Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Khung Đầu Tư Chiến Lược Trong Phòng, Chống HIV/AIDS Tiếp Cận Và Ứng Dụng Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 24 trang )

Đánh thức tiềm năng

Khung đầu tư chiến lược
trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam


Mục lục
3

Lời nói đầu

4
4
6
7
8
9

Khung đầu tư chiến lược trong phòng chống HIV/AIDS

10
11
12

Khung đầu tư chiến lược là gì?
Sơ đồ logic Khung đầu tư chiến lược
Ưu điểm của Khung đầu tư chiến lược
Khung đầu tư có gì mới?
Tầm quan trọng của Khung đầu tư chiến lược đối với người nhiễm HIV/AIDS và các nhóm chủ chốt?


Dự án CAI và các hoạt động tại Việt Nam
Giới thiệu về Dự án CAI
Một số hoạt động chính của Dự án CAI tại Việt Nam

Hội thảo Ưu tiên đầu tư trong phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam

14
14
15
18
19
20

Giới thiệu về Hội thảo
Các báo cáo chính trình bày tại Hội thảo
Nhận diện cơ hội, thách thức đối với PC HIV/AIDS tại Việt Nam
Khuyến nghị về xác định ưu tiên đầu tư chiến lược
Giải pháp triển khai các ưu tiên đầu tư

21
21
22

Giới thiệu về Hội thảo
Giải pháp triển khai các ưu tiên đầu tư cho PC HIV/AIDS

Hội thảo Chiến lược can thiệp cho các nhóm chủ chốt

Các từ viết tắt
AIDSHội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

ARV
Thuốc kháng virus
BHYT
Bảo hiểm y tế
CBO
Tổ chức dựa vào cộng đồng
HIVVi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
KTXH
Kinh tế xã hội
MSM
Nam có quan hệ tình dục với nam
NBD
Người bán dâm
NCH
Người có HIV
NTCMT
Người tiêm chích ma túy
PC HIV/AIDS Phòng, chống HIV/AIDS
TCXH
Tổ chức xã hội

2

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng


Lời nói đầu
Trong những năm trở lại đây, với sự cam kết chính trị mạnh mẽ của nhiều nhà lãnh đạo trên toàn
cầu và sự nỗ lực tham gia của nhiều lực lượng, cùng với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ
chức quốc tế, dịch HIV/AIDS đang dần được khống chế. Số người mới nhiễm HIV và số người chết

do AIDS đều giảm dần qua các năm, số người nhiễm được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV)
ngày càng tăng, đời sống sức khoẻ và tinh thần của họ ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, công cuộc phòng, chống AIDS của toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn
đang đứng trước rất nhiều thách thức. Số người mới nhiễm hàng năm tuy có giảm nhưng bình
quân mỗi tháng, Việt Nam vẫn ghi nhận được thêm trên dưới một nghìn người mới nhiễm. Bên
cạnh đó, tỷ lệ người nhiễm chưa được điều trị bằng ARV vẫn còn cao, xu hướng dịch còn nhiều
phức tạp, đáng chú ý là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt là trong
những nhóm người chủ chốt có nguy cơ cao (người tiêm chích ma túy, người bán dâm, nam quan
hệ tình dục với nam và bạn tình của những người này...) cũng như của một bộ phận dân cư chưa
giảm nhiều...Tất cả những yếu tố này, nếu không được khống chế sẽ làm tăng nguy cơ dịch HIV/
AIDS bùng phát trở lại. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đang phải đối
mặt với một khó khăn rất lớn – đó là nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS đang giảm mạnh, cả
từ chính phủ cũng như từ các nhà tài trợ.
Để góp phần vượt qua các thách thức này, dựa trên những bằng chứng khoa học và thực tiễn, các
chuyên gia hàng đầu thế giới từ Chương trình phối hợp Phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp
Quốc (UNAIDS), Quỹ Toàn cầu Phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét (QTC); Kế hoạch Khẩn cấp của
Tổng thống Mỹ về Phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR); Quỹ Bill và Melinda Gates, Ngân hàng Thế
giới (WB), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)... đã xây dựng một Khung đầu tư chiến lược trong phòng,
chống HIV/AIDS, với một lộ trình mang tính thực tiễn và khả thi để đẩy nhanh tiến độ phòng,
chống HIV trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia.
Dựa trên các yếu tố của khung logic và kết hợp với những kiến thức khoa học mới về dự phòng,
điều trị, kinh nghiệm về những giải pháp, phương thức can thiệp được tích lũy trong những năm
qua và điều kiện kinh tế, xã hội của mình, mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương trong từng quốc
gia có thể xác định các lĩnh vực hay các hoạt động nào cần đầu tư và mức độ đầu tư như thế nào là
phù hợp...
Tuy nhiên, cho đến năm 2014, Khung đầu tư chiến lược này vẫn chưa được biết đến và ứng dụng ở
nhiều quốc gia, nên một Dự án vận động và nâng cao nhận thức về Khung đầu tư Chiến lược đã được
thực hiện tại 4 nước bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung Quốc. Trung tâm Hỗ trợ Sáng
kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) vinh dự được lựa chọn là đối tác thực hiện Dự án này tại Việt Nam.
Thay mặt cho những người nhiễm HIV (NCH), các nhóm chủ chốt liên quan đến HIV/AIDS và

các tổ chức, cá nhân đang tham gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, chúng tôi xin trân trọng
cảm ơn các chuyên gia và các tổ chức quốc tế đã xây dựng tài liệu mang tính khoa học và thiết thực,
đồng thời cũng cảm ơn nhà tài trợ là Cơ quan phát triển Quốc tế Liên bang Úc (AusAID) thông qua
Liên minh các tổ chức Phòng, chống AIDS Liên bang Úc (AFAO) và Hội đồng các dịch vụ AIDS
Châu Á Thái Bình Dương (APCASO) đã tài trợ cho Việt Nam Dự án có ý nghĩa quan trọng này.
Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong và ngoài nước, đại diện của các tổ chức cộng
đồng và nhiều nhà quản lý đã tham gia trong quá trình thực hiện Dự án. Chúng tôi tin tưởng rằng,
với việc ứng dụng Khung đầu tư chiến lược này, công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và
thế giới sẽ có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Hỗ trợ
từ Quỹ Toàn cầu
trong giai đoạn
2014 – 2017 giảm
trên 30%
so với những
năm gần đây

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

3


1

Giới thiệu về Khung đầu tư
chiến lược trong phòng,
chống HIV/AIDS
Khung đầu tư chiến lược là tập hợp các chiến lược ứng phó

với HIV/AIDS mà một quốc gia nên đầu tư dựa trên bằng
chứng về tính hiệu quả và bối cảnh của quốc gia đó.

Khung đầu tư chiến lược là gì?
Khung đầu tư
giúp tối đa
hóa lợi ích
của các ứng phó
với HIV

4

Khung đầu tư chiến lược là mô hình đầu tư
cho phòng, chống HIV/AIDS tập trung vào các
tác động tối đa, ủng hộ việc tăng đầu tư ngắn hạn
cho công tác này để giảm nhu cầu đầu tư dài hạn.
Khung đầu tư chiến lược cung cấp một mô
hình, trong đó:
- Lợi ích của các ứng phó với HIV/AIDS được
tối đa hóa
- Hỗ trợ phân bổ nguồn lực dựa trên dịch tễ
học và bối cảnh của từng quốc gia
- Khuyến khích các quốc gia ưu tiên thực hiện
những chương trình hoạt động hiệu quả nhất
của mình
-Tăng hiệu quả trong việc xây dựng các
chương trình dự phòng, điều trị, chăm sóc và
hỗ trợ liên quan đến nhiễm HIV/AIDS
Nói cách khác, khung đầu tư chiến lược là
tập hợp các chiến lược ứng phó với HIV/AIDS

mà một quốc gia nên đầu tư vào (và đầu tư bao
nhiêu) dựa trên bằng chứng về tính hiệu quả và
bối cảnh của quốc gia đó.
Nếu tài trợ cho ứng phó với HIV/AIDS được
dựa trên các dữ liệu dịch tễ học, bối cảnh của

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

đại dịch, và tập trung vào nhóm chủ chốt, thì
kết quả của các nguồn lực đầu tư sẽ được tối đa
hoá. Và do vậy, nhu cầu đầu tư trong tương lai
cũng sẽ giảm do hiệu quả của công tác phòng,
chống HIV/AIDS, và số ca tử vong liên quan
đến HIV/AIDS cũng sẽ giảm.
Khung đầu tư chiến lược còn trình bày chi
tiết mức độ cần đầu tư bao nhiêu để có thể ngăn
chặn được đại dịch HIV/AIDS, đồng thời hướng
đến giảm mức đầu tư theo thời gian, cũng như
làm giảm sự đau đớn và tử vong do HIV/AIDS.
Khung đầu tư chiến lược cũng cung cấp các
công cụ để đánh giá các ứng phó và cung cấp
tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS hiện
nay của một quốc gia, đồng thời nó cũng là một
hướng dẫn cho các đầu tư hiệu quả hơn trong
ứng phó với HIV/AIDS.
Một số người hiểu lầm Khung đầu tư chiến
lược là mô hình làm giảm tài trợ cho phòng,
chống HIV/AIDS trong thời gian ngắn. Thật ra,
nó lại làm tăng đáng kể sự đầu tư của chính phủ
và của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cho các

