Trường THPT Quảng Xương II Bài kiểm tra số II
Mã đề: 001 Thời gian: 60 phút
Họ và tên:………………………….
I.Trắc nghiệm:
Hãy lựa chọn những đán án đúng nhất ở các câu hỏi dưới đây:
1.Người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta cách ngày nay bao nhiêu năm?
a. 30-40 vạn năm b. 40-50 vạn năm
c. 50-60 vạn năm d. 60-70 vạn năm
2. Nền văn hoá Sơn Vi có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?
a, Khoảng 2 vạn năm b, Khoảng 3 vạn năm
c, Khoảng 4 vạn năm d, Khoảng 1 vạn năm
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn so với cư dân Sơn Vi?
a, Thấp hơn b, Cao hơn
c, Bằng nhau d, Tất cả đều sai
4.Cách đây khoảng 5000-6000 năm, người Việt cổ đã bước vào thời kì gì?
a, Đá mới b, Đá cũ
c, Đồ đồng d, Đồ sắt
5. Các di tích văn hoá phát hiện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,… thuộc nền văn hoá nào?
a,Phùng Nguyên b, Sa Huỳnh
c, Óc Eo d, Sơn Vi
6. Cư dân Phùng Nguyên đã mở đầu thời kì sử dụng công cụ gì?
a, Đồ đá b, Đồ đồng thau
c, Đồ sắt d, Đồ gỗ
7. Các di tích văn hoá phát hiện ở Bình Phước, Bình Dương,.. thuộc nền văn hoá nào?
a,Phùng Nguyên b, Sa Huỳnh
c, Óc Eo d, Sơn Vi
8. Thời gian tồn tại của nền văn hoá Đông Sơn là:
a, Từ đầu thiên niên kỉ II trước công nguyên đến thế kỉ I sau công nguyên
b, Từ đầu thiên niên kỉ I trước công nguyên đến thế kỉ III sau công nguyên
c, Từ đầu thiên niên kỉ I trước công nguyên đến thế kỉ I sau công nguyên
d, Từ đầu thiên niên kỉ I trước công nguyên đến thế kỉ X sau công nguyên
9. Nước Văn Lang được chia làm bao nhiêu bộ?
a, 15 bộ b, 14 bộ c, 16 bộ d, 20 bộ
10. Kinh đô của nước Âu Lạc đóng tại đâu?
a, Bạch Hạc (Vĩnh Phú) b, Cổ Loa (Hà Nội)
c,Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) d, Ba Vì (Hà Tây)
1
Điểm Lời nhận xét
Trường THPT Quảng Xương II Bài kiểm tra số II
Mã đề: 001 Thời gian: 60 phút
11.Nước Văn Lang tồn tại trong khoảng thời gian nào?
a, Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ III TCN b, Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN
c, Khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ III TCN d, Khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ IV TCN
12.Triều đại nào của Trung Quốc đem quân sang xâm lược nước ta vào thế kỉ III TCN?
a, Nhà Hán b, Nhà Tần c, Nhà Hạ d, Nhà Chu
13.Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc thế kỉ III
TCN?
a, Thục Phán b, Hùng Vương c, Hai Bà Trưng d, Bà Triệu
14.Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân Văn Lang- Âu Lạc là gì?
a, Rau củ và các loại sản phảm của nghề đánh cá b, Gạo nếp, gạo tẻ
c, Các loại củ như khoai, sắn d, Tất cả các loại trên
15.Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang- Âu Lạc là gì?
a, Thờ cúng tổ tiên b, Sùng bái tự nhiên
c, Thờ thần Mặt Trời d, Thờ thần Núi
16.Sự ra đời của nhà nước nào đã mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của
dân tộc ta?
a, Văn Lang b, Văn Lang-Âu Lạc
c,Lạc Việt d, Âu Lạc
17. Các tầng lớp chính trong xã hội thời Văn Lang- Âu Lạc là:
a, Vua, quý tộc, dân tự do và nô tì
b, Vua, quý tộc, nông dân và địa chủ
c, Vua, qúy tộc, tư sản và nông nô
d, Vua, quý tộc, nô lệ và chủ nô.
18. Nền văn minh đầu tiên của Việt Nam là:
a, Văn minh sông Mã b, Văn minh sông Hồng
c, Văn minh sông Cả d, Văn minh sông Đồng Nai
19. Trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh đã hình thành nên quốc gia cổ nào?
a, Lâm Ấp- Cổ Loa b, Lâm Ấp- Chămpa
c, Lâm Ấp- Phù Nam d, Lâm Ấp- Đại Việt
20. Ai là người hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên
nước là Lâm Ấp?
a, Vua Hùng b, Thục Phán c, Khu Liên d, Bà Triệu
21.Địa bàn của nước Chăm-pa thế kỉ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay?
a.Phía Bắc đến Quảng bình, phía Nam đến Phan Rang
b.Phía Bắc đến Hoành Sơn, phía Nam đến sông Dinh(Bình Thuận)
c.Phía Bắc đến Quảng Bình, phía Nam đến Phan Thiết
d.Phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Đồng Nai
22. Kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là gì?
a.Du mục b.Nông nghiệp trồng lúa
c.Thủ công nghiệp d.Thương nghiệp
2
Trường THPT Quảng Xương II Bài kiểm tra số II
Mã đề: 001 Thời gian: 60 phút
23. Nước Chăm-pa theo thể chế chính trị gì?
a.Thể chế cộng hoà b.Thể chế quân chủ
c.Thể chế dân chủ d. Thể chế quân chủ lập hiến
24. Gọi tên nước là Chăm-pa có từ bao giờ?
a, Thế kỉ V b, Thế kỉ VI c, Thế kỉ VII d, Thế kỉ VIII
25.Kinh đô đầu tiên của Chăm-pa đóng tại đâu?
a, Phú Xuân-Huế b, Trà Kiệu- Quảng Nam
c, Đồng Dương- Quảng Nam d, Chà Bàn- Bình Định
26.Chữ viết của người Chăm bắt nguồn từ loại chữ viết nào?
a, Chữ Hán của Trung Quốc b, Chữ Phạn của Ấn Độ
c, Chữ La tinh của Hi Lạp d, Chữ Nôm của Việt Nam
27.Tôn giáo chủ yếu của ngưòi Chăm là gì?
a, Hinđu giáo và Nho giáo b, Hinđu giáo và Xích giáo
c, Hinđu giáo và Phật giáo d, Hinđu giáo và Thiên chúa giáo
28.Nền văn hoá Óc Eo có niên đại cách ngày nay:
a, 1500-2000 năm b, 1700-2200 năm
c, 1500-3000 năm d, 2000-3000 năm
29. Văn hoá Ơc Eo có mối quan hệ với nền văn hoá nào ở nước ta?
a. Văn hoá Đông Sơn b. Văn hoá Sơn Vi
c. Văn hoá Đồng Nai d. Văn hoá Phù Nam
30.Quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào thời gian nào?
a, Khoảng thế kỉ I b, Khoảng thế kỉ II
c, Khoảng thế kỉ III d, Khoảng thế kỉ IV
II. Tự luận.
1.Nêu những chuyển biến về kinh tế- xã hội đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
Rút ra kết luận về sự chuyển biến đó?
2.So sánh đời sống kinh tế, văn hoá của cư dân Chăm-pa cổ và cư dân Phù Nam cổ (về
đời sống kinh tế, đời sống văn hoá).
3