Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên Cứu Từ Láy Trong Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.43 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU

2

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

1. Cơ sở lí luận

2

2. Cơ sở thực tiễn

3

II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3

1. Mục đích nghiên cứu

3

2. Đối tượng nghiên cứu

3

3. Phương pháp nghiên cứu


3

PHẦN II: NỘI DUNG
I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỪ LÁY
II. NỘI DUNG DẠY HỌC TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT TIỂU
HỌC
III. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

4
4
14
15

IV. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ LÁY
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TỪ
LÁY TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

15

PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

23

17
22

I. KẾT LUẬN

23


II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

23

III. ĐỀ XUẤT

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận

1


Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó,
đòi hỏi phải có những lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm… Từ đó đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào
tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu đó.
Luật Giáo dục cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể: “Mục tiêu Giáo dục Tiểu
học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây

dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung
học cơ sở.”
( Điều 23 – Luật Giáo dục 1998)
Như vậy chúng ta thấy rằng mục tiêu giáo dục tiểu học chỉ có thể đạt
được khi mỗi nhà trường nhận thức và thực hiện tốt chất lượng giảng dạy các
môn học.
Mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều có vai trò nhiệm vụ riêng, trong đó môn
Tiếng Việt cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng vì nó góp phần hình thành và
phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, nghe, nói, đọc, viết các
môn khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh.
Trong các mảng kiến thức của tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượng
không nhỏ và giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp con người diễn đạt tư
tưởng, tình cảm trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong văn chương, từ láy
không chỉ có giá trị biểu cảm, giá trị hình tượng mà còn góp phần tạo tính nhạc
cho lời thơ, lời văn hơn các lớp từ khác. Từ láy thích hợp với việc tạo nên được
những bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng, những hình dáng, tính
cách của con người bằng ngôn từ. Lớp từ láy có khả năng tạo nên nhịp điệu,
hình ảnh cho thơ ca, là một trong những phương tiện biểu đạt đặc sắc của thơ ca
nên được các nhà thơ, nhà văn rất ưa dùng. Các nhà thơ nhà văn sử dụng từ láy
như là một yếu tố nghệ thuật để thể hiện tác phẩm. Trong đời sống giao tiếp, từ
2


láy cũng thường được sử dụng và mang lại nhiều hiệu quả. Nhưng đó cũng là
mảng kiến thức khó dạy vì giáo viên và học sinh cũng hay bị nhầm giữa từ láy
và từ ghép, gây nên việc không hứng thú dạy.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế, khi giảng dạy về từ láy nhiều giáo viên không hứng thú
dạy,một số giáo viên còn lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học của
mảng kiến thức này, phương pháp dạy học của một số giáo viên còn hạn chế,

chưa giúp học sinh phân biệt được từ láy nên hiệu quả dạy học chưa cao. Bên
cạnh đó, học sinh Tiểu học khi học về từ ghép và từ láy còn hay bị nhầm lẫn,
chưa phân biệt được chính xác từ ghép và từ láy. Xuất phát từ giá trị của từ láy,
vấn đề dạy và học từ láy trong nhà trường đã được đặt ra và được triển khai rất
sớm, ngay từ cấp Tiểu học. Là một giáo viên Tiểu học, để có thể giúp học sinh
sử dụng Tiếng Việt đúng và hay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về từ láy là rất cần
thiết. Qua các bài dạy của mình, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh biết cách
dùng từ láy đúng, hay, sáng tạo; làm tăng thêm giá trị gợi hình ảnh, gợi âm
thanh và giá trị biểu cảm cho câu văn, bài văn cũng như trong giao tiếp.
Từ những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài : “Từ láy
trong tiếng Việt”.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Mục đích nghiên cứu :
- Tìm hiểu những vấn đề chung về từ láy: một số quan niệm về từ láy , sự
phân loại từ láy trong Tiếng Việt và giá trị ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của từ láy.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học mảng kiến thức về từ láy.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học từ láy, góp
phần nâng cao chất lượng dạy – học Tiếng Việt trong nhà trường.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Từ láy tiếng Việt
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
3


- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh
PHẦN II: NỘI DUNG

I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỪ LÁY

1. Các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề từ láy
Từ láy là lớp từ có sức diễn tả, gợi tả, gợi cảm cao nên được sử dụng nhiều
trong ngôn ngữ giao tiếp đời sống và trong văn chương, đặc biệt là được dùng
nhiều trong thơ ca, bởi chúng có khả năng lớn nhất trong việc tạo âm thanh, tạo
hình ảnh một cách rõ nét giúp cho ngôn ngữ thực hiện tốt chức năng giao tiếp và
chức năng tư duy. Đã có nhiều cách lí giải hiện tượng này một cách khác nhau
diễn ra trong lịch sử ngôn ngữ học. Điều này cũng dễ lí giải vì láy là một hiện
tượng đa diện, phức tạp, đầy lí thú xét cả về phương diện hình thái – cấu trúc
cũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng học.
Các tác giả sách “ Ngữ pháp Tiếng Việt” của Ủy ban khoa học xã hội Việt
Nam 1983 định nghĩa : “ Từ láy đều là từ hai tiếng. Phần lớn đó là từ gốc Việt.
Có một số từ láy gốc Hán, nhưng có thể coi chúng đã là Việt hóa, đã hòa lẫn
vào bộ phận từ láy gốc Việt. Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợp
ngữ âm. Nói đến “sự phối hợp ngữ âm” ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp và
hiện tượng đối xứng”. Quan niệm này giống quan niệm của tác giả Hoàng Văn
Hành nhưng chưa nhấn mạnh đến quan hệ ngữ nghĩa của từ.
Đa số các nhà nghiên cứu đều coi từ láy như một đơn vị từ vựng gồm hai
phần: thành tố gốc và thành tố láy. Có nhiều sự tranh luận về thành tố “gốc”
trong từ láy, nhưng đây là vấn đề chưa ngã ngũ bởi trên thực tế, nhiều từ trên
quan điểm đồng đại thật khó có cơ sở để xác định đâu là thành tố gốc . Đó là các
từ như: bâng khuâng, lẽo đẽo, xào xạc, kĩu kịt, ti toe, ... và ngay cả những từ láy
hoàn toàn như : ầm ầm, xanh xanh, êm êm, ... cũng không có cơ sở chắc chắn để
xác định yếu tố nào là phần gốc, yếu tố nào là phần láy.
Những quan điểm về từ láy chưa thật thống nhất trong khái niệm giữa các

