Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM " Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm non " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.08 KB, 31 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp
trẻ sớm thích nghi với
trường lớp Mầm non
1
PHỤ LỤC
Nội dung
Phần I: Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài
II- Nhận thức lý luận
III-Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu
IV- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Phần II: Thực trạng
I- Đặc điểm tình hình
Phần III: Một số biện pháp thực hiện
Phần IV- Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Phần V- Kết luận
Trang
1
2
3
4
4
6
12
13
2
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục Mầm non là một bộ phận của hệ thống Giáo dục Quốc


dân, là nền tảng của cả hệ thống giáo dục. Nền móng giáo dục có tốt
thì sau này giáo dục mới phát triển toàn diện.
Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến Giáo dục, đặc biệt là Giáo dục
Mầm non. Nhiều trường Mầm non đạt chuẩn được xây dựng, cơ sở vật
chất khang trang, tỷ lệ trẻ đến trường ở các độ tuổi ngày càng tăng.
Là giáo viên được phân công dạy nhóm trẻ 24-36 tháng Trường
Mầm non Đại Thành tôi rất yêu công việc của mình và quý mến trẻ
như con. Khi lần đầu tiên đến trường trẻ rất sợ và hay khóc nhè vì toàn
là các bạn lạ, cô giáo lạ. Làm sao để các bậc phụ huynh yên tâm vui
vẻ khi trao con cho các cô. tôi đã thực hiện vài biện pháp để có thể làm
phụ huynh yên lòng và trẻ đến lớp mà không sợ sệt qua vài ngày là
ham thích đi học.
Chính vì những lý do trên mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Một
số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm non.

3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhằm giúp trẻ mới đến lớp không sợ sệt và thích đi học để các bậc
phụ huynh an tâm trong những ngày đầu tiên con mình xa bố mẹ.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Lứa tuổi Nhà trẻ 2-3 tuổi và các trẻ lần đầu tiên đi học
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Áp dụng thực tiễn, tham khảo tài liệu tâm lý học trẻ em.
PHẦN II
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận.
Việc tạo ham thích cho trẻ khi đến trường, đến lớp là vấn đề rất
quan trọng. Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh có tâm lý thoải
mái, yên tâm giao con cho cô giáo, trẻ sẽ hòa đồng nhanh với môi

trường tập thể tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, cô giáo
cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý của trẻ và có biện
pháp giáo dục phù hợp.

2. Cơ sở thực tiễn.
4
Các biện pháp tạo tâm lý thoải mái khi trẻ đến lớp là rất quan trọng.
Bố mẹ cũng cần trò chuyện với trẻ làm công tác tư tưởng khi trẻ sắp
đến trường Mầm non. Bản thân trẻ cũng phải cố gắng thích nghi với
việc sống trong môi trường tập thể, biết gần gũi và chia sẻ với các bạn
mọi thứ.
Năm học 2012-2013 tôi được phân công dạy nhóm trẻ 24-36 tháng
với 15 trẻ. Qua giờ đón trẻ buổi sảng tôi thấy rất vất vả vì những buổi
đầu tiên đi học trẻ còn hay ngầy ngà bố mẹ, cô giáo phải dỗ dành mãi
mà các cháu không chịu chơi. Hôm sau đã có một số cháu nghỉ học vì
sợ đến lớp. Cháu bảo: “ở lớp toàn các bạn lạ, cô giáo lạ con sợ lắm”.
Chính vì những lý do đó tôi đã trăn trở và tìm ra một số biện pháp để
các cháu ham thích đến lớp học, nhanh thích nghi với trường Mầm
non.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng của trường và cơ sở giáo dục có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
a. Thuận lợi.
Trường Mầm non Đại Thành nơi tôi đang công tác và giảng dạy
dần dần từng bước đi lên. UBND xã tạo điều kiện và quan tâm đến
trường lớp, đội ngũ giáo viên nhà trường đoàn kết giúp đỡ.
5
Bản thân tôi luôn được sự giúp đỡ của cán bộ giáo viên trong
trường.
Hàng năm được học chuyên đề để nâng cao chất lượng giảng dạy,