ứng phó với HIV/AIDS cần thiết hiện nay, dần


dần dẫn đến giảm tài trợ trong những năm tới.
Chúng ta đã nghe rất nhiều về việc kinh phí
ngày càng hạn hẹp, các nguồn lực sụt giảm, và
về môi trường tài chính hiện nay. Khung đầu tư
chiến lược chỉ ra rằng đầu tư cần thiết có nghĩa là
chi phí hợp lý, và thực sự có ý nghĩa về mặt kinh tế
cho cả nhà tài trợ và cả chính phủ các nước.
Nếu Khung đầu tư chiến
lược được áp dụng, nhiều
mạng sống sẽ được cứu,
nhiều ca nhiễm HIV sẽ
được ngăn chặn, và trong
tương lai đầu tư cho
phòng, chống HIV/AIDS sẽ
được giảm đáng kể.
Khung đầu tư chiến lược hướng dẫn sử dụng
các nguồn lực hiện có một cách tốt nhất, đồng
thời nêu rõ việc tăng đầu tư là cần thiết để thay
đổi tình hình đại dịch HIV/AIDS.
Khung đầu tư chiến lược khuyến nghị các ứng
phó với HIV/AIDS phải bao gồm những yếu tố

cơ bản sau:
- Dựa trên quyền: thúc đẩy sự tôn trọng và bảo
vệ nhân quyền, đặc biệt là quyền của người
nhiễm HIV và các nhóm chủ chốt;
- Tích hợp: liên kết các khía cạnh khác nhau của

các ứng phó, trong đó chương trình phòng,
chống HIV/AIDS phải phối hợp với mục tiêu/
chương trình phát triển khác của đất nước chứ
không phải được thực hiện một cách riêng biệt,
và các chương trình phòng, chống HIV/AIDS
phải có sự tham gia của các nhóm chủ chốt;
- Dựa trên bằng chứng: tùy thuộc vào bối cảnh
đại dịch HIV/AIDS và môi trường chính sách
của từng quốc gia
- Tính toán chi phí: các đề xuất phải dựa trên
những tính toán và chi phí ước tính do các
chuyên gia quốc tế và trong nước thực hiện
Khung đầu tư chiến lược là cơ sở để đạt được
tiếp cận phổ cập và có khả năng kết thúc đại
dịch HIV/AIDS trong thế hệ này. Nó chỉ ra
rằng, tăng cường đầu tư trong ứng phó với HIV/
AIDS trong 5 năm (2011-2015) sẽ dẫn đến giảm
liên tục các chi phí về sau.

Tác động của
Khung Đầu tư
sẽ ngăn chặn
12,2 triệu
ca nhiễm mới
và 7,4 triệu
ca tử vong liên
quan đến HIV/AIDS
Trong giai đoạn
2011 - 2020


Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

5


Sơ đồ logic Khung đầu tư chiến lược

các
yếu tố
quyết
định
là Nền tảng
cho sự thành
công của các
chương trình
cơ bản

Cho ai? Xác định rõ ràng và ưu tiên các nhóm dân cư dựa trên tình hình dịch
Làm thế nào? Sử dụng cách tiếp cận dựa vào nhân quyền để đạt được phẩm giá và sự bảo đảm
Các Yếu tố Quyết định

Các Chương trình Cơ bản

Mục tiêu

Các yếu tố xã hội

Phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con


Giảm nguy cơ

- Cam kết chính trị và vận động
chính sách
- Pháp luật, chính sách và thực thi
- Huy động cộng đồng
- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử
- Truyền thông đại chúng
-Đáp ứng ở cấp độ địa phương

Các yếu tố chương trình

-Lấy cộng đồng làm trung tâm
khi thiết kế và thực hiện
- Truyền thông về chương trình
- Quản lý, thúc đẩy chương trình
- Mua và phân phối vật phẩm
- Nghiên cứu và sáng tạo
-
-
-
-
-

Bảo trợ xã hội
Giáo dục
Cải cách pháp luật
Bình đẳng giới
Xoá đói, giảm nghèo


Khuyến khích sử dụng bao cao su
Chương trình cho các nhóm
chủ chốt (người tiêm chích ma tuý
(NTCMT), người bán dâm (NBD), nam
có quan hệ tình dục với nam (MSM))
Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ
cho người nhiễm HIV/AIDS
Thay đổi hành vi
Cắt bao quy đầu *

Phối hợp đồng bộ
- Chống bạo lực giới
- Củng cố hệ thống Y tế
- Củng cố hệ thống cộng đồng
- Trách nhiệm của chủ lao động

Sơ đồ trên được dùng để phân tích các yếu tố,
chương trình can thiệp nhằm thúc đẩy hiệu quả
3 mục tiêu là: giảm nguy cơ; giảm lây truyền;
giảm bệnh tật và tử vong.
Chỉ có 6 chương trình can thiệp cơ bản được
xác định là thiết yếu đối với việc ứng phó với
HIV/AIDS và cần phải được triển khai ở một
mức độ phù hợp với kích cỡ dân số của vùng.
Nếu tất cả các chương trình này được triển khai,
sẽ có tác động hiệu quả tối đa vì các chương
trình có sự tác động và bổ trợ lẫn nhau.
Nền tảng cho sự thành công của các chương
trình cơ bản là các yếu tố quyết định. Thực hiện

tốt các yếu tố này giúp cho người dân, đăc biệt

6

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

Giảm khả năng
lây truyền HIV

Giảm tử vong
và bệnh tật
liên quan đến HIV

* Cắt bao quy đầu là chương
trình phù hợp với các nước có
dịch HIV ở mức lan tràn

là các nhóm chủ chốt có thể tiếp cận chương
trình, qua đó chương trình có nhiều khả năng
thành công, và đáp ứng được hoàn cảnh của địa
phương. Các yếu tố quyết định này không phải
lúc nào cũng tuân theo mô tả chung (nêu trên),
mà có thể thay đổi nhiều hay ít tùy theo bối cảnh
cụ thể và dựa trên cơ sở bằng chứng.
Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
luôn được thực hiện đi kèm với các chương
trình phát triển khác. Khung đầu tư chiến lược
cho thấy các ứng phó với HIV/AIDS phải được
đi kèm với các mục tiêu phát triển của đất nước
và hỗ trợ việc củng cố các hệ thống chăm sóc

sức khỏe, pháp lý và xã hội.


Ưu điểm của Khung đầu tư chiến lược
Khung đầu tư chiến lược cung cấp đường
lối phát triển mang tính thực tiễn và tính khả
thi trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS
toàn cầu.
Một trong những ưu điểm chính của khung
đầu tư chiến lược là căn cứ vào những bằng
chứng có sẵn tốt nhất về những hoạt động
hiệu quả trong dự phòng, chăm sóc, điều trị
và hỗ trợ liên quan đến nhiễm HIV/AIDS.
Ngoài ra, khung đầu tư chiến lược này khuyến
khích vận dụng các phương pháp/kỹ thuật
mới, đặc biệt khi thấy các phương pháp/kỹ
thuật mới này có thể tác động làm giảm tỉ lệ
mới nhiễm HIV, tỉ lệ hiện nhiễm HIV cũng
như tỷ lệ tử vong do AIDS và có thể nhân rộng
một cách bền vững.
Khung đầu tư chiến lược này giúp xác
định hoạt động phòng, chống HIV dựa
vào các ưu tiên của từng quốc gia. Nó đơn
giản hóa qúa trình quyết định hoạt động
nào có hiệu quả hoặc không có hiệu quả.
Do đó, nó giúp các nước có thể triển khai
ít hoạt động hơn (nhưng phù hợp với bối
cảnh nước đó), nhưng với mức độ sâu hơn
và hiệu quả hơn.


Khung đầu tư chiến lược
cũng đề xuất rõ ràng
rằng, nên tối ưu hóa việc
phối hợp các chương trình
phòng, chống HIV với các
chương trình phát triển
khác (của đất nước cũng
như của địa phương).
Vì vậy, để thực hiện khung đầu tư, các nhà
hoạch định chính sách cần phải tận dụng nguồn
thông tin về tỷ lệ hiện nhiễm và tỷ lệ mới nhiễm
HIV, nhóm dân số nào có nguy cơ cao, dịch HIV
phân bố ở vùng nào, và các yếu tố trực tiếp và
mang tính cấu trúc gây ra sự lây truyền.
Họ cũng cần phải am hiểu phạm vi và mức độ
bao phủ các chương trình dự phòng HIV, chăm
sóc, điều trị và hỗ trợ hiện nay, chi phí, các nhân
tố hỗ trợ, và rào cản để thực hiện các chương
trình. Dựa vào các nguồn thông tin đó, chính
phủ có thể xác định các hoạt động ưu tiên và tập
trung vào thực hiện các hoạt động đó sao cho
có hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là lập trình
lại nỗ lực phòng chống HIV và thay đổi chương
trình cần đầu tư.

