Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đề cương Giao dịch thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 113 trang )

TRƯỜNG CĐ TÀI CHÍNH – HẢI QUAN
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2013

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên giảng viên phụ trách học phần: TRẦN THỊ TRÀ GIANG
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ
- Cơ quan công tác: Trường cao đẳng Tài chính – Hải quan
- Thời gian và địa điểm làm việc ở Trường: Khoa Kinh doanh quốc tế
- Địa chỉ liên hệ: B2/1 Đường 385 P.TNP A, Q9, TP.HCM
- Điện thoại:

0908 404 770

email:

- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Giao dịch thương mại quốc tế; Tên tiếng Anh: International Commercial
Transaction
- Mã học phần: 0510270
- Số tín chỉ:



4 (Số tiết/giờ chuẩn: 60 tiết số tiết/giờ thực tế: 70 tiết )

- Áp dụng cho ngành Kinh doanh thương mại, chuyên ngành Kinh doanh XNK
Bậc đào tạo: Cao đẳng
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần tiên quyết: Tiếng Anh;
- Các học phần học trước:
- Các học phần học song hành:
- Các học phần kế tiếp: Vận tải Bảo hiểm hàng hóa XNK, Thanh toán quốc tế, Trị giá hải
quan, Thủ tục hải quan
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có):
- Phân bổ giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 40 tiết
+ Làm bài tập trên lớp: 10 tiết
+ Thảo luận: 0
+ Thực hành: 20 tiết
+ Tự học: 120 giờ


- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Kinh doanh quốc tế
3. Mục tiêu của học phần
3.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
Kiến thức
Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về lý luận lẫn thực tiễn về các phương thức mua bán giao
dịch trong thương mại quốc tế. Tập trung vào các vấn đề liên quan đến trình tự tiến hành soạn thảo,
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc giao dịch trong ngoại
thương.
Kỹ năng
Học phần trang bị cho sinh viên khả năng nhận diện được từng phương thức giao dịch mua bán

trong thương mại quốc tế. Hướng dẫn sinh viên soạn thảo, tiến hành thực hiện hợp đồng mua bán
quốc tế. Sinh viên có khả năng lập được các chứng từ cần thiết để phục vụ giao dịch.
Thái độ
Chủ động tiếp thu bài giảng, làm bài tập tình huống theo nhóm, chuẩn bị bài thuyết trình theo nhóm
và trình bày trước lớp. Tích cực tích lũy kiến thức chuyên môn phục vụ công việc sau khi ra trường.
Có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy định của pháp
luật liên quan đến chuyên môn.
3.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể của học phần
Chương 1: CÁC PHƯƠNG THỨC MUA BÁN GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ
GIỚI
Kiến thức: Sinh viên hiểu được các phương thức mua bán trên thị trường thế giới. Mỗi phương
thức sinh viên phải nắm được khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm, quy trình và các quy định pháp
lý liên quan.
Kỹ năng: Sinh viên nhận diện được từng phương thức, giải quyết được các tình huống đưa ra
liên quan đến nội dung bài học. Vận dụng được các bước tiến hành giao dịch trong mua bán thông
thường trực tiếp.
Thái độ: Tích cực trong tiếp thu kiến thức. Chủ động trong việc tiến hành các bước giao dịch
kinh doanh mua bán. Tuân thủ quy định của pháp luật đối với từng phương thức giao dịch.
Chương 2: CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Incoterms: khái niệm, lịch sử hình
thành, nội dung các điều kiện thương mại quốc tế và các lưu ý khi sử dụng.
Kỹ năng: Giúp sinh viên phân biệt được chi phí, rủi ro mà người bán người mua phải chịu
trong từng điều kiện, trên cơ sở đó lựa chọn chính xác điều kiện Incoterms trong từng trường hợp cụ
thể, giải quyết được các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ của từng bên trong giao nhận hàng hóa.


Thái độ: Chủ động tích cực tiếp thu kiến thức. Cẩn thận cân nhắc trong việc lựa chọn điều kiện
Incoterms phù hợp với năng lực và mang lại lợi ích cho đơn vị kinh doanh.
Chương 3: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Kiến thức: Trang bị cho sinh viên khái niệm, đặc điểm, điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua

bán quốc tế; nhận biết được kết cấu của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; đọc hiểu nội dung
các điều kiện và điều khoản của hợp đồng.
Kỹ năng: Giúp sinh viên có thể nhận xét và hoàn thiện các điều kiện, điều khoản của một hợp
đồng mua bán quốc tế cho sẵn; Soạn thảo được hợp đồng mua bán quốc tế.
Thái độ: Tích cực tích lũy kiến thức, chăm chỉ tham gia bài tập và thực hành. Thận trọng và
chủ động trong việc đàm phán các điều kiện và điều khoản hợp đồng, cẩn thận trong soạn thảo hợp
đồng mua bán quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích tối đa.
Chương 4: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Kiến thức: Sinh viên nắm vững các bước trong quy trình thực hiện một hợp đồng xuất nhập
khẩu. Nhận biết, phân loại được các chứng từ thường sử dụng phát sinh trong quá trình thực hiện
hơp đồng.
Kỹ năng: Sinh viên có thể thực hiện được các bước giao dịch một hợp đồng xuất nhập khẩu
thực tế; đọc hiểu nội dung chứng từ và có thể tạo lập được các chứng từ cụ thể như Hóa đơn thương
mại, Phiếu đóng gói.
Thái độ: Chủ động tham gia vào các giao dịch thực hiện hợp đồng phục vụ công việc sau này.
Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề. Cẩn thận trong việc kiểm tra chứng
từ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, tỉ mỉ trong soạn thảo chứng từ.
4. Mô tả tóm tắt học phần
Về lý thuyết, môn học cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về:
+ Các phương thức giao dịch mua bán hiện nay trên thị trường thế giới: mua bán thông thường,
gia công quốc tế và giao dịch tái xuất, mua bán đối lưu, các phương thức giao dịch đặc biệt,
nghiệp vụ thuê và cho thuê thiết bị kỹ thuật.
+ Các điều kiện thương mại quốc tế/ các điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterms)
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm, đặc điểm, điều kiện hiệu lực, kết cấu chung,
nội dung các điều kiện điều khoản của hợp đồng.
+ Các chứng từ trong hoạt động ngoại thương
Về bài tập, trong môn học này sinh viên sẽ thực hiện các bài tập liên quan đến:
+ Phân biệt nghĩa vụ của người bán, người mua trong từng điều kiện Incoterms.
+ Lựa chọn điều kiện Incoterms trong từng trường hợp cụ thể căn cứ vào các dữ kiện cho sẵn.
+ Đọc và nhận xét nội dung của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.



+ Soạn thảo các điều kiện của một hợp đồng căn cứ vào các dữ kiện cho sẵn.
Ngoài ra sinh viên sẽ được thực hành các nội dung:
+ Sử dụng email để thực hiện việc ký kết hợp đồng thông qua việc viết thư hỏi hàng, chào hàng,
đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận giữa các thành viên trong lớp với nhau.
+ Sử dụng các phần mềm trò chuyện tham gia vào các sàn giao dịch B2B, B2C đã học trong
môn Thương mại điện tử để tìm kiếm mặt hàng, tìm kiếm đối tác và thực hành thao tác hỏi hàng,
hoàn giá, đặt hàng với những đối tác thực sự trên các sàn giao dịch này.
+ Căn cứ vào hợp đồng cụ thể, sinh viên thực hành các bước thực hiện hợp đồng.
+ Căn cứ vào hợp đồng cụ thể, sinh viên thực hành lập các chứng từ liên quan đến quá trình thực
hiện hợp đồng: lập Hóa đơn thương mại, lập Phiếu đóng gói, ...
5. Nội dung học phần
5.1 Nội dung cốt lõi
Nội dung chính: các phương thức mua bán giao dịch trên thị trường thế giới, đặc biệt là mua
bán hàng hóa trực tiếp. Trên cơ sở đó môn học tập trung vào các vấn đề liên quan đến hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế: các vấn đề chung, nội dung các điều khoản, cách sử dụng, dẫn chiếu các
điều kiện thương mại quốc tế vào hợp đồng. Bên cạnh đó, môn học cung cấp cho sinh viên nội dung
liên quan đến các bước tuần tự để thực hiện một hợp đồng khi tham gia và mua bán hàng hóa quốc
tế.
5.2 Nội dung liên quan
Môn học cung cấp các kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp cận các môn khác như Vận tải –
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế, Trị giá hải quan. Ngoài ra kiến thức của
môn học giúp sinh viên có thể làm tốt công việc theo đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.
5.3 Nội dung chi tiết
Chương 1. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH MUA BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI
1.1. Mua bán thông thường
1.1.1. Mua bán thông thường trực tiếp
1.1.1.1. Khái niệm

1.1.1.2. Đặc điểm
1.1.1.3. Các bước thực hiện
1.1.2. Mua bán qua trung gian
1.1.2.1. Khái niệm
1.1.2.2. Đặc điểm
1.1.2.3. Phân loại


1.2. Gia công quốc tế và giao dịch tái xuất
1.2.1. Gia công quốc tế
1.2.1.1. Khái niệm
1.2.1.2. Đặc điểm
1.2.1.3. Phân loại
1.2.2. Giao dịch tái xuất
1.2.2.1. Khái niệm
1.2.2.2. Đặc điểm
1.2.2.3. Phân loại
1.3. Buôn bán đối lưu
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Đặc điểm
1.3.3. Các hình thức buôn bán đối lưu
1.4. Các phương thức giao dịch khác
1.4.1. Đấu giá quốc tế
1.4.2. Đấu thầu quốc tế
1.4.3. Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
CHƯƠNG 2
CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về Incoterms
2.1.1. Lịch sử hình thành
2.1.2. Quá trình phát triển

2.1.3. Khái niệm
2.1.4. Vai trò của Incoterms
2.2. Nội dung các điều kiện Incoterms 2010
2.3.1. Phân nhóm các điều kiện Incoterms 2010
2.3.2. Nghĩa vụ chung của người bán và người mua theo các điều kiện Incoterms 2010
2.3.3. Nội dung từng điều kiện của Incoterms 2010
2.3.4. Các lưu ý khi sử dụng Incoterms
2.4. Căn cứ lựa chọn điều kiện Incoterms
CHƯƠNG 3
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
3.1. Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Đặc điểm
3.1.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng
3.2. Bố cục chung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.2.1. Các hình thức ký kết hợp đồng mua bán quốc tế
3.2.2. Bố cục chung của hợp đồng mua bán quốc tế
3.3. Các điều kiện giao dịch trong buôn bán quốc tế
3.3.1. Điều kiện tên hàng
3.3.2. Điều kiện phẩm chất
3.3.3. Điều kiện số lượng
3.3.4. Điều kiện bao bì
3.3.5. Điều kiện giá cả
3.3.6. Điều kiện giao hàng
3.3.7. Điều kiện thanh toán
3.3.8. Điều kiện khiếu nại
3.3.9. Điều kiện bảo hành
3.3.10. Điều kiện trường hợp miễn trách