4



nhà nghiên cứu song đa số các nhà nghiên cứu lại có những quan điểm tương
đồng với nhau ở chỗ: coi từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, lấy
nguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở và có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng.
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1, khái niệm từ láy được thể hiện
như sau: "Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần)
giống nhau. Đó là các từ láy".
1.1. Từ láy và dạng láy
Khi nghiên cứu từ láy, đa số các nhà nghiên cứu không chủ trương đi vào
phân biệt từ láy với dạng láy của từ. Một số nhà nghiên cứu lại chủ trương phân
biệt từ láy và dạng láy , mặc dù những tiêu chuẩn, những dẫn chứng mà các tác
giả này trên thực tế khi đưa ra chứng minh chưa đủ sức thuyết phục và có căn cứ
rõ ràng. Có một số quan niệm về dạng láy : “Dạng láy của từ là kết quả của quá
trình trượt để nhân đôi từ khi sử dụng chúng trong lời nói. Từ dùng để làm cơ
sở cho việc tạo dạng láy có thể là từ đơn âm tiết, có thể là một số kiểu từ láy
đôi. Tùy thuộc vào số lượt âm tiết mà chúng ta có dạng láy đôi, dạng láy ba hay
láy của từ.”
Tác giả Võ Xuân Quế trong bài viết “ Tìm hiểu về một kiểu láy tư trong
Tiếng Việt” lại khẳng định những trường hợp như “gật gà gật gù”, “hấp ta hấp
tấp”, “ngất nga ngất ngưởng” ... là kiểu láy bốn, chứ không phải là dạng láy
bốn. Các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu
cũng thừa nhận đây là kiểu láy tư trong Tiếng Việt. Kiểu láy bốn này được cấu
tạo từ các từ láy đôi nên nghĩa của chúng chỉ là nghĩa của từ láy đôi ở mức độ
cao hơn, nhấn mạnh nghĩa hơn của từ láy đôi cơ sở.
Những từ kiểu như: đo đỏ, tim tím, chầm chậm, ... Hoàng Văn Hành và
một số nhà nghiên cứu lại coi là dạng láy đôi. Tuy nhiên tác giả Hoàng Văn
Hành lại lí giải chỉ nên phân biệt dạng lặp với từ láy vì cái gọi là dạng láy và từ
láy thực chất đều được cấu tạo theo cùng một cơ chế.
Quan niệm truyền thống khi phân biệt từ láy với dạng láy lại cho rằng
dạng láy biểu thị ý nghĩa ngữ pháp còn từ láy biểu thị ý nghĩa từ vựng. Tuy
nhiên ngữ pháp truyền thống lại chưa phân biệt rõ ràng thế nào là ý nghĩa ngữ

5


pháp, thế nào là ý nghĩa từ vựng nên khó lòng phân biệt được khi nào là từ láy ,
khi nào là dạng láy của từ. Truyền thống Việt ngữ học, các nhà tác giả thường
phân biệt dạng láy. dạng lặp và từ láy .
Hoàng Tuệ cho rằng những từ bốn âm tiết như: mừng mừng rỡ rỡ, tùm
lum tà la chỉ là dạng láy và cho rằng các từ láy chỉ gồm có hai âm tiết. “ Như
vậy, các từ láy đều hai âm tiết” và khẳng định “ các dạng láy bốn âm tiết không
nên xem là từ, đó là những đơn vị hình thành qua một sự biểu trưng hóa ngữ âm
ở bậc câu, không phải ở bậc từ”.
Các tác giả sách “ Cơ sở Tiếng Việt” cho rằng phương thức láy từ là “ láy
lại từ gốc tạo ra dạng láy để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác với từ gốc”.
VD: đen và đen đen, xanh và xanh xanh ... Ý nghĩa ngữ pháp của “ đen
đen”, “ xanh xanh” khác với từ gốc “ đen” và “ xanh”.
Dạng láy đôi biểu hiện mức độ giảm của tính chất, nó chỉ miêu tả mức độ
tương đối. Ngoài dạng láy đôi, còn có dạng láy bốn biểu thị mức độ tăng của
tính chất so với từ gốc.
VD: vụng về và vụng vụng về về, lúng túng và lúng ta lúng túng
Sách ngữ pháp Tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội – 1983 cũng có sự
phân biệt từ láy và dạng láy. “ Tránh nhầm lẫn từ láy toàn bộ với dạng láy của
từ một tiếng”.
VD: đùng đùng, róc rách, nhí nhảnh ... là từ láy
thấp thấp, nhí nha nhí nhảnh .. là dạng láy
Các tác giả cuốn “ Ngữ pháp Tiếng Việt” đã có sự trình bày tỉ mỉ về
hình thức ngữ âm và nghĩa của dạng láy . Tôi có thể tóm lược sự trình bày đó
qua hai bảng sau:
Bảng 1: Hình thức ngữ âm của dạng láy:
Láy toàn bộ: không có sự biến đổi ngữ âm
mà chỉ có sự lặp lại của tiếng

Dạng láy hai VD: người người, đời đời...
Láy bộ phận: giữa hai tiếng có phối hợp về
tiếng
âm thanh. VD: đèm đẹp, tim tím, ren rét....
6


Láy toàn bộ: Có sự biến đổi nhất định trong
ngữ điệu
Từ một tiếng có Dạng láy ba VD: vui vui vui, nhớ nhớ nhớ ...
Láy bộ phận: có phối hợp về ngữ âm nhưng
những dạng láy
tiếng
chỉ phối hợp về thanh
VD: cỏn còn con hoặc con cỏn còn con ...
Dạng láy có VD: vui vui là
kết hợp với Những sách là sách
trợ từ
Dạng láy không có sự biến đổi ngữ âm,
trong đó nguyên dạng AB của từ ghép hay
Từ hai tiếng có Dạng
những dạng láy

toàn bộ

láy từ láy chuyển thành dạng AABB
VD: nói nói cười cười, vội vội vàng vàng ...
Dạng láy có phối hợp ngữ âm, trong đó
nguyên dạng hai tiếng AB của từ chuyển
thành dạng bốn tiếng

