Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo Cáo thực tập CNC 200U

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.55 KB, 18 trang )

UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT
Đề tài:
GIA CÔNG CNC MÁY MAZAK U200
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: TONY PRECISION Việt Nam
ĐỊA CHỈ: Lô số 10-2B, đường số 3A, khu công nghiệp

Ascendas-Protrade Singapore , Bến Cát, Bình Dương

GVHD : NGUYỄN THANH THẢO
SVTH : CAO VĂN CỬ
LỚP CD15CTKM 1
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ LỚP CD15CTKM 1

Bình Dương, tháng 1/2017


UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT
Đề tài:
GIA CÔNG CNC MÁY MAZAK U200
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: TONY PRECISION Việt Nam
ĐỊA CHỈ: Lô số 10-2B, đường số 3A, khu công nghiệp

Ascendas-Protrade Singapore , Bến Cát, Bình Dương



GVHD : NGUYỄN THANH THẢO
SVTH : CAO VĂN CỬ
LỚP CD15CTKM 1
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ LỚP CD15CTKM 1

Bình Dương, tháng 1/2017


LỜI MỞ ĐẦU

Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người
khác. Trong suốt thời gian học và thực tập môn CAD-CAM-CNC cơ
bản cho tới khi hoàn thành báo cáo này, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm và giúp đỡ của thầy. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi đến quý thầy Nguyễn Thanh Thảo – Trường Cao Đẳng nghề tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu đã dùng tâm huyết, tri thức và thời gian của mình
để giúp em hoàn thành báo cáo này. Nếu không có những lời hướng
dẫn dạy bảo của thầy thì em nghĩ báo cáo này khó mà hoàn thiện
được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy. Trong quá trình
học tập cũng như làm báo cáo, khó lòng tránh khỏi những sai sót. Rất
mong thầy bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy để
em học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong
bài báo cáo sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CẢM ƠN


Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, nhiệm
vụ trước mắt đặt ra là nhanh chóng đưa nước ta thành một nước công
nghiệp phát triển với nền đại công nghiệp cơ khí. Cũng chính vì thế
mà những năm gần đây ngành cơ khí ở nước ta rất được coi trọng và
đầu tư phát triển, trong đó có ngành Chế tạo khuôn mẫu. Cùng với
việc những năm gần đây Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương
mại thế giới thì việc giao lưu qua lại, trao đổi mua bán hang hóa sẽ
diễn ra rất mạnh mẽ, yêu cầu những sản phẩm của Việt Nam phải đủ
sức cạnh tranh. Yêu cầu đặt ra cho ngành là đào tạo ra một đội ngũ kỹ
sư và công nhân viên có trình độ, có năng lực và tay nghề cao để đáp
ứng những yêu cầu về công việc phát triển nền công nghiệp nước nhà.
Cơ khí luôn là một trong những nghành then chốt đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc từ
tinh vi đến to lớn cồng kềnh đang ngày đêm hoạt động trong thời đại
công nghiệp phát triển. Chúng vận hành trong các dây chuyền sản
xuất, hoạt động ở mọi nơi, với những sản phẩm cơ khí tốt và bền nhất.
Để đạt được những sản phẩm mong muốn thì môn học CAD-CAMCNC cơ bản là môn học rất cần thiết cho chúng ta hiện nay. Với môn
học này, ta có thể nắm bắt một cách cơ bản nhất trong quá trình tạo ra
sản phẩm như ta đề ra với nhiều công đoạn . Trong đó, có giai đoạn
cắt gọt ảnh hưởng không kém đến chất lượng của sản phẩm, chúng
đặt ra tiêu chí cho độ chính xác, độ bóng, độ nhám….cho từng loại
sản phẩm.



