Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TRỌN bộ CHINH PHỤC lý THUYẾT PHẦN TIẾN hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.39 KB, 7 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

KHÓA LUYỆN THI THPT QUỐC GIA - MÔN SINH HỌC - Thầy THỊNH NAM

Chuyên đề : CHINH PHỤC LÝ THUYẾT PHẦN TIẾN HÓA
Câu TH 1: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả
như sau:
Thế hệ
F1
F2
F3
F4
F5

Kiểu gen AA
0,04
0,04
0,5
0,6
0,65

Kiểu gen Aa
0,32
0,32
0,4
0,2
0,1

Kiểu gen aa
0,64
0,64


0,1
0,2
0,25

Một số nhận xét được rút ra như sau:
(1) Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội
(3) Ở thế hệ F3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh.
(4) Ở thế hệ F1 và F2 quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
(5) Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F3.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2
C .3
D.4.
Câu TH 2: Cho các cặp cơ quan sau: (1) Cánh chuồn chuồn và cánh dơi; (2) Tua cuốn của đậu và gai xuơng
rồng; (3) Chân dế dũi và chân chuột chũi; (4) Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên; (5) Ruột thừa ở nguời và ruột
tịt ở động vật; (6) Mang cá và mang tôm. Trong số các cặp cơ quan trên, số luợng cặp cơ quan phản ánh nguồn
gốc chung của sinh giới là:
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu TH 3: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá?
(1) Hiện tượng di nhập gen có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho quần thể trong quá trình tiến hóa.
(2) Tất cả các thường biến đều không phải là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
(3) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu so cấp và chủ yếu của quá trình tiến hóa.
(4) Tất cả các đột biến và biến dị tồ hợp đều nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
(5) Suy cho cùng, nếu không có đột biến thì không thể có nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa.
(6) Biến dị thứ cấp là nguồn nguyên liệu chủ yếu hon so với biến dị so cấp.

A.5.
B.2.
C.3.
D.4.
Câu TH 4: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây về các cơ chế cách li và quá trình hình thành loài là đúng?
(1) Trong con đường hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần thiết phải có sự tham gia của cách li
địa lý.
(2) Mọi con đường hình thành loài ở các loài giao phối đều cần có sự tham gia của cách li sinh sản
(3) Hình thành loài bằng con đường địa lý không gặp ở những loài ít hoặc không có khả năng di chuyển.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh và ít gặp ở động vật.
(5) Mọi con đường hình thành loài đều có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
(6) Hình thành loài bằng con đường địa lý và con đường sinh thái đều diễn ra trong cùng khu phân bố.
A.4.
B.2.
C.3.
D.5.
Câu TH 5: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các
dạng người tổ tiên?
(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.
(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.
(3) Dáng đứng thẳng.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.
(5) Có lồi cằm.

(6) Chi năm ngón.

A.1.
B.2.
C.3.
D.4
Câu TH 6: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên
cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát
triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương
tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biên tím và nhím biên đỏ không tương thích
nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khac nhau, hai dòng vẫn phát triến bình
thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho
hạt lép.
A. (2), (3) (5).
B. (1), (3), (6).
C. (2), (3), (6).
D. (2), (4), (5).
Câu TH 7: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một huớng xác định.
(2) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Tạo ra alen mới trong quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của đột biến gen?

A. 1.
B.4.
C. 2.
D. 3.
Câu TH 8: ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các
trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các
cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên
sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (1), (3).
B. (3), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (2).
Câu TH 9: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về giao phối ngẫu nhiên?
(1) Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể.
(2) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến
(3) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(4) Giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng áp lực của quá trình đột biến bằng cách phát tán đột biến trong quần thể.
(5) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D.4.
Câu TH 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về sự tác động của chọn lọc tự nhiên?
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể.
Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng alen riêng lẻ ở các loài sinh vật lưỡng bội.
Chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu lên hai cấp độ cá thể và quần thể.
Chọn lọc tự nhiên không diễn ra khi điều kiện sống ổn định liên tục qua nhiều thế hệ.
Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen.
A.2.
B. 3.
C.4.
D. 5.
Câu TH 11: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể.
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
A.l.
B.2.
C.3.
D.4.
Câu TH 12: Khi có sự phát tán hoặc di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần
số tương đối của các alen rất khác so với quần thể gốc vì

A. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên rấtkhác so với của quần
thể gốc.
B. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng trong quá trình di cư của chung.
C. nhom cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng vì chưa thích nghi kịp thời với điều kiện
sống mới.
D. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể
gốc.
Câu TH 13: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Trực tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Không có khả năng tạo ra một đặc điểm mới cho quần thể.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội cơ hại ra khỏi quần thể.
(4) Có thể tác động ngay cả khi môi trường sống ổn định qua nhiều thế hệ.
(5) Có thể làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể tương đối
nhanh.
(6) Có thể hình thành nhiều đặc điểm thích nghi khác nhau trong cùng quần thể.
Có bao nhiêu thông tin đúng về chọn lọc tự nhiên?
A. 2.
B.4.
C.3.
D.5.
Câu TH 14: Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa:
1. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.
2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo
một hướng xác định.
3. Di - nhập gen cơ thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên cơ thể làm tăng tần số của một alen cơ hại trong quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Các
phát biểu đúng là:
A. 1, 2,3, 4.
B. 1,2,4, 5.

C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu TH 15: Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có nhiều trường hợp đột biến lặn có lợi nhưng
vẫn bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ ra khỏi quần thể. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Quần thể bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Do gen đột biến dễ xảy ra hoán vị gen làm xuất hiện các tổ hợp gen có hại.
C. Bị tác động của đột biến nghịch làm cho đột biến lặn trở thành đột biến trội.
D. Do gen lặn đột biến liên kết chặt (liên kết hoàn toàn) với gen đột biến trội có hại.
Câu TH 16: Quan sát hai loài chim di cư đến sống trên cùng một đảo, ban đầu người ta ghi nhận được ổ sinh
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

thái của 2 loài theo hình (a), sau một thời gian sinh sống người ta nghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo
hình (b).

Cho các nhận xét sau:
(1) Trong giai đoạn đầu, hai loài này có thể đã sử dụng cùng một loại thức ăn.
(2) Sau một thời gian sống chung, ổ sinh thai của mỗi loài đều bị thu hẹp.
(3) Trong giai đoạn đầu, kích thước quần thể mỗi loài có thể đã bị giảm sút.
(4) Trong giai đoạn sau, mỗi loài đều có khả năng đạt đến kích thước quần thể tối đa và không bao giờ xảy

ra sự cạnh tranh.
Số nhận xét đúng là
A.3.
B.1.
C.4.
D.2.
Câu TH 17: Điều gì là đúng với các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hoa.
(2) Chúng đều là quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) Chúng luôn dẫn đến sự thích nghi.
(4) Chúng đều làm phong phú vốn gen của quần thể.
A. (2),(3).
B. (1)7(4).
C.(l),(2).
D. (1),(3).
Câu TH 18: Có bao nhiêu bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa đồng quy?
(1) Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
(2) Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
(3) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
(4) Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
(5) Cánh dơi và cánh chim đều có chức năng giống nhau là giúp sinh vật thích nghi với đời sống bay
lượn.
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu TH 19: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 4



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

(2) Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Tạo ra alen mới trong quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của đột biến gen?
A. 3. B. 2. C.4. D. 1.
Câu TH 20: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên
cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khư vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát
triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phưong đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương
tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tưong thích
nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình
thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt
lép.
A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (6). c. (2), (3), (5). D. (1), (3), (6).
Câu TH 21: Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
(1) Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín
(2) Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi
(3) Có tính toàn vẹn di truyền,có tính đặc trưng cao
(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen
Phương án đúng là
A. 1,3,4

