SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp giúp trẻ trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt
động dạy trẻ kể chuyện”.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người”. Trong cuộc sống của con người, trong sự phát triển xã hội loài người,
ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy,là phương tiện giữ gìn, bảo tồn,
truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người. Ngôn ngữ còn là công cụ
biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
Theo triết học Mac - Lênin, Ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử
xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động.
Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho
tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông
qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ”
Dạy tiếng mẹ để cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với
các môn khoa học khác như: Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm
nhạc, tạo hình…mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm
quen văn học. Bộ môn làm quen văn học dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng
kịch… tạo cho trẻ được hoạt động nhiều. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm
và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp… không thể tách rời giaữ các môn học cũng như
các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ
thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn
từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng
tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương
trình giáo dục toàn diện trẻ. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được
nhà giáo dục mầm non Liên Xô nổi tiếng: Eiti – Khê va xem là khâu chủ yếu
nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các công
tác khác.
Mặt khác phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan
trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập
và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em.
Bên cạnh đo ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi
văn hoá.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm
với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu ,hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca
dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại
đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là
hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất,
hiệu quả nhất.
Thông qua việc trẻ kể chuyện giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc
tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể
chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ rang mạch lạc, vốn từ phong
phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó…
bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp“Một số biện
pháp giúp trẻ trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ
kể chuyện”
2. Mục đích nghiên cứu:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình thực hiện giáo dục Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, tôi đã suy nghĩ,
nghiên cứu tài liệu để tìm ra “ Một số biện pháp giúp trẻ trẻ 4-5 tuổi phát
triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện”, từ đó giúp phát triển
khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lô gíc, có trình tự, chính
xác và có hình ảnh nội dung. Góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn diện nhân
cách.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi thông qua bộ môn văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi thực hiện các biện pháp sau:
4. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .
Phân tích tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí
có liên quan đến tổ chức hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho trẻ 5-6
tuổi thông qua thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện.
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở của vấn
đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
a. Phương pháp điều tra :
Điều tra số lượng trẻ trên lớp, độ tuổi 4-5 tuổi với tổng số học sinh lớp 45 tuổi do tôi chủ nhiệm.
Điều tra về tình hình Phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Tìm hiểu các biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện để giúp trẻ đạt kết quả cao nhất.
b.Phương pháp quan sát :
Quan sát và lắng nghe trẻ trò chuyện với nhau thông qua hoạt động vui chơi.
c. Phương pháp trực quan:
Sử dụng hình ảnh, đồ chơi , tranh ảnh, quan sát, xem phim, tham quan…
giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng của mình bằng lời nói
trôi chảy.
d. Phương pháp đàm thoại:
Tôi đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong
dạy Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện.
Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu về ngôn ngữ của trẻ khi ở gia đình.
Đàm thoại trực tiếp với trẻ, tạo các tình huống cho trẻ có cơ hội sử dụng
ngôn ngữ để diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ của mình, đồng thời động
viên khuyến khích giúp trẻ tự tin bộc lộ khả năng, cảm xúc của mình.
e. Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
Sử dụng các trò chơi, các hoạt động lao động, trải nghiệm. Những
phương pháp này giúp trẻ vận dụng vốn ngôn ngữ của mình vào việc giao tiếp
với bạn chơi, với vai chơi, đồng thời làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ.
5. Giới hạn nghiên cứu:
Khả năng phát triển ngôn ngữ cho Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Trong phạm vi trường mầm non, từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lí luận.
Sự phát triên ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các
giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Trẻ 4-5 tuổi sự phat triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc
tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự
hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu
ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.
Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên
nhiên , các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ
nhận thức được tính rõ rang, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thong qua
cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dung ngôn ngữ của mình để kể
chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng
tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể
hiện trong hình nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dung trực quan).
Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng
hợp,kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và
nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có
hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hang ngày. Từ những cơ sở lý
luận trên tôi đã đi sâu nghiên cưư đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi
thong qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận
thức của trẻ mầm non hiện nay.