Khung Đầu
tư cũng sẽ
ngăn chặn
được 1,9


triệu

Ca nhiễm
ở trẻ sơ sinh

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

7


Khung đầu tư có gì mới?
Khung đầu tư
giúp thay đổi
suy nghĩ về
tài trợ hiv từ
cách tiếp cận

“Hàng
hóa”
sang cách
tiếp cận

“Đầu
tư”

Khung đầu tư chiến lược được xây dựng dựa
trên kinh nghiệm từ các chương trình thành
công và triết lý “Biết rõ về đại dịch và cách ứng phó
của bạn”. Khung đầu tư chiến lược hỗ trợ và nhắc

lại điều các nhà hoạt động phòng, chống HIV/
AIDS đã đề xuất trong suốt thời gian qua: đầu tư
vào các can thiệp hiệu quả như tạo việc làm cho
người nhiễm HIV và các nhóm chủ chốt, tài trợ
cho vận động và công tác nhân quyền.
Điểm mới của Khung đầu tư chiến lược
là cách tính toán chi phí rất khoa học.
Bằng cách tăng khuyến
khích tăng cường đầu
tư cho 5 năm đầu tiên
(khoảng gấp đôi mức đầu
tư hiện nay), Khung đầu tư
chiến lược hứa hẹn chi phí
ứng phó với HIV/AIDS về sau
sẽ được giảm liên tục.
Những phân tích của Khung đầu tư chiến
lược cho thấy sự đầu tư hiệu quả cho giai đoạn
2011 - 2015 sẽ dẫn đến giảm dần nhu cầu về
nguồn lực sau này. Đây cũng là điểm mới.
Liệu Khung đầu tư chiến lược có áp
dụng được cho tất cả các quốc gia?
CÓ! Chi tiết các hợp phần của Khung đầu tư
chiến lược cần phải được điều chỉnh để phù hợp
với bối cảnh của từng quốc gia. Tuy nhiên các
nguyên tắc tổng quát trong Khung đầu tư chiến
lược này, như đầu tư dựa trên bằng chứng hiệu
quả, tài trợ để bảo đảm quyền con người, hỗ trợ
việc làm cho người nhiễm HIV và các nhóm chủ
chốt, và đảm bảo mức độ cần thiết của đầu tư –
đều có thể áp dụng được ở tất cả các quốc gia.

Các nước trên thế giới sử dụng Khung
đầu tư chiến lược này như thế nào?
Khung đầu tư chiến lược cung cấp bộ khung
để phân tích tính hiệu quả về mặt chiến lược và
chi phí trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

8

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

hiện nay của các nước. Việc sử dụng Khung đầu
tư chiến lược để xác định các ưu tiên cần tập
trung đầu tư và tăng hiệu quả của các chương
trình phòng, chống HIV/AIDS sẽ tạo điều kiện
cho các quốc gia thiết kế các ứng phó với HIV/
AIDS riêng của họ, có sự tham gia của các nhóm
chủ chốt và bền vững hơn. Khung đầu tư chiến
lược cũng giúp các quốc gia xác định mức độ đầu
tư bổ sung cần thiết để đảm bảo công tác phòng,
chống HIV/AIDS được hiệu quả.
Khung đầu tư chiến lược cũng có thể được
sử dụng bởi chính phủ và xã hội dân sự để thực
hiện đánh giá các ứng phó với HIV/AIDS định
kỳ ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương; hay được
dùng như tài liệu tham khảo chính cho việc lập
kế hoạch và dự toán ngân sách lớn; hướng dẫn
thiết kế chương trình và đề xuất các quy trình
phát triển...
Khung đầu tư chiến lược ngụ ý một sự
thay đổi trong suy nghĩ về tài trợ cho

phòng, chống HIV/AIDS
Đó là sự thay đổi từ cách tiếp cận “hàng
hóa” trong đó:
- Có sự ưu tiên nhưng đầu tư lại không theo
hệ thống và cũng không gắn với dịch tễ
học và bối cảnh của quốc gia
- Các nguồn lực được trải đều trên nhiều
loại hình can thiệp và cho cả các cộng
đồng có thể không đại diện cho những
người bị ảnh hưởng nhất bởi HIV/AIDS
- Ứng phó bị phân tán, các can thiệp rời rạc
chứ liên kết với nhau thành các ứng phó/
các can thiệp toàn diện
Đến cách tiếp cận “đầu tư”, theo đó:
- Đầu tư được dành cho các hoạt động cụ thể
dựa trên bằng chứng hiệu quả và liên quan
đến đại dịch HIV/AIDS. Điều này sẽ dẫn
đến tiết kiệm chi phí đáng kể, đồng thời
giảm tử vong do AIDS cũng như làm giảm
nhẹ tình hình dịch bệnh HIV/AIDS theo
thời gian.


Tầm quan trọng của Khung đầu tư chiến lược đối với người nhiễm
HIV/AIDS và các nhóm chủ chốt?
1.Khung đầu tư chiến lược khẳng định rằng
cộng đồng đóng vai trò không thể thiếu trong
ứng phó với HIV/AIDS. Việc lấy cộng đồng
làm trung tâm trong thiết kế và thực hiện các
chương trình phòng, chống HIV/AIDS là yếu

tố quan trọng quyết định sự thành công của
ứng phó với HIV/AIDS.
Khung đầu tư chiến lược cho thấy rằng sự thay
đổi trong cách tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban
đầu và phương pháp tiếp cận cộng đồng là
cách duy nhất để: mở rộng quy mô các chương
trình can thiệp cơ bản để đạt đến mức độ cần
thiết; tiếp cận được các nhóm khó tiếp cận
nhất; duy trì sự tiếp cận của cộng đồng, đặc
biệt là của các nhóm chủ chốt tới các dịch vụ
phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời vẫn giữ
chi phí ở mức phải chăng.
2.Khung đầu tư chiến lược tạo cơ hội để đảm
bảo sự hỗ trợ và tài trợ cho các biện pháp can
thiệp hiệu quả do những người nhiễm HIV/
AIDS và các nhóm chủ chốt thực hiện. Trong
bối cảnh tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS
suy giảm, Khung đầu tư chiến lược lại thực sự
khuyến nghị được phân bổ thêm nguồn lực,
vận động để có tài trợ nhiều hơn cho phòng,
chống HIV/AIDS và phân bổ tốt hơn cho các
ứng phó với HIV/AIDS của cộng đồng. Đối
với các tổ chức đang đấu tranh để tìm kiếm tài
trợ, nếu họ có thể chứng minh rằng, họ có khả
năng thực hiện được các hợp phần chính nào
đó của Khung đầu tư chiến lược, họ có thể mở
được những cánh cửa tài trợ mới cho mình.

động phòng, chống HIV/
AIDS của các tổ chức dựa

vào cộng đồng là một sự
đầu tư thông minh, với
chi phí hợp lý và tính bền
vững cao.
4.Việc xây dựng chương trình phòng, chống
HIV/AIDS dựa trên nhân quyền được nhấn
mạnh như nền tảng cốt lõi của Khung đầu
tư chiến lược. Theo Khung đầu tư chiến lược
này, việc xây dựng các chương trình mang tính
nhân quyền như vận động giảm kỳ thị, phân
biệt đối xử hay những nỗ lực hướng đến việc
ban hành và tăng cường thực thi các luật pháp,
chính sách hỗ trợ liên quan đến nhiễm HIV/
AIDS là rất quan trọng và cần thiết, vì nếu nhân
quyền không được tôn trọng sẽ có rất nhiều
rào cản không thể vượt qua ngăn các nhóm
chủ chốt tiếp cận với các dịch vụ dự phòng,
chăm sóc và điều trị liên quan đến HIV/AIDS.
Cụ thể, nhưng người nam có quan hệ tình dục
với nam, người bán dâm, người chuyển giới,
và người sử dụng ma túy, sẽ có thể không bao
giờ tiếp cận được các dịch vụ phòng, chống
HIV/AIDS mà họ cần khi hành vi của họ bị tội
phạm hoá hoặc bị kỳ thị.

Xây dựng các
chương trình

dựa
trên

nhân
quyền

là nền tảng
cốt lõi của
Khung đầu tư

3.Khung đầu tư chiến lược chỉ ra rằng, không
nên tìm hiệu quả chi phí trong các ứng phó
của cộng đồng nếu với nguồn lực hạn chế
hoặc tận dụng lao động “tình nguyện viên”
không lương.
Khung đầu tư chiến lược
chứng minh rằng, giá trị
cốt lõi và chi phí cho hoạt

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

9


2

Dự án CAI và các hoạt động
tại Việt Nam

Mục tiêu của Dự án CAI là nhằm nâng cao nhận thức về
Khung đầu tư chiến lược của các tổ chức dựa vào cộng đồng
và các bên liên quan khác.


10

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng


Giới thiệu về Dự án CAI
Dự án Sáng kiến Vận động Cộng đồng (CAI)
được sự tài trợ của Cơ quan phát triển Quốc tế
Liên bang Úc (AusAID) thông qua sự quản lý
của Liên minh các tổ chức Phòng, chống AIDS
Liên bang Úc (AFAO). Đơn vị tổ chức thực hiện
là Hội đồng các dịch vụ AIDS Châu Á Thái Bình
Dương (APCASO). Dự án CAI được triển khai
tại 04 quốc gia, bao gồm: Campuchia, Trung
Quốc, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam SCDI là
đơn vị thực hiện Dự án này từ tháng 10/2012
đến hết tháng 6/2014.
Mục tiêu của Dự án nhằm:
- Nâng cao nhận thức về Khung đầu tư chiến
lược của các tổ chức dựa vào cộng đồng và
các bên liên quan khác, bao gồm cả ý nghĩa
của Khung đầu tư chiến lược này đối với ứng
phó với HIV/AIDS trong nước, khu vực và
trên toàn cầu, liên hệ giữa Khung đầu tư

chiến lược và Tuyên bố Chính trị của Liên
hiệp quốc về HIV/AIDS (năm 2011) và sự
cần thiết có một khung đầu tư chiến lược
cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam;

- Huy động và xây dựng năng lực của các tổ
chức xã hội (TCXH) ở Việt Nam để kêu gọi
sự hiểu biết và tham gia xây dựng Khung
đầu tư chiến lược cho phòng, chống HIV/
AIDS ở Việt Nam;
- Tập hợp quan điểm của các tổ chức xã hội,
những phân tích quan trọng và khuyến
nghị về Khung đầu tư chiến lược, bao gồm
tác động của nó đối với công việc của các
tổ chức dựa vào cộng đồng;
- Vận động chính sách cho phát triển Khung
đầu tư chiến lược cho phòng, chống HIV/
AIDS ở Việt Nam, sự tham gia của các tổ
chức xã hội trong phát triển và thực hiện
Khung đầu tư chiến lược này.