VD: hớt hải thành hớt hơ hớt hải
Có sự phối hợp ngữ âm trong đó nguyên

Dạng láy bộ dạng hai tiếng AB của một kiểu từ ghép đổi
phận

thành dạng láy bao tiếng AB’B – sự phối
hợp ngữ âm là giữa các tiếng B’B

VD: thơm phức thành thơm phưng phức
Từ một tiếng và VD: cơm kiếc, xe xiếc, câu lạc bộ câu lạc biếc
từ hai tiếng có Dạng láy đặc biệt có thể có vần ang hay vần ung
dạng láy đặc biệt VD: đàn ông đàn ang, hoa tai hoa tung ...
với vần “ iêc” ở
tiếng

cuối

của

dạng láy
Bảng 2: Nghĩa của dạng láy:
Nghĩa về số lượng toàn bộ của sự vật
Dạng láy của danh từ VD: người người, ngành ngành, đâu đâu
Nghĩa về sự liên tục thời gian
biểu thị loại nghĩa
7


VD: sáng sáng, chiều chiều, lớp lớp ...

Nghĩa về sự liên tục của hoạt động
Dạng láy của động từ VD: đập đập, gật gật, lắc lắc, đẽo đẽo
có thể biểu thị những Có thể có cách dùng hai ngữ liền nhau, song song
loại nghĩa

VD: quay đi quay lại, nói lên nói xuống
Nghĩa về cường độ của hoạt động
VD: lo lo, sờ sợ, yêu yêu ...
Nghĩa về mức độ thấp của tính chất
VD: be bé, nho nhỏ, nằng nặng ...
Nghĩa về mức độ cao của tính chất

Dạng láy của tính từ
biểu thị nghĩa về mức
độ của tính chất

Dạng láy hai tiếng kết hợp với trợ từ
VD: mẩy mẩy là, ngoan thật là ngoan ...
Dạng láy ba tiếng, bốn tiếng

VD: đủng đa đủng đỉnh, sạch sành sanh ...
Dạng láy đặc biệt có Thường biểu thị tính không xác định của sự vật, hoạt
vần “iêc” hay “ang”, động của trạng thái hay tính chất
“ung” của danh từ, VD: sốt siếc, diễn văng diễn vung ...
động từ, tính từ

Có khi nó nhấn mạnh nghĩa phủ định hoặc có hàm ý
khinh thường, mỉa mai hay đùa giỡn .
VD: học hiếc, hát hiếc ...


1.2. Từ láy và từ ghép
Khái niệm về từ láy hiện nay do chưa có sự thống nhất giữa các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ nên việc xác định từ láy đôi khi cũng gặp những khó khăn.
Có một số lượng không nhiều những từ mà khi xác định loại từ đó thuộc lớp từ
nào thì có người lại xếp vào lớp từ láy, có người lại xếp vào từ ghép, có người
lại cho đó là lớp từ trung gian. Những ý kiến đó được trình bày qua một số công
trình nghiên cứu của một số tác giả. Ở đây, tôi chỉ đi vào xem xét những trường
hợp mà ranh giới giữa từ láy và từ ghép khó xác định chứ không phải đi vào
phân biệt hai lớp từ cơ bản của Tiếng Việt là từ láy và từ ghép.
Từ láy và từ ghép là sản phẩm của hai cơ chế cấu tạo từ khác nhau. Từ láy
là sản phẩm của cơ chế láy, từ ghép là sản phẩm của cơ chế ghép.
Chóc = chim (chim chóc) – Trong tiếng Tày, chóc là con chim sẻ
8


Han = hỏi (hỏi han)
Những yếu tố mất nghĩa ngày nay lại là những từ có nghĩa, được dùng
trong Tiếng Việt từ thế kỷ XIX trở về trước nên tác giả xếp vào từ ghép đẳng
lập.
Tác giả Nguyễn Đức Dương coi những trường hợp :
• người người, đo đỏ, đèm đẹp,..... là kiểu láy nghĩa là những tổ hợp vốn láy
cả nghĩa lẫn âm
• bập bùng, đỏ đắn,... là tổ hợp ghép nghĩa
• bơ vơ, tôm tép, ba ba,... là hiện tượng láy ngẫu nhiên
• cào cào, châu chấu, se sẻ, đom đóm,... là tổ hợp láy dùng để gọi tên
những sự vật, loài vật.
Tác giả viết : “ Để phân tích nghĩa của các tổ hợp kiểu đỏ đắn, bập bùng,
... chúng ta hãy xét chúng ở mặt hình thái học trước. Kiểu tổ hợp này lâu nay
vẫn được xếp vào loại “láy”. Nhưng thực ra tính chất của phương thức ghép thể
hiện đâm hơn nhiều.”

Xu thế chuyển đổi từ kiểu ghép nghĩa sang kiểu láy âm, hiện nay vẫn
đang tiếp tục diễn ra nhất là trong những kiểu ghép gồm hai thành tố đẳng lập.
Việc cùng một số từ giống nhau được xếp vào các loại lớp từ khác nhau đó là do
cách nhìn, cách xem xét những từ đó dưới những bình diện khác nhau: về nguồn
gốc của từ hay sự phát triển của từ trong sự phát triển chung của ngôn ngữ.
Đối với học sinh tiểu học, nhận thức của các em còn ở mức đơn giản, vì
vậy tôi theo cách nhìn của Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Đào Thản và một số
tác giả khác, nhận diện từ láy trên quan điểm đồng đại. Xác định từ láy trên diện
đồng đại tức là trừ một số lượng ít ỏi các từ gồm hai tiếng có nghĩa nên đưa về
từ ghép. Các từ còn lại, tức các từ mà cả hai tiếng vô nghĩa hoặc chỉ có một
tiếng có nghĩa đều nên coi là từ láy chân chính xét cả về nội dung ý nghĩa lẫn
cấu tạo hình thức của từ.
1.2. Sự phân loại từ láy trong Tiếng Việt
1.2.1. Phân loại từ láy dựa vào số lượng tiếng và cấu tạo của từ
9