Làm quen với văn học có ý nghĩa và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
việc phát triển toàn diện các mặt cho trẻ .
Trước hết môn học này có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển 5 mặt cho
trẻ ,cụ thể là : ‘Giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, phát triển
thể lực, và rèn luyện lao động’. Bên cạnh đấy, môn học này còn có nhiệm vụ
quan trọng là :
Cung cấp cho trẻ những kiến thức, trí thức về thế giới xung quanh trẻ .
Mở rộng hiểu biết và tích luỹ vốn kinh nghiệm cá nhân .
Làm giầu vốn từ, phát triển ngôn ngữ giầu hình tượng, giầu sức biểu cảm
đồng thời rèn luyện khả năng tri giác đối tượng .
Giáo dục thái độ cách ứng xử cho trẻ thông qua các bài học, dạy trẻ biết
yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên và con người .
Thông qua bộ môn văn học giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Bởi vì qua những bài thơ, những câu truyện có hình ảnh, nội dung đối thoại giữa
các nhân vật trong truyện gây ấn tượng, bắt mắt với trẻ và phù hợp với chủ đề
giảng dạy thì việc sử dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ 4-5 tuổi thông qua bộ môn văn học cho linh hoạt, phù hợp với từng hoạt
động để thu hút sự chú ý của trẻ cũng là điều mà mỗi giáo viên cần phải tìm tòi
và học tập thêm.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong nhiều năm giảng dạy , bản thân tôi đã thực sự có nhiều đầu tư vào
việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ kể truyện sáng tạođ chú trọng
nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều
hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ kể truyện sáng tạo còn có
nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác
phẩm văn thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ,
điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng
ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự
say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học
trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động kể
truyện sáng tạo cho trẻ ,vì đồ dùng của cô và trẻ chưa phong phú hấp dẫn đối
với trẻ
`Đối với ngành giáo dục yêu cầu trẻ "học mà chơi,chơi mà học" thông qua
các tác phẩm văn học,một cách nhẹ nhàng,gần gũi hơn.,thường xuyên khuyến
khích ,khen trẻ khi trẻ có câu truyện sáng tạo
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỷ lệ trẻ biết kể chuyện sáng tạo còn
rất thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động cho trẻ kể
chuyện sáng tạo theo các chủ điểm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã
gặp một số thuận lơi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
Bản than là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến
trẻ. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướngcho trẻ kể chuyện sáng
tạo có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về
cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và lớp tôi được chọn làm điểm cho khối.
Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dươững chuyên môn và các
đợt lên chuyên đề văn học, hội thi đồ dung đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học
tập và rút kinh nghiệm.
Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh.
Khó khăn:
Số trẻ trong lớp quá đông 57 trẻ , trong đó có 40% là trẻ mới đi học chưa
có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó
khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo.
Đồ dung trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt,
giá trị sử dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dung cho trẻ hoạt động còn rất ít.
Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo chủ yếu làm nông nghiệp, nên rất khó
khăn trong việc hỗ trợ đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ.
Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp các
môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình.
Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau rất tinh tế trong cách
phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung.
Ví dụ: tay – tai, muỗi – mũi, phân biệt l – n.
45% khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định, vì vậy
nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần torng câu, trong từ. Vì vậy những âm
điệu được đọc lướt, những từ không nhấn mạnh trong câu trẻ dễ bỏ qua, không
chú ý.
- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu
cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
70% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến
tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng.
35% trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung
quanh trẻ (nói tiếng địa phương như : Chết- chít; ở - ử, vịt – vệt)
Đa số phụ huynh bận công việc hoặc mốt lí do khách quan nào đó ít có
thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về
nhu cầu mà trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp
ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn
trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm
quen văn học thể loại truyện kể sáng tạo.
3. Những biện pháp thực hiện
3.1 Biên pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ:
Đặc điểm phát âm:
Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ, ít ê a, ậm ừ. Trẻ vẫn còn phát âm sai
những âm thanh khó hoặc những từ có 2 – 3 âm tiết như: lựu - lịu, hươu – hiu,
mướp - mớp, chiêm chiếp – chim chíp, thuyền buồm - thiền bờm, rắn - dắn…
Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn.