3.3.11. Điều kiện trọng tài
3.3.12. Các điều kiện khác
CHƯƠNG 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ
4.1. Các chứng từ trong thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế
4.1.1. Chứng từ hàng hóa
4.1.1.1. Hóa đơn thương mại
4.1.1.2. Bảng kê chi tiết
4.1.1.3. Phiếu đóng gói
4.1.1.4. Giấy chứng nhận phẩm chất
4.1.1.5. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng
4.1.1.6. Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh
4.1.1.7. Giấy chứng nhận xuất xứ
4.1.2. Chứng từ vận tải giao nhận
4.1.2.1. Vận đơn
4.1.2.2. Biên bản kết toán nhận hàng
4.1.2.3. Biên bản đổ vỡ hư hỏng


4.1.2.4. Giấy chứng nhận hàng thiếu
4.1.3. Chứng từ hải quan
4.1.3.1. Tờ khai hải quan
4.1.3.2. Giấy phép xuất nhập khẩu
4.1.4. Chứng từ tài chính
4.3.4.1. Hối phiếu
4.3.4.2. Séc
4.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
4.2.1. Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)
4.2.2. Đôn đốc L/C và kiểm tra L/C (nếu có)
4.2.3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu

4.2.4. Kiểm tra chất lượng
4.2.5. Thuê phương tiện vận tải (nếu có)
4.2.6. Mua bảo hiểm (nếu có)
4.2.7. Làm thủ tục hải quan
4.2.8. Giao hàng
4.2.9. Làm thủ tục thanh toán
4.2.10. Giải quyết khiếu nại
4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
4.3.1. Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)
4.3.2. Mở L/C (nếu có)
4.3.3. Thuê phương tiện vận tải (nếu có)
4.3.4. Mua bảo hiểm (nếu có)
4.3.5. Thanh toán
4.3.6. Làm thủ tục hải quan
4.3.7. Nhận và kiểm tra hàng
4.3.8. Khiếu nại (nếu có)
6. Học liệu
6.1 Tài liệu bắt buộc
- Đề cương học phần
- GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (chủ biên), Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Lao động –
Xã hội, 2010
6.2 Tài liệu tham khảo
- Incoterms 2010, NXB Thông tin và truyền thông, 2010;


- Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Lao động- Xã hội, 2006;
- Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, 2007;
- Các văn bản pháp luật liên quan:
+ Công ước của Liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế – Công ước Viên 1980
+ Luật Thương mại (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2006

+ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 có hiệu lực từ ngày 20/2/2014
+ Luật về Hải quan ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan
ngày 14/6/2006
7. Hình thức tổ chức dạy – học
7.1 Lịch trình dạy-học (thiết kế cho cả tiến trình)

Nội dung
Chương 1: Các phương
thức mua bán giao dịch
trên thị trường thế giới
Chương 2: Các điều kiện
thương mại quốc tế
Chương 3: Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế
Chương 4: Tổ chức thực
hiện hợp đồng mua bán
quốc tế
Tổng cộng

Hình thức tổ chức dạy-học
GIỜ LÊN LỚP
Thực
hành,

Bài tập
Thảo
thực
thuyết
luận
tập,…

10 tiết
0 tiết
5 tiết

Tự học,
tự
nghiên
cứu
25 giờ

10 tiết

4 tiết

0 tiết

25 giờ

15 tiết

4 tiết

10 tiết

35 giờ

5 tiết

2 tiết


5 tiết

35 giờ

40 tiết

10 tiết

20 tiết

120 giờ

Ghi chú

Kiểm tra
lần 1
Kiểm tra
lần 2


7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể theo tuần
Số
TT

Tuần

1

Tiết 1
đến

tiết
10

(từđến)

Hình thức tổ chức
Địa
điểm

Nội dung

Phòng
học

Chương
1.
Các
phương
thức mua
bán giao
dịch trên
thị
trường
thế giới

Tiết
11
đến
tiết
15


Lý thuyết

Bài tập + Thảo luận

1.1.Phương thức mua bán thông
thường:

Chia nhóm, thực hành
các bước giao dịch hỏi
hàng, chào hàng, đặt
hàng, hoàn giá, chấp
nhận đối với một mặt
hàng cụ thể.

Mua bán thông thường trực tiếp
Mua bán qua trung gian
1.2. Gia công quốc tế và giao dịch
tái xuất
1.3. Buôn bán đối lưu
1.4. Các phương thức giao dịch
khác

2

Tiết
16
đến
tiết
24

Tiết
25
đến
tiết
29

Phòng
học

Chương
2.
Các
điều kiện
thương
mại quốc
tế

1. Tổng quan về Incoterms
- Lịch sử hình thành
- Quá trình phát triển
- Khái niệm
- Vai trò
2. Nội dung các điều kiện
Incoterms 2010
- Phân nhóm
- Nghĩa vụ chung của người bán
và người mua
- Nội dung các điều kiện
- Các lưu ý khi sử dụng Incoterms
- Căn cứ lựa chọn điều kiện

Incoterms

Thực hành

- Làm bài tập trên lớp
tính giá hàng XK
theo từng điều kiện
Incoterms
- Bài tập trên lớp lựa
chọn điều kiện
Incoterms
- Bài tập về các tình
huống liên quan đến
trách nhiệm của các
bên theo từng điều
kiện.