Từ láy Tiếng Việt hiện nay thường được phân loại dựa trên hai cơ sở: số
lượng các âm tiết trong từ láy; sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu
tạo của các thành tố trong từ láy do các hòa phối ngữ âm tạo nên.
Căn cứ trên cơ sở một, trong Tiếng Việt có các kiểu2: từ láy hai tiếng, từ
láy ba tiếng và từ láy bốn tiếng. Trên cơ sở hai, các từ láy đôi phân thành: từ láy
hoàn toàn và từ láy bộ phận. Nhưng do sự phức tạp trong cấu tạo của phần vần
(thường gồm từ một đến ba âm) nên cách phân chia thành các loại nhỏ trong từ
láy bộ phận.
Tôi đi vào trình bày cách phân loại từ láy Tiếng Việt dựa vào hai cơ sở
nêu ở trên. Đây là cách phân loại theo tôi là khá tiêu biểu, đầy đủ và chung nhất
cho các kiểu từ láy trong Tiếng Việt.
1. Từ láy đôi: là những từ láy gồm hai tiếng. Trong từ láy đôi, dựa vào
phần âm được láy lại có thể phân chúng thành hai loại: láy hoàn toàn và láy bộ

phận.
a. Từ láy hoàn toàn:
Đó là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành
phần cấu tạo của hai thành tố. VD: đùng đùng, lăm lăm, phau phau, hu hu...
Có thể chia từ láy hoàn toàn thành ba loại:
- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉ
khác nhau về trọng âm. VD: xanh xanh, ngầu ngầu, kìn kìn, vèo vèo...
- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về thanh điệu. VD: đo đỏ,
tim tím, mơn mởn, chầm chậm ...
- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về phụ âm cuối. Phụ âm
cuối biến đổi theo nguyên tắc p – m , t – n , k – ng .
VD: p – m : chiếp chiếp
bịp bịp
t–n:
k–n:



chiêm chiếp



bìm bịp

sát sát



san sát


phớt phớt



phơn phớt

bịch bịch



bình bịch

vặc vặc



vằng vặc
10


b. Từ láy bộ phận:
Từ láy bộ phận là những từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng
bộ phận âm tiết theo những qui tắc nhất định.
Trong Tiếng Việt, kiểu láy bộ phận là kiểu chính, xét cả về số lượng từ, cả
về tính đa dạng, phong phú của qui tắc phối hợp âm thanh.
Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia
từ láy bộ phận thành hai kiểu : từ láy âm và từ láy vần
- Từ láy âm : là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại.
Có thể chia từ láy âm thành hai loại nhỏ:
+ Từ láy âm xác định được quy tắc biến vần:

VD: [ u ] – [ i ] : tủm tỉm, thủ thỉ, rung rinh ...
[ ô ] – [ ê ]: vỗ về, hổn hển, xộc xệch ...
[ o ] – [ e ]: thỏ thẻ, vo ve, rón rén ...
+ Từ láy âm chưa xác định được quy tắc biến vần:
VD: đỏ đắn, trống trải, trắng trẻo, lập lòe, xôn xao, ...
- Từ láy vần: từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở hai âm tiết còn
phụ âm đầu khác biệt nhau. VD: lác đác, lon ton, ...
2. Từ láy ba
Số lượng từ láy ba trong Tiếng Việt không nhiều. Đó là những đơn vị
gồm có ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm với nhau có sự hòa phối ngữ âm với
nhau. VD: cỏn còn con, dửng dừng dưng, khít khìn khịt, ...
Trong ba âm tiết tạo nên từ láy ba luôn có một âm tiết không có khả năng
sử dụng độc lập và có ý nghĩa từ vựng (tiếng gốc). Vì vậy, từ láy ba là kết quả
của hai lần lặp lại tiếng gốc bằng cách biến đổi thanh điệu theo những quy tắc
nhất định. Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thường gặp là:
- Đối nhau về bằng – trắc: tiếng thứ hai của từ láy ba thường mang thanh
bằng. VD: dửng dừng dưng, tỉ tì ti, cỏn còn con, ...
- Đối nhau về âm vực: yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ ba mang thanh điệu đối
lập nhau về âm vực. VD: khít khìn khịt, sạch sành sanh, , tóp tòm tọp, ...
3. Từ láy tư
11


Phần lớn các từ láy tư được tạo ra trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận. Từ
láy tư có số lượng nhiều hơn hẳn từ láy ba. VD: bập bà bập bềnh, đủng đa đủng
đỉnh, vất va vất vưởng, ....
Từ láy tư khá đa dạng về kiểu láy. Có thể phân thành hai loại lớn: những
từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận; những từ láy tư được
cấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận.
- Cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận, từ láy tư được chia thành năm

kiểu:
+ Kiểu 1: Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở
VD: hấp tấp

 hấp ta hấp tấp

bập bõm  bập bà bập bõm
Đại bộ phận từ láy tư được cấu tạo theo kiểu này. Trong kiểu láy tư này,
phần láy bao giờ cũng đứng trước phần gốc.
+ Kiểu 2: Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở. Trong khi lặp lại, biến đổi thanh
điệu sao cho hai âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm tiết sau
mang thanh điệu thuộc âm vực thấp thường là: hỏi hỏi – huyền huyền, sắc sắc –
nặng nặng. VD: bổi hổi bồi hồi, loáng choáng loạng choạng ...
+ Kiểu 3: Hai tiếng của phần láy và hai tiếng ở phần gốc tách xen nhau theo
thế cặp đôi.
VD: xăng xít – lăng xăng lít xít
thơ thẩn – lơ thơ lẩn thẩn
+ Kiểu 4: Láy lại từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong từ
láy đôi cơ sở theo mô hình AB  AABB
VD: hùng hổ - hùng hùng hổ hổ
vội vàng - vội vội vàng vàng
+ Kiểu 5: Ghép hai từ láy đôi bộ phận có ý nghĩa từ vựng tương ứng, gần gũi
nhau để tạo thành từ láy tư
VD: tẩn mẩn tần mần, lôi thôi lếch thếch, ...
- Những từ láy tư được cấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộ
phận được chia làm hai kiểu:
12