Đặc điểm vốn từ:
Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng 1300 – 2000 từ . Danh từ và động từ ở
trẻ vẫn chiếm ưu thế. Tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao - thấp,
dài- ngắn, rộng - hẹp, các từ chỉ tốc độ như: nhanh - chậm, các từ chỉ màu sắc:
Đỏ, vàng, trắng, đen. Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua,
hôm nay, ngày mai…trẻ dùng còn chưa chính xác. Một số trẻ còn biết sử dụng
các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím, da cam.
100% trẻ biết sử dụng các từ cao, thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp. có 55% số trẻ
đếm được từ 1 – 10. Tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác. Ví dụ:
Mẹ có mót ngồi không? (muốn)
Đặc điểm ngữ pháp
Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. Ví dụ: Cô ơi, con thấy có mấy cọng
rác nè. Con đem bỏ thùng rác cô nhé! (Cháu Nhật Đăng)
Trẻ đã sử dụng các loại câu phức khác nhau. Ví dụ: Câu phức đẳng lập:
Tích Chu đi chơi, Tích Chu không lấy nước cho bà. (Cháu Phước). Câu ghép
chính phụ: Cháu thích chơi lắp ráp nhà thôi, xây được nhà đẹp thì bạn Phương
lại gỡ ra rồi. (Cháu Quang).
Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ
trong câu vẫn chưa thật chính xác: Ví dụ: Mẹ ơi! Con muốn cái dép kia! ( phụ
huynh cháu Sơn kể lại).
Chủ yếu trẻ vẫn sử dụng câu đơn mở rộng.
Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự logic. Thế nhưng qua
tìm hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ lớp chồi, tôi so sánh với lớp tôi thì
đa phần trẻ vẫn chưa có khả năng kể chuyện và kể chuyện có trình tự logic.
3.2 Biên pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo.
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới
Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích
thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được
rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách
đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số
góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số
bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh
đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày.
Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã
giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết
vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài
việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi
còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối
dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những
sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo
hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo
theo ý tưởng của mình.
Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho
trẻ hoạt động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các lớp
không có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các
quả bong, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi…để làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc
len móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn
mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể.
Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ
chủng loại về đồ dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham
gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo.
Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức
tranh tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về
những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho
trẻ thi nhau kể chuyện về các con vật đó…hình thức này đã giúp trẻ em có
nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.
Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan
trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi
cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu,
đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham
gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật,
các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó. Như
vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.
Mô hình kể chuyện sáng tạo
3.3 Biện pháp 3: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, thông qua các đồ
dùng trực quan sinh động
Tôi chọn vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ
Ví dụ: Chủ điểm: “ Các nghề phổ biến, ngày 22/12” khi dạy với đề tài
nghề xây dựng. Kể chuyện: “Ba con lợn nhỏ”, tôi sử dụng mô hình rối để gây sự
hứng thú cho trẻ.
Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: Muỗng gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp
thiếc, hộp sữa, lõi giấy vệ sinh… để làm thành những con rối xinh xắn. Trẻ cũng có
thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích.
Ví dụ: Từ lõi giấy vệ sinh ta kết hợp với quả banh làm phần đầu con rối,
tóc làm bằng đất nặn, miếng xốp trái cây bọc ra ngoài lõi giấy làm áo đầm và
chú ý trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ. Có thể hướng dẫn để cháu làm
theo.
Để làm trang phục cho trẻ tôi dùng: Vải vụn, mút bitis, giấy, lá cây tạo nhiều
kiểu dáng trang phục lạ mắt.
3.4 Biện pháp 4: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ
lời kể sáng tạo.
Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dung trực
quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của
trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ
lời kể sáng tạo.
Khi dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu
tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và giở chơi hang
ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ
có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen
như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật
thong qua ngôn ngữ nói của mình.
Ví dụ: Gà cón xinh đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt
bụng còn phù thuỷ thì độc ác.
Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện , cho
trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại
giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và
nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức.
Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một tuần
hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng cố và
khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanhcho trẻ.
Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan.
Dạy trẻ sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời
nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.
Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành
một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua
các nhân vật trong tranh.
Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích,
sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.
Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết
hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó,
lời kể đi theo nhân vật sử dụng.
Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đích
kể chuyện sáng tạo, chủ điểm thế giới động vật như sau:
Bước 1: Hát bài “ Gà trống mèo con và cún con”.Hỏi trẻ trong bài hát có
những con vật gì.
Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng rối kể 1 lần.
Đàm thoại với trẻ về câu chuyện của cô (tên nhân vật, đặc điểm nhân vật, đặt
tên cho câu chuyện).
Bước 3: Trẻ đi chọn đồ dung trực quan mà trẻ yêu thích. Cô gợi mở ý
tưởng cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài
câu để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo.
Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ đánh giá
và nhận xét câu chuyện của bạn kể. Theo dõi cách sử dụng đồ dung trực quan
của trẻ để cô góp ý nhận xét.
Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy
trẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dung trực quan kết hợp với
ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ năng tổng hợp về “ mắt nhìn, miệng nói,
tai nghe, tay sử dụng”.
Sau đây là một số câu chuyện của trẻ khi thực hiện kể chuyện sáng tạo.
Câu chuyện “ Con lợn nhựa của tôi” tác giả cháu Đăng Dũng với đồ dung
là một con lợn nhựa được cháu thể hiện như sau:
+ Chủ nhật tớ được về quê thăm bà. Ở quê bà tơ nuôi rất nhiều lợn, các
con lợn rất to và ăn rất nhiều rau với cám. Thấy tớ thích con lợn đó, bà tớ liền
mua cho tơ một con lợn, nhưng đó là con lợn nhựa. Con lợn nhựa của tớ nó
chẳng ăn được gì mà nó chỉ giúp tớ cất tiền. Đến tết ai mừng tuổi là tớ cho vào
con lợn nhựa này để gửi mẹ mua quần áo. Tớ rất yêu quý co lợ nhựa này của tớ.
Câu chuyện “Bác Voi tốt bụng” của cháu Mai Anh, Anh Dương ,Thùy Trang ,
là con gà, vịt, voi từ sản phẩm vẽ của trẻ bồi bìa cứng và làm rối tay, câu
chuyện được các bé thể hiện như sau:
+ Bạn vịt bầu ơi có đoi chơi với tớ là gà trống không.
+ Ừ hôm nauy trời đẹp chúng mình cùng đi chơi nhé.
+ Chúng mình đến vườn hoa kia chơi nhé! ở đó có nhiều trò chơi thích lắm.
+ Hai bạn gà, vịt mải chơi đến khi trời tối không biết đường về nữa, cả
hai cùng khóc hu hu…
+ Lúc đó bác voi xuất hiện và nói đừng khóc nữa lên đây bác đưa về.
+ Hai bạn cùng trèo lên lưng bác voi đưa về, từ đó hai bạn không dám đi
chơi xa.
Ở câu chuyện này ba cháu sử dụng rối rất tốt. Các cháu đã biết kết hợp
với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời kể. Ngôn ngữ của các
cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú.
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở
lớp tôi đa số trẻ đã kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình mà kgông cần sự
gợi ý của cô. Từ những việc làm đó không những trẻ sử dụng thành thạo đồ
dung trực quan về các con vật mà còn biết vận dụng sử dụng đồ dung trực quan
ở các chủ đề khác.
Thông qua các câu truyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu,ngắt
nghỉ để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt chước
giọng kể diễn cảm của cô,trẻ có thể hiểu được một từ dung với đồ vật này lại có
thể vào các đồ vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ
được làm giàu them và qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ
mẹ đẻ.
3.5 Biện pháp 5: Cho trẻ tự kể lại chuyện và tập đóng kịch, đóng vai
trong các chủ đề
Dạy trẻ kể lại truyện:
Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ đã
được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả
và của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện. Trẻ
phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách
tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
Yêu cầu đối với trẻ:
Kể nội dung chính của câu chuyện, không yêu cầu trẻ kể chi tiết toàn bộ
nội dung tác phẩm. Lời kể phải có các cấu trúc ngữ pháp. Khuyến khíc trẻ dùng
ngôn ngữ của chính mình kể lại. Giọng kể diễn cảm, to, rõ, không ê a ấp úng, cố
gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại.