SV tự nghiên cứu

- Tìm tài liệu đọc
thêm
- Giải quyết các
tình huống liên
quan đến bài học
GV cho về nhà

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

- Đọc Chương 1 giáo trình Kỹ
thuật nghiệp vụ ngoại thương,

Vũ Hữu Tửu.
- Đọc Chương 6 giáo trình
Quản trị XNK, GS.TS Đoàn
Thị Hồng Vân

- Tìm hiểu quy
định quản lý của
nhà nước đối với
từng phương thức
giao dịch

- Đọc Công ước Viên 1980

- Tìm đọc các tài
liệu, bài báo về các
vấn đề liên quan
đến Incoterms
2010

- Đọc Chương 2 Giáo trình
Quản trị XNK

- Nội dung các
điều kiện
Incoterms 2000
- So sánh sự khác
nhau giữa
Incoterms 2010 và
Incoterms 2000
- Hoàn thành sơ đồ

phân chia rủi ro
chi phí Incoterms
2010

- Đọc Luật Thương mại 2005
- Đọc Nghị định
187/2013/NĐ-CP

- Đọc Incoterms 2010, NXB
Thông tin và truyền thông,
2010


3

Tiết
30
đến
tiết
44

Phòng
học

Tiết
45
đến
tiết
58


5

Tiết
59
đến
tiết
65
Tiết
66
đến
tiết
70

Phòng
học

Kiểm tra giữa kỳ: tự luận cá nhân, không sử dụng tài liệu
1. Tổng quan về hợp đồng mua
Chương
- Đọc và hiểu nội
- Chia nhóm, 2 nhóm tạo
3. Hợp bán quốc tế
dung của một hợp
thành một cặp người bán
đồng thực tế do GV
– người mua tiến hành
đồng
đưa ra
đàm phán để ký kết hợp
mua bán - Khái niệm

đồng mua bán 1 mặt
quốc tế
- Nhận xét cách quy
- Đặc điểm
hàng cụ thể. Trên cơ sở
định điều khoản hợp
- Điều kiện hiệu lực của hợp đồng
nội dung đàm phán các
đồng
nhóm soạn thảo hợp
2. Bố cục chung của hợp đồng
- Hoàn thiện các điều
đồng nộp cho GV.
khoản của một hợp
MBQT
- Mỗi nhóm tham gia
đồng cho sẵn
vào sàn giao dịch B2B
- Các hình thức ký kết
Alibaba, chọn một đối
- Bố cục chung của hợp đồng
tác, tiến hành việc đàm
phán nội dung các điều
MBQT
khoản cho một hợp đồng
3. Các điều kiện giao dịch trong
mua hàng.
buôn bán quốc tế
Chương
4. Thực

hiện hợp
đồng
mua bán
quốc tế

- Các chứng từ trong thực hiện
hợp đồng mua bán quốc tế
- Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
- Thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Bài tập liệt kê các
bước nhà XK, nhà
NK phải làm để thực
hiện hợp đồng với dữ
kiện cụ thể.
Bài tập đọc hiểu nội
dung chứng từ

Chia nhóm, mỗi nhóm
được phân một vai trò
cụ thể trong 1 hợp
đồng thực tế. Mỗi
nhómxác định nghĩa
vụ, công việc của
mình. Các nhóm tiến
hành lập chứng từ liên
quan.

Kiểm tra giữa kỳ: tự luận cá nhân, không sử dụng tài liệu


- Đọc thêm tài liệu
tham khảo
- Sưu tầm các hợp
đồng mua bán
quốc tế trên thực
tế, nghiên cứu hình
thức và nội dung,
so sánh với kiến
thức được học
- Làm các bài tập
trong tài liệu học
tập bắt buộc mà
GV không giải trên
lớp

- Vận dụng quy
định của pháp luật
đối với từng đối
tượng hàng hóa
XNK đã học trong
chương 3.
- Đọc thêm tài liệu
liên quan như Luật
hải quan, Luật thuế
XNK để bổ trợ nội
dung bài học.

- Đọc Chương 7 giáo trình
Quản trị XNK, PGS.TS Đoàn
Thị Hồng Vân

- Đọc Chương 3 giáo trình Kỹ
thuật nghiệp vụ ngoại thương,
Vũ Hữu Tửu.
- Đọc Công ước Viên 1980
- Đọc Luật Thương mại 2005
- Đọc Nghị định
187/2013/NĐ-CP

- Đọc Chương 9, Chương 10
Giáo trình Quản trị XNK
- Đọc Chương 5 Giáo trình
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại
thương


8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của Giảng viên
- Sinh viên có mặt tối thiểu 80% trong giờ Lý thuyết, bài tập, thảo luận và thực hành;
- Hoàn thành đủ các bài tập theo yêu cầu;
- Tự nghiên cứu các vấn đề do giảng viên giao;
- Các trao đổi cần thiết thực hiện bằng cách gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại và địa chỉ email
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
Áp dụng thang điểm 10
9.1. Kiểm tra – đánh giá định kỳ: 40%
- Thực hành: 20%
- Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ dưới hình thức tự luận cá nhân: 2 bài, mỗi bài 10%
9.2. Thi cuối kỳ: 60%, thi viết tự luận 75 phút, sinh viên không được sử dụng tài liệu.
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
- Có đủ các bài tập;
- Trả lời đầy đủ, chính xác các yêu cầu;
- Các bài thực hành phải chính xác, khoa học và được định dạng đúng theo yêu cầu.