+ Kiểu 1: kiểu ABAC

A là một từ đơn có nghĩa, còn BC là một khuôn láy mà kết hợp AB,AC
không có khả năng tồn tại riêng biệt nhưng khi ghép lại thành khối ABAC thì lại
có nghĩa của A với sắc thái do BC tạo nên.
VD: vắng – vắng ngơ vắng ngắt
buồn – buồn thỉu buồn thiu
+ Kiểu 2: Kiểu AABB
Trong kiểu này, AB là một từ ghép hoặc là một tổ hợp từ
VD: trùng điệp – trùng trùng điệp điệp
tầng lớp – tầng tầng lớp lớp
Ngoài ra, cũng còn những từ láy tư mang tính chất lẻ tẻ, chưa thành hệ
thống như : xinh xỉnh xình xinh, tí tị tì ti, teo tẻo tèo teo,....
1.2.2. Phân loại dựa vào nghĩa của từ láy
Lịch sử nghiên cứu từ láy Tiếng Việt đã chứng minh rằng phần lớn các
tác giả quan tâm đến việc phân loại và miêu tả từ láy theo tiêu chí thuộc về hình
thức cấu tạo của từ láy.
Cách phân loại từ láy dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa những năm gần đây có
một số tác giả tiêu biểu như: Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành.
Hoàng Tuệ xem xét và phân loại từ láy dựa vào “ sự tương quan âm – nghĩa”
trong từ, tác giả chia từ láy thành ba nhóm khác nhau:
Nhóm 1
Gồm những

từ

Nhóm 2
Nhóm 3
mô Đó là những từ bao Đó là những từ không bao

phỏng những tiếng vang gồm 1 âm tiết – hình vị
VD: oa oa, gâu gâu ,...


gồm 1 âm tiết – hình vị

VD: làm lụng, mạnh nhưng lại là những từ có
mẽ, lơ thơ, ...

giá trị biểu cảm rất rõ

Là những từ có giá trị VD: lác đác, bâng khuâng,
ngữ pháp và biểu cảm

...

13


Nhận xét: Cách phân loại từ láy theo tiêu chí ngữ nghĩa của Hoàng Tuệ đã
khắc phục được tính chất phiến diện của cách phân loại chỉ huần túy dựa vào
cấu trúc và gợi cho ta một hướng suy nghĩ đáng chú ý.
II. NỘI DUNG DẠY HỌC TỪ LÁY TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Chương trình, sách giáo khoa
Như đã trình bày, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của từ láy trong đời
sống cũng như trong văn học. Nhưng trong toàn bộ chương trình Tiểu học, học
sinh chỉ được học về từ láy trong 2 tiết Luyện từ và câu lớp 4 (tập một) với các
dạng bài tập sau:
- Bài tập cấu tạo: yêu cầu quan sát ví dụ, trả lời câu hỏi để từ đó hình thành
khái niệm về cấu tạo từ láy ( phần Nhận xét – trang 38 - Tiếng Việt 4 - tập một)
- Bài tập nhận diện và tái hiện:
* Bài 1 (trang 39 – Tiếng Việt 4 - tập một): Hãy xếp những từ phức được in

nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng
những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đổng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên

sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng
bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo HOÀNG LÊ

b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng

cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
THÉP MỚI

* Bài 2 (trang 40 – Tiếng Việt 4 - tập một): Tìm từ ghép, từ láy chứa từng
tiếng sau đây:
a) Ngay
b) Thẳng
c) Thật
- Bài tập phân loại
* Bài 3 (trang 44– Tiếng Việt 4 - tập một ): Xếp các từ láy trong đoạn văn
sau vào nhóm thích hợp
14


Cây nhút nhát
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt
xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao.
He hé mắt nhìn : không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt
lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
Theo TRẦN HOÀI PHƯƠNG


a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần
c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
III. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Như vậy, những bài tập trên chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện và phân loại
từ láy. Tất nhiên, cấp Tiểu học mới chỉ là cấp học ban đầu, lên những cấp học
tiếp theo, các em sẽ được học sâu hơn về từ láy nhưng cũng ngay từ cấp Tiểu
học, các em đã phải làm những bài tập làm văn. Vậy thì nên chăng nên có thêm
một số bài tập giúp học sinh cảm nhận được cái hay của từ láy trong đời sống
cũng như trong văn học để từ đó các em vận dụng vào lời ăn tiếng nói, vào bài
tập làm văn đặc biệt là thể loại văn miêu tả?
IV. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ LÁY

1. Đối với chương trình
Nội dung chương trình đã phần nào đáp ứng được mục tiêu môn học đề
ra với các dạng bài tập từ dễ đến khó. Nhưng do thời lượng dành cho việc dạy từ
láy ở Tiểu học còn ít, mà yêu cầu lại quá cao như: nhận diện được từ láy trong
một văn bản, phân loại được các dạng từ láy.
2. Đối với giáo viên
- Nhiều giáo viên mới ra trường do chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên chưa
tạo được sự lôi cuốn, hứng thú cho học sinh.
- Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy ít đầu tư, chưa khắc sâu được kiến
thức trọng tâm cho học sinh, đôi khi còn chưa làm chủ được kiến thức,….Vì vậy
khi dạy thường chỉ chú ý đến thời gian, không bám sát vào mục tiêu trọng tâm
của bài nên các em chưa nắm được nội dung, bản chất của vấn đề.
15



