Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Tiết Đọc Hiểu Môn Tiếng Anh Lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.22 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH LIÊU
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
-------------* * * * * ------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT TIẾT ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG
ANH LỚP 8

HỌ VÀ TÊN:
VŨ THỊ OANH
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN

BÌNH LIÊU

NĂM HỌC 2009-2010

1


MôC LôC
NỘI DUNG

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Trang
3

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.


3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

4

4. Đối tượng nghiên cứu.

4

5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu.

4

Phần thứ hai: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÍ CỦA VIỆC

4

4
5

DẠY KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

1. Cơ sở lí luận

5

2. Cơ sở pháp lí


5

Chương III:

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY KĨ
NĂNG ĐỌC Ở TRƯỜNG THCS
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC
TỐT TIẾT ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 CỦA
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN.

Chương IV: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Phần 3 :
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5

6

17
18

. TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

. LỜI CẢM ƠN

19


2


Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ ở các trường phổ thông được
áp dụng khá rộng rãi và được xem là môn học chính khóa với số tiết tối đa là
3 tiết trên tuần với khối 6,7,8, 2 tiết trên tuần 7 với khối 9. Khi tiếng Anh đã
khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp
học, thì việc năng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng.
Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu
cầu thiết yếu không chỉ đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang
trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ.
Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4 kĩ
năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này,
thì sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong
việc giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng đọc hiểu là một trong nhưng kĩ năng cơ bản
được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem
người học có hiểu nội dung của bài hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả
năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài
liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và
lứa tuổi của học sinh giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh
và hiểu biết thêm về các lĩnh vực khác trong xã hội và nền văn hóa của một
số quốc gia trên thế giới. Trong một tiết đọc hiểu giáo viên không chỉ đơn
thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết
vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao chco phù hợp với nội dung cụ
thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động
luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất
ngại luyện tập. Nguyên nhân là do tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ

đẻ, khó học, khó nhớ. Hơn nữa cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, họ
thiếu quan tâm đến việc học tập của các em ở trường cũng như ở nhà. Sở dĩ
các em rất lười học từ nên vốn từ vựng của các em quá ít, chuẩn bị bài mới
so sài và quá làm dụng sách để học tốt dẫn đến việc lười tư duy, học đối phó
nhất là những em học yếu. Các em luôn sợ nói sai dẫn đến ngại phát biểu
làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bộ môn.
Trước yêu cầu của môn học và những khó khăn của học sinh, là một giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân tôi luôn trăn trở là phải làm
thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong phương pháp giảng dạy của
mình. Bởi thế, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp học sinh học tiết đọc
hiểu có hiệu quả hơn và đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm có tiêu đề
“ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết đọc hiểu môn tiếng Anh
3


lớp 8.”
Qua việc học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp và qua thực tiễn giảng dạy,
tôi đã đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2006-2007. Năm học
2009-2010 tôi tiếp tục thực hiện và bổ sung thêm một số giải pháp để thực
hiện có hiệu quả hơn trong giảng dạy.
Nội dung của đề tài này là nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
tiết đọc hiểu, giúp học sinh ham học tiếng Anh, tạo không khí học tập sôi
nổi, sinh động hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học bộ môn
tiếng Anh.
2. Mục đích nghiên cứu.
-Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu tầm quan trọng của kĩ năng
đọc hiểu. Từ thực trạng của việc dạy kĩ năng đọc tiếng Anh ở trường THCS
thị trấn và tìm ra những phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng
bài, từng đối tượng học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy kĩ năng đọc.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kĩ năng đọc tiếng Anh ở trường
THCS thị trấn.
- Tiến hành thực nghiệm và rút ra kết luận.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 8.
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2007-2008; 2009-2010.
- Học sinh lớp 8 trường THCS thị trấn.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này, cùng với sự giúp đỡ của các
đồng nghiệp và các em học sinh trong trường. Tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
+ Đọc tài liệu nghiên cứu những vấn đê có liên quan.
+ Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề.
+ Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, lấy ý kiến.
+ Thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận.