Hiệu trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trưởng khoa
(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. NGUYỄN THỊ HUYỀN

Tổ trưởng Bộ
môn
(Ký và ghi rõ
họ tên)

Giảng viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS TRẦN THỊ TRÀ GIANG

ThS LÊ THỊ ÁNH TUYẾT


TRƯỜNG CĐ TÀI CHÍNH – HẢI QUAN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày


tháng

năm 2013

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên giảng viên phụ trách học phần : Bùi Thị Tố Loan
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Cơ quan công tác: Trường Cao Đẳng Tài chính – Hải quan
- Thời gian và địa điểm làm việc ở Trường: Khoa Kinh Doanh Quốc Tế
- Địa chỉ liên hệ: B2/1 Đường 385 P.TNP A, Q9, TP.HCM
- Điện thoại:

0908700680

email:

- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):
2. Thông tin chung về học phần:
- Tênhọc phần : Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
- Mãhọc phần :
- Số tín chỉ: 2

0511335
(Số tiết/giờ chuẩn: 30; số tiết/giờ thực tế: 35 )

- Áp dụng cho ngành/chuyên ngành đào tạo: Ngành Kinhh doanh thương mại- Chuyên
ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu
Bậc đào tạo: cao đẳng
- Yêu cầu củahọc phần: bắt buộc

- Cáchọc phần tiên quyết:Giao dịch thương mại quốc tế; Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu;
Thanh toán quốc tế.
-Cáchọc phầnhọc trước: Kinh tế Quốc Tế; Marketing Quốc Tế
-Phân bổ giờ tín chỉ đối với các hoạt động:


Nghe giảng lý thuyết

: 20 tiết



Làm bài tập trên lớp

: 5 tiết



Thực hành

: 10 tiết



Tự học

: 50 giờ
1



- Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Kinh Doanh Quốc Tế
3. Mục tiêu của học phần:
3.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
Kiến thức :sau khi học xong học phần này sinh viên nắm vững những kiến thứctừ lý luận

-

đến thực tiễn đối với hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ giao nhận.
Kỹ năng

-

Thành thạo các công việc phải làm khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại cửa khẩu quốc tế, kho bãi, và có sự liên kết các công việc giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu với công việc khai báo hải quan.
-

Thái độ
Nhiệt tình và có định hướng rõ ràng khi tiếp nhận các công việc tại cảng biển, sân bay,

kho bãi,.. sau khi tốt nghiệp.
3.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể củahọc phần:học phần có 3 chương cụ thể từng chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

-

Kiến thức:
 Nắm vững những kiến thức về bản chất của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu và cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

 Hiểu được các nguyên tắc trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

-

Kỹ năng:
 Vận dụng các văn bản pháp lý qui định theo từng phương thức chuyên chở hàng hóa
XNK

-

Thái độ:
 Nhận thấy được vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa trong chuỗi các nghiệp vụ
của quá trình thực hiện một hợp đồng xuất hoặc nhập khẩu.


Có định hướng nghề nghiệp trong tương lai rõ ràng

CHƯƠNG 2: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
-

Kiến thức:
 Có các kiến thức về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

2


 Nắm rõ quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
theo các hình thức khác nhau
 Phân tích các chứng từ sử dụng trong vận tải bằng đường biển

-

Kỹ năng:
 Phân loại và vận dụng các chứng từ dùng trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biền
 Linh hoạt và xử lý các tình huống phát sinh theo các hình thức giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng container, hàng rời

-

Thái độ:
 Có tinh thần học hỏi thực tế qua việc phân tích chứng từ vận tải bằng đường biển
 Tuân thủ các qui định khi làm việc tại các cảng,sân bay, kho bãi, cửa khẩu…
CHƯƠNG 3: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ

BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
-

Kiến thức:
 Hiểu rõ các kiến thức về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
 Nắm rõ quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng
không
 Phân tích các chứng từ sử dụng trong giao nhận bằng đường hàng không

-

Kỹ năng:


Phân loại và vận dụng các chứng từ dùng trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu


bằng đường hàng không.
 Chủ động linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh trong giao nhận bằng đường hàng
không.
-

Thái độ:
 Có tinh thần học hỏi thực tế qua việc phân tích chứng từ hàng không
 Năng động để ứng dụng nghiệp vụ giao nhận bằng đường hàng không khi thực hiện
hợp đồng ngoại thương .