Mục Lục


CHƯƠNG 1. GIỚI


THIỆU KHÁI QUÁT

Trong các loại máy CNC thì máy phay CNC và máy tiện CNC là được dùng phổ
biến hơn cả. Tương tự trong gia công cơ khí thì không thể thiếu các loại máy CNC do
đó mà khi học sử dụng máy tiện CNC thì bạn cũng dễ dàng tìm cho mình một công
việc mong muốn, bạn cứ tìm đúng công việc và có thu nhập rồi mới tính đến chuyện
nâng cao chuyên môn, vì khi làm không những giúp tận dụng những kiến thức đã biết,
mà còn có thể thêm được kinh nghiệm, những tư duy liên quan cho công việc và dần
dần bạn sẽ nắm được những gì cần học để học đúng cái mình cần, không học quá
nhiều mà chưa dùng tới.

Công tác bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ, tuân theo những hướng dẫn
của nhà cung cấp, đảm bảo đúng quy trình và các nội dung sau đây:
- Không vận hành máy khi chua đọc và hiểu rõ hướng dẫn an toàn vận hành máy.
- Không động chạm vào các bộ phận máy đang chuyển động, không đeo nhẫn, đồng
hồ, dây chuyền và cà vạt trong khi vận hành thiết bị. quần áo gọn gàng.
- Phải cất các thiết bị phục vụ ( đồ gá kẹp, dao cụ, giẻ lau..) xung quanh máy vào vị trí
quy định trước khi vận hành máy.
- Chú ý: không vận hành máy sau khi sử dụng thuốc không có đơn, uống những dược
phẩm mạnh, các đồ uống có độ cồn kích thích.
- Dừng trục chính hoàn toàn trước khi thay đổi dao cụ.
7


- Dừng hẳn trục chính và các trục chuyển động trước khi gá hay tháo phôi.
- Dừng hẳn trục chính trước khi hiệu chỉnh phôi, đồ gá hay vòi làm mát đang làm
việc.
- Dừng hẳn trục chính trước khi đo đạt kích thước trên phôi.
- Tắt nguồn trước khi hiệu chỉnh hay thay đổi các chi tiết trên máy.

- Chú ý vị trí các phím chức năng khi máy dang hoạt động hoặc dang gá lắp phôi ,
dao.
- Không được khởi động máy khi lưỡi cắt đang chạm vào phôi.
- Đảm bảo vùng làm việc đủ ánh sáng.
- Vùng làm việc sạch sẽ và khô ráo. Dọn dẹp phoi, dầu và các vật trở ngại khác.
- Không được dựa vào máy khi máy đang hoạt động.
- Không để máy hoạt động mà không có sự quan sát.
- Dịnh vị và kẹp chặt phôi chắc chắn.
- Sử dụng tốc độ và lượng chạy dao đúng với từng nguyên công nếu có những tiếng
ồn và rung động khác thường.
- Kiểm tra dao và đồ gá trước khi gia công.
- Cất giữ các vật liệu và chất lỏng dễ cháy ra khỏi vùng làm việc và phoi nóng.
- Không sử dung máy trong môi trường dễ nổ.
- Kiểm tra tấ cả các chổ nối trước khi lắp đặt vận hành hay sữa chữa máy. Điện áp
cung cấp phù hợp với điện áp yêu cầu của máy.
- Ngắt tất cả các nguồn điện vào máy trước khi lắp đặt hay sữa chửa máy. Ngắt tất cả
các nguồn điện trước khi mỡ hộp điện hay hộp điều khiển. chỉ những người có chuyên
môn mới được sữa chữa máy.
Trước khi bước vào gia công CNC tiện, chúng ta phải thực hiện trước các bước
chuẩn bị. Tất cả bao gồm 9 bước chuẩn bị.

Chương I.

8


CHƯƠNG II. 9
I.

BƯỚC CHUẨN BỊ KHI CNC


KIỂM TRA BẢN VẼ

Điều cần thiết đầu tiên để gia công CNC chính là phải có bản vẽ kích thước
chính xác của con hang mình muốn gia công. Khi gia công thô trên CNC tiện , kích
thước thường phải lớn hơn bản vẽ yêu cầu 0.3, riêng những vật liệu chỉ gia công 1
lần không gia công lại thì ta làm đúng kích thước theo bản vẽ yêu cầu.
II.