- Bên cạnh đó, có giáo viên nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng lại chưa thực
sự tâm huyết và hết lòng vì học sinh.
- Giáo viên nhiều khi cũng còn lúng túng khi hiểu nghĩa của từ, do vậy việc
truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gặp khó khăn.
- Tiếng Việt phong phú và đa dạng, do vậy việc xác định vạch ranh giới giữa
các từ đều gặp khó khăn, còn tranh luận nhau trong sinh hoạt chuyên môn.
Muốn xác định được từ phải đặt từ đó trong văn bản, do vậy mỗi người có cách
hiểu, cách cảm nhận khác nhau, gây ra sự tranh luận vạch ranh giới giữa các từ
cũng khác nhau.
3. Đối với học sinh
- Nhiều học sinh chưa ý thức được việc học cũng như tầm quan trọng của
môn Tiếng Việt.
- Một số học sinh tiếp thu bài thụ động, lười suy nghĩ; nắm bắt kiến thức, hình
thành kĩ năng chậm.
- Một số học sinh trung bình yếu do tiếp thu bài chậm nên không hứng thú.
- Do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện tiếp xúc với môi trường, xã hội rộng,
sự giao lưu ngôn ngữ của các em còn hạn chế.
- Vốn từ của các em còn ít, vì thế khi gặp những từ xa lạ, các em chưa hiểu
nghĩa mà cách giảng nghĩa của giáo viên lại thoát ly văn cảnh hoặc sa vào định
nghĩa trừu tượng làm học sinh khó hiểu.
- Khi học bài về từ ghép, từ láy nhiều học sinh chưa phân biệt được từ ghép
và từ láy.
4. Kết quả của thực trạng
Qua việc nghiên cứu, điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng việc thực
hiện nhận biết và phân loại từ láy của lớp 4B đầu năm học 2014- 2015 (khi
chưa giúp học sinh nhận diện và phân loại từ láy), kết quả khảo sát như sau:
Hs nhận diện

Hs biết cách nhận


tốt

diện

Số học sinh
SL

TL

SL

TL

HS còn lúng túng
SL

TL
16


29

5

17,2%

9

31,03%


15

51,77%

Điểm mấu chốt ở đây là học sinh chưa phân biệt được từ ghép và từ láy.
Vì vậy học sinh làm bài hay sai dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TỪ LÁY TRONG MÔN
TIẾNG VIỆT

Do phạm vi của đề tài nên tôi chỉ xin đưa ra một số biện pháp của việc
dạy từ láy ở Tiểu học như sau:
1. Khi dạy các bài tập đọc, giáo viên có thể xây dựng một số câu hỏi giúp
học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị của từ láy trong câu văn , đoạn thơ
(có thể tích hợp dạy trong các bài tập đọc là bài văn miêu tả, kể chuyện).
Ví dụ: Khi dạy bài: “Cánh diều tuổi thơ”(SGK Tiếng Việt 4, tập 1 - trang
146) ta có thể hỏi thêm: Tác giả đã dùng từ láy nào để miêu tả cánh diều và
tiếng sáo diều?Qua đó con có cảm nhận gì về cánh diều và tiếng sáo?
Có thể thấy rằng không ít các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt Tiểu học là
những tác phẩm văn chương với tần số xuất hiện từ láy là rất lớn. Ý nghĩa của
các từ láy đó cũng hết sức phong phú, đa dạng và sinh động. Bởi vậy, khi dạy,
giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi hay bài tập để học sinh hiểu được giá trị
của từ láy trong bài đọc. Từ đó các em có thể học tập cách sử dụng từ láy khi
làm văn cũng như trong giao tiếp.
2. Khi dạy về từ láy trước hết cần cho học sinh nắm chắc được các kiểu từ

láy, các dạng từ láy và nghĩa của từ láy trong tiếng Việt.
* Các kiểu từ láy: có 4 kiểu:
- Láy tiếng
- Láy âm
- Láy vần

- Láy cả âm lẫn vần
Ngoài 4 kiểu trên cần cung cấp cho học sinh:
- Từ láy đặc biệt, ví dụ: óng ánh, ấm áp, í ới,... (vì cùng vắng khuyết phụ
âm đầu).
17


- Từ láy âm (có cách ghi phụ âm đầu bằng nhiều con chữ khác nhau)
Ví dụ: cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh, cũ kĩ,…
* Các dạng từ láy: có 3 dạng:
- Dạng láy đôi
- Dạng láy ba
- Dạng láy tư
* Nghĩa của từ láy:
Trong tiếng Việt nghĩa của các từ láy rất phong phú, thường có mấy dạng
cơ bản sau:
- Từ láy diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất so với nghĩa của từ hay tiếng
gốc. Ví dụ: đo đỏ, nhàn nhạt, tim tím,…
- Từ láy diễn tả sự tăng lên, mạnh hơn của tính chất so với nghĩa gốc của từ
hay tiếng gốc. Ví dụ: đen đủi, sạch sành sanh, vàng vọt,…
- Từ láy diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác. Ví dụ: gật gật, vẫy vẫy, cười
cười,…
- Từ láy diễn tả thái độ, tình cảm, sự đánh giá của người nói. Ví dụ: xanh
xao, người ngợm,…
- Từ láy mang nghĩa khái quát. Ví dụ: chim chóc, chùa chiền, máy móc, bạn
bè,…
3. Xây dựng một số bài tập điển hình theo các dạng:
Khi học sinh đã nắm chắc các đặc điểm về từ láy giáo viên tiếp tục cung
cấp cho học sinh cách nhận biết và phân biệt từ láy với từ ghép qua hai bước:
Bước 1: Dựa vào vào dấu hiệu hình thức của từ láy.