4


Phần thứ hai: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÍ CỦA VIỆC DẠY KĨ NĂNG
ĐỌC HIỂU
1.Cơ sở lí luận.
Đọc hiểu là một kĩ năng rất quan trọng, cần thiết trong việc dạy và học ngôn
ngữ ở trường THCS. Ngoài ý nghĩa được sử dụng làm phương tiện giới thiệu
nội dung và ngôn ngữ mới, kĩ năng đọc còn được phát triển thông qua các
bài tập đọc có mục đích khác nhau như đọc hiểu nội dung chi tiết, đọc lướt,
đọc lấy ý chính, đọc tìm thông tin cần thiết,v.v....; với các loại bài khóa có

văn phong khác nhau như văn bản viết, văn bản nói, bài hội thoại, bài văn
xuôi, quảng cáo , bảng biểu, mầu khai, v.v..........
Trong các bài đọc ngắn học sinh lấy thông tin để kiểm tra lại các dữ liệu, tìm
ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó... Nếu
người đọc không hiểu được thì sẽ khó tiếp thu kiến thức và ghi nhớ những
dữ kiện thông tin lâu dài.
Do đặc thù của môn học ngoại ngữ, người học không thể hiểu hết nghĩa của
các từ xuất hiện trong bài hay nội dung của tất cả các đoạn văn. Chính vì vậy
các phương pháp nhằm giúp các em hiểu được nội dung bài đọc và làm được
các bài tập theo yêu cầu của giáo viên là rất cần thiết.
2. Cơ sở pháp lí.
. Căn cứ vào các văn bản có tính chất pháp lí, quy chế của nghành giáo dục,
bậc học và đặc trưng của môn học.
Chương III:

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY KĨ NĂNG ĐỌC Ở
TRƯỜNG THCS

Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức trong trường học.
Nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một
phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, nhưng phần lớn là do
chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập của các
em học sinh. Điều đó thể hiện rất rõ trong các tiết dạy. Học sinh luôn tìm
cách lẩn tránh việc phải đọc một bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ
mới.
Mặt khác, hầu hết học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu
tìm hiểu bài đọc. Vì thế chất lượng dạy học bị giảm sút, không đáp ứng được
nhu cầu đề ra của chương trình.
Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên không thể không kể đến: chất lượng dạy
học có được nâng cao, phương pháp dạy học có đổi mới phù hợp với từng

5


bài học, từng đối tượng học sinh. Biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề
vướng mắc này cũng chính là những phương pháp thiết thực được áp dụng
có hiệu quả vào mỗi tiết dạy kĩ năng đọc.
Chương IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIẾT
ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 CỦA TRƯỜNG THCS THỊ
TRẤN.
Trước khi tiến hành dạy một tiết đọc hiểu thì giáo viên và học sinh cần
phải chuẩn bị một số việc sau.
* Đối với giáo viên.
- Xác định mục tiêu tiết dạy, điều học sinh cần đạt được sau tiết dạy.
- Lựa chọn phương pháp, thủ thuật thích hợp để áp dụng vào tiết giảng.
- Có đồ dùng dạy học cần thiết.
- Giáo án cần có các câu hỏi phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
- Phân bố thời gian hợp lí các phần trong tiết dạy.
- Sử dụng thành thạo các thủ thuật dạy học cũng như các phương tiện trực
quan và các phương tiện dạy học sẽ áp dụng cho tiết giảng.
- Có các dạng bài tập từ dễ đến khó để giúp các em học yếu đều có thể làm
được phần nào.
* Đối với học sinh.
- Phải học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
Trong tiết đọc hiểu, vai trò của giáo viên chỉ là người đưa ra các hướng
dẫn còn học sinh là người chủ động nắm bắt nội dung. Tiết học được tiến
hành theo ba giai đoạn sau:
A. Pre - reading
( Trước khi đọc )
B. While - reading ( Trong khi đọc )
C. Post – reading ( Sau khi đọc )


A. Pre - reading : Các hoạt động trước khi đọc:
Để có được giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của tiết dạy
là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi
về cả mặt tâm lí lần nội dung cho hoạt đọng dạy học tiếp theo đó.

