Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

SỰ kết hợp ĐÔNG Tây HIỆN THỰC HAY ảo TƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.91 KB, 4 trang )

Lời người dịch: Gần đây, trên các diễn đàn đại chúng, chủ đề được bàn tới rất nhiều
là việc các du học sinh không muốn trở về nước làm việc. Đằng sau vô số lời bàn
nổi lên một vấn đề về cách người Việt ta nhìn nhận về nền giáo dục và văn hóa Tây
phương một cách khá thiên lệch.
Chuyên gia phát triển bản thân Frederic Labarthe đã đưa đến một cách nhìn khách
quan của một người phương Tây nhưng dành phân nửa cuộc đời sống và học hỏi
những giá trị phương Đông.
*************************
Vài chục năm gần đây, cuộc thảo luận về ảnh hưởng của những giá trị và lối sống
Tây phương vào xã hội Á châu đã diễn ra. Một sự thật hiển nhiên là sức cám dỗ đầy
mê hoặc của Tây phương đã chiếm hữu phần không nhỏ trong đầu óc của nhiều
người Á châu, với giấc mơ từ tự do cá nhân, dân chủ, cuộc sống thoải mái … và rồi
xa hơn nữa, là những hình ảnh, câu chuyện bạo lực đã trở nên quá quen thuộc trên
tivi; nạn nghiện ngập internet; phim khiêu dâm lan tràn. Phương Tây, hay lối sống
Mỹ, đang lan tỏa theo cách riêng của nó tới mọi nền văn hóa chấp nhận mở cửa cho
toàn cầu hóa.
Câu hỏi không phải là “tốt” hay “xấu” – thế giới hiện đại là thế giới chúng ta phải
sống với nó. Vì vậy, câu hỏi là chúng ta làm gì với hiện thực này.
Phía bên kia tấm huân chương
Tôi đã sống và làm việc trên bốn lục địa, từ châu Phi tới Pháp, Anh, Mỹ và sau này
dành nhiều thời gian sống ở Ấn độ và Việt Nam. Đúng vậy, Tây phương (bao gồm
Mỹ và Âu châu), thanh lịch, quyến rũ, sạch sẽ và được tổ chức tuyệt hảo. Nhưng tôi


không thấy tất cả những điều đó làm con người ở đó hạnh phúc hơn, và thậm chí
cảm thấy an toàn hơn là ở Đông Nam Á hay Ấn Độ. Sự thoải mái ở cấp độ sống vật
lý là rõ ràng, nhưng về tinh thần và cảm xúc thì không hẳn.
Các xã hội “phát triển” đã và đang phải chịu đựng sự đổ vỡ của những mối quan hệ
giữa người với người vì mục đích “hiệu suất công việc”; vì niềm tin rằng công nghệ,
sự giàu có của cải vật chất và chủ nghĩa tiêu thụ sẽ mang lại hạnh phúc dài lâu.
Có thật vậy không?


Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn đang là những xã hội đầy sức mạnh ở nhiều mặt, nhưng
điều hiển nhiên là ngày càng nhiều người nhận ra rằng giấc mơ Âu Mỹ về của cải
vật chất, đời sống thoải mái và sự thành công cá nhân chỉ là ảo tưởng. Nó không
bền vững và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Đây là một vài con số mà
Viện nghiên cứu Gallup đã đưa ra từ mười năm trước.
● Chúng ta đã tiêu thụ nhiều nguồn tài nguyên của Trái đất, tiêu diệt vô số
chủng loài sinh vật và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh trong 100 năm qua
hơn trong toàn thể lịch sử nhân loại.
● Ở Liên hiệp Anh, giữa năm 1960 đến năm 2000, thu nhập gia tăng 8 lần, tỉ lệ
người trầm cảm tăng 4 lần, các vấn đề gia đình tăng 20 lần, tội phạm đường
phố tăng 30 lần và số thiếu niên nghiện ngập tăng 200 lần.
● Ở Mỹ, trung bình các ông bố hiện đại dành 3 phút mỗi ngày cho con cái họ.
● Giữa năm 1960 và năm 2000, tỉ lệ tự tử tăng 60% tới khoảng 1 triệu người tự
sát mỗi năm. Mà theo nghiên cứu, cứ mỗi người tự tử “thành công”, thì có 25
người tự tử “không xong”.
Mẫu mực của phương Tây cũ dựa trên triết lý của thế kỷ 18 về “sự sống sót của kẻ
mạnh nhất”. Triết lý này khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, tự nhận thức, sức mạnh
bản thân và sự sáng tạo. Điều này đã mang cho xã hội Tây phương cơ hội để thử
thách truyền thống, khám phá, thịnh vượng và tạm thời chinh phục thế giới.
Thế nhưng, lối tư duy này sẽ dẫn tới kết cục là chỉ một kẻ chiến thắng và còn lại là
99 kẻ thất bại. Để làm cân bằng, tư duy Tây phương sinh sản ra chủ nghĩa nhân
quyền, chủ nghĩa xã hội, quyền con người, dân chủ, phúc lợi xã hội …
Tôi hay Chúng ta?