4. Mô tả tóm tắthọc phần:
4.1. Về lý thuyết, :
+ Vai trò trách nhiệm của người làm giao nhận;
+ Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận
3


+ Phân tích quy trình giao nhận hàng lẻ, hàng nguyên container, hàng rời được chuyên chở
bằng đường biển và đường hàng không;
+ Các chứng từ thường sử dụng trong giao nhận hàng hóa XNK
4.2. Về bài tập, trong môn học này sinh viên sẽ thực hiện các bài tập liên quan đến:
+ Mô tả chi tiết các công việc cần làm khi giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong những
tình huống cụ thể;
+ Đọc hiểu các chứng từ cần thiết trong giao nhận
Ngoài ra sinh viên sẽ được thực hành các nội dung:
+ Giải quyết một số vấn đề cơ bản thường phát sinh trong giao nhận;
+ Căn cứ vào tình huống cụ thể, sinh viên thực hành lập các chứng từ liên quan trong giao
nhận hàng hóa XNK…
5. Nội dunghọc phần:

5.1 Nội dung cốt lõi: Phân tích quy trình giao nhận hàng lẻ, hàng nguyên container, hàng rời
được chuyên chở bằng đường biển và đường hàng không; và các chứng từ thường sử dụng trong
giao nhận hàng hóa XNK
5.2 Nội dung liên quan: Logistic,thủ tục hải quan
5.3 Nội dung chi tiết
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1.1.

Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận và người giao nhận

1.1.1. Nghiệp vụ giao nhận
1.1.2. Dịch vụ giao nhận
1.1.3. Người giao nhận
1.2.

Cơ sở pháp lý và nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.2.1. Cơ sở pháp lý
1.2.2. Nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.3.

Các tổ chức giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Các tổ chức giao nhận trên thế giới
1.3.2. Tổ chức giao nhận ở Việt Nam
CHƯƠNG 2: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1.


Lựa chọn phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
4


2.1.1. Căn cứ lựa chọn
2.1.2. Thực hiện nghiệp vụ thuê tàu
2.2.

Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển

2.2.1. Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu bằng đường biển
2.2.2. Chứng từ sử dụng đối với hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.3.

Nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu

2.3.1. Đối với hàng nguyên container (FCL)
2.3.2. Đối với hàng lẻ (LCL)
2.3.3. Đối với hàng rời, số lượng lớn
2.4.

Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu

2.4.1. Đối với hàng nguyên container (FCL)
2.4.2. Đối với hàng lẻ (LCL)
2.4.3. Đối với hàng rời, số lượng lớn
CHƯƠNG 3: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
3.1.


Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
hàng không

3.1.1. Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
3.1.2. Chứng từ sử dụng đối với hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
3.2.

Nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu

3.2.1. Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận
3.2.2. Giao hàng
3.2.3. Làm thủ tục hải quan
3.2.4. Liên hệ với hãng hàng không hoặc người giao nhận để lấy vận đơn hàng không
3.2.5. Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng
3.2.6. Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết
3.3.

Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu

3.3.1. Nhận các giấy tờ, chứng từ
3.3.2. Làm thủ tục hải quan
3.3.3. Nhận hàng tại sân bay
6. Học liệu
5


a)Tài liệu bắt buộc:
- Giáo trình ”Vận tải Giao nhận trong Ngoại thương” của PGS. TS. Nguyễn Như Tiến, trường
Đại học Ngoại thương

- Đề cương học phần
b) Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình ”Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu” của Gs. TS. Hoàng Văn Châu
- ”Nghiệp vụ Kinh doanh quốc tế” của GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân
7. Hình thức tổ chức dạy – học
7.1 Lịch trình dạy-học (thiết kế cho cả tiến trình)

Hình thức tổ chức dạy học môn học
Lên lớp
Nội dung
Lý thuyết

Bài tập

Tự
Thực

học, tự

hành

nghiên
cứu

(1)

(2)

(3)


(4)

(5)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA

5 tiết

1 tiết

10 tiết

3 tiết

6 tiết

30 giờ

5 tiết

1 tiết

4tiết

20giờ

20 tiết

5 tiết


10 tiết

50giờ

10giờ

XUẤT NHẬP KHẨU
CHƯƠNG 2: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG 3: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Tổng cộng

6


7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể theo tuần
Số

Hình thức tổ chức
Tuần
Địa

T

(từ-

T

đến)


1

Từ tiết

Theo

1-4

lịch

Nội dung

Lý thuyết

Bài tập + Thảo luận

Thực hành

SV tự nghiên cứu

điểm

giảng

Chương 1:
Tổng quan về

- Tự học các tổ chức


-Khái niệm nghiệp vụ giao nhận

giao nhận lớn trên thế

giao nhận hàng

-Trách nhiệm người giao nhận

hóa xuất nhập

-Cơ sở pháp lý

như

-Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa

FIATA,IATA

khẩu

giới và ở trong nước
VIFAS,

- Các văn bản pháp lý

xnk

liên quan tới hoạt động
giao nhận;
Từ tiết

5-6

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

-Phân loại các

-Các điểu kiện kinh

dịch vụ giao nhận

doanh chuẩn của Hiệp

của các công ty

hội giao nhận kho vận

trong và ngoài

Việt Nam.

nước như đường
biển, hàng không.

7

-Giáo trình ”Vận tải Giao
nhận trong Ngoại thương”
của PGS. TS. Nguyễn Như
Tiến, trường Đại học Ngoại
thương –Chương VIII.