6


Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5-7 phút)
nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để
có thể thực hiện được các mục đích đó.
* Các hoạt động mở bài.
Các hoạt động mở bài nhằm giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ
điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ đọc. Các hoạt động trước
khi đọc gồm những hoạt động nhằm đạt được những mục đích sau:
+ Gây hứng thú.
+ Tạo nhu cầu, mục đích đọc.
+ Đoán trước nội dung bài đọc.
+ Nêu những điều muốn biết về nội dung sắp đọc.
+ Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề các em sẽ đọc.
Để thực hiện hoạt động trước khi đọc giáo viên nên giới thiệu chủ đề của
bài. Để giới thiệu chủ đề của bài giáo viên có thể sử dụng một trong các thủ
thuật sau:
. Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm
của học sinh về chủ điểm của bài trước khi các em đọc về nó qua các hoạt
động dạy học hay thủ thuật như: Brainstorming, Discussions...
. Đoán trước nội dung sắp học bằng cách trả lời các câu hỏi đoán về nội
dung bài hoặc qua các câu hỏi dặt trước. ( Pre- questions)
. Đưa ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh làm bài tập đúng sai dựa

vào kiến thức cho sẵn. ( T/F statements )
. Yêu cầu học sinh sắp xếp lại những câu nhận định cho sẵn theo đúng trình
tự nội dung của bài học. ( Ordering statements or pictures )
. Nối đoạn văn với các trường hợp cần sơ cứu
Sau đây là một số ví dụ tôi thường áp dụng :
- Ví dụ 1:

Unit 4 - Our past
Lesson 4 – Read
* Ordering statements.
- Mục đích: Học sinh đoán được trình tự các thông tin về câu truyện “ The
Lost Shoe “ .
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra bảng phụ đã viết sẵn các câu.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc qua để tìm ra từ chưa biết hoặc không nhớ
7


nghĩa - giáo viên giải thích nghĩa.
+ Giáo viên nói lên nội dung của những câu này và đưa ra yêu cầu của bài
làm.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội và yêu cầu từng đội lên bảng ghi ra ý kiến
phỏng đoán của riêng mình.
Instruction: These sentences are belong to “ The Lost Shoe “ story. But
they are not in order. Please read and put them in the correct order.
1.
2.
3.
4.


A poor farmer had a daughter named Little Pea.
Little Pea didn’t have any new clothes.
His new wife was very cruel to Little Pea.
A fairy appeared and changed Little Pea’s rags into beautiful
clothes.
5. After his wife died, he married again.
6. Little Pea had to do chores all day.
7. The village held its harvest festival.
- Ví dụ 2:

Unit 5 – Study habits
Lesson 1 : Getting started, listen and read
* T/F statements prediction
- Mục đích: Học sinh đưa ra ý kiến của mình về các thông tin sau khi mẹ
Tim nhận được sổ theo dõi tình hình học tập của Tim.
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra bảng phụ đã viết sẵn các câu.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc qua để tìm ra từ chưa biết hoặc không nhớ
nghĩa - giáo viên giải thích.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội và yêu cầu từng đội lên bảng ghi ra ý kiến
phỏng đoán của riêng mình.
Instruction: Write T/F in the correct column
Statements

T

F
8



1.Tim was out when his mother called him.
2.Tim’s mother met his teacher at school.
3.Tim’s report is poor.
4.Tim’s mother wants him to improve one thing.
5.Tim needs to improve his Spanish grammar.
6.Tim promised to try his best in learning Spanish.
- Ví dụ 3:

Unit 8 – Country life and City life
Lesson 4 : read
* Brainstorming
- Mục đích: Để học sinh đưa ra ý kiến nhận xét riêng của mình về nguyên
nhân của một số người dân phải dời nhà ra thành phố.
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra yêu cầu và gợi ý học sinh cách làm.
. Instruction: Many countryside residents are leaving their home for the
city. Give the reasons why they are doing so.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ về yêu cầu trên.
+ Giáo viên gọi học sinh lên bảng để viết ra ý kiến của mình.
get a better education for their
children
get better jobs
earn more money

- Ví dụ 4:

Reasons


in order to live in the busier
places

Unit 9 : A first – aid course
9


Lesson 4 : Read
* Matching
- Mục đích: Học sinh vận dụng kiến thức hiểu biết của mình kết hợp với
nghĩa của một số từ vựng vừa học vào nối đoán các trường hợp cần sơ cứu.
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra bảng phụ đã viết sẵn thông tin.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc qua các câu để tìm ra từ chưa biết hoặc
không nhớ nghĩa.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nối đoán.
+ Giáo viên gọi học sinh lên bảng để nối.
Instruction: Match one case with its first-aid.
Case
FAINTING

SHOCK

BURNS

First – aid

- Don’t overheat the victim with blankets or coats.
- Don’t give the victim any food or drink.
- Don’t give the victim drugs or alcohol.

