Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ĐỀ HSG lớp 9 môn văn+ đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.8 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2014-2015

Đề chính thức

Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8.0 điểm)
Hãy nói về sự thành công của con người trong cuộc sống theo cảm nhận
của em.
Câu 2: (12.0 điểm)
Cảm hứng nhân đạo là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, dạt dào trong nhiều
áng thơ văn của Nguyễn Du, Nguyễn Dữ. Em hãy làm rõ cảm hứng nhân đạo
qua Truyện Kiều và Truyền kì mạn lục (cụ thể qua Chuyện người con gái Nam
Xương).

--- HẾT ---


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2014-2015

Đề chính thức



Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________
HƯỚNG DẪN CHẤM
---------------------I.

HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo chú ý đến yêu cầu của kỳ thi chọn HS giỏi cấp tỉnh: chọn lựa HS
có năng khiếu, đồng thời khuyến khích, động viên các em có đam mê, yêu thích văn học.
- Vì là đề mở nên khuynh hướng làm bài của thí sinh rất đa dạng. Do đó, giám
khảo nên có sự bàn bạc thảo luận đáp án. Tùy vào tình hình thực tế (sau khi chấm một số
bài), giám khảo có thể đề xuất điều chỉnh đáp án phù hợp. Sự điều chỉnh này phải được
ghi vào biên bản tổ chấm.
II.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1: Hãy nói về sự thành công của con người trong cuộc sống theo

8.0

cảm nhận của em.

1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh phải đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. Bố
cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi

chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý
chính sau đây:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Sự thành công và biểu hiện của sự thành công của con người
trong cuộc sống
+ Sự thành công: là kết quả đạt được trong công việc hay trong
học tập, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội.
+ Biểu hiện của sự thành công: rất khác nhau, tùy theo mỗi người,
có khi nó là những thành quả rất giản dị, bình thường, bé nhỏ; có khi
là những thành tích to lớn ảnh hưởng đến nhiều người. Sự thành
công có thể là sự thành đạt trong công việc, có được cuộc sống giàu
sang, được mọi người xem trọng; có thể là kết quả học tập tốt đẹp,
hoàn hảo,...
+ Sự thành công không chỉ thành đạt về cuộc sống vật chất mà có
khi thành công đạt được ở cuộc sống tinh thần như tình thương yêu
của bạn bè, người thân,...
- Nguyên nhân của sự thành công

1.0
3.0

2.0


ĐÁP ÁN

ĐIỂM


+ Nhờ vào sự lao động, sáng tạo một cách nghiêm túc, say mê.
+ Nhờ vào bản thân biết vun đắp tình cảm, lòng thương yêu.
+ Sẽ không có cơ hội thành công đối với những kẻ lười biếng và ảo
tưởng, xa rời thực tế.
- Liên hệ bản thân: Sự chọn lựa và nỗ lực của bản thân để đạt được
2.0
sự thành tích nào đó (có minh chứng cụ thể, thuyết phục).
Lưu ý: Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn
sao chính xác, hợp lí. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về
kĩ năng và kiến thức. Tuy nhiên, cần khuyến khích những bài làm có sáng
tạo.
Câu 2: Cảm hứng nhân đạo là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, dạt dào 12. 0

trong nhiều áng thơ văn của Nguyễn Du, Nguyễn Dữ. Em hãy làm
rõ cảm hứng nhân đạo qua Truyện Kiều và Truyền kì mạn lục (cụ
thể qua Chuyện người con gái Nam Xương).
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn
học, cụ thể là biết xác định, so sánh, phân tích, giải thích, chứng
minh và tổng hợp nhằm nêu bật vấn đề trọng tâm. Không sa vào
phân tích đơn thuần hai tác phẩm một cách lan man, dàn trải, xa đề.
- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc,
thể hiện suy nghĩ riêng của bản thân; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và Chuyện
người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục), Truyện Kiều.
Bài viết có thể được trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đáp
ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm: Nguyễn Dữ với

Truyền kì mạn lục, đặc biệt là Chuyện người con gái Nam Xương,
Nguyễn Du với Truyện Kiều; Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Nêu cách hiểu vể cảm hứng nhân đạo, biểu hiện cụ thể của cảm
hứng nhân đạo:
+ Cảm hứng nhân đạo là tình cảm hướng tới con người, yêu thương
và bảo vệ quyền làm người.
+ Biểu hiện của thể:
* Căm giận, lên án thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống của con
người;
* Cảm thông sâu sắc với những số phận bị vùi dập đau khổ, bất
hạnh;
* Ca ngợi, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người;
* Nói lên ước mơ, khát vọng về quyền sống, quyền được hưởng
hạnh phúc của con người.
- Cảm hứng nhân đạo thể hiện qua sáng tác của Nguyễn Dữ và
Nguyễn Du:
1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