KIỂM TRA KÍCH THƯỚC PHÔI

Điều tiếp theo cần phải lưu ý khi gia công đó là số dư kích thước phôi. Nếu như
số dư kích thước phôi lớn, ta chỉ cần quan tâm đến độ vững của dao và hạn chế 1 ít độ
đảo của phôi để tránh làm hỏng dao khi đi thô, vì khi tiện đến kích thước ta muốn độ
đảo của phôi sẽ mất đi. Tuy nhiên, nếu như số dư của phôi quá ít, ta phải rà gá thật cẩn
thận sao cho độ đảo ở mức thấp nhất có thể để tránh sai số vượt quá mức cho phép.
III.

THAY CHẤU KẸP TRONG MÂM CẶP

Khi tiện CNC 200U ta sử dụng mâm cặp 3 chấu thủy lực. Có 2 loại chấu chính
thường sử dụng là chấu cứng và chấu mềm. Chấu cứng sử dụng khi ta tiện xuống phi
mặt đầu tiên của phôi thô, chấu mềm giúp ta tiện mặt còn lại của phôi thô hoặc tiện
tinh lại toàn con hàng với độ đảo thấp nhất ( thường <=0.01).
Khi thay chấu kẹp ta phải rà sao cho khi đạp bàn thủy lực mở mâm cặp, phải hơi
dư 1 chút so với phi của phôi, không được để quá sát( kể cả tiện thô lẫn tiện tinh ).
Thủ thuật nhỏ để gá chấu kẹp không bị đảo hoặc lệch là khi gá ta đếm số răng
dôi ra (hoặc thụt vào) trên mâm cặp hoặc đếm trên chấu kẹp.
Lưu ý: Phải vệ sinh thật sạch sẽ răng của chấu kẹp và răng trên mâm cặp để
tránh độ đảo khi đã gá chặt.


9


IV.

THAY DAO

Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kích thước và độ bóng của
con hang chính là lưỡi dao cắt.

Để bề mặt hang được tốt nhất chúng ta nên sử dụng những lưỡi dao mới, nhưng
nếu trong sản xuất với số lượng lớn ta không thể yêu cầu phi lý đến như vậy. Vì vậy,
tốt nhất khi gia công bề mặt hang thô, chúng ta sử dụng lưỡi dao có bán kính 0.8, khi
gia công tinh ta sử dụng lưỡi dao 0.4. Nếu như vậy ta sẽ đảm bảo được số lượng hang
với độ sang bóng tốt nhất. Tuy nhiên cách này thường chỉ áp dụng với loại thép thông
dụng nhất là SKD61 và các loại thép có tính chất tương đương.
Chú ý: Khi vòng quay của dao đi thô và dao đi tinh khác nhau. Vòng dao đi thô
cùng chiều kim đồng hồ, còng dao đi tinh ngược lại. Và gá dao sao cho đỉnh lưỡi dao
nằm giữa đầu xét dao.
Gá dao thật chặt, tránh rung động (đặc biệt là dao tiện lỗ).

10


V.

KIỂM TRA LƯỠI DAO

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc gia công. Lưỡi dao sau

khi tiên thô thường bị mẻ hoặc bị cháy, việc ta dung những lưỡi dao ấy tiện tinh ảnh
hưởng rất lớn đến độ bóng yêu cầu của mặt hang, vì thế ta nên thay lưỡi dao mới nếu
có thể khi tiện tinh.
Lắp lưỡi dao vào cán dao phải đảm bảo thật chặt và tránh rung động.

Chiều lưỡi dao phải đảm bảo đúng theo chiều vòng quay yêu cầu và tùy theo ta
đang tiện ngoài hay là tiện trong, tiện tinh hay tiện thô.

11


VI.