Tính đến tháng
12/2103 đã có
gần 500 tổ
chức xã hội dân
sự tham gia
thảo luận các
hợp phần trong
Khung đầu tư.

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

11



Một số hoạt động chính của Dự án tại Việt Nam
Khung đầu tư chiến lược chỉ giới thiệu các hạng mục hoạt động cần được thực hiện để phòng, chống
HIV/AIDS hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình dịch và bối cảnh của mỗi nước mà triển khai
các hoạt động khác nhau. Để các tổ chức xã hội và các bên liên quan nắm rõ cũng như vận dụng tốt nhất
Khung đầu tư chiến lược này, với sự hỗ trợ của Dự án CAI, SCDI đã tổ chức các hoạt động sau:

Tháng 10/2012
SCDI nhận được sự tài trợ của Hội
đồng các dịch vụ AIDS Châu Á Thái
Bình Dương (APCASO) để thực hiện Dự
án “Sáng kiến Vận động Cộng đồng về Khung
đầu tư chiến lược (CAI)”

12

Tháng 12/2012
Hội thảo về Khung Đầu tư Chiến
lược đã diễn ra tại Gặp mặt Thường
niên Diễn đàn Xã hội Dân sự Hợp tác
Phòng, chống AIDS (được tổ chức tại Huế)
với sự tham gia của hơn 250 tổ chức xã hội.
Qua thảo luận các đại biểu đã nâng cao được
nhận thức về mối liên quan giữa các yếu tố
quyết định và các chương trình can thiệp của
Khung đầu tư chiến lược; thông qua Khung
đầu tư Chiến lược làm tăng nhận thức về sự
gắn kết giữa các nhóm dựa vào cộng đồng và
các bên liên quan. Các đại biểu đã thống nhất
5 chương trình cơ bản của Khung đầu tư chiến

lược phù hợp với điều kiện Việt Nam là: Phòng
lây truyền từ mẹ sang con; Khuyến khích sử
dụng bao cao su; Chương trình cho các nhóm
chủ chốt; Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho
người nhiễm HIV/AIDS; và Thay đổi hành vi.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

Tháng 5/2013
05 cuộc thảo luận, tham vấn với sự
tham gia của người sử dụng ma túy và bạn
tình; phụ nữ bán dâm; nam có quan hệ tình
dục với nam; người nhiễm HIV và bạn tình;
một số tổ chức phi chính phủ và các cơ quan
quản lý để đánh giá thực tiễn liên quan đến
thực hiện các chương trình phòng, chống HIV/
AIDS hiện có tại Việt Nam.


Tháng 11/2013
Hội thảo phân tích thực tiễn và đề
xuất giải pháp thực hiện các yếu tố
quyết định của Khung đầu tư chiến
lược cho phòng, chống HIV/AIDS tại
Việt Nam. Trong Gặp mặt thường niên Diễn
đàn Xã hội Dân sự Phòng, chống HIV/AIDS tại
Đà Nẵng, gần 350 đại diện của các tổ chức
cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ đến từ
hơn 40 tỉnh, thành phố của cả nước đã thực
hiện 9 phiên thảo luận nhằm xác định thực

trạng của các yếu tố quyết định trong Khung
đầu tư chiến lược tại Việt Nam ; những hoạt
động cần ưu tiên; đề xuất các giải pháp và đề
xuất nguồn lực thực hiện Khung đầu tư chiến
lược tại Việt Nam.

Tháng 4/2014
Hội thảo Xác định ưu tiên đầu tư trong
phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam
đã được SCDI phối hợp cùng Tổ Chuyên gia giúp
việc Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống
HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại
dâm tổ chức, với sự tham gia của các bên liên
quan. Hội thảo đã dựa vào các thông tin, bằng
chứng sẵn có và tình hình thực tế để thảo luận
và đã xác định được các chương trình phòng,
chống HIV/AIDS cần tập trung ưu tiên ở Việt
Nam là Chương trình can thiệp cho các nhóm
chủ chốt để tác động lâu dài trong kiểm soát
dịch bệnh này. Đồng thời Hội thảo cũng đã thảo
luận sâu vào việc tiếp tục khai thác và huy động
các nguồn lực, nhất là các nguồn nội lực trong
nước và kêu gọi sự hỗ trợ tiếp tục của cộng đồng
quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/
AIDS tại Việt Nam...

Tháng 6/2014
Hội thảo Chiến lược can thiệp cho các
nhóm chủ chốt trong phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam do SCDI và Tổ

Chuyên gia giúp việc Chủ tịch Uỷ ban Quốc
gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống
tệ nạn ma tuý, mại dâm tổ chức nhằm xác
định đối tượng, địa bàn ưu tiên, gói can thiệp
cơ bản và phương thức tổ chức can thiệp cho
các nhóm chủ chốt để tăng cường hiệu quả
phòng chống HIV/AIDS.

Khung đầu tư chiến lược HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

13


3

Hội thảo Ưu tiên đầu tư trong
phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam
Giới thiệu về Hội thảo

Hội thảo đã có
6 bài trình
bày, gần 20
ý kiến thảo
luận và gần
60 đại biểu
tham dự

Nhận thức rõ về việc các nguồn tài trợ
quốc tế đang giảm nhanh chóng, đầu tư

từ chương trình mục tiêu quốc gia cũng bị
cắt giảm nhiều trong khi việc huy động từ
các nguồn xã hội hoá còn hạn chế. Ngày
14/4/2014, Tổ Chuyên gia giúp việc Chủ tịch
Uỷ ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng
đồng (SCDI) đã phối hợp tổ chức hội thảo
“Xác định ưu tiên đầu tư trong phòng, chống
HIV/AIDS tại Việt Nam” .
Hội thảo nhằm sử dụng
Khung Đầu tư Chiến lược
về HIV thảo luận đưa ra
khuyến nghị ưu tiên về đầu
tư cho HIV tại Việt Nam để
tập trung nguồn lực vào
các can thiệp mang lại hiệu
quả cao và có tác động
lâu dài.

14

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo và đại diện lãnh
đạo nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan, như ông
Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về
các vấn đề xã hội của Quốc hội; Các thành viên
tổ chuyên gia giúp việc cho Chủ tịch Uỷ ban
Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống
tệ nạn ma tuý, mại dâm; Vụ Khoa giáo – Văn xã,
Văn phòng Chính phủ; Cục Phòng, chống HIV/

AIDS, Bộ Y Tế; Chương trình phối hợp phòng,
chống AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS) tại
Việt Nam; Kế hoach Khẩn cấp của Tổng thống
Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR) tại
Việt Nam; Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) tại Việt Nam; Viện Nghiên cứu Quốc
gia của Pháp về AIDS và Viêm gan Siêu vi; Liên
minh các Tổ chức Dịch vụ về AIDS khu vực châu
Á – Thái Bình dương (APCASO); Liên hiệp
các Tổ chức phòng, chống AIDS của Australia
(AFAO); Đại diện của các tổ chức phi chính phủ
trong nước và quốc tế; Đại diện của các cộng
đồng người đồng giới nam và chuyển giới, người
tiêm chích ma tuý, người bán dâm....


Số ca nhiễm HIV báo cáo theo năm
35.000
30387

30.000
25.000

21285

22669

30846

HIV

AIDS
Tử vong

24563
22270
18353

20.000
15573

16603

17780
14127

15.000
8824

12259

Nguồn: VAAC

2013

2012

2011

2010


2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

6534

2000

5002

1998

1997

1996


1995

1052

1993

0

1710 2874
1269 1384

1994

5000

1999

10.000

10958

Các báo cáo chính trình bày tại Hội thảo
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho thảo luận, Hội thảo đã nghe các chuyên gia trong nước và
quốc tế trình bày 6 báo cáo chuyên đề:

Báo cáo 1: Tình hình và xu hướng dịch HIV/AIDS
Tại Việt Nam, số người nhiễm HIV (NCH) được
phát hiện qua xét nghiệm còn sống đến cuối năm
2013 là 217.285, trong đó 67.013 ở giai đoạn AIDS,
và tổng số người đã tử vong do AIDS là 69.186. NCH

tập trung ở độ tuổi 20 - 39, chiếm 78% (năm 2013).
Về mặt dịch tễ học, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn
đang ở giai đoạn “dịch tập trung”, nghĩa là vẫn chủ yếu
lây truyền trong các nhóm quần thể có hành vi nguy
cơ cao, bao gồm: người tiêm chích ma tuý, nam có
quan hệ tình dục với nam, và người bán dâm. Tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma tuý và người
bán dâm liên tục giảm, trong khi đó, tỷ lệ nhiễm
trong nam quan hệ tình dục với nam là 7,4% và có
khả năng lan nhanh. Từ năm 2013, số ca nhiễm HIV
qua đường tình dục được phát hiện đã cao hơn qua
đường máu...