Bước 2: Dựa vào nghĩa của các tiếng trong từng từ để xác định.
Tất nhiên hai bước làm trên cũng chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệt
đối trong mọi trường hợp nên tôi đã cho học sinh làm các bài tập nhận diện từ
láy ở một số dạng bài điển hình nhằm giúp học sinh có kinh nghiệm nhận diện
từ láy.
+ Dạng 1: Cho sẵn các từ ngữ thuộc nhiều loại như: từ ghép (gồm các
từ ghép bình thường như: nhà cửa, đất nước, máy bay, xe đạp…) và các từ ghép
18


có hình thức âm thanh dễ lẫn với từ láy (như: mặt mũi, tươi tốt, săn bắn…) từ
láy cũng bao gồm các từ láy bình thường (như: đẹp đẽ, xinh xăn, bối rối…) và
những từ láy khó nhận biết (như: cũ kĩ, quanh co, cáu kỉnh ; ồn ào, êm ả, í ới,
ấm áp…) và cả cụm từ có hình thức âm thanh giống từ láy (như: trên trời,
cuống cẳng, giã giò, đã đành, vỡ bờ…) rồi yêu cầu các em nhận biết từ láy.
Ví dụ: Gạch dưới từ láy trong các từ ngữ sau đây: nhà cửa, mặt trời,
chăm chỉ, may mắn, đi đứng, bao bọc, quanh co, cáu kỉnh, cuống quýt, êm ái, ít
ỏi, ao ước, giã giò, vỡ bờ…
Dựa vào những đặc trưng của từ láy, ta loại bỏ tiếp những từ mà hai tiếng
đều có nghĩa, quan hệ giữa hai tiếng trong từ là quan hệ về nghĩa (như: nhà cửa,
mặt trời) và những từ mà hai tiếng có quan hệ về âm nhưng cả hai tiếng đều có
nghĩa (như: đi đứng, bao bọc). Cuối cùng, cần chú ý tới những từ láy “khó nhận
biết”, dễ nhầm lẫn, như đã nói ở trên ( quanh co, cuống quýt, êm ái, ít ỏi…).
Bằng cách này ta tìm được các từ láy sau: chăm chỉ, may mắn, quanh co, cáu
kỉnh, cuống quýt, êm ái, ế ẩm, ít ỏi, ao ước.
*Bài tập 1: Xếp các từ sau vào hai nhóm: Từ láy - Từ ghép
- Đi đứng, trắng trẻo, non nước, thơm tho, nhỏ nhắn, tươi tốt, buôn bán,…
Ở bài tập này nếu chỉ dựa vào dấu hiệu hình thức của từ láy thì học sinh
nhiều em sẽ xếp sai. Giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy từ: đi đứng, non
nước, tươi tốt, buôn bán là từ ghép có hình thức ngữ âm giống với từ láy, các

tiếng trong từ đều có nghĩa, quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ chủ yếu là quan
hệ về nghĩa. Còn các từ: trắng trẻo, thơm tho, nhỏ nhắn là từ láy vì trong các từ
láy trên ta đều xác định được từ (tiếng) gốc, ví dụ từ trắng trẻo - từ gốc là trắng,
từ nhỏ nhắn - từ gốc là nhỏ…
Qua đó giúp học sinh hiểu được muốn phân biệt được từ láy với từ ghép
không chỉ dựa vào đặc điểm hình thức mà cần phải dựa vào nghĩa, vào tiếng (từ)
gốc của từ láy.
*Bài tập 2: Các tổ hợp dưới đây có phải từ láy không?
- Đường đi, đến được, tôi vôi, học đọc, sáng sớm.
Với bài tập này giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy rõ: Các tổ hợp
19


từ trên không phải là từ láy mà là kết hợp của hai từ đơn, hai từ đơn này ngẫu
nhiên có điểm giống nhau về hình thức âm thanh.
*Bài tập 3: Các từ sau là từ láy hay từ ghép? Vì sao?
- Long lanh, nhí nhảnh, í ới, bâng khuâng, đủng đỉnh, lếch thếch.
Khi làm bài tập này, phần lớn các em cho các từ trên là từ láy nhưng có
một số em máy móc chỉ thừa nhận từ í ới là từ láy còn các từ long lanh, nhí
nhảnh…có hình thức âm thanh của từ láy nhưng không xác định được tiếng (từ)
gốc nên còn băn khoăn. Trong trường hợp này giáo viên cần giải thích cho học
sinh thấy: không phải bất cứ một từ láy nào chúng ta cũng có thể xác định được
từ (tiếng gốc) và khẳng định các từ trên đều là từ láy có tác dụng gợi tả.
*Bài tập 4: Tìm các từ láy là danh từ, động từ, tính từ (mỗi loại tìm ít nhất 3 từ)
Ví dụ: Danh từ: ai ai, cào cào, ba ba…
Động từ: an ủi, bôi bác, chấm chút…
Tính từ: mênh mông, xanh xao, bát ngát…
Thông qua việc làm các bài tập trên giáo viên đã giúp các em học sinh
hiểu được.
- Từ nào cũng có thể là từ láy:

- Muốn biết từ đó có phải là từ láy hay không thì phải dựa vào dấu hiệu
hình thức và vào nghĩa của các tiếng trong từng từ.
Như thế các em học sinh sẽ nắm chắc được cấu tạo của từ láy, nhận diện
từ láy một cách chính xác, không mơ hồ.
+ Dạng 2: Cho một câu văn, đoạn văn… trong đó có từ láy, yêu cầu học
sinh nhận biết từ láy trong câu văn, đoạn văn ấy.
Ví dụ: Tìm các từ láy trong đoạn văn sau:
"Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình,
Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve
kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những
người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hỏa thét
lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.”
20


Đối với dạng bài tập tìm từ láy trong một phần văn bản nói trên, giáo
viên nên hướng dẫn học sinh đọc phần văn bản ấy. Qua việc đọc hoặc nghe
người khác đọc, mắt nhìn và tai nghe, ấn tượng thị giác và ấn tượng thính giác,
với trực cảm bản ngữ, học sinh sẽ không khó khăn lắm trong việc nhận ra các từ
láy trong đoạn trích. Như ta đã biết, do những đặc trưng về hình thức âm thanh
và chữ viết, từ láy là loại từ học sinh dễ nhận biết nhất trong các loại từ xét về
mặt cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy). Giáo viên lưu ý học sinh: trong quá trình
đọc đoạn trích để tìm từ láy, cần luôn luôn có ý thức liên hệ, đối chiếu với định
nghĩa về từ láy của sách giáo khoa, nhớ lại những đặc trưng của từ láy. Bằng
cách này, học sinh sẽ tìm được các từ láy trong đoạn trích, là: ồn ã, rền rĩ, lách
cách, gay gắt, ầm ầm.
4. Luyện cho học sinh sử dụng từ láy
- Xây dựng bài tập giúp học sinh có thể sử dụng từ láy trong giao tiếp: yêu
cầu lựa chọn từ láy phù hợp với mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn
cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp; bài tập rèn luyện kĩ năng giao tiếp .v…v…

Ví dụ: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:
a. da người

c. lá cây đã già

b. lá cây còn non

d. trời.