KHỜI ĐỘNG MÁY
Điều khiển màn hình chính
Bàn phím chữ
Bàn phím số
Phím điều hướng

Phím điều
khiển máy

Sau khi nhấn nút khởi động máy, ta thực hiện các thao tác đưa bàn dao về điểm
gốc máy. Điểm gốc tọa độ của máy M ( machine reference zero ) là điểm cố định do
nhà chế tạo sáng lập ngay từ khi thiết kế máy. Nó là điểm chuẩn để xác định các vị trí
điểm khác như gốc tọa độ của chi tiết W. Sử dụng nhóm phím 3 với các thao tác khởi
động máy sau đây.
1) Chỉnh rapis về
50% ~25%.
2) Chuyển về chế độ điều khiển bằng tay

di chuyển trục X và Y
mỗi trục 1 chút.
3)
4)
5)
6)
7)

Nhấn chọn home
trên bảng điều khiển.
Đè 2 nút di chuyển trục X và trục Z để bàn dao về điểm gốc của máy.
Chọn quay trục chính và tăng tốc độ vòng quay trục chính lên ~ 150
Để máy khởi động tầm 10-15p.

12


VII.

XÉT DAO
Các bước xét dao:
1. Chọn tool data.
2. Chọn list input.
3. Đưa dao cần xét lại gần bàn xét dao là đảm bảo sao cho đỉnh lưỡi dao
nằm giữa tâm bàn xét dao.

4. Chọn tool set measure ( lúc này bàn dao sẽ di chuyển với độ chính xác là
0.001).
5. Chọn chọn di chuyển theo trục luốn xét trên bảng điều khiển.
6. Đợi đèn hiệu ở tâm bàn xét dao nháy đỏ và kêu “bíp” ta rút nhanh dao ra

khỏi bàn xét dao và tiếp tục xét dao ở trục còn lại với các bước tương tự
trên.

13


VIII.

HIỆU CHỈNH THÔNG SỐ DAO

Tất cả các thông số chính chúng ta cần khai báo cho dao là: Loại dao, chiều trục
quay trục chính, bán kính lưỡi dao và thông số bù dao.
Khai báo 2 thông số đầu trong tool data tool list input  edit tool.
Sau đó nhập các thông số sau:
 Shape ( loại dao).
 Part gồm: tiện trong(In), tiện ngoài (out), vát mặt (EDG).
 Cutdir: chiều vòng quay trục chính.
 Nose-R: bán kính đầu lưỡi dao.
 EDG-ANG( dung để khai báo độ dày của dao cắt rãnh.

*lưu ý:
• Khai báo thông số dao tiện thô trước, dao tiện tinh sau để tránh nhầm lẫn
thông số 2 loại dao.
• Chỉ khai báo dao cần gia công để tránh nhầm lẫn.
• Khai báo thông số bù dao chọn tool data  list input  chọn dao muốn
bù. Lúc này có 2 trường hợp:
• Nếu tiện ngoài ta nhập bù x lớn hơn 0.
• Nếu tiện lỗ ta nhập bù x nhỏ hơn 0.
• Bù dao chỉnh sửa chủ yếu là dao tiện tinh, dao tiện thô gần như không cần
bù dao, tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác ta cũng nên bù cho dao tiện

thô 1 thông số nào đó thật phù hợp.

14


IX.

XÉT ĐIỂM Z0 CỦA PHÔI

Trước khi lập trình, người lập trình phải chọn điểm góc của phôi W ( Workpiece
zero point ), để xuất phát từ điểm gốc này mà xác định vị trí các điểm gốc trên đường
bao của chi tiết. tuy nhiên cần xác định sao cho các kích thước trên bản vẽ gia công
đồng thời là các giá trị tọa độ. Điểm W của phôi có thể được chọn từ người lập trình
trong phạm vi không gian làm việc của máy và của chi tiết gia công.
- Sau khi thực hiện đầy đủ 7 bước trên,ta kiểm ta lại số chương trình hiện
đang chạy để tránh mở nhầm chương trình.
- Sau đó ta gá phôi và chuyển bàn dao sang chế độ điều khiển bằng tay.
- Di chuyển nhanh bàn dao sao cho đỉnh dao nằm ở khoảng giữa bề mặt
phôi.
- Chọn di chuyển theo trục Z, di chuyển với tốc độ x10.
- Di chuyển thật chậm cho chạm bề mặt phôi và rút nhanh theo trục X ra
khỏi bề mặt phôi.
- Chọn set up info  chọn Z-offset  teach  nhập số dư gia công theo
trục Zinput.
Ví dụ: Nếu bề mặt ta cần vát đi 3mm thì ta nhập 3 vào sau khi nhấn teach, tuy
nhiên để đảm bảo độ chính xác ta nên nhập số dư là 1 vì ta cần gia công thử để kiểm
tra độ chính xác của dao và để lại số dư gia công mặt còn lại.