2.0
2.0

2.0


ĐÁP ÁN

-

-


-

-

+ Nguyễn Dữ ca ngợi vẻ đẹp, phẩm hạnh của người phụ nữ, cụ
thể là ca ngợi Vũ Nương đức hạnh, thủy chung, đảm đang, tiết nghĩa
(hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng,
chu đáo, tận tình và rất mực yêu con);
+ Ông trân trọng khát vọng của người phụ nữ về một cuộc sống gia
đình bình dị, đơn giản mà yên ổn, hạnh phúc.
+ Ông thương cảm, xót xa cho một phẩm hạnh bị oan khuất, phải
lấy cái chết để chứng minh lòng trong sạch.
+ Ông lên án, tố cáo sự bất công trong quan niệm “trọng nam khinh
nữ” của xã hội phong kiến; phê phán chiến tranh phi nghĩa gây ra bao
đau thương, tan nát cho nhiều gia đình, vợ xa chồng, con xa cha; phê
phán thói ghen tuông mù oán của con người.
2. Truyện Kiều
+ Nguyễn Du trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con
người trong biến động của cuộc đời, cụ thể là ca ngợi tấm lòng cao
đẹp, giàu đức hi sinh và trọng tình nghĩa của Thúy Kiều.
+ Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho số phận bất hạnh của người
phụ nữ tài hoa, xinh đẹp. Ở khía cạnh này, tấm lòng nhân đạo của
Nguyễn Du thể hiện cụ thể:
* Thương cảm cho nhân phẩm con người bị chà đạp: Kiều phải
bán mình chuộc cha và em, hi sinh tình yêu, xa rời tình thâm cốt
nhục - cha mẹ, hai em; xa quê hương; bị mua đi bán lại như món
hàng.
* Thương cảm cho tình yêu chân thành tan vỡ. Đó là tình yêu
chân thành, trong sáng giữa Kiều và Kim Trọng; trên bước đường
lưu lạc, Kiều gặp được Thúc Sinh, Từ Hải nhưng mối tình mặn nồng

của nàng với Thúc Sinh cũng sớm tan vỡ cay đắng; mối tình tri kỉ
với Từ Hải cũng sớm kết thúc.
* Thương cho thân xác con người bị đọa đày: không chỉ bị hành hạ
tinh thần mà cả thể xác thể xác chịu bao nhiêu ô nhục nơi nhà chứa,
bị đánh đạp bạo tàn bởi những trận đòn ghen.
+ Tấm lòng thương cảm như hiểu thấu nỗi đau nhân thế và sự trân
trọng của nhà thơ đối với con người, nhất là người phụ nữ trong
Truyện Kiều, làm cho tiếng nói tố cáo chế độ xã hội phong kiến bạo
tàn, tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân của con người trở nên
mạnh mẽ, thống thiết hơn. Từ đó, tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu
sắc hơn.
- Về nghệ thuật thể hiện cảm hứng nhân đạo: Cùng nói lên nỗi bất
hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mỗi nhà văn có cách
thể hiện riêng.
+ Nguyễn Du có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, mượn
câu chuyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung
Quốc), nhưng với sự sáng tạo độc đáo làm truyện mang đậm màu sắc
dân tộc qua cách sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa
hình tượng nhân vật. Từ đó, nhân vật Thúy Kiều gợi không ít những
xúc động, ám ảnh cho người đọc. Truyện Kiều sống mãi với thời

ĐIỂM

2.0

3.0


ĐÁP ÁN
-


-

gian.
+ Nguyễn Dữ khai thác những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong
tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian, sáng tạo trong cách kể
chuyện, sáng tạo về nhân vật, sử dụng những yếu tố truyền kì và cách
kết thúc bất ngờ không theo lối mòn (kết thúc đoàn viên)
- Đánh giá chung

ĐIỂM

1.0

Lưu ý: Học sinh biết cách vận dụng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn
đề. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Tuy
nhiên, cần khuyến khích những bài làm có sáng tạo.

------------HẾT-------------


Phòng GD& ĐT
Cẩm khê

Đề thi HọC SINH giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn

năm học 2010- 2011.
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức


Đề bài.

Câu 1 (2 điểm): Giải thích ý nghĩa các từ mưa qua các câu thơ sau trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du:
+ Vật mình vẫy gió tuôn mưa
Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.
+ Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân.
+ Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
+ Quản bao tháng đợi năm chờ
Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
Câu 2 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và
nội dung khổ thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
Câu 3 (6 điểm)
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một
phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số
phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê
phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
a. Chiến tranh phong kiến.
b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng
phê phán chính của tác giả.