Chuận bị: Tiến hành trước giờ học, kể chuyện cho trẻ nghe. Trước khi kể
cô giao nhiệm vụ ghi nhớ và kể lại.
Tiến hành: Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. Đàm thoại nhằm
mục đích giúp trẻ nhớ lalị nội dung câu chuyện, giúp trẻ xây dựng dàn ý câu
chuyện kể, lựa chọn hình thức ngôn ngữ (cách dùng từ đặt câu).
Ví dụ: Truyện cây khế: Theo con tính cách người em như thế nào? + Yêu
cầu với câu hỏi: Đặt câu hỏi về tên nhân vật, thời gian, không gian, hành động
chính, lời nói, cá tính nhân vật, không nên đặt quá nhiều câu hỏi chi tiết vụn vật.
Ví dụ: Truyện: Dê con nhanh trí: Dê mẹ dặn dê con như thế nào? Câu hỏi phải
phù hợp với trẻ cả về hình thức ngữ pháp và nhận thức. Khi đàm thoại cô cần lưu
ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồng nghĩa những cụm từ thay thế để tạo
điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể.
Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể
lại nội dung tác phẩm: Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ
(mới). Mẫu truyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cần đạt
được: Về nội dung, độ dài, trình tự câu chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia
cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với
người em nữa. Người anh tham lam chiếm hết ruộng vườn, trâu bò, nhà cửa cảu
cha mẹ để lại, chỉ cho người em một cây khế và một túp lều nhỏ.
Thời gian đầu khi chưa quen trẻ kể theo mẫu cảu cô (hoặc đối với trẻ
kém). Khi trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ kể bằng ngôn ngữ của mình.
Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ kể:
Trẻ phải quay mặt xuống các bạn, kể với tốc độ vừa phải, giọng rõ ràng,
tư thế tự nhiên. Trong quá trình kể, trẻ đứng sai tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ
kể xong mới sửa cho trẻ.
Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời
giúp trẻ mạnh dạn, có thói quen giao tiếp tốt.
Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ.
Trẻ kể xong, cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên để đến
cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn. Cô cần
nhận xét đúng, chính xác để có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ, nhận xét cả
về nội dung, ngôn ngữ tác phong.
Chơi đóng vai theo chủ đề:
Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với
bạn để phan vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước các nhân vật mà
trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng.
Ví dụ: Chủ đề: Giai đình: Nấu ăn: Trẻ tự phân vai chơi của mình: Mẹ đi
chợ, nấu ăn, chăm sóc các con, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho các cháu nghe.
Chơi đóng kịch:
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển
ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học
mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt
giữa chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật
mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
Ví dụ: Chủ đề: Gia đình, câu chuyện Tích Chu.
Cháu Quốc Tuấn đóng vai Tich Chu ( lúc đầu ham chơi, thái độ không
vâng lời), sau biết lỗi (tỏ thái độ biết nhận lỗi, giọng trầm): Bà ơi, bà ở đâu? Bà ở
lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
Cháu Cẩm Tú đóng vai bà (giong run run, dứt khoát): Bà đi đây! Bà
không về nữa đâu!
Cháu Phương Anh đóng vai Bà Tiên (tính cách hay giúp đỡ mọi người,
giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ): Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu
phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống. Đương lên suối tiên xa lắm, cháu có
đi được không?
3.6 Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động cho trẻ kể lại
các hiện tượng trẻ quan sát được
Hoạt động ngoài trời:
Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày,
những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức,
ngôn ngữ , sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể
theo dạng : Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. Ví dụ : miêu tả hiện
tượng thời tiết: trời âm u, mây đen , gió thổi mạnh trời sắp mưa.
