng là niềm tin
mãnh liệt vào phẩm giá Ngời bất diệt của Kim Lân. Chi tiết còn gợi ra niềm tin vào
cuộc đời của những ngời nông dân ngay trong hoàn cảnh khốn khó nhất.
ý 3: Đánh giá chi tiết (1,0 điểm).
" Hai hào dầu" là một chi tiết nhỏ thậm chí có vẻ không nên có, không đáng
có trong bối cảnh và tình huống truyện, nhng lại là một chi tiết có ý nghĩa sâu sắc
làm nổi bật chiều sâu trong t tởng nhân văn của Kim Lân, nó góp phần làm nên tầm
vóc trong t cách nghệ sỹ của Kim Lân.
Câu 3 (8,0 điểm).
ý 1: Giới thiệu vắn tắt tác giả Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất nớc và cái tôi trữ tình
mới trong thi phẩm (1,0 điểm).
ý 2: Giải thích cái tôi trữ tình (2,0 điểm).
- Là cái tôi tự biểu hiện, tự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ qua tác
phẩm của mình.
- Là biểu hiện tâm hồn tác giả, nhng không đồng nhất với con ngời tác giả
mà là cái tôi tự nâng mình lên tầm phổ quát của nhân sinh. Bởi vậy cái tôi trữ tình
mang tính chủ quan, cá thể, cá biệt và rất điển hình. Cái tôi trữ tình ấy vừa rất riêng
t, thầm kín lại vừa mang tính thời đại...
2
ý 3: Cái tôi trữ tình trong bài thơ Đất nớc của Nguyễn Đình Thi (3,0 điểm).
- Đó là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với quê hơng đất nớc và con ngời
Việt Nam đợc thể hiện ở nhiều cung bậc: nỗi nhớ, niềm vui, niềm tự hào, nỗi xót xa
căm giận trớc những cảnh đau thơng và sự cảm phục trớc sức mạnh của dân tộc...
- Tình cảm, cảm xúc ấy đợc bộc lộ ở nhiều hình thức: sử dụng thể thơ tự do,
cách gieo vần, phối nhịp, cách dùng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu mới mẻ, sáng
tạo...
ý 4: Khái quát đặc điểm cái tôi trữ tình của thơ ca Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám 1945 (2,0 điểm).
- Cái tôi cá nhân đã phát triển thành cái tôi cộng đồng, dân tộc, thời đại.
- Là cái tôi hớng tới những tình cảm lớn lao cao đẹp đối với đất nớc và nhân
dân. Các bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nớc của Nguyễn Đình
Thi, Việt Bắc của Tổ Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên tiêu biểu cho đặc
điểm cái tôi trữ tình trong thơ ca thời kỳ này.
- Từ ngôn ngữ, hình ảnh đến sự vận động của hình tợng thơ... mang đậm chất
sử thi và cảm hứng lãng mạn.
(Thí sinh có thể so sánh với Thơ mới 1930 - 1945 để làm nổi bật đặc điểm cái tôi
trữ tình trong thơ sau Cách mạng tháng Tám 1945).
3