B. 1,2,3
C. 2,4,5
D. 3,4,5
Câu TH 22: Cho các phát biểu sau:
(l) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi
(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thế chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo
(3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen nhất định
được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác
(4) Sự trao đối di truyền giữa các quần thế có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian
(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng
làm giảm biến dị di truyền
Tổ hợp câu đúng là
A. 1,2,3,4,5
B. 1,3,4,5
C. 3,4,5
D. 2,3,4
Câu TH 23: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi
trường
B. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
C. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua
đó làm biến đổi thành phần kiểu len của quần thể.
D. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số
alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 5



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu TH 24: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là
đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.. .ngăn cản các cá thế của quần thể cùng
loài gặp gỡ và giao phối với nhau
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
(4) Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới
(5) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư
(6) Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thế giao phối với nhau
Số phương án đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu TH 25: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quan điểm của học thuyết tiến
hóa tổng hợp hiện đại?
(1) Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
(2) Các cơ chế cách li thúc đẩy sự phân hóa vốn gen giữa các nhóm cá thể trong quần thể.
(3) Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
(4) Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
(5) Giao phối ngẫu nhiên không có ý nghĩa với quá trình tiến hóa.
A.4.
B.2.
C.1.
D.3.
Câu TH 26: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình phát sinh loài người?

A. Các bằng chứng hóa thạch và phân tử đều ủng hộ cho giả thuyết là loài Homo erectus di cư từ châu Phi
sang các châu lục khác và sau đó tiến hóa thành người hiện đại, Homo sapiens.
B. Người và cac loài khỉ, vượn hiện nay đều có tổ tiên chung là vượn người cổ đại.
C. Trong chi Homo, ngoài loài người, Homo sapiens, còn có một số loài khác tiến hóa và tồn tại đến nay.
D. Dựa trên các bằng chứng tiến hóa, các nhà khoa học đã xác định tinh tinh là loài cơ quan hệ họ hàng gần
với người hiện đại nhất.
Câu TH 27: Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đối tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là
A. 5 đặc điểm.
B. 4 đặc điểm.
c. 2 đặc điểm.
D. 3 đặc điểm.
Câu TH 28: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự giống nhau giữa chọn lọc tự
nhiên và chọn lọc nhân tạo?
(1) Giảm tính đa dạng của sinh giới.
(2) Dựa trên hai đặc tính biến dị và di truyền.
(2) Tác động trực tiếp lên kiểu hình.
(3) Chọc lọc những tính trạng có lợi cho sinh vật.
(3) Kết quả là hình thành nhiều loài mới.
(6) Đều diễn ra theo con đường phân li tính trạng.
A. 5.
B. 2.
c. 3.
D. 4
Câu TH 29: Trong các phát biểu sau đây,

có bao nhiêuphát biểu sai khi nói về các
nhân tố tiến hóa?
(1) Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo số loại alen của quần thể.
(2) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại nên không phải là một nhân tố tiến hóa.
(3) Di- nhập gen làm tăng cường sự khác biệt vốn gen giữa các cá thể cùng loài.
(4) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên quần thể khi có nguồn biến dị sơ cấp được tạo ra.
(5) Sự ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên lên quần thể không phụ thuộc vào kích thước của quần thể
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 6


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

A. 2.
B.5.
C. 3.
D. 4
Câu TH 30: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát không đúng khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh?
(1) Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Xương chi trước của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau.
(3) Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động.
(4) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.
(5) Chuỗi polipeptit của các loài đều được cấu tạo bởi các đơn phân là các axit amin.
A.3.
B. 1.
C. 2.
D.4.
LƯU Ý:


Đáp án của hệ thống câu hỏi này thầy đang viết lời giải chi tiết
Hẹn các em sau tết thầy sẽ tặng trọn bộ lời giải chi tiết các em nhé!
Thầy chúc các em đón một cái tết ấm cúng bên gia đình và nhiều thành công trong năm mới!
Thầy của các em: THỊNH NAM

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 7



×