- Cool the burn immediately so as to minimize tissue
damage.
- Put the affected part under a running cold tap (if
possible)
- Ease pain with ice or cold water packs.
- Cover the burned with a thick sterile dressing.
- Leave the patient lying flat.
- Don’t force him/her to sit or stand.
- Elevate the patient’s feet, or lower his/her head below
the level of the heart.
- Don’t let the victim get cold.
- Give the victim a cup of tea when he/she revives.

- Ví dụ 5:

10


Unit 10 : Recycling
Lesson 4: Read
* Pre- questions
- Mục đích : Học sinh vận dụng kiến thức hiểu biết của mình vào để trả lời
các câu hỏi đưa ra.
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra bảng phụ đã viết sẵn thông tin.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc qua các câu để tìm ra từ chưa biết hoặc
không nhớ nghĩa.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nối đoán.
+ Giáo viên gọi học sinh lên bảng để ghi ra ý kiến của mình, hoặc giáo viên
có thể hỏi học sinh và ghi ngay lên bảng để tiết kiệm thời gian.

Instruction: You are going to read a newspaper how to protect the
environment. Guess the answer for these questions.
1.What do people do with used things ?
2.What can they make from them?
2. While – reading ( Trong khi đọc )
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu nội dung
bài đọc, và kiểm tra lại bài tập đoán mình vừa làm ở phần trước khi đọc.
Những dạng bài tập tôi thường cho học sinh làm gồm:
+ Đánh dấu tick ( ) vào câu đúng sai ( True / false), hoặc viết T/F
+ Hoàn thành câu ( Complete the sentences)
+ Điền thông tin vào bảng / biểu đồ (Fill in the chart)
+ Sắp xếp các câu theo trình tự câu truyện hay sắp xếp câu theo tranh.
“ Ordering statements”
+ Trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc ( Comprehension questions)

- Ví dụ 1 : Tôi lấy lại ví dụ 2 ở phần trước khi đọc” Pre- reading” để thực
11


hiện các bước tiếp theo.

Unit 5 – Study habits
Lesson 1 : Getting
* Viết T/F cho câu đúng, sai “T/F statements prediction “
- Mục đích : Học sinh đọc bài và kiểm tra ý kiến đã dự đoán ở phần prereading.
- Các bước tiến hành:
+ Học sinh dở sách ra đọc trong vòng vài phút tùy theo nội dung của từng
bài.
+ Giáo viên cùng học sinh chữa bài dự đoán đó.


Statements
a.Tim was out when his mother called him.
b.Tim’s mother met his teacher at school.
c.Tim’s report is poor.
d.Tim’s mother wants him to improve one thing.
e.Tim needs to improve his Spanish grammar.
f.Tim promised to try his best in learning Spanish.

T

F
F

T
F
T
F
T

- Ví dụ 2 : Bài tập 2 trang 93

12


Unit 10 : Recycling
Leson 4 : Read

* Hoàn thành câu “Complete the sentences to make a list of recycled
things.”
- Mục đích: Học sinh tìm được thông tin để hoàn thành câu theo từ đã gợi ý.

- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra hướng dẫn
+ Học sinh đọc bài trong sách để tìm thông tin hoàn thành câu.
+ Giáo viên cùng học sinh chữa bài và chỉ rõ thông tin đó ở đoạn nào, dòng
thứ mấy và giải thích tại sao lại phải viết như vậy với câu thứ 5 .
1.Car tires are recycled to make pipes and floor coverings.
2.Milk bottles are cleaned and refilled with milk.
3.Glass is broken up, melted and make into new glassware.
4.Drink cans are brought back for recycling.
5.Household and garden waste is made into compost.
- Ví dụ 3 : Bài tập 1 – trang 126

Unit 13: Festivals
Leson 4 : Read
* Điền thông tin hoàn thành bảng biểu “ Fill in the chart to complete the
table.”
-Mục đích : Học sinh đọc thông tin về Lễ Giáng Sinh và hoàn thành bảng
biểu.

13


- Các bước tiến hành:
+ Học sinh đọc thông tin về Lễ Giáng Sinh và tìm thông tin để điền vào chỗ
trống.
+ Học sinh có thể so sánh kết quả theo cặp hoặc theo nhóm.
+ Giáo viên cùng cả lớp chữa bài.
+ Giáo viên giải thích những chỗ cần thiết giúp học sinh hiểu bài sâu hơn.
Special Christmas


Place of origin

Date

Riga
Mid- 19 th century
Christmas Carols
USA
- Ví dụ 4 : Tôi lấy lại ví dụ 1 đã trình bày ở phần “Pre – reading” để thực
hiện các bước tiếp theo.