- Xây dựng bài tập giúp học sinh có thể sử dụng từ láy trong khi làm văn miêu
tả, kể chuyện.
Ví dụ : Khi dạy bài miêu tả con vật hoặc cây cối, sau khi cho học sinh quan
sát đặc điểm bên ngoài, khi xây dựng phần thân bài, giáo viên có thể giúp học
sinh viết các câu văn miêu tả hay hơn có sử dụng từ láy bằng cách :
+ Tả con mèo :
Các con quan sát các bộ phận của con mèo và chọn từ láy thích hợp điền
vào chỗ chấm :
Cái đầu….bằng nắm tay người lớn, được điểm bởi cái mũi…,… với hai
cái lỗ….màu hồng phấn. Bộ lông…., cái đuôi……,…..
Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, nó nằm duỗi dài bốn chân, mắt
…, trông thật đáng yêu.
21


(Các từ cần điền: nho nhỏ, tròn tròn, xinh xinh, lim dim, thướt tha).
- Xây dựng bài tập giúp học sinh phát hiện từ láy kết hợp hiểu được tác dụng
nghệ thuật của từ láy.
Ví dụ : a, Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc
vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
b, Việc sử dụng những từ láy trên làm cho hình ảnh người nông dân gặt lúa
hiện lên như thế nào ?
Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi cho
các em trong tiết học buổi chiều hay tiết sinh hoạt.
Trò chơi 1: Thi tìm các từ láy là tên các con vật (chuồn chuồn, cào cào,
châu chấu, đa đa, chích chòe, chào mào,....).
Trò chơi 2: Thi tìm các từ láy về âm thanh (leng keng, lách cách, lộp độp,
tí tách, ầm ầm, bíp bíp,...)
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt mảng kiến thức
từ láy trong chương trình. Bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học và đạt
được kết quả khả quan, thể hiện rõ ở từng tiết học và qua các bài kiểm tra chất
lượng cuối kì. Chất lượng lớp 4 tôi dạy năm học 2014 – 2015 đạt được như sau:
Mốc thời

Sĩ số

gian
Đầu năm

29


Hs nhận diện

Hs biết cách

HS còn lúng

tốt

nhận diện

túng

5 ( 17,2%)

9 (31,03%)

15 (51,77%)
22


Cuối kì I

29

16 (55,04%)

6 (20,64%)

Cuối năm học


29

23 (78,02%)

6 (21,98%)

7 (24,08%)
0

PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN

Bất kì một giai đoạn nào thì giáo dục vẫn là quốc sách hàng đầu. Giáo dục
có tốt thì mới đào tạo ra những con người có ích. Để đạt được điều đó thì nội
dung chương trình phải dảm bảo tính khoa học và toàn diện. Từ những kết quả
đã đạt được, tôi thấy, qua việc giúp học sinh học tốt mảng kiến thức về từ láy
không những đảm bảo củng cố kiến thức cho học sinh mà còn giúp học sinh vận
dụng linh hoạt trong đời sống. Từ đó hình thành cho các em thêm yêu quý Tiếng
Việt hơn, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Để nâng cao hiệu quả dạy học về từ láy nói riêng và môn Tiếng Việt nói
chung, giáo viên cần:
1- Nắm chắc khái niệm từ láy, nguồn gốc từ và giải nghĩa chính xác các từ láy
để học sinh hiểu được bản chất của từ láy đó.
2- Phải đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực của
học sinh. Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, tâm huyết trong nhiều
năm.
3- Dành thời gian nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài dạy, dự kiến những sai lầm
thường gặp, sau đó phân tích tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra

những biện pháp khắc phục kịp thời.
4- Quan tâm, giúp đỡ kịp thời đến mọi đối tượng học sinh nhất là học sinh
còn yếu để các em được hoạt động thực sự, hiểu bài và có hứng thú học.
5- Linh hoạt trong hình thức tổ chức dạy học tránh sự nhàm chán cho học
sinh.
III. ĐỀ XUẤT

Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng
tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
23


1- Đối với giáo viên:
- Phải được trang bị đầy đủ về phương pháy dạy học tích cực. Tùy từng đối
tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn áp dụng những biện pháp phù hợp để
mọi học sinh trong lớp tiếp thu bài đạt hiệu quả cao nhất.
- Cần phải biết tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên, tránh gây
căng thẳng. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù là nhỏ nhất để hình
thành ở các em niềm tin vào bản thân mình. GV cần quan tâm đến mọi đối
tượng học sinh, phát huy khả năng của các em. Biết tạo ra một môi trường học
tập tích cực để các em có cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, biết trình bày
quan điểm, ý kiến của mình trước tập thể, biết tự đánh giá kết quả học tập, biết
học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập.
- Luôn bổ sung cho mình những kinh nghiệm còn thiếu nhưng cần phải có để
thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Có công tác chuẩn bị tốt trước
khi lên lớp trong đó chú trọng việc thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hoá các
hoạt động của học sinh, dự kiến những sai lầm thường gặp. Phân tích, tìm
nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp
thời.
2.Đối với nhà trường:

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc tổ chức và
triển khai đổi mới các hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
trong đó có nhận xét, đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
trong tổ. Nếu công việc này được làm thường xuyên, có kế hoạch thì chắc chắn
sẽ có tác dụng và hiệu quả cao.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt mảng kiến thức
về từ láy ở trường tiểu học nơi tôi công tác và đạt được những thành công nhất
định. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của các bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nhật Tân, ngày 04 tháng 3 năm 2016
Người viết sáng kiến
24


Phạm Thị Thanh Hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2013), Tiếng Việt lớp 4 (tập 1,2) – NXB Giáo dục
2. Bộ GD&ĐT (2013), Tiếng Việt lớp 3 (tập 1) – NXB Giáo dục
3. Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học – NXB Giáo dục
4. Từ điển Tiếng Việt – NXB Giáo dục
5. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, 1983. Ngữ pháp Tiếng Việt
25


×