Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

VIỆC TRỒNG TRỌT tác ĐỘNG đến tư DUY CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.38 KB, 6 trang )

Lúa gạo và lúa mì không chỉ làm lương thực cho nhân loại. Chúng còn tác động đến
cách họ tư duy – theo rất nhiều cách khác nhau.
Đây là kết quả một nghiên cứu được công bố vào ngày 9/5/2014 trên tập sang
Science, trong đó họ so sánh những người đến từ những vùng khác nhau của
Trung-quốc. Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là Thomas Talhelm thuộc trường
University of Virginia (Charlottesville, Mĩ), đã phát hiện rằng những người đến từ
những vùng trồng lúa gạo có lối tư duy tương thuộc nhau nhiều hơn và hướng đến
tổng thể hơn so với những người đến từ những khu vực trồng lúa mì.
Talhelm cho rằng những khác biệt này nảy sinh bởi vì người ta cần hợp tác nhiều
hơn và nỗ lực chung nhiều hơn trong việc trồng lúa gạo so với việc trồng lúa mì. Để
gieo trồng và gặt hái lúa được thành công, các nông dân phải làm việc cùng nhau
nhằm tạo dựng nên những hệ thống tưới tiêu phức tạp và thiết lập những trao đổi
lao động với nhau. Qua thời gian, nhu cầu làm việc nhóm này đã nuôi dưỡng tâm lí
tương thuộc và hướng đến tập thể. Tuy nhiên, lúa mì lại có thể phát triển độc lập,
thế nên những nông dân lúa mì trở thành những người cá nhân chủ nghĩa hơn.
Talhelm phát hiện rằng thậm chí những người từ những khu vực lân cận ở hai bên
bờ sông Dương-tử cũng tư duy khác nhau nếu họ trồng những loại cây khác nhau.
“Tôi không thấy có lí thuyết nào khác giải thích lí do tại sao bạn lại thấy những khác
biệt này giữa những người ở hai khu vực láng giềng,” ông cho biết.


NG STAFF. SOURCE: TALHELM, T., ET AL. SCIENCE. Nguồn ảnh:
nationalgeographic.com


Mặc dù đội ngũ nghiên cứu tập trung vào Trung-quốc, nhưng kết quả của họ cũng
có thể giải thích được những khác biệt bao quát hơn giữa các nước. Những quốc
gia Đông Á như Nhật và Nam Triều-tiên có nền lịch sử lâu đời về trồng lúa, và dân
số của họ có tính tương thuộc và ít cá nhân chủ nghĩa hơn những người dân ở các
nước khác vốn cũng thịnh vượng tương đương.
Các kết quả còn chứng tỏ rằng tâm lí Đông Á khác biệt hơn những gì thường được


khắc hoạ. Người ta thường nghĩ vùng này là trung tâm của tâm lí tương thuộc,
nhưng khu vực trồng lúa mì ở phía bắc Trung-quốc lại cho thấy người dân ở đây ở
tư duy cá nhân chủ nghĩa và tư duy phân tích vốn có mối liên hệ điển hình với tư
duy Tây phương.
“Lĩnh vực tâm lí học văn hoá chỉ mới tồn tại khoảng 20 năm nay, và phần lớn lĩnh
vực này tập trung vào sự tương phản giữa Đông và Tây. Người ta đang chán ngán
chuyện đó,” Talhelm cho biết. “Người ta so sánh người Mĩ với Hong Kong? Nhật?
Nó giống như một lựa chọn ngẫu nhiên. Gần như không có suy xét nào dành cho sự
khác biệt hiện hữu trong khu vực Đông Á, và tôi hi vọng nghiên cứu này có thể thúc
đẩy [sự nhìn nhận] của khác biệt đó.”


Một nông dân đang kiểm tra kết quả thu hoạch kê ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Ảnh: JIM RICHARDSON, NATIONAL GEOGRAPHIC CREATIVE

KIỂM TRA NHỮNG NÉT TÂM LÍ

Những khoa học gia khác đã rút ra được những điểm khác nhau giữa tác động tâm
lí của việc làm nông cộng tác với những việc làm mang tính cá nhân hơn như chăn
gia súc hoặc đánh cá. Khi chứng tỏ rằng những kiểu làm nông khác nhau cũng có
thể ảnh hưởng đến tâm lí chúng ta, “công trình này đã đưa luồng suy nghĩ đó đi xa
thêm một bước,” theo lời của Richard Nisbett, nhà tâm lí học ở trường University of
Michigan (Ann Arbor, Mĩ).
Talhelm nảy ra được “lí thuyết lúa gạo” sau vài năm làm giáo viên tại Trung-quốc và
chú ý đến những khác biệt văn hoá giữa miền bắc và miền nam. “Người dân miền
bắc dường như thẳng thắn hơn, trong khi người dân miền nam lại lo âu nhiều hơn
về sự hoà hợp và thường tránh xung đột,” ông cho biết.
Khi đó ông tìm hiểu được rằng sông Dương-tử chia đất nước này thành hai, một
miền bắc trồng lúa mì và một miền nam trồng lúa gạo, và cả hai miền này đều trung
thành với cây trồng tương ứng của mình suốt nhiều thế hệ.