được tập huấn các kỹ năng giao tiếp với trẻ và phụ huynh.
100% trẻ lớp tôi được ăn bán trú tại lớp, khu lớp học Đại Mão
khang trang sạch sẽ tạo tâm lý thoải mái thích thú khi trẻ đến lớp.
Hàng tháng tôi được dự giờ đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn.
Thường xuyên theo dõi chương trình “Làm bạn với con” để có
kimnh nghiệm khi đón trẻ, trò chuyện với trẻ tạo tâm lý gần gũi và
thoải mái
b. Khó khăn.
* Tình hình địa phương.
Trường Mầm non Đại Thành nơi tôi đang công tác là xã thuần nông
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điều kiện kinh tế chưa đồng đều,
nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế chưa có sự phối hợp với
nhà trường. Một số bậc phụ huynh còn chưa có việc làm ổn định nên
vẫn ở nhà trông con hoặc nhờ ông bà trông hộ dẫn đến trẻ ở độ tuổi
Nhà trẻ đến trường còn chưa cao.
6
Một số bậc phụ huynh còn sót con khi đưa con ra lớp thấy con quấy
khóc lại cho con nghỉ học. Công tác tuyên truyền vận động của các
ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế.
* Cơ sở vật chất.
Thực tế trường Mầm non Đại Thành còn rất nghèo nên khó khăn
cho việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học
và vui chơi, thiếu đồ dùng trực quan để giảng dạy.
Đồ dùng, đồ chơi còn ít và sơ sài không hấp dẫn trẻ
Vấn đề đổi mới dạy và học còn gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong tiết dạy còn hạn chế vì Nhà trường mới chỉ
có 01 máy vi tính.
Trường còn 04 lớp phải học nhờ Nhà văn hóa của thôn
2. Thời gian và địa điểm.
Thời gian: Năm học 2012-2013

Địa điểm: Lớp 24-36 tháng thôn Đại Mão.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1.Tận dụng môi trường thiên nhiên, đồ chơi ngoài sân trường:
Lớp Mẫu giáo thôn Đại Móo thuộc Trường MN Đại Thành tuy
không lớn lắm nhưng cũng có một sân trường tương đối rộng để các
7
cháu chơi đùa, đi dạo…Năm nào BGH cũng cho cải tạo và sắp xếp lại,
trang bị thêm nhiều cây xanh đồ chơi ngoài trời…. tạo được một sân
chơi thoáng mát, sạch , đẹp thu hút sự hứng thú của trẻ và phụ huynh.
Đầu năm một số giáo viên sợ cháu khóc thường cho các cháu ở trong
lớp, đóng cửa lại không cho các cháu ra chơi ngoài sân vỡ sợ cỏc chỏu
gặp người quen sẽ khóc. Nhưng tôi thiết nghĩ : trong lớp mới ngột
ngạt, các cháu sẽ bị ức chế, nỗi sợ hói càng tăng. Tại sao mỡnh khụng
cho cỏc bộ ra sân trường đi dạo dưới những tán cây để hít thở không
khí trong lành? Chính không khí này sẽ giúp bé thoải mái, tâm lý vui
vẻ. Khi được ra sân các cháu thơ thẩn đi theo tôi ngắm nhỡn xung
quanh hoặc chạy nhảy vui đùa. Đối với những cháu cũn lạ, ngơ ngác
và khúc thỡ tụi thường dẫn cháu đi bên cạnh, vỗ về âu yếm vuốt ve để
các cháu cảm thấy bớt cô đơn. Dần dần các cháu bị tiếng nói, tiếng hát,
đọc thơ và kể chuyện của tôi thu hút. Các cháu không khóc nữa mà hũa
cựng vào cỏc bạn tham gia cỏc trũ chơi “Thổi bóng” “Bắt bướm”…
thậm chí “quên” cả mẹ đang đi ở phía sau.
2. Phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh và các giáo viên nhóm dưới:
Trẻ ở lớp tôi có cháu mới đi học lần đầu nhưng cũng có bé từ lớp
dưới chuyển lên. Đối với các cháu đó đi học, ngay từ ngày đầu nhận
8
danh sách lớp tôi thường trao đổi ngay với giáo viên cũ của trẻ để nắm
được thói quen, đặc điểm sinh lý, sức khỏe, sức khỏe của trẻ để có biện
pháp tác động phự hợp. Những ngày đầu mới chuyển lớp thường có
các giáo viên cũ đi theo, lúc đó cô giáo cũ sẽ là người tổ chức các hoạt