Unit 4 - Our past
Lesson 4 – Read
* Ordering statements.
- Mục đích : Học sinh đọc câu truyện “ The Lost Shoe” và sắp xếp câu theo
trình tự của câu truyện.
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu truyện và kiểm tra lại đáp án dự đoán
của mình ở phần “ Pre-reading.”

1. A poor farmer had a daughter named Little Pea.

14


2. Little Pea didn’t have any new clothes.
3. His new wife was very cruel to Little Pea.
4. A fairy appeared and changed Little Pea’s rags into beautiful
clothes.
5. After his wife died, he married again.

6. Little Pea had to do chores all day.
7. The village held its harvest festival.
+ Giáo viên cùng cả lớp chữa bài.
Đáp án :
1- 5-3-6- 7-2- 4
3. Post – reading ( Sau khi đọc )
Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết
tổng quát của từng bài đọc,liên hệ thực tế, chuyển hóa nội dung thông tin và
kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ
đã học.
Các dạng bài tập tôi thường cho học sinh làm là:
+ Tóm tắt nội dung bài đọc dạng gap fill ( Summarize the text)
+ Viết lại nội dung bài đọc dùng các từ gợi ý.
+ Sắp xếp các sự kiện cho bài đọc ( Arange the events in order)
+ Kể lại câu truyện theo tranh ( Retell the story)
+ Thảo luận ( Discussion )
Tôi xin đưa ra vài ví dụ như sau :
- Ví dụ 1 :

Unit 4 : Our past
Leson 4: Read
* Summarize the story, using the suitable words from the text.
- Mục đích: Học sinh nắm được nội dung cốt lõi của câu truyện, sử dụng
được các từ vựng điền vào chỗ trống để hoàn thành câu truyện. Cách này
dùng được với cả học sinh yếu. Còn học sinh khá tôi để khuyết nhiều từ hơn.
- Các bước tiến hành :
+ Giáo viên lại nội dung câu truyện theo các từ đã gợi ý.
+ Học sinh làm theo cặp, nhóm
+ Giáo viên gọi học sinh đọc to phần bài làm nhóm mình.


15


Little Pea 's father is……. After his wife ……., he married again . The
step mother was very ……….to Little Pea. She had to do chores all day .
Her farther was very upset . He soon ….....of a broken heart. In the fall, the
village held its harvest ……. The prince wanted to ……...his wife from the
village. Little Pea didn't have new clothes. A fairy appeared and magically
changed Little Pea's rags into ………. As running to the festival, she
dropped her …….. The prince found her shoe and he wanted to………her.
- Ví dụ 2 :

Unit 2 : Making arrangements
Leson 4: Read
* Viết lại nội dung bài đọc dùng các từ gợi ý .
- Mục đích : Học sinh vận dụng kiến thức đã đọc về nhà Bác học Alexander
Graham Bell và dựa vào các từ gợi ý để viết thành câu hoàn chỉnh.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra bảng phụ đã viết sẵn các từ gợi ý.
+ Yêu cầu học sinh đọc qua các câu.
+ Giáo viên gợi ý cách làm.
+ Có thể cho học sinh làm theo bàn, nhóm hay cá nhân.
+ Giáo viên gọi các nhóm đọc to bài làm của nhóm mình ( Mỗi em đọc một
câu ) . Giáo viên chữa đúng cùng lúc đó.
* Complete the following sentences, using suggested words.
1. Alexander Graham Bell/ born / Edinburgh / March 3rd, 1847.
2. He / Scotsman.
3. Later he emergrated, first / Canada / then / the USA in the 1870s.
4. In American, he / work with deaf-mute / Boston University.
5. He / start experimenting with ways of transmiting speech a long distance.

6. This / lead to the invention / the telephone.
7. In 1876, the first telephone / introduce
8. In 1877, it / use / in commercial.
- Ví dụ 3 :

Unit 8 : Country life and City life
16


Lesson 4 : Read
* Thảo luận : Discussion
- Mục đích : Học sinh vận dụng kiến thức hiểu biết của mình để thảo luận
và trả lời câu hỏi.
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên đưa ra câu hỏi.
+ Gợi ý học sinh cách làm
+ Cho học sinh thảo luận theo bàn, nhóm và ghi ý kiến ra giấy.
+ Giáo viên gọi học sinh nói to ý kiến của nhóm mình.