............................Hết...............................
Họ và tên thí sinh:.................................Số báo danh:................
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không gải thích gì thêm.


Phòng GD& ĐT Cẩm khê
Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn

năm học 2010- 2011.
Câu 1 (2 điểm): Giáo viên đặt từ mưa trong câu thơ để giải thích nghĩa. Cụ thể: (mỗi
từ mưa giải thích đúng được 0,5 điểm, trả lời sát ý được 0,25 điểm)
+ Câu thơ 1: Từ mưa chỉ giọt nước mắt của người phụ nữ ở tâm trạng đau khổ
+ Câu thơ 2: Từ mưa chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
+ Câu thơ 3: Từ mưa chỉ sự thay đổi của không gian, thời gian hoặc xã hội
+ Câu thơ 4: Từ mưa chỉ sự vất vả gian khổ.
Câu 2 (2 điểm): Thông qua phân tích các hình ảnh thơ, các biên pháp tu từ giáo viên
nêu cảm nghĩ của mình. Cụ thể bài làm phải đạt được các ý sau:
+ Hai câu đầu miêu tả hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh thông qua hình ảnh
chiếc xe không có kính, Phép liệt kê, Điệp từ "không" như một lời khẳng định cái thiếu đến
tuyệt đối, từ đó tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn. Các dấu phẩy liên tiếp trong hai
dòng thơ như muốn miêu tả khúc cua vòng, gấp khúc trên con đường ra trận. (0,75 điểm)
+ Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật tương phản khắc hoạ hình ảnh người lính với
tư thế hiện ngang, bất chất gian khổ quyết tâm giải phóng miền Nam. Với quan hệ từ "vẫn"
chỉ sự tiếp diễn, từ "Chỉ cần" như một lời khẳng định, một sự thách thức. thể hiện sự ngang
tàng, bất khuất của người lính trước sự khốc liệt của chiến tranh, câu thơ chốt lại bằng hình
ảnh hoán dụ "trái tim" đã diễn tả tình yêu nước, lý tưởng chiến đấu cao đẹp của người lính
vì miền Nam ruột thịt. (0,75 điểm)
+ Từ đó khẳng định triết lý sức mạnh của con người, của một dân tộc không phải ở

những vũ khí tối tân, hiện đại mà ở tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm
của con người. (0,5 điểm).
Câu 3 (6 điểm)
Các yêu cầu về kĩ năng:
1. Biết cách làm một bài văn nghị luận.
2. Bố cục bài rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt.
3. Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
4. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Các yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, miễn là đạt được các nội dung sau:
1. Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm Chuyện người con
gái Nam Xương (1,0 điểm).
2. Phân tích, xem xét và kết luận từng đối tượng:
a. Chiến tranh phong kiến: 1,5 điểm.
- Là đối tượng có liên quan đến cái chết của Vũ Nương.
Mọi chuyện bắt đầu từ việc vợ chồng sống xa cách. Nguyên nhân của sự xa cách là
do chiến tranh (tác giả không lấy lí do nào khác mà lấy lí do chiến tranh là có dụng ý).
- Nhưng không phải là mục tiêu phê phán chính.


Bởi vì trong truyện chiến tranh chỉ được miêu tả dừng lại ở mức độ gây ra sự chia xa
mà thôi, nó gần như không liên quan, không tác động gì đến cái chết sau này của nhân vật.
Hơn nữa, cảm hứng chính của chuyện không phải là lên án chiến tranh (điều này thể hiện ở
chỗ chi tiết liên quan đến sự phê phán chiến tranh rất ít xuất hiện)
b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng (1,5 điểm).
- Là đối tượng quan trọng trong việc liên quan đến cái chết của nhân vật.
Vì nếu như Trương Sinh không tự cho mình có quyền "mắng nhiếc", "đánh đuổi"
vợ, và nếu như xã hội cũ không cực đoan hoá vấn đề chung thuỷ của người phụ nữ thì có lẽ
Vũ Nương chẳng đến nỗi phải chọn cái chết thảm thương như thế.
- Nhưng cũng không phải là mục tiêu phê phán chính.

- Xét một cách khách quan thì trong trường hợp này chế độ phong kiến chỉ là yếu tố
"tạo điều kiện, tạo cơ hội" cho Trương Sinh bộc lộ sự ghen tuông mà thôi. Nó không phải là
yếu tố quyết định trong việc gây ra bi kịch.
- Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không nhằm phê phán, tố cáo chế độ xã hội (chi
tiết liên quan đến phê phán, tố cáo xuất hiện ít).
c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời. (2,0 điểm).