Kể chuyện theo chủ đề: tôi chủ yếu rèn cho trẻ truyền đạt lại những sự kiện
xảy ra trong thời gian nhất định của nhân vật nào đó. Ví dụ :Truyện ( dê con nhanh
trí) con cáo giả vờ làm dê mẹ lúc dê đi vắng và nhúng chân vào chậu bột cho chân
trắng giống dê mẹ. Nhưng cáo vẫn bị dê con phát hiện và đuổi cáo đi.
Hoạt động góc:
Dạy trẻ kể chuyện theo tri giác: Không ngừng phát triển ở trẻ ngôn ngữ
độc thoại, nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp, tư thế tác phong khi nói mà còn góp
phần phát triển tốt các cơ quan cảm giác của trẻ. Bởi vì trẻ có quan sát tốt mới kể
miêu tả được chính xác.
Mục đích: phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển tư duy logic,
khả năng quan sát. Tôi tập trung dạy cho trẻ kể chuyện tri giác theo 3 loaọi: Kể về
đồ chơi, kể về vật thật, kể chuyện theo tranh.
Chuẩn bị:
Chọn đồ chơi: Đồ chơi đẹp, màu sắc rõ rangà, tươi sáng, hấp dẫn về hình
thức để làm cho trẻ thích thú, rung động khi kể.
Chọn vật thật: Có thể là đồ dùng hàng ngày: Gương, lược, khăn, ly, chén,
váy áo, tàu xe, xe máy, túi sách…Những công cụ lao động: Cuốc, xẻng, máy
giặt… Súc vật nuôi trong nhà: Mèo, chó, gà… Cây trồng, hoa, thiên nhiên,
phong cảnh…cho trẻ kể về những đồ vật từ đơn giản đến phức tạp.
Chọn tranh: Nên chọn tranh có màu sắc tươi sáng, bố cục rõ ràng, không
có quá nhiều chi tiết rườm rà. Có thể là tranh đơn hoặc tranh liên hoàn.
Tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật trước một vài hôm để trẻ
quan sát, xác định màu sắc, đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng.
Thời gian đầu trẻ kể theo mẫu của cô. Dau đó có thể là trẻ yếu kể theo
mẫu của cô. Để tập cho trẻ kể, cô có thể cầm con rối để kể từng câu một. Sau đó
đặt câu hỏi để trẻ kể về con rối của trẻ.
Ví dụ: Búp bê của cô là người anh nhé, còn của con là gì?
Người anh có nhà to, nhiều trâu bò, ruộng vườn. Còn người em có gì?
Khi trẻ kể thạo, trẻ tự kể mà không cần mẫu của cô.
Khi trẻ kể tôi thường nhắc trẻ: Trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn.
Giọng kể rõ ràng, tốc độ hợp lí, tư thế tự nhiên thoải mái. Khi trẻ kể tác phong
không đúng, trẻ kể sai, phát âm ngọng… cô nên để trẻ kể xong rồi mới sửa, nhận
xét nhưng không nên dừng lại quá lâu. Nếu trẻ quên hoặc không nói, cô đặt câu
hỏi gợi ý giúp trẻ. Sau khi trẻ kể, cô nhận xét đánh giá truyện kể của từng trẻ
ngay, không nên để cuối giờ học.
Dạy trẻ kể chuỵên theo trí nhớ:
Mục đích: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu câu cần luyện.
Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của trẻ. Để trẻ nghi
nhớ một cách có chủ đích chuẩn bị kể được tốt, tôi thường giao nhiệm vụ trước
cho trẻ.
Ví dụ: Ngày mai là ngày cuối tuần, các con ở nhà làm gì? Các con chú ý
nhớ những việc đã làm hoặc được đi chơi thế nào để kể lại cho cô nhé.
Trước tiên tôi chọn những đề tài chung (hoạt động mà cả lớp cùng tham
gia) khi trẻ đã quen với cách kể, cô cho trẻ kể theo kinh nghiệm của trẻ.
Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo:
Yêu cầu: truyện kể mạch lạc, logic, các câu nói đúng ngữ pháp, thể hiện
rõ ngôn ngữ đàm thoại hay độc thoại trong khi kể.
Các dạng kể chuyện sáng tạo: Kể nốt truyện, kể theo đề tài và dàn ý cho
trước, kể theo chủ đề tự chọn, kể theo mô hình.