động cho trẻ, quản trẻ, cũn tụi sẽ ở vai “phụ”, lo chăm sóc vệ sinh, làm
trũ… và quan sỏt trẻ. Khi trẻ bắt đầu bị tôi thu hút thỡ tụi sẽ làm quen,
trũ chuyện với trẻ trong vai trũ cụ giỏo chớnh. Việc làm quen diễn ra
một cỏch tự nhiên, dần dần các cháu không cảm thấy đột ngột. Chính
các cháu này sẽ là những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu này sẽ là
những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu mới hưởng ứng theo cô sau
này.
- Đối với các cháu lần đầu tiên đi học, trong tuần lễ được ở lại làm
quen, ngoài việc trao đổi với phụ huynh về trẻ, tôi cũng đó sinh hoạt
với cỏc anh chị phụ huynh về nội quy của nhúm lớp như: cho bé đi học
đều, đúng giờ, đồng thời đề nghị phụ huynh kết hợp với Cô trong việc
rèn nề nếp và thói quen lễ phép. Cô và ba mẹ phải là tấm gương cho
trẻ noi theo.
9
Vớ dụ:
* Khi bé mới vào lớp tôi đó khoanh tay chào ba mẹ, chào bộ: phụ
huynh cũng khoanh tay chào lại tụi, những hỡnh ảnh này dễ làm cho
cỏc chỏu bắt chước cử chỉ đẹp của người lớn và cháu phải làm theo.
Khi tôi tập thể dục hay đọc thơ, hát múa, làm trũ Phụ huynh cựng
hưởng ứng cho trẻ cùng lớp.
Hay những lỳc sinh hoạt tập thể ngồi vũng trũn, Phụ huynh cũng
ngồi, trẻ ngồi cựng mẹ chơi trũ “Đoán tên”. Phụ huynh cùng giúp bé
nói tên con của mỡnh.
Khi cháu cùng chơi xong, phụ huynh cùng bé cất dọn đồ chơi vào
các góc.
Khi tôi đưa một món đồ chơi mà trẻ thích, tôi thường nói: “ Bảo
Anh cho bé nè”, trẻ nhỡn tụi với ỏnh mắt dũ xột và được mẹ tiếp thêm:
“ Ồ! Con cảm ơn Cô đi, Cô thương con quá!” những lời của mẹ và
hành động của Cô đó làm cho bộ hết sức an tõm và thoải mỏi tinh thần
trong những ngày đầu bé mới tinh thần trong những ngày đầu bé mới

đến trường.
Tuyệt đối không được la mắng trẻ trước mặt cô cũng như không
đem cô ra để dọa trẻ.
10
Tôi thường quan sát xem cách Phụ huynh cho bé ăn , ngủ, ngồi
bô… như thế nào để biết cách chăm sóc bé sau này. Đồng thời cũng
trao đổi để cùng tỡm biện phỏp tốt nhất chăm sóc cho bé. Ví dụ đối với
việc cho bé ăn:
Cú phụ huynh vừa cho bé ăn vừa cho uống nước vừa thổi cho nguội
mới đút cho bé, cháu ăn hết suất lại lấy thêm nên cháu ói ra… Tôi
cũng mạnh dạn góp ý những cách cho ăn không đúng để giúp Phụ
huynh hiểu bé thêm, không phải ăn nhiều là tốt, ăn ít là không đủ mà
phải hiểu cách ăn ngon vừa phải, tuyệt đối không để trẻ bị nôn thức ăn
mới như vậy cháu sẽ sợ thức ăn của Trường Mầm Non.
Trong quỏ trỡnh trẻ ăn, nhất là với cháu mới, phải quan sát cách ăn
của trẻ, khi trẻ có những biểu hiện hơi khác thỡ phải ngưng ngay, cho
trẻ nghỉ ăn, không nên dồn ép trẻ, trẻ dễ bị nôn ói. Sau đó bù ăn cho trẻ
bằng cách uống thêm cốc sữa. Cần tạo không khí thèm ăn cho trẻ,
đừng vô tỡnh để trẻ sợ ăn.
Tôi đó cú nhiều kinh nghiệm khi đón cháu mới ăn cơm không được
tôi cho ăn cháo, không ăn cháo được tôi cho ăn bột. Sau đó uống thêm
sữa và báo Phụ huynh khi rước cháu về nhà cho cháu ăn nhiều hơn
ngày thường một chút.
11
Khi cháu đó quen dần mụi trường Mầm Non, Cô cho gỡ bộ cũng ăn
nhanh gọn và ăn hết suất. Có nhiều giáo viên vỡ núng vội mà ộp cháu
ăn đó làm cho bộ sợ và thấy ăn là một cực hỡnh, đây là điều đáng tiếc
dễ xảy ra trong thời gian đầu.
Cô giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ: Khi mẹ đưa bé đến
lớp những ngày đầu tiên, bé thường ôm chặt lấy mẹ không muốn rời và