Chương IV: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau một thời gian băn khoăn, trăn trở với phương pháp mình đã chọn. Khi
áp dụng tôi thấy học sinh học tập sôi nổi , nhiều em tích cực phát biểu ý
kiến, học sinh hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn. Bằng việc kiểm tra chất
lượng học sinh tôi đã thu được kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng
trước khi áp dụng phương pháp này. Số học sinh khá giỏi tăng, số học sinh
yếu kém giảm nhiều.
Sau đây là kết quả khảo sát tại trường THCS Thị Trấn Bình Liêu năm học
2009-2010.
* Năm học 2007-2008
Khối 8

Tổng 95 em

Giỏi
Khá
8= 8,4% 10= 10,5%

Tr. bình
66=
69,5%

Yếu
11 =
11,6%

Kém
0

* Năm học 2009-2010
Khối 8
Giỏi
Khá
Tr. bình
Yếu
Kém
Tổng 93 em 14=
18= 19,4% 59=63,4% 2=2,1%
0
15,1%
Như vậy số học sinh khá, giỏi tăng thêm, số học trung bình, yếu giảm. Tuy
kết quả còn nhiều hạn chế song kĩ năng đọc hiểu của học sinh được nâng lên

khả rõ, đặc biệt là tăng cường mức độ tham gia đóng góp xây dựng bài của
17


học sinh tạo được không khí học tập phấn khởi. Hạn chế rất nhiều những học
sing thờ ơ với tiết học, nêu cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ
học bộ môn tiếng Anh nói chung và tiết kĩ năng đọc hiểu nói riêng.
Phần 3 :

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Kết luận
Đây chỉ là những phương pháp đơn giản mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy
học sinh lớp 8 trường THCS Thị Trấn. Tuy nhiên khi áp dụng còn có những
nhược điểm sau:
- Dễ gây ồn ào làm ảnh hưởng đến các phòng học bên cạnh.
- Sẽ làm mất nhiều thời gian nếu như học sinh không tự giác.
Để khắc phục những tình trạng trên, người thầy cần quy định thời gian cho
từng loại bài tập, cung cấp đầy đủ các ngữ liệu cần thiết, quan trọng là có sự
theo dõi bao quát chung và hỗ trợ kịp thời của giáo viên. Cuối cùng nhận
xét, góp ý kiến, chữa lỗi và tuyên dương học sinh làm đúng.
Tuy đã có rất nhiều cố gắng, song chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót nhất
định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng
nghiệp, các cấp lãnh đạo để tôi rút kinh nghiệm, qua đó nâng cao năng lực
giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong những năm tiếp
theo.
* Kiến nghị
- Phòng GD & ĐT cần trang bị thêm một số thông tin sau:
+ Sách tham khảo về phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh THCS, trang bị
thêm máy chiếu cho trường để đội ngũ giáo viên chúng tôi có nhiều cơ hội

ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
+ Bộ GD & ĐT nên có ý kiến với bộ phận về nội dung đĩa nghe của chương
trình tiếng Anh THCS tránh kĩ năng dạy nghe nhưng trong đĩa nghe lại
không có nội dung nghe ( Tiếng anh 8 và tiếng Anh 6)
Bình Liêu, ngày 19 tháng 5 năm 2010.
Người viết

VŨ THỊ OANH
* Phần nhận xét đánh giá của BGH nhà trường .
...........................................................................................................................
18


………………………………………………………………………………...
...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
* Phần nhận xét đánh giá của phòng GD& ĐT huyện .
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………...........................
...........................................................................................................................
………………………………………………………………………………...
...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...

* Phần nhận xét đánh giá của sở GD& ĐT tỉnh Quảng Ninh.
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………...........................
...........................................................................................................................
………………………………………………………………………………...
...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………...

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tiếng Anh 8 của Bộ GD & ĐT- Tác giả Đặng Văn
Hùng, Đào Ngọc Lộc....
2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THCSTác giả Nguyễn Hạnh Dung, Nguyễn Thị Lợi.
3. Sách giáo viên tiếng Anh 8
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các em học sinh khối 8, cảm ơn các đồng
nghiệp của trường THCS thị trấn Bình Liêu đã giúp đỡ tôi trong quá trình
giảng dạy.
Cảm ơn BGH trường THCS thị trấn Bình Liêu đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi dạy thực nghiệm tại trường.


20


21



×