Chuẩn bị: Cô kể một đoạn truyện rồi yêu cầu trẻ suy nghĩ kết thúc câu
chuyện (giao nhiệm vụ). Cô cho trẻ xem mô hình trước một ngày, đàm thoại gợi
ý. Gợi ý trước đề tài để trẻ tự suy nghĩ.
Tổ chức sinh động để phát huy trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ xây dựng
câu chuyện một cách hoàn chỉnh theo ý của từng cá nhân.
Một số cháu đã kể chuyện được khi sử dụng mô hình, sách tranh, con rối,
tranh ảnh sưu tầm… Sau mỗi lần kể tôi chú ý nhận xét kĩ lời kể của trẻ và tạo
mọi cơ hội cho trẻ được kể chuyện sáng tạo.
3.7 Biện pháp 7: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Với lới kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết
tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm
thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu
đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn.
Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”….hoặc
cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gà…hay một số bài đồng
dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”….
Âm nhạc là môn bổ trợ cho rẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn
tượngcho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con
mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”…giúp trẻ khi kể
chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu
chuyện.
Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng
cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi
ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa,
cáo và thỏ…
Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng
tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động
hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ
đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng
cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và
học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung
sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một
cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.
3.8 Biện pháp 8: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và
nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện
pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo
nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thong qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.
Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về
chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy
được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát
triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.
Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã
kể, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ
kể các câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách
phong phú và đa dạng.
Huy động phụ huynh đóng góp tiền ủng hộ tạo góc văn học hoặc thu nhập
những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các vỏ
hộp, mút xốp…kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh.
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan
trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho
III.
KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
Đối với bản thân:
Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp,giọng kể
được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ kể chuyện sáng
tạo, sưu tầm được nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài chương
trình.
Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn
học.
Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại rối
phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Các tiết dạy kể chuyện sáng tạo tôi tham gia lên chuyên đề ,hội gảng thi
giáo viên giỏi của trường, đều đạt loại Tốt
Từ việc áp dụng những biện pháp nêu trên trong việc phát triển ngôn
ngữ cho trẻ lớp mình thông qua bộ môn văn học tôi đã kết quả sau:
Kết quả trên trẻ:
Sau khi tiến hành các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi thông qua bộ môn văn học, qua khảo sát đã thu được kết quản hư sau:
Trước
Sau khi áp dụng
Nội dung khảo sát
khi chưa áp
Kỹ năng nghe
Kỹ năng nói
dụng biện pháp
Số trẻ Tỷ lệ %Số trẻ
43/57
75
53/57
41/57
72
51/57
biện pháp
Tỷ lệ %
tăng so với
trước khi
Tỷ lệ % áp dụng BP
93
18
90
18
Kỹ năng phát âm chính xác,
38/57
66,6
47/57
82
16,7
32/57
57
42/57
74
16,7
24/57
thể hiện vai chơi của mình.
Phát âm câu phức
33/57
Hứng thú tham gia kể chuyện
27/57
sáng tạo
Đánh giá chung:
50
38/57
66,6
16,6
59
47/57
82
23
47
41/57
72
25
mạch lạc
Kỹ năng kể lại chuyện theo trí
nhớ.
Kỹ năng tham gia đóng kịch
Sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua
bộ môn văn học trong học kỳ I đã cho thấy:
+ Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết văn học.
+ Trẻ thích được đóng kịch.
+ Trẻ thích kể truyện.
+ Trẻ ghi nhớ truyện lâu hơn.
+ Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách linh
hoạt.
+ Biết kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và
đa dạng.
Về đồ dùng trực quan;
Xây dựng một góc tuyên truyền về các câu chuyện sáng tạo của cô của
trẻ đa dạng, phong phú.
Làm 20 bộ truyện tranh chữ to.
Sưu tầm rất nhiều tranh ảnh theo từng chủ điểm cho trẻ kể chuyện.
Làm 35 con rối dẹt, 15 con rối tay cho trẻ hoạt động ở mỗi chủ điểm.
Làm 10 con rối tay cho cô hoạt động.