Mặc dù dịch HIV/AIDS đã lan đến hầu hết các
quận huyện tại 63 tỉnh thành phố, nhưng 56% NCH
còn sống đến cuối năm 2013 tập trung tại 10 tỉnh/
thành phố là: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên,
Hải Phòng, Sơn La, Nghệ An, Đồng Nai, Thanh Hoá,
An Giang và Quảng Ninh.
Số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị
bằng thuốc kháng vi rút (ARV) vào cuối năm 2013 là
80.700. Ước tính số người nhiễm HIV/AIDS trên 15
tuổi có nhu cầu được điều trị bằng ARV, theo Hướng
dẫn điều trị Quốc gia (số lượng tế bào CD4 dưới 350/
mm3 máu) là 116.964 vào năm 2013 và ước tính lên
tới 132.581 người vào năm 2015. Số NCH cần điều trị
sẽ còn cao hơn nhiều khi Việt Nam áp dụng Hướng
dẫn Điều trị của Tổ chức Y tế Thế giới (khi số lượng tế
bào CD4 dưới 500/mm3 máu.)


Trung bình mỗi
tháng trong
năm 2013 có
1.046 người
nhiễm HIV phát
hiện mới

Báo cáo 2: Bằng chứng về hiệu quả về mặt y học của các can thiệp
Đại diện của Viện Nghiên cứu Quốc gia về HIV và
Viêm gan Siêu vi của Pháp trình bày các bằng chứng
khoa học về các can thiệp mang lại hiệu quả cao nhất
trong dự phòng lây nhiễm HIV và giảm tử vong do
AIDS đã được cộng đồng khoa học thế giới ghi nhận
trong hơn 30 năm chống lại dịch HIV.
Các can thiệp đã được chứng minh hiệu quả bao
gồm: khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim
tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế (như Methadone và Buprenorphine).
Điều trị bằng ARV không những bảo vệ sức khoẻ
và giảm tử vong cho NCH mà còn làm giảm đến
96% nguy cơ lây truyền HIV từ họ sang người khác
qua quan hệ tình dục. Lao là nguyên nhân gây 1/3
số trường hợp tử vong ở người nhiễm HIV/AIDS. Vì
vậy, cần tăng cường điều trị ARV ở cơ sở điều trị lao
và điều trị lao ở cơ sở điều trị HIV cho người đồng
nhiễm HIV/Lao.

Bài trình bày chia sẻ kết quả mô hình toán học sử
dụng số liệu của Cần Thơ do nhóm chuyên gia của Tổ
chức Y tế Thế giới và Cục Phòng, chống HIVAIDS (Bộ

Y tế Việt Nam) phân tích. Theo đó, xét nghiệm HIV
hàng năm và điều trị ARV ngay lập tức khi phát hiện
nhiễm HIV cho tất cả những người thuộc các nhóm
có hành vi nguy cơ cao kết hợp với chương trình bao
cao su và methadone sẽ làm giảm 80% số nhiễm
HIV mới, với chi phí chỉ bằng 30% so với chi phí xét
nghiệm hàng năm và điều trị ngay cho tất cả số người
lớn nhiễm HIV.
Viện Nghiên cứu Quốc gia về HIV và Viêm gan
Siêu vi của Pháp khuyến cáo các can thiệp chủ yếu
nên bao gồm: bao cao su, bơm kim tiêm, điều trị thay
thế và điều trị ARV sớm cho những người thuộc các
nhóm có hành vi nguy cơ cao, và tăng cường hợp tác
giữa chương trình phòng, chống lao và chương trình
phòng, chống HIV/AIDS.

Điều trị bằng ARV
làm giảm đến
96% nguy cơ
lây truyền HIV

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

15


35.000.000
30.000.000


0

2013

2014

15.000.000
Ước tính thiếu hụt

27.268.370

0

20.000.000

15.434.378

25.000.000

6.871.414

Ước tính thiếu hụt
đối với thuốc ARV (đô la)
2012 - 2016

10.000.000

PEPFAR
Quốc gia


5.000.000
0
2012

2015

2016

Báo cáo 3: Về đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam

Kinh phí mua
ARV tại Việt Nam
trong giai đoạn
2008 - 2010
Ngân sách nhà nước:

Tài trợ quốc tế:

96%

4%

Bài trình bày của Cục Phòng, chống AIDS nêu
rõ việc triển khai sớm các chương trình phòng,
chống HIV/AIDS, nhất là các giải pháp can thiệp
giảm tác hại, điều trị thay thế bằng Methadone
(cho người nhiện các chất dạng thuốc phiện và
điều trị ARV (cho người nhiễm HIV/AIIDS)...
đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và
y tế. Mặc dù chương trình phòng, chống HIV ở

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng
mức độ giảm lây nhiễm HIV chưa sâu, chưa bền
vững và vẫn còn nhiều “điểm nóng” về HIV/
AIDS, tiềm ẩn nguy cơ dịch HIV/AIDS tăng trở
lại; các can thiệp chủ yếu trong phòng, chống
HIV/AIDS vẫn chưa đạt độ bao phủ cần thiết
để đạt hiệu quả ngăn chặn dịch và đạt được các
mục tiêu của Chiến lược quốc gia Phòng, chống
HIV/AIDS.
Cơ cấu ngân sách cho phòng, chống HIV tại Việt
Nam thời kỳ 2008-2010 cho thấy 73,6% từ nguồn
tài trợ quốc tế, 12,5% là đóng góp của gia đình; ngân
sách Trung ương chỉ chiếm 5,3% và ngân sách địa
phương là 8,2%. Riêng kinh phí mua thuốc ARV,
trong khi các nước như Thailand, Malaysia... chi
98% bằng tiền ngân sách, thì tại Việt Nam ngân
sách trong nước chỉ chiếm 4%.
Tổng ngân sách tài trợ dự kiến sẽ giảm 50% vào
năm 2016 so với năm 2011 (từ 120 triệu xuống còn
60 triệu USD) và sau năm 2017 các nguồn tài trợ
nước ngoài là chưa chắc chắn.

Theo tính toán của Bộ Y Tế, chương trình phòng,
chống HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 20142020 cần khoảng 24.547 tỷ đồng, trong khi khả
năng huy động mới đạt khoảng 11.216 tỷ đồng
(45,7%). Đáng lưu ý là trong ước tính này, nguồn
tài trợ chiếm tới 72%.
Nếu không được đảm bảo nhu cầu thiết yếu
về nguồn lực, công tác phòng, chống HIV/
AIDS sẽ gặp khó khăn trong ngăn chặn nguy

cơ dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại, tăng tình
trạng kháng thuốc, tăng tử vong do AIDS, dẫn
đến chi phí tốn kém hơn nhiều lần về sau cũng
như ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã
hội (KTXH) và khả năng đạt được các Mục tiêu
Thiên niên kỷ của Việt Nam.
Đề án “Đảm bảo Tài chính cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”
khẳng định “Nhà nước đảm bảo nguồn lực cho
phòng chống AIDS” và hướng tới mục tiêu
giảm kinh phí từ nguồn tài trợ xuống mức 25%
vào năm 2020. Đề án này đã đưa ra lộ trình để
chuyển nguồn đầu tư cho phòng, chống HIV/
AIDS từ lệ thuộc vào viện trợ sang sử dụng
nguồn trong nước với chiến lược phân cấp,
lồng ghép vào hệ thống y tế và các chương trình
phát triển kinh tế xã hội ở cấp trung ương cũng
như địa phương. Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ là cơ
chế tài chính chủ yếu cho chẩn đoán và điều trị
HIV/AIDS...

Báo cáo 4: Đầu tư có chiến lược hơn
Đại diện UNAIDS tại Việt nam khẳng định Việt
Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong
phòng, chống HIV/AIDS. Tuy vậy, thành tựu trên
đang có nguy cơ bị đổ vỡ do tình trạng cắt giảm tài
chính của quốc gia và quốc tế.
Báo cáo nêu rõ các quốc gia thu nhập thấp và trung
bình đang đi đúng hướng khi tập trung điều trị ARV,
Methadone và loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang

con... nhưng việc giảm các ca nhiễm HIV ở người lớn
chưa đạt mục tiêu đề ra trong Tuyên bố Chính trị về
HIV/AIDS của Liên hiệp quốc năm 2011.

16

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

UNAIDS khuyến nghị Việt Nam đầu tư cho
phòng, chống HIV/AIDS một cách có chiến lược
hơn, tập trung vào các can thiệp mang lại hiệu
quả cao. UNAIDS, Quỹ Toàn cầu phòng, chống
AIDS, Lao và Sốt rét, PEPFAR và các nhà tài trợ
lớn khác cho phòng, chống HIV/AIDS khuyến
khích các quốc gia áp dụng cách tiếp cận đầu tư
mới – coi các chi tiêu cho phòng, chống HIV/
AIDS cũng là đầu tư cho phát triển và lựa chọn
các giải pháp đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất,
bền vững nhất.