nhỡn xung quanh dũ xột. Nếu lỳc đó cô giáo đến ôm chầm và bế bé ra
khỏi tay mẹ thỡ bộ sẽ rất ghột và đâm ra sợ cô. Chính vỡ vậy, tụi chỉ
tiến lại chào hỏi phụ huynh và mỉm cười với cháu bé, có thể hỏi
chuyện bé, nói chuyện với mẹ nhưng không bế trẻ. Sau đó tôi bày đồ
chơi hoặc tổ chức trũ chơi với các cháu cũ để gây sự chú ý của trẻ
đồng thời quan sát biểu hiện của trẻ. Có những cháu thỡ tham gia ngay
cựng cụ, nhưng cũng có bé chỉ ngồi trong lũng mẹ quan sỏt cụ và cỏc
bạn, khi cụ đưa đồ chơi thỡ ngồi chơi cùng mẹ….Đối với những trẻ
này, tụi phải lại gần, trũ chuyện với phụ huynh và chơi với cháu nhiều
hơn. Khi trẻ thấy cô và mẹ “thân nhau”, hay nói chuyện vui vẻ với
nhau trẻ sẽ cảm thấy cô gần gũi hơn, thân thiết hơn. Từ từ trẻ sẽ chơi
với cô và theo cô.
12
Khi trũ chuyện hoặc chơi cùng với trẻ, tôi thường xưng tên chứ
không xưng “cô” và trẻ thuộc tên tôi rất nhanh. Khi về đến nhà, trẻ
luôn miệng nhắc” Bảo Anh bảo phải ăn thế này”…” Ăn nhanh Bảo
Anh thương”…Chính những điều này làm phụ huynh tin tưởng ở tôi
nhiều hơn và các cháu cũng thân thiết với tôi hơn.
Trong thời gian đầu tùy theo cá tính của từng trẻ tôi luôn chiều trẻ
để trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường mới. Tôi có thể đáp ứng
những thói quen không đẹp của trẻ như ăn sai chế độ, tiêu tiểu không
gọi cô, trước khi ngủ phải ngậm ti, ôm gối ghiền, bắt cô ẵm bồng…Rồi
từ từ sau đó, khi bé quen rồi tôi sẽ cho bé thực hiện các nề nếp ăn, ngủ,
vệ sinh, xếp hàng, thu dọn đồ chơi… dưới hỡnh thức tập, thụng qua
cõu chuyện, làm mẫu của cụ… thường thỡ trong dịp hố, các cháu lớp
tôi đó cú một số thúi quen nề nếp tốt.
Phân giáo viên phụ trách theo sự lựa chọn của trẻ: Các cháu khi đến
lớp thườnh tự nhiên thích và theo một cô nào đó trong lớp hơn cô khác.
Hễ đến lớp mà thấy cô đó thỡ yờn tõm đi vào và không khóc. Chớnh
vỡ vậy khi chia cỏc chỏu về từng nhúm cho cỏc cụ phụ trỏch, ngoài