W


15


CHƯƠNG III.
CHƯƠNG TRÌNH CNC 200U
Sau khi thực hiên đầy đủ 9 bước chuẩn bị ta mới có thể viết chsương trình.
Chương trình CNC rất đa dạng và có nhiều cách để viết trên cùng một bản vẽ.
Tuy nhiên, để dễ hiểu thì đây là một chương trình mẫu của bản vẽ này.

UNoMAT
0DAC

OD-MAX ID-MIN
30
0

UNoUNIT #1
1M
8
UN0UNIT
2EDGFCE
SEQ


#2

#
RV
0
70

SPT-X
30

UN0UNIT #
3BAR OUT 1
SEQ

#3

#4

LENGTH
100

RPH
1800

#5

#7

FV R-FEED
120
0.22
SPT-Z
2
0

#6


R-DEP
1
FPT-X

CPT-X CPT-Z RV FV
30
0
80
130
SPT-X
SPT-Z

0

FIN-X
0.05
#8

#9

R-TOOL
1
FPT-Z
6

FIN-Y
0.1
#10

#11


WORKFACE
5
#12

F-TOOL
2
RGH

R-FEED
R-DEP
R-TOOL
0.2
1.5
1
FPT-X
FPT-Z

F-TOOL
2
S-CNR

16


Đầu tiên ta nhập vào các thông số để chuẩn bị như:
• Vật liệu phôi, thường thì nhập là DAC ( tương đương độ cứng của SKD61
chưa xử lý nhiệt).
• OD-MAX: Ø lớn nhất có thể của phôi.
• ID-MIN: Ø lỗ nhỏ nhất của phôi.

• LENGTH: độ dài phôi lớn nhất sau khi gá.
• RPH: tốc độ quay trục chính.
• FIN-X: Số dư gia công tinh theo trục X.
• FIN-Y: Số dư gia công tinh theo trục Y.
• WORKFACE: Khoảng cách an toàn trước đi vào dao.
• M8: Mở nước.
Sau khi thực hiện đầy đủ xong các bước chuẩn bị trong chương trình ta bắt đầu
viết chương trình, dưới đây là giải thích nghĩa của một số lệnh trong chương trình:
 EDG: Vát mặt.
 #: Cách rút dao (có 2 cách rút dao về, 1 là rút dao vuông góc, 0 là rút dao
nghiêng).
 RV: % tốc độ vòng quay tiện thô so với RPH.
 FV: % tốc độ vòng quay tiện tinh so với RPH.
 R-FEED: Bước tiến dao(s).
 R-DEP: Chiều sâu cắt(t).
 R-TOOL: Dao tiện thô.
 F-TOOL: Dao tiện tinh.
 SPT-X(trong bước EDG): =OD-MAX.
 SPT-Z(trong bước EDG): Độ sâu vát mặt.
 FPT-X(trong bước EDG): Trung điểm phôi theo trục X.
 FPT-Z(trong bước EDG): Điểm cần vát mặt đến theo trục Z.
 RGH: độ bóng yêu cầu.
 BAROUT: tiện Ø ngoài.
 CPT-X,CPT-Z: tọa độ vào dao.
 SEQ: Đường đi dao.
 LIN: Đường đi dao thẳng.
 C1: Chamfer 1.
 FPT-X: Ø cần tiện đến.
 FPT-Z: độ dài tiện Ø.


17


Tài liệu kham khảo:
Google.com.vn
Giáo trinh tiện phay CNC-Trường Cao Đẳng Nghề BR-VT.

18



×