Nguồn: VAAC

Quỹ toàn cầu


Dự báo ngân sách
của PEPFAR VN
(Triệu đô la)

100.000


89

90.000

90

98
85

80.000
70.000

70

66

70

65

60.000

60

55

50.000
40.000


20

30.000
20.000

50

45

34

18

0

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: VAAC

10.000

Báo cáo 5: Khung Đầu tư Chiến lược cho phòng, chống HIV/AIDS
Đại diện Liên minh các Tổ chức dịch vụ AIDS Châu
Á-Thái Bình Dương (APCASO) đã giới thiệu khái
niệm, tầm quan trọng và cách sử dụng Khung đầu tư
Chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó,
các quốc gia không đầu tư dàn trải, không đầu tư vào
các hoạt động chỉ vì đã chi tiền vào đó mà phải dựa
trên tình hình dịch và bối cảnh thực tế của quốc gia để
tập trung đầu tư cho các can thiệp thiết yếu và các can
thiệp đã được chứng minh là hiệu quả nhất.
Theo Khung đầu tư chiến lược, để đạt được 3 mục

tiêu là giảm nhiễm HIV, giảm lây truyền HIV và giảm
tử vong do AIDS, 06 chương trình can thiệp cơ bản đã
được chứng minh là có hiệu quả cao, bao gồm: điều trị
bằng ARV cho người nhiễm HIV/AIDS, can thiệp dự
phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có hành vi nguy
cơ cao nguy cơ cao (hay còn gọi là nhóm chủ chốt), dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, khuyến khích
sử dụng bao cao su, truyền thông thay đổi hành vi và

cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, để các chương trình này
có thể được thực hiện một cách có hiệu quả, Khung
đầu tư chiến lược cũng xác định 02 nhóm yếu tố
quyết định thúc đẩy hiệu quả của các chương trình
can thiệp, bao gồm: yếu tố xã hội và yếu tố chương
trình. Thêm vào đó, chương trình phòng, chống HIV/
AIDS phải được đặt trong mối quan hệ tổng hoà với
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như
bảo trợ xã hội, giáo dục, bình đẳng giới, xoá đói giảm
nghèo... để tạo nên các tác động tương hỗ.
Chuyên gia của APCASO cũng nhấn mạnh, việc
lựa chọn can thiệp là tuỳ vào tình hình dịch HIV/
AIDS và bối cảnh của từng quốc gia. Ví dụ như can
thiệp cắt bao quy đầu là rất phù hợp cho các nước
có dịch HIV/AIDS ở mức độ lan tràn (như một số
quốc gia ở châu Phi), nhưng đối với các quốc gia có
dịch HIV còn ở mức tập trung như Việt Nam thì can
thiệp cắt bao quy đầu có thể chưa phải là phù hợp.

Theo khung
đầu tư chiến

lược, việc lựa
chọn can thiệp
là tùy

tình
hình
và bối
cảnh

của từng
quốc gia

Báo cáo 6: Chi phí và hiệu quả trong ứng phó với HIV/AIDS
Báo cáo của UNAIDS Việt Nam chia sẻ kết quả
tính toán ở cấp độ toàn cầu về lựa chọn phương
án đầu tư để đạt được mục tiêu loại trừ AIDS
vào năm 2031. Theo đó, có 4 phương án, gồm:
1) tiếp tục như hiện tại, 2) nhân rộng can thiệp
một cách nhanh chóng trong toàn thể dân cư, 3)
“quyết định khó khăn” – tập trung đẩy mạnh can
thiệp trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao;
và 4) thay đổi cấu trúc (củng cố hệ thống y tế,
chống kỳ thị và phân biệt đối xử, thay đổi chính
sách về lao động và việc làm...). Ước tính chi phí
(ở cấp toàn cầu) để dự phòng được một trường
hợp nhiễm HIV theo mỗi phương án (trong 04
phương án này) lần lượt là 6.225 , 7.594, 1.429
và 6.803 USD. Như vậy, phương án 3 - “quyết
định khó khăn” - tập trung đầu tư vào các nhóm
có hành vi nguy cơ cao là phương án có tính chi

phí - hiệu quả cao nhất.
Một thách thức lớn ở Việt Nam là khả năng
tiếp cận đến các nhóm có hành vi nguy cơ cao
này. Cho đến nay, chương trình phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam mới chỉ tiếp cận được

hơn 40% người tiêm chích ma tuý và nam có
quan hệ tình dục với nam, và khoảng 50% phụ
nữ bán dâm. Tỷ lệ người trong các nhóm này có
làm xét nghiệm phát hiện HIV trong năm vừa
qua còn thấp hơn nhiều.
Báo cáo chỉ rõ thách thức đối với chương trình
điều trị nhiễm HIV/AIDS bằng ARV của Việt Nam
là hiện nay 93% số bệnh nhân đang được điều trị
nhờ vào nguồn tài trợ của PEPFAR và Quỹ Toàn cầu.
Chương trình mục tiêu quốc gia chỉ cung cấp điều trị
cho 7% số bệnh nhân. Điều đáng quan ngại hơn nữa
cho khả năng chủ động của Việt Nam trong điều trị
ARV là giá thuốc mà chương trình mục tiêu quốc gia
đang mua cao gấp từ 2 đến 4 lần so với mức PEPFAR
và Quỹ Toàn cầu mua. Giải quyết được vấn đề này sẽ
góp phần tăng hiệu quả của đầu tư trong nước cho
chương trình.
Báo cáo cũng chỉ ra điều lo ngại rằng, đa số bệnh
nhân HIV/AIDS ở Việt Nam được bắt đầu điều trị
rất muộn do hạn chế trong việc thu hút người đên
xét nghiệm, và quản lý những người đã có kết quả
xét nghiệm dương tính với HIV.

Giá thuốc

Chương trình
mục tiêu quốc
gia đang chi
trả cao gấp

2 đến
4 lần

so với mức của
PEPFAR và Quỹ
Toàn cầu

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

17


Nhận diện cơ hội, thách thức đối với PC HIV/AIDS tại Việt Nam
Hệ thống y tế Việt
Nam còn

lúng
túng

trong việc đảm
bảo nguồn thuốc
điều trị HIV và
methadone
thường xuyên và

với chi phí tương
đương với các dự
án quốc tế.

18

Các cơ hội chính

- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có những cam
kết chính trị mạnh mẽ về PC HIV/AIDS. Việt
Nam đã thành lập Uỷ ban Quốc gia PC AIDS
và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm do
Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch.
- Hệ thống luật pháp, chính sách và các hướng
dẫn liên quan đến PC HIV/AIDS ngày càng
hoàn thiện (như Luật PC HIV/AIDS, Luật
Bảo hiểm y tế, Luật Xử lý vi phạm hành chính,
các Nghị định có liên quan như Nghị định về
Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng
chất thay thế...; các Thông tư hướng dẫn của
Bộ Y tế về kết hợp điều trị Lao/HIV, mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động dự phòng lây
nhiễm HIV; khung pháp luật và chính sách về
chăm sóc, điều trị HIV...).
- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến
lược quốc gia PC HIV/AIDS đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030 phù hợp với điều kiện
Việt Nam và Tuyên bố Chính trị của Đại hội
đồng Liên hiệp quốc tháng 06/2011; Thủ
tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương

trình Mục tiêu Quốc gia PC HIV/AIDS giai
đoạn 2011-2015; Đề án Bảo đảm tài chính
cho các hoạt động PC AIDS giai đoạn 20132020; Uỷ ban quốc gia PC AIDS và phòng,
chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã có chuyên
đề công tác năm 2014 hướng về cộng đồng
với phương châm phòng ngừa là chính...
- Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn và
hiệu quả của các nhà tài trợ quốc tế song
phương và đa phương cả về nguồn lực tài
chính và kỹ thuật, nhờ đó đã xây dựng được
đội ngũ cán bộ quản lý, xét nghiệm, dự
phòng, chăm sóc, điều trị... liên quan đến
HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương;
hình thành được hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật cho PC HIV/AIDS bao gồm các hướng
dẫn chuyên môn, biểu mẫu báo cáo, cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và
điều trị nhiễm HIV/AIDS; đồng thời, cũng
nhờ các nhà tài trợ mà nhiều thực hành tốt
nhất trong PC HIV/AIDS trên thế giới đã
nhanh chóng được thử nghiệm và áp dụng
rộng rãi tại Việt Nam

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

- Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
quý báu trong suốt gần 25 năm đương đầu
với HIV/AIDS

Các thách thức cơ bản


- Môi trường luật pháp, chính sách cần được
tiếp tục hoàn thiện để tạo thuận lợi cho việc
huy động và sử dụng các nguồn lực trong nước
cho các dịch vụ PC HIV/AIDS như sửa đổi,
bổ sung Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Ngân sách...;
hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành
chính; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các Luật PC
AIDS, Luật Phòng, chống Ma tuý; Pháp lệnh/
Luật phòng, chống Mại dâm; tiếp tục xây dựng
và ban hành Chương trình Mục tiêu quốc gia
PC AIDS giai đoạn 2016-2020...
- Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam còn diễn biến
phức tạp, còn nhiều “điểm nóng” về HIV/
AIDS, tỷ lệ nhiễm trong các nhóm chủ chốt
vẫn còn cao, mức độ giảm tỷ lệ nhiễm HIV
chưa sâu, chưa bền vững và vẫn tiềm ẩn nguy
cơ dịch bùng phát trở lại, với nguy cơ kháng
thuốc cao, đòi hỏi chi phí lớn hơn....
- Còn nhiều khó khăn trong việc mở rộng độ
bao phủ của các chương trình can thiệp chủ
chốt do mức độ tiếp cận dịch vụ PC HIV/
AIDS của các nhóm quần thể có hành vi nguy
cơ cao còn thấp, bệnh nhân đến điều trị ARV
còn muộn, phần lớn nhu cầu điều trị thay thế
bằng Methadone của những người tiêm chích
ma tuý còn chưa được đáp ứng, tỷ lệ NCH
chưa được tham gia chương trình chăm sóc,
điều trị ARV còn rất cao, điều trị đồng nhiễm
Lao/HIV còn rất hạn chế...

- Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NCH
còn rất phổ biến, nhất là hiện tượng kỳ thị
“kép” khi NCH cũng là người bán dâm, người
sử dụng ma tuý, người đồng tính hoặc chuyển
giới đang là rào cản cho việc tăng cường sự tiếp
cận của họ với các dịch vụ PC HIV/AIDS.
- Nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS đã hạn hẹp, lại đang bị cắt
giảm cả nguồn tài trợ và ngân sách quốc gia
trong khi bảo hiêm y tế chưa thực sự vào
cuộc, việc huy động nguồn lực xã hội và đóng
góp của gia đình bệnh nhân còn rất hạn chế.


Khuyến nghị về xác định ưu tiên đầu tư chiến lược
Phương pháp tiếp cận

Đầu tư cho PC HIV/AIDS là đầu tư hiệu quả
cho tương lai, góp phần đảm bảo phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội. Do đó cần coi PC HIV/
AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên của
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó
cần lồng ghép các nội dung, hoạt động PC HIV/
AIDS vào các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia và của địa phương.
Cần xây dựng mô hình đầu tư theo hướng
tăng dần tính tự chủ quốc gia; xác định ưu tiên
phù hợp với định hướng của quốc gia và của nhà
tài trợ cũng như nguồn lực có thể huy động, tập
trung vào các can thiệp tạo ra tác động lớn nhất

ở các vùng trọng điểm và các nhóm quần thể có
nguy cơ cao nhất. Thay vì đầu tư dàn trải, cần đầu
tư vào ít nội dung nhưng sâu hơn để đạt các mục
tiêu dài hạn với chi phí thấp dựa trên những bằng
chứng thực tế và các kết quả nghiên cứu.

Kiến nghị ưu tiên đầu tư cho PC
HIV/AIDS tại Việt Nam trong thời
gian tới

Chương trình ưu tiên
Tập trung đầu tư vào các nhóm quần thể có
hành vi nguy cơ cao là NBD, MSM, người chuyển
giới và NTCMT. Đồng thời chú trọng phụ nữ
nhiễm HIV có thai để dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con, và các bệnh nhân đồng nhiễm
Lao/HIV để ngăn chặn lây nhiễm cả lao, cả HIV
và giảm tử vong.
Địa bàn đầu tư
Tập trung đầu tư vào các địa bàn có tỷ lệ nhiễm
HIV cao hoặc số NCH nhiều cũng như vùng sâu,
miền núi... nơi dịch vụ PC HIV/AIDS vừa thiếu,
vừa yếu và còn nhiều rào cản về dân trí, văn hóa...
Các can thiệp cần được ưu tiên đầu tư
- Mở rộng điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone, trong đó cần
chủ động nguồn Methadone thông qua việc
tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của
ngành y tế và của Ngành Lao động, Thương
bình và Xã hội như các cơ sở giáo dục, lao

động, xã hội...

- Mở rộng điều trị HIV/AIDS bằng ARV sớm
để giảm số người chưa được chăm sóc và điều
trị và giảm nguy cơ lây truyền HIV, trong đó có
việc điều trị bằng ARV ngay sau khi được chẩn
đoán nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, bệnh
nhân đồng nhiễm Lao/HIV, NCH thuộc các
nhóm có hành vi nguy cơ cao.
- Tiếp tục mở rộng cấp phát bao cao su, bơm kim
tiêm sạch cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao
và tại các vùng “nóng” về dịch HIV/AIDS.
- Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện để
phát hiện sớm các ca nhiễm HIV mới, nhất là
những người thuộc các nhóm có hành vi nguy
cơ cao. Cải thiện sự kết nối giữa dịch vụ xét
nghiệm HIV và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS,
đưa người đã được chẩn đoán nhiễm HIV vào
điều trị bằng ARV kịp thời và tránh mất dấu.

Một số hoạt động hỗ trợ cần được
quan tâm

- Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong
PC HIV/AIDS cần được đổi mới về cơ bản,
nên tập trung vào một số nhóm đối tượng cụ
thể: 1) Các nhà hoạch định và thực thi chính
sách về HIV/AIDS để họ nắm được thông
tin tương đối đầy đủ và chính xác; 2) Những
người có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao; 3)

Người dân ở các “điểm nóng” về HIV/AIDS...
để nâng cao nhận thức và giảm kỳ thị, phân
biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS.
- Đầu tư cho việc kiểm tra, giám sát thực thi luật
pháp, chính sách, cũng như triển khai các hoạt
đông PC HIV ở các cấp, đặc biệt là ở tuyến cơ
sở và cộng đồng.

Tập trung đầu
tư vào các

nhóm
quần
thể có
nguy cơ
cao là

phụ nữ bán dâm,
người có quan
hệ tình dục đồng
giới nam, người
chuyển giới
và người tiêm
chích ma tuý.

Vai trò của các tổ chức xã hội, các
nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực

Các nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng đóng vai
trò then chốt trong việc nâng cao nhận thức,

cung cấp thông tin, kiến thức và khuyến khích
những người cùng cảnh ngộ xét nghiệm HIV và
tiếp cận điều trị HIV/AIDS sau khi được chẩn
đoán nhiễm HIV. Huy động sự tham gia của các
lực lượng này vào các hoạt động PC HIV/AIDS
chính là chìa khoá cho sự thành công của công
cuộc PC HIV/AIDS.

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

19


Giải pháp triển khai các ưu tiên đầu tư
Cam kết chính trị

Quốc Hội yêu cầu
xác định tỷ

lệ ngân
sách
thích
đáng

cho phòng,
chống HIV trong
30% ngân sách
cho y tế dự phòng


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục cam kết
mạnh mẽ đối với công tác PC HIV/AIDS phù
hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và bối cảnh của giai
đoạn mới.

Môi trường luật pháp, chính sách

Một số vấn đề ưu tiên về môi trường luật pháp,
chính sách phục vụ cho việc mở rộng độ bao phủ
của các dịch vụ PC HIV/AIDS bao gồm:
- Sửa đổi Luật Ngân sách để thể chế hoá việc
đầu tư từ ngân sách Trung ương và địa phương
theo “Đề án Đảm bảo tài chính cho các hoạt
động PC HIV/AIDS, giai đoạn 2013 – 2020”.
- Sửa đổi Luật BHYT để cụ thể hoá các chính
sách BHYT và các dịch vụ liên quan đến PC
HIV/AIDS có thể được chi trả từ quỹ BHYT.
- Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 18/2008/
QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội Khóa XII
về yêu cầu đảm bảo ít nhất 30% tổng ngân sách
y tế cho y tế dự phòng trong đó cần xác định
tỷ lệ ngân sách thích đáng dành cho PC HIV/
AIDS và quy định rõ các nội dung chi, mức chi
để địa phương có thể thực hiện.
- Hướng dẫn thi hành Luật Xử phạt vi phạm
hành chính liên quan đến PC HIV/AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, trong đó
có các nội dung liên quan đến NBD, NTCMT.
- Xây dựng và ban hành Chương trình Mục tiêu
quốc gia PC AIDS giai đoạn 2016-2020.


Huy động sự tham gia của cộng
đồng

Với chủ trương hướng về cơ sở, tập trung các
hoạt động PC HIV/AIDS về cộng đồng dân cư
thì sự tham gia của cộng đồng vào công tác này
là yếu tố quyết định cho sự thành công lâu dài,
bền vững của công tác PC HIV/AIDS, do vậy
thời gian tới, cần tăng cường huy động sự đóng
góp nguồn lực từ cộng đồng và chú trọng đến vai
trò tích cực của các TCXH. Có kế hoạch hỗ trợ
để duy trì và phát triển các TCXH làm việc trong
lĩnh vực PC HIV/AIDS, nhất là các chuyên gia
có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo duy trì hoạt
động PC HIV/AIDS một cách có hiệu quả sau
khi tài trợ của quốc tế giảm dần hoặc kết thúc.