-Yêu cầu Sinh viên chuẩn bị
bài tập và chủ đề do GV đưa
ra trước


2

Từ tiết
7-16

Chương 2:

-Lựa chọn phương thức thuê tàu

Giao nhận hàng

chuyên chở hàng hóa bằng đường

hóa bằng đường

biển

biển

- Các loại chứng từ có liên quan đến

-Tìm hiểu hệ thống Đọc giáo trình chương II
cảng biền, cảng ICD

-Tìm hiểu qui trình giao bằng đường biển

nhận hàng hóa bằng - SV làm Bài tập theo yêu

giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

đường biển tại các cảng cầu của GV.

bằng đường biển

biển

- Nghiệp vụ giao nhận hàng xuất
khẩu

- Tìm hiểu cách xếp

+ Đối với hàng nguyên container

hàng trong container

(FCL)
+ Đối với hàng lẻ (LCL)
+ Đối với hàng rời, số lượng lớn
- Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập
khẩu
+Đối với hàng nguyên container

Từ tiết
17-19

(FCL)


-Đọc phân tích các

+Đối với hàng lẻ (LCL)

loại chứng từ có

Đối với hàng rời, số lượng lớn.

liên quan đến giao
nhận

hàng

hóa

xuất nhập khẩu
Từ tiết
20-25

-Tìm hiểu chứng từ xnk

bằng đường biển
của các lô hàng
thực tế

8

Tìm hiểu qui
trình giao nhận

hàng hóa xuất
nhập hàng hóa
bằng đường
biển (FCL,
LCL,hàng rời)


Bài kiểm tra lần 1

3

Từ tiết
26-30

Chương 3:

-Các loại chứng từ có liên quan

Giao nhận hàng

đến giao nhận vận tải hàng hóa

hóa bằng đường

xuất nhập khẩu bằng đường hàng

hàng không

không


-Tìm hiểu hệ thống -9Đọc giáo trình chương II
cảng hàng không.
-Tìm hiều các dịch vụ
của cảng hàng không

- Nghiệp vụ giao nhận hàng xuất

trong giao nhận hàng

nhập khẩu bằng đường hàng

hóa

không
Đọc phân tích các
loại chứng từ có liên
Từ tiết
31-

quan đến giao nhận
hàng hóa xuất nhập
khẩu

-35

bằng

đường

biển của các lô hàng


Tìm hiểu qui
trình giao nhận

thực tế

hàng hóa xuất
nhập hàng hóa
bằng đường
hàng không.
Bài kiểm tra lần 2

9

-SV làm Bài tập theo yêu cầu
của GV


8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của Giảng viên
 Chuẩn bị cho giờ học trên lớp: chuẩn bị trước bài giảng của giáo viên, đọc giáo trình tham
khảo, và chuẩn bị các tình huống và bài tập.
 Đi kiến tập tại cảng quốc tế, kho bãi chứa hàng xuất nhập khẩu, các hãng tàu, và các công
ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo từng chủ đề Giảng viên đưa ra, sau đó báo cáo
kết quả tại lớp
 Tham gia thảo luận, làm các bài kiểm tra.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học
Áp dụng thang điểm 10, phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra – đánh giá,
bao gồm các phần sau:
9.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 40%, bao gồm các điểm đánh giá bộ
phận như sau:

-

Điểm báo cáo, thực hành : một cột điểm chiếm 20 %

-

Điểm các bài kiểm tra tại lớp : một cột điểm chiếm 20 %

9.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc môn học có trọng số 60%
-

Hình thức thi: tự luận/trắc nghiệm

-

Thời lượng thi:45- 60 phút

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
- Làm đủ các bài tập;
- Trả lờiđầyđủ, chính xác các yêu cầu;
- Các bài thực hành phải chính xác, khoa học vàđượcđịnh dạng đúng theo yêu cầu.
Hiệu trưởng

Trưởng khoa

Tổ trưởng Bộ

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)


môn

Giảng viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ
tên)
Ths.Bùi Thi Tố Loan

10


TRƯỜNG CĐ TÀI CHÍNH – HẢI QUAN
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2013

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên giảng viên phụ tráchhọc phần : Bùi Thị Tố Loan
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Cơ quan công tác: Trường Cao Đẳng Tài chính – Hải quan

- Thời gian và địa điểm làm việc ở Trường: Khoa Kinh Doanh Quốc Tế
- Địa chỉ liên hệ: B2/1 Đường 385 P.TNP A, Q9, TP.HCM
- Điện thoại:

0908700680

email:

- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần :
LOGISTICS
- Mã học phần :
- Số tín chỉ: 3

Tên tiếng Anh:

0510550
(Số tiết/giờ chuẩn: 45; số tiết/giờ thực tế: 50 )

- Áp dụng cho chuyên ngành đào tạo:Ngành Kinh doanh thương mại- Chuyên ngành Kinh
doanh xuất nhập khẩu Bậc đào tạo: cao đẳng
- Yêu cầu củahọc phần : Bắt buộc
- Các học phần tiên quyết: Sinh viên học xong các môn Giao dịch thương mại Quốc tế; Vận
tải và Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khảu
- Các học phần học trước: Thương mại điện tử, Thanh toán quốc tế, Xuất xứ hàng hóa,Phân
loại hàng hóa.
- Các học phần song hành: Tiếng anh chuyên ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Các học phầnkế tiếp: Phân tích hoạt động trong kinh doanh
- Phân bổ giờ tín chỉ đối với các hoạt động:



Nghe giảng lý thuyết : 30 tiết



Làm bài tập trên lớp : 10 tiết



Thảo luận

: 10 tiết



Tự học

: 90 giờ

- Khoa/Bộ môn phụ trách môn học : Kinh Doanh Quốc Tế


3. Mục tiêu của học phần
3.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
- Kiến thức
Sau khi học phần này sinh viên có kiến thức từ cơ sở lý luận đến thực tiễn đối vớinội dung cơ
bản về logistics và các hoạt động của logistics mà các doanh nghiệp hiện đang ứng dụng nhằm
tối ưu hóa các nguồn lực hiện với chi phí thấp nhất.
-


Kỹ năng: Kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
 Hoàn thiện và xây dựng được các phương án tối ưu cho hoạt động logistics tại doanh
nghiệp một cách có hiệu quả
 Phân loại và tính toán được chi phí logistics.