Để xem thử những khác biệt nông nghiệp này có dẫn đến những nét tâm lí tương
phản nhau không, đội ngũ của Talhelm đã tuyển chọn 1162 sinh viên người Hán từ
khắp đất nước và cho họ xem bộ ba đồ vật, chẳng hạn tàu lửa, xe buýt, và đường
ray. Khi được yêu cầu ghép đôi hai món lại với nhau, những sinh viên đến từ những
vùng trồng lúa gạo thường chọn những cặp đôi hướng đến cái tổng thể dựa trên mối
quan hệ giữa hai món đó (tàu lửa và đường ray), trong khi những người đến từ vùng
trồng lúa mì lại chọn những cặp đôi theo hướng phân tích dựa trên những nét tương
đồng trừu tượng (tàu lửa và xe buýt).
Đội ngũ nghiên cứu phát hiện những khác biệt này ở những khu vực kề nhau nằm
hai bên bờ sông Dương-tử, vốn dường như loại trừ đi các yếu tố khác như thời tiết
hoặc ngôn ngữ để giải thích khác biệt rõ nét về quan điểm.
Những tác vụ khác cũng được dùng đến nhằm đo lường những khác biệt, và cho
thấy những kết quả tương tự. Khi được yêu cầu vẽ những vòng tròn đại diện cho


những thành viên trong mạng xã hội của mình, những người đến từ khu vực lúa gạo
vẽ bản thân họ nhỏ hơn một chút so với bạn bè mình, trong khi những người đến từ
khu vực lúa mì vẽ bản thân hơn lớn hơn 1.5 mm. Và trong một viễn cảnh giả thuyết,
những người đến từ khu vực lúa gạo có xu hướng thưởng một người bạn thành thật
hơn và ít có xu hướng phạt người không trung thực – một dấu hiệu của tính thiên vị
trong nhóm vốn lan toả khắp các nhóm tập thể.

Rê hạt lúa mì ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: JIM RICHARDSON, NATIONAL
GEOGRAPHIC CREATIVE

CÂU HỎI TRIỆU DOLLAR

Ngược lại, đội ngũ nghiên cứu không phát hiện được hậu thuẫn nào cho hai lí thuyết
khác trong lĩnh vực tâm lí học văn hoá, vốn cố gắng giải thích làm thế nào mà những
khác biệt trong lối tư duy của chúng ta lại bị ảnh hưởng từ văn hoá hoặc môi trường

nơi chúng ta sống. Một lí thuyết đề xuất rằng khi xã hội trở nên thịnh vượng hơn và


có học thức hơn, thì công dân ở đó sẽ trở nên tự lập hơn và chuyển sang lối tư duy
phân tích, độc lập. Lí thuyết còn lại cho rằng những căn bệnh có thể lây truyền sẽ
tạo điều kiện hình thành nên những cộng đồng tập thể và hạn hẹp, bởi vì việc tương
tác với người lạ sẽ dãn đến nguy cơ lây nhiễm.
Không có xu hướng nào trong số đó xảy ra đúng ở Trung-quốc, nơi sự lựa chọn cây
trồng là yếu tố duy nhất có mối tương quan với tính đa dạng tâm lí ở đất nước này,
theo nghiên cứu cho biết. Tuy thế, Talhelm không muốn thổi phồng những phát hiện
của mình: Văn hoá là thứ phức hợp và một biến số không giải thích được mọi sự,”
ông cho biết.
“Các kết quả này thực sự gây tò mò,” theo lời Francesca Bray, nhà nhân học ở
trường University of Edinburg (Scotland), người nghiên cứu nền nông nghiệp Trungquốc. Nhưng bà còn thêm vào, “Tôi hồ nghi về những bài kiểm tra tâm lí học, chúng
có vẻ giản đơn đến lạ kì, thậm chí có vẻ hàm hồ nữa, căn cứ trên vai trò diễn giải
nặng nề mà chúng phải gánh vác.”
Bà còn lưu ý rằng đội ngũ này nghiên cứu những sinh viên đại học ở những khu vực
nông nghiệp khác nhau thay vì những nông dân thực thụ. Các nhà nghiên cứu cho
rằng khuynh hướng văn hoá do việc trồng lúa gạo tạo ra có thể kéo dài nhiều thế hệ
và tác động đến những người chưa từng tự mình trồng lúa gạo, nhưng Bray nghĩ
rằng đó là một tuyên bố quá chung chung: “Tôi hẳn là sẽ trân trọng một số gợi ý về lí
do tại sao chuyện này có thể thành như vậy,” bà nói.
“Đó là câu hỏi triệu dollar,” Talhelm cho biết. Ông nghi ngờ rằng những lối dạy con
cái, trường học, và những định chế khác hết thảy đều có thể góp phần vào sự lan
toả những phép chuyển nghĩa về văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Văn hoá
có nhiều quán tính gắn với nó,” ông cho biết.




×