Nhưng cuộc sống không phải chỉ là “sự sống sót của kẻ mạnh nhất”; nó không phải
là sự cạnh tranh hay đấu tranh. Nó là sự cân bằng, hợp tác và tình bạn. Nó là sự
“không sống sót của những kẻ yếu nhất”, nơi mà sẽ có 99 người chiến thắng và chỉ
có 1 kẻ thất bại. Nền văn hóa Á châu chưa bao giờ quên rằng thế giới không phải là
“Tôi” mà là “Chúng ta”. Ngày nay, ở mọi nơi trên thế giới, một hình mẫu mới đang

nổi lên như một điểm gặp gỡ giữa hai nền văn hóa lớn. Không phải chỉ là Tôi, hay
Chúng ta.
Tôi nhớ lần đầu tôi “nhận ra” điều này, điều mà tôi gọi là “tính nhân loại mới”. Lúc đó
tôi sống và làm việc trong một cộng đồng tại vùng nông thôn tuyệt đẹp bên ngoài
Oxford – đó là một trung tâm tâm linh năng động, là nơi tổ chức các hội nghị tập
trung vào cá nhân, phát triển tâm linh và thay đổi thế giới. Nhóm chúng tôi bao gồm
những anh chàng “đặc Anh”, các bạn hippy người Úc, nhà quản lý, các “yogis” … Có
cả các bạn người Ấn trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên tại Anh.
Tôi vẫn nhớ ấn tượng về tất cả mọi người: họ đều tỏa sáng, nhanh nhẹn, kiên định,
vững vàng, mạnh mẽ, đáng yêu, sáng tạo, dám đối mặt, vui vẻ, kỷ luật – hoàn toàn
rất mang tính cá nhân và tự tin – nhưng cũng hoàn toàn mang tinh thần tập thể, gắn
bó, chăm chỉ, quan tâm, trách nhiệm, trung thành … Họ mang trong mình sự tự tin
sâu sắc hơn sự tự tin thường thấy trong các mẫu anh hùng kiểu Mỹ – sự tự tin ấy
vững vàng, kiên định, hiện thực. Nó cắm rễ vững vàng trong cảm xúc của sự bình
an và an tâm.
Có phải vì họ “thuộc về” một cộng đồng rộng mở? Hay là họ đã khám phá chiều sâu
ý nghĩa của việc “làm người”, đồng thời cũng hiểu được động lực của các mối quan
hệ, cảm xúc và tình cảm cộng đồng?
Có thể là cả hai.
Đó là những con người thuộc về tương lai của nhân loại. Những con người mang
giá trị của cả hai nền văn hóa vĩ đại.
Một trong những ví dụ nổi bật về sự giao thoa giữa Đông Tây là Avaaz, một cộng
đồng gồm hơn 42 triệu thành viên đóng một vai trò then chốt trong việc bảo toàn
hiệp ước về khí hậu ở Paris. Avaaz là một cộng đồng xã hội dành cho mọi người
được sáng lập bởi Ricken Patel, ông là một người Canada gốc Ấn, đã dành 5 năm
để biến ý tưởng của mình thành một trong những cộng đồng thực sự, có ảnh hưởng


đến thế giới với những thay đổi tích cực bằng việc kết hợp sức mạnh ý chí cá nhân,
cộng đồng, công nghệ và lý tưởng.

Cái « Tôi » : Đáng yêu hay đáng ghét ?
Thế giới ngày nay tin rằng chủ nghĩa cá nhân khiến mọi người trở nên ích kỷ và vô
tâm hơn. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng chủ nghĩa tập thể khiến cho con người
trở nên thụ động, dễ dàng thoả hiệp, vô trách nhiệm và thiếu sáng tạo hơn.
Vấn đề không nằm ở sự va chạm trong giá trị giữa phương Đông và phương Tây
hay giữa cá nhân và tập thể : vấn đề nằm ở chỗ chúng ta lựa chọn đúng phần « Tôi
» của mình, để cùng với nhau phát triển « Chúng ta ». Và đây chính là cơ hội mà
thế giới mới đang mang lại cho ta, để kết hợp, từ bên trong trái tim mình, những điều
tốt đẹp nhất của phương Đông và phương Tây và bộc lộ chính mình, sự tốt bụng, trí
thông tuệ và khả năng sáng tạo cá nhân – trên tinh thần tập thể, cùng phục vụ và
phát triển.
Và điều đó tuyệt vời hơn là cạnh tranh và chiến đấu với nhau để sống còn (kiểu Tây
phương) hay hy sinh cuộc đời mình để khiến ai đó « hạnh phúc » (theo kiểu Đông
phương)!



×