-

Thái độ
 Sinh viên có thái độ học nghiêm túc, có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn coi
môn học trang bị kiến thức cho công việc sau này.
 Sinh viên rèn luyện tính chủ động và ý thức trong việc học tập

3.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể của học phần :học phần có 5 chương cụ thể từng chương như sau:
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
- Kiến thức:
 Khái quát hóa những kiến thức căn bản về logistics, khái niệm logistics, phân loại
logistics
 Xác định các mục tiêu cơ bản của các hoạt động cơ bản của logistics và cung cấp một
cái nhìn tổng quát về các hoạt động logistics cơ bản và hỗ trợ tại doanh nghiệp như dịch
vụ khách hàng, dự trữ, vận chuyển, mua hàng,….
-

Kỷ năng:
 Có thể nêu lên lợi thế cạnh tranh từ phần giá trị gía trị gia tăng do logistics mang lại
mà còn chỉ ra cách thức để các doanh nghiệp tối ưu hóa chất lượng dịch vụ khách hàng
qua các phương án phối hợp logistics hiệu quả
 Chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong logistics với tương quan chi phí cho thấy
cần phải phối hợp các hoạt động trong logsitics theo hệ thống nhằm tạo ra khả năng tích
hợp lợi ích của từng nỗ lực và mang lại hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp.


-

Thái độ:


 Thấy được vị trí , tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của hoạt động logistics trong
nhiều lĩnh vực.
 Có thái độ tích cực chủ động trong việc tìm tài liệu
CHƯƠNG 2 DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG TRONG LOGISTICS
- Kiến thức:
 Nắm vững các hoạt động đặc trưng của dịch vụ khách hàng của logistics, nhấn mạnh
vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng do logistics mang lại cho một doanh
nghiệp
 Tìm hiểu được các văn bản pháp luật của nhà nước qui định về dịch vụ khách hàng
trong hoạtđộng logistics.
-

Kỷ năng:
 Biết các phương pháp xác định tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có
thể đạt được muc đích về dịch vụ khách hàng một cách thích hợp trong các tính huống
thực tế.
 Đánh giá nhân tố then chốt thể hiện chất lượng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp
trong một số lĩnh vực nào đó từ đó đưa ra phương án tối ưu nhất.

-

Thái độ:
 Năng động trong việc tìm hiều sự đa dạng của hoạt động dịch vụ khách hàng trong
từng lĩnh vực của nền kinh tế

 Vững vàng, tự tin khi đánh giá khâu dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3 DỰ TRỮ TRONG LOGISTICS

-

Kiến thức:
 Có những kiến thức căn bản về dự trữ trong logistics : khái niệm, phân loại dự trự từ đó
đưa ra phương án dự trữ tối ưu nhất.
 Hiểu được các loại chi phí dự trữ hàng hóa tại các doanh nghiệp và đánh giá mối quan
hệ giữa chi phí với các hoạt động khác của doanh nghiệp.

-

Kỷ năng:
 Phân loại các loại hình dự trữ hiện đang tồn tại tại doanh nghiệp
 Nắm bắt được cách tính chi phí dự trữ


 Biết cách phân loại các sản phẩm thành các nhóm A, B, C theo qui tắc Pareto.
-

Thái độ:
 Cẩn thận trong việc tính toán chi phí dự trữ
 Thấy được mối quan liên hệ giữa hoạt động dự trữ tại các doanh nghiệp với trình độ
dịch vụ dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin logistics, hoàn thiện hoàn thiện các hoạt
động mua và vận chuyển sản phẩm.

CHƯƠNG 4 YẾU TỐ VẬT TƯ TRONG LOGISTICS
- Kiến thức:
 Đạt được những kiến thức căn bản về khâu vật tư trong logistics bao gồm vật tư, thu

mua và cung ứng.
 Hiểu và thực hiện các hình thức đánh giá lựa chọn nhà cung ứng
 Tìm hiểu khâu hoạch định nhu cầu cung ứng vật tư và khâu phân phối vật tư tại doanh
nghiệp
 Nhận biết các hệ thống thông tin trong thu mua vật tư.
-

Kỷ năng:
 Đàm phán thực hiện hợp đồng vật tư
 Sử dụng các công cụ trong việc dự báo, hoạch định nhu cầu vật tư

-

Thái độ:
 Tính khách quan trong việc đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng
 Tự tin xử lý các phát sinh khi thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư

CHƯƠNG 5 VẬN TẢI và KHO BÃI TRONG LOGISTICS
- Kiến thức:
 Có những kiến thức căn bản về hoạt động vận tải, kho bãi trong logistic
 Phân tích mối tương quan giữa hoạt động vận tải với chi phí;
 Hiểu các nghiệp vụ và trang thiết bị trong hoạt động kho bãi
 Đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động kho bãi với các hoạt động của logistics
 Xác định chi phí kho bãi trong tổng chi phí logistics và phương án giảm chi phí về kho
bãi
 Nhận biết các hệ thống thông tin sử dụng trong nhà kho


×