20

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

Huy động nguồn lực trong nước
và quốc tế, phân bổ và sử dụng
hiệu quả

- Nguồn ngân sách Nhà nước phải đóng vai trò
chủ lực thay thế dần cho nguồn hỗ trợ của các
nhà tài trợ quốc tế trong thời gian tới.
- Đầu tư cần tập trung chủ yếu cho các hoạt

động can thiệp dự phòng cơ bản và điều trị
bằng ARV sớm cho những người có hành vi
nguy cơ cao bị nhiễm HIV. Cần thực hiện việc
rà soát để điều chỉnh lại các nguồn lực hiện có
hướng vào lĩnh vực ưu tiên đã nêu, kể cả các
các nguồn đầu tư từ Chương trình Mục tiêu
Quốc gia và từ các nguồn tài trợ quốc tế.
- Các địa phương cần xây dựng Đề án đảm bảo
tài chính cho các hoạt động PC HIV/AIDS
trình Hội đồng Nhân dân thông qua và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân phê duyệt theo hướng
đảm bảo chi thường xuyên cho các hoạt động
PC HIV/AIDS tại địa phương.
- BHYT cần phải vào cuộc sâu hơn và nhanh
hơn, trong đó có việc chi trả cho chẩn đoán và
điều trị HIV/AIDS bao gồm cả điều trị ARV,
với các ưu đãi cho người nhiễm HIV nghèo,
thuộc hộ nghèo hay thuộc diện chính sách
như đối với các bệnh khác.
- Huy động sự đóng góp của bệnh nhân, gia
đình bệnh nhân khi sử dụng một số dịch vụ
PC HIV/AIDS, trong đó có việc đồng chi trả
trong điều trị bằng Methadone.
- Nhà nước cần có chính sách phù hợp để có thể
huy động đóng góp của các doanh nghiệp cho
các hoạt động PC HIV/AIDS.
- Tiếp tục vận động để huy động nguồn tài trợ
của các tổ chức quốc tế với các cơ chế chính
sách huy động mới phù hợp.


Tăng cường kết nối chương trình

Cần rà soát và xác định những kết nối mang
tính chiến lược giữa PC AIDS với các chương
trình, dự án phát triển KTXH của đất nước,
như xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, đổi mới công tác cai nghiện...
cũng như các chương trình an sinh, xã hội khác
nhằm tăng tính cộng hưởng, tiết kiệm nguồn
lực, mang lại tác động lớn và bền vững hơn.


4

Chiến lược can thiệp
cho các nhóm chủ chốt

Giới thiệu về Hội thảo
Ngày 20/6/2014, Tổ Chuyên gia giúp việc
Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng, chống
AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại
dâm (gọi tắt là Tổ chuyên gia) và Trung
tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng
(SCDI) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Chiến
lược can thiệp cho các nhóm chủ chốt trong
phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam”.
Hội thảo dựa trên Khung
đầu tư chiến lược mới của
UNAIDS để phân tích và
đưa ra chiến lược và các

ưu tiên đầu tư về địa bàn,
đối tượng, cách thức tiến
hành, tổ chức thực hiện
và xác định nguồn lực để
thực hiện hiệu quả các can
thiệp trong các nhóm chủ
chốt trong phòng, chống
HIV/AIDS với điều kiện và
hoàn cảnh thực tế.

Hội thảo đã nhận được sự tham gia đóng
góp của gần 60 đại biểu, bao gồm: Tổ Chuyên
gia; Văn phòng Chính phủ; Cục Phòng, chống
AIDS, Bộ y tế; Ban Quản lý Dự án Quỹ Toàn
cầu; Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống AIDS
một số tỉnh trọng điểm; Cục Phòng, chống Tệ
nạn Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội; Văn phòng thường trực Phòng, chống ma
tuý, Bộ Công An; Thành viên CCM; Đại diện
Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
(VUSTA); đại diện các tổ chức phi chính phủ
(NGO) và các cộng đồng có nguy cơ cao với
HIV; đại diện các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế
như Quỹ Toàn cầu, PEPFAR, UNAIDS, WHO,
UNODC, Đại sứ quán Pháp, FHI, PSI.

Gần 60 đại biểu
đại diện các cơ
quan đoàn thể,
tổ chức, cá nhân

làm việc trong
lĩnh vực hiv/aids
đã thảo luận
và đóng góp ý
kiến tại hội thảo

Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp cận và ứng dụng tại Việt Nam

21


Giải pháp triển khai các ưu tiên đầu tư cho PC HIV/AIDS
Tổ chuyên gia
sẽ cùng với cục
AIDS xem xét lại
việc trao

quyền

cho các nhóm
chủ chốt

22

Trong bài trình bày đầu tiên tại hội thảo, đại
diện Cục Phòng, chống AIDS, Bộ Y tế đã giới
thiệu về “Ước lượng kích thước quần thể và
phân bố cũng như tình hình can thiệp cho các
nhóm chủ chốt”, trong đó nêu rõ “Hiện nay,

chương trình can thiệp cho các nhóm chủ chốt
chưa nhiều, tỷ lệ tiếp cận các dịch phụ dự phòng
thấp, số lượng người sử dụng ma túy vẫn tăng
lên hàng năm và khó nắm số lượng chính xác
của người bán dâm”.
TS. Masaya Kato, Tổ chức Y tế Thế giới tại
Việt Nam trình bày về “Can thiệp tiến tới loại
trừ lây truyền HIV ở Việt Nam”, theo đó điều trị
nhiễm HIV/AIDS bằng ART sớm có thể giảm
tới 96% nguy cơ lây truyền HIV ở các cặp đôi
“trái dấu” (một người nhiễm HIV, một người
chưa nhiễm) đồng thời điều trị sớm bằng ARV
cũng dự phòng được lây truyền HIV từ nam
sang nam qua đường tình dục. Qua các nghiên
cứu và mô hình toán học, bài trình bày cho
thấy: Nếu mở rộng điều trị sớm bằng ARV, sẽ
dự phòng được nhiều trường hợp nhiễm HIV
mới thì nhu cầu ARV về sau sẽ giảm nhiều.
Như vậy đầu tư trước mắt sẽ tiết kiệm được về
lâu dài. Bài trình bày cũng đặt ra một vấn đề
quan trọng là: Tại sao các nhóm chủ chốt lại tiếp
cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm
cả dịch vụ xét nghiệm và điều trị muộn?
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo
luận về những thách thức đối với các nhóm
chủ chốt trong tiếp cận, tham gia các chương
trình can thiệp phòng, chống HIV/AIDS. Một
số thách thức được nhiều đại biểu thống nhất,
như kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng
cũng như của nhân viên y tế còn phổ biến; việc

thực thi luật pháp chưa tốt; tính minh bạch của
các chương trình can thiệp chưa cao, …
Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện các
nhóm chủ chốt có 3 bài trình bày của 3 mạng
lưới là Mạng lưới Người sử dụng ma túy
(VNPUD), Mạng lưới Hỗ trợ Người bán dâm
(VNSW) và Mạng lưới Nam có quan hệ tình
dục với nam và Người chuyển giới (MSM-TG).
Ba mạng lưới đã nêu lên thực trạng lây nhiễm
HIV và việc tiếp cận tới các dịch vụ phòng,
chống HIV/AIDS cũng như các khuyến nghị,

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng

trong đó nhấn mạnh việc giảm bớt các thủ tục
tiếp cận điều trị ARV và Methadone, hỗ trợ vay
vốn và tăng cường các hoạt động làm giảm kỳ
thị, phân biệt đối xử.
Để khẳng định tầm quan trọng của các nhóm
tự lực trong việc thực hiện các chương trình can
thiệp phòng, chống HIV/AIDS cho các nhóm
chủ chốt, giáo sư Robert Heimer, Đại học Yale,
Hoa Kỳ đã trình bày về “Hiệu quả của nhóm tự
lực của người sử dụng ma tuý ở Hà Nội”. Theo
giáo sư
các nhóm tự lực, nhóm
cộng đồng đã góp phần
tạo ra những thay đổi lớn
cho thành viên bằng cách
tiếp cận và giáo dục cho

người sử dụng ma tuý và
người bán dâm, giúp cải
thiện tình trạng sức khoẻ
của các thành viên.
Trước khi kết thúc hội thảo, bà Hoàng
Thị Hiền, đại diện Tổ chuyên gia đã tổng
kết các ý kiến quan trọng tại hội thảo, trong
đó bao gồm:
- Cần phải xem lại khái niệm, kích thước quần
thể các nhóm chủ chốt, không chỉ dừng lại ở
các nhóm đối tượng quen thuộc để có những
chiến lược và hoạt động can thiệp phù hợp,
hiệu quả.
- Kinh phí tài trợ giảm, nguồn lực huy động
trong nước chưa nhiều trong khi ngân sách
nhà nước chưa bù đắp lại các nguồn thiếu
hụt lớn.
-Tổ chuyên gia sẽ tích cực chủ động cùng
với Cục phòng, chống HIV/AIDS sớm đưa
ra những chính sách giảm thủ tục cho các
nhóm, đồng thời xem xét lại việc trao quyền
cho các nhóm chủ chốt vì chính các nhóm
chủ chốt này sẽ thực hiện các can thiệp hiệu
quả hơn và chi phí rẻ hơn.
- Các nhóm chủ chốt cũng nên tiếp cận với các
cơ quan chính phủ, nghiên cứu kỹ các chính
sách, đồng thời chủ động khai thác các quy
định có liên quan của luật pháp hiện hành.



Nhóm thực hiện tài liệu
Biên tập Khuất Thị Hải Oanh

Phạm Hoài Thanh

Hoàng Hải Vương
Hiệu đính Chu Quốc Ân
Tài liệu do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển
Cộng đồng (SCDI) thực hiện tháng 8/2014.


Đánh thức tiềm năng

Trung tâm
Hỗ Trợ Sáng kiến
Phát triển Cộng đồng
(SCDI)
240 Mai Anh Tuấn,
phường Thành Công,
quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0435720689
Email:
Website: www.scdi.org.vn

Nếu khung đầu tư chiến lược được áp dụng,
nhiều mạng sống sẽ được cứu, nhiều ca nhiễm HIV
sẽ được ngăn chặn, và trong tương lai đầu tư cho phòng,
chống HIV/AIDS sẽ được giảm đáng kể.




×