việc chọn cỏc chỏu khú ăn, các cháu ‘đặc biệt” vào nhóm mỡnh,
những ngày đầu nhận cháu, thường để ý xem chỳa nào “hợp” và chọn
13
cụ nào thỡ sẽ phõn cụng cụ ấy dạy bộ luụn. Nếu bộ yờu và tin tưởng cô
thỡ việc làm quen, chăm sóc, dạy dỗ những ngày đầu sẽ dễ dàng hơn.
Mỗi ngày ở trường phải là những ngày hội: Trong những ngày đầu
bé mới đến trường, tôi nghĩ trường lớp phải thật đẹp, thật hấp dẫn và
thu hút trẻ. Vỡ vậy để chuẩn bị đón trẻ, tôi cùng các bạn trong lớp sắp
xếp các góc chơi với đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau. Nhất là các
loại đồ chơi chuyển động( xe ô tô, máy bay nhiều loại…), tạo ra âm
thanh (như con chút chit, kèn, xúc sắc…) đồ chơi phát triển trí tuệ (đồ
chơi lắp ghép, xếp hỡnh…) và một số thỳ bụng, bỳp bờ, cỏc loại bong.
Đồ chơi phải đủ để mỗi cháu có ít nhất một món, không tranh dành
nhau.
Trong lớp cô thường treo bông, trang trí dây xúc xích, một số cờ và
các dây ngộ nghĩnh, cô cắt dán rồi treo ngang tầm của trẻ. Các cháu có
thể với xuống chơi một cách thoải mái.
Cùng với các cô khác, chúng tôi có thể mặc đồ rối lùn, múa lân ,
bày trũ cho trẻ chơi vui vẻ.Các cháu bị nhiều thứ lạ, đẹp hấp dẫn xung
quanh thu hút nên quên cả khóc và chóng quen cô với các bạn khác
hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
14
Sau quá trình nghiên cứu đề tài áp dụng nhiều hình thức tôi thấy kết
quả như sau:
- Trẻ đến lớp không còn bỡ ngỡ, không chạy trốn, ham thích đi học,
chơi thân với cac bạn, biết chia sẻ đồ chơi, gần gũi với cô giáo, thích
ăn cơm cùng các bạn ở lớp.
- Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi
mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo nữa cũng như lứa tuối

mầm non nối chung và không chỉ áp dụng vào năm học này mà còn áp
dụng vào các năm học tiếp theo.
15
PHẦN III
KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong những năm qua,
mà tôi đã trải qua nhiều năm đón trẻ tạo nhiều niềm vui cho các bậc
phụ huynh khi gửi con cho tôi.
Các cháu ở lớp tôi thường nhanh vào nề nếp, ít khóc, yêu thích đến
trường, các cháu ăn giỏi nối nhiều, hát múa giỏi, tự tin, khả năng phục
vụ bản thân rất cao.
Cuối năm khâu tổ chức quản lý của tôi được đánh giá cao đó là
những gì mà tôi tâm huyết với nghề chăm sóc trẻ khỏe, ngoan.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên Trường Mầm
non Đại Thành đã tham gia góp ý kiến để tôi hoàn thành được đề tài
này. Đó cũng là nguồn động viên to lớn để tôi cố gắng phấn đấu nhiều
hơn trong năm học tới.
Đại Thành, ngày 08 tháng10 năm 2012
Người viết
Ngô Thị Hạnh
16
Hội đồng khoa học nhà trường (Đánh giá, nhận xét)





















17








18
RÈN LUYỆN NỀ NẾP THÓI QUEN BAN ĐẦU
CHO TRẺ 18 - 24 THÁNG TUỔI
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là:
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì
trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người

mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện.
Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự
nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng
hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục
quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo
con người mới xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học
mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số
lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc - giáo
dục trẻ.
19
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia
đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha
mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục,
mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ,
thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt
để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Là một giáo viên mầm non
được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng, trẻ đang còn rất
bé, dễ bị tổn thương về tâm lý vì lứa tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ
phát triển mạnh, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để
tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vì trẻ chưa tách rời bố mẹ,
gia đình nên khi mới nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ
hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của
các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, hoặc không
tham gia mọi hoạt động có thể trẻ dường như không hoà nhập vào
tập thể.
Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen
ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ

đến với cô giáo và các bạn.
Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là
của tất cả các đồng nghiệp nói chung.
Vì giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc
hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà
quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn
20
toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là
lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm
lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ, ngay
từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm
nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn,
được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập.
Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan
hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non đòi
hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát
hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng,
có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo
phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình,
có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà
nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người
bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi
mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của
cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những
hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến
thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền
đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp
thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên

liên tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên
phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
21
môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái
mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc
biệt là rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả cao.
Về góc độ giáo dục nề nếp thói quen ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi
18 - 24 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã
thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực
sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt
trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động.
Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra
được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát
huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói
chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 18 - 24 tháng tuổi. Nếu cô
tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức, thông qua
mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi thì việc rèn luyện nề
nếp, thói quen cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
Là trường tiên tiến ngành học mầm non thành phố, luôn được các
cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sâu sát với đội ngũ giáo viên có nhiều
kinh nghiệm trong việc chăm sóc - giáo dục các cháu.
- Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường rất
quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt.
- Lớp được phân công 2 cô giáo phụ trách 25 cháu, các cô đều có
trình độ chuyên môn, có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong việc
chăm sóc - giáo dục các cháu ở độ tuổi 18 - 24 tháng.
22
- Cơ sở vật chất của lớp để phục vụ cho mọi mặt hoạt động cần

thiết của trẻ tương đối đầy đủ.
- Lớp có 50% số phụ huynh đã có con gửi ở trường nền đã phần
nào nắm bắt được tình hình của nhà trường.
- Bản thân tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của ngành
học mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh
dưỡng
2. Hiệu quả thực trạng
Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện,
bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhất định.
Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói, do
đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ
đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ nuông
chiều, muốn gì được nấy. Là lớp bé nhất trường, 100% số trẻ mới nhập
học, do đó trẻ hoàn toàn chưa quen nề nếp, thói quen trong mọi hoạt
động, tính dụt dè, nhút nhát, cá tính còn nhiều ở trẻ.
Lớp có 50% số phụ huynh chưa có con gửi ở trường nên cha mẹ
học sinh chưa quen nội quy, nề nếp của lớp, của trường.
Để đi vào việc rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ từ những thuận
lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một
số biện pháp:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện
1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen
23
ban đầu cho trẻ
18 - 24 tháng tuổi
Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ
đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh
lý của trẻ tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu

có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản
thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm
vững tình hình cụ thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn và điều
kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân. Từ đó tìm ra biện
pháp thực hiện hữu hiệu nhất.
2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp
thích hợp
- Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ là
vấn đề trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi
vào nề nếp thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế mọi hoạt động trong
ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi
dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng
cháu một cách hợp lý:
+ Tốp trẻ nhút nhát ngồi cạnh tốp trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn.
+ Tốp trẻ khá ngồi cạnh tốp trẻ trung bình.
+ Tốp trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh tốp trẻ
ngoan, ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ
tốt hơn.
Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá
biệt khi thấy trẻ ngoan hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập
24
cho trẻ cách đi, đứng, xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết bằng
những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen
trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi. Đồng thời làm nảy sinh sự say
mê hứng thú trong việc rèn luyện về nề nếp thói quen cho trẻ đạt kết
quả cao hơn.
3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo trẻ
mầm non nói chung và trẻ 18 - 24 tháng tuổi nói riêng, ở độ tuổi này
trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức học mà chơi, chơi mà học,
học ở mọi lúc mọi nơi

Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen
cho trẻ tốt hơn. Bản thân tôi đã không ngừng cho việc sưu tầm, làm và
sử dụng đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải
đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi
của trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin
hơn.
Ví dụ: Cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà
tôi có thể bế cháu lại gần bức tranh vẽ cảnh cô cùng các bạn xếp hình.
Để trẻ tập trung vào bức tranh mà quên đi nỗi nhớ nhà bằng cách tôi có
thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi: Tranh vẽ ai đây? còn ai
đây nữa? cô giáo và các bạn đang làm gì? mai cô cháu mình cùng
xem hoa hoặc xếp hình cái nhà giống bạn nhé!
Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động
trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có
giờ hoạt động tự tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết
định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.
25

×