- Là mục tiêu phê phán chính của tác giả.
- Theo sự miêu tả trong tác phẩm, Trương Sinh đã vì ghen tuông mù quáng mà
trực tiếp gây ra tội ác tày trời với vợ. (HS dựa vào tác phẩm để lấy dẫn chứng.
- Là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
*Câu chuyện kể lại một bi kịch trong cuộc sống gia đình. Bi kịch ấy lại nảy
sinh từ sự ghen tuông của người chồng. Ngay từ dòng đầu của tác phẩm Trương Sinh
đã được giới thiệu là người "có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức". Và
mạch truyện dường như cũng từ đó mà tiến triển. Vì ghen mà chồng thiếu tỉnh táo
khi nghe con nói về chiếc bóng. Vì ghen mà chồng khiến vợ chọn cái chết để tự minh
oan. Rồi cũng vì ghen mà chồng trở thành nạn nhân của chính mình (mất vợ, hạnh
phúc tan nát, phải sống trong hối hận, khao khát muốn vợ trở về nhưng không thể
Trên đây là gợi ý chấm, giám khảo có thể thực hiện linh hoạt hướng dẫn chấm ở
trên. Cách cho điểm: khuyến khích cho điểm tối đa đối với những bài theo đúng yêu cầu
hướng dẫn chấm, đồng thời thể hiện được sự sáng tạo trong cách hành văn...Cho điểm lẻ
đến 0,25 điểm.

.........................Hết...........................


Phòng giáo dục
Cẩm khê

Đề thi HọC SINH giỏi cấp THCS

năm học 2010- 2011.
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài : 150 phút )

Đề bài.
Câu1 (2,0 điểm): Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các trường
hợp sau: (Chỉ cần ghi số thứ tự, không ghi lại nội dung).
1.Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào
giữa các vế câu?
1.1. Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu.
1.2. Quan hệ vê mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
1.3. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
1.4. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
2. Đề tài chính trong một tác phẩm văn học được gọi là:
2.1. Đại ý;

2.2. Vấn đề;

2.3. Chủ đề;

2.4. Chuyện.

3. Đặc trưng cơ bản nhất của văn nghị luận trung đại là gì?
3.1. Nghị luận trung đại có bố cục đã thành khuôn mẫu và thường được viết
theo thể văn biền ngẫu.
3.2. Nghị luận trung đại có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
3.3. Nghị luận trung đại nói nhiều về thiên nhiên.
3.4. Nghị luận trung đại thường viết về đề tài chiến tranh.
4. Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa
Điềm, cụm từ Những em bé lớn trên lưng mẹ nên hiểu như thế nào là đúng nhất?

4.1. Người mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi các em bé.
4.2. Những em bé trưởng thành được nhờ lưng người mẹ.
4.3. Những em bé còn nhỏ được mẹ địu trên lưng khi đi làm.
4.4. Những em bé cùng mẹ tham gia vào những trò chơi tuổi thơ.
5. Câu Tôi như điếng người đi.sử dụng phép tu từ so sánh, đúng hay sai.
5.1. Đúng.
5.2. Sai.
Câu 2. (2 điểm): Viết một đoạn văn theo cấu trúc quy nạp khoảng 20 dòng, lý giải
vì sao trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện kiều của Nguyễn Du) tác
giả lại để cho nhân vật Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau?
Câu 3. (6 điểm): Em hãy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ sa pa của Nguyễn
Thành Long để thấy được truyện ngắn này được nhiều người ví như một bài thơ giàu chất
trữ tình và tính nhân văn sâu sắc.
Họ và tên thí sinh:

..số báo danh

.


Phòng giáo dục
Cẩm khê

hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi cấp THCS
năm học 2010- 2011.

Môn: Ngữ văn
Câu 1( 2,0 điểm): Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,4 điểm. Nếu thí sinh chọn
nhiều phương án không đúng với yêu cầu trong đáp án thì không cho điểm.
1

1.2

2
2.2

3
3.1

4
4.3

5
5.2

Câu 2 (2,0 điểm): Những yêu cầu cần phải đạt được như sau:
- Đoạn văn đúng yêu cầu quy nạp, khoảng 20 dòng tức có thể 18 đến 22 dòng; diễn
đạt lưu loát, đúng nội dung, có câu văn hay (0,25 điểm).
- Nội dung lý giải được trong đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích, tác giả để cho
nhân vật Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì nàng nghĩ mình đã báo đáp
được phần nào công ơn của cha mẹ qua hành động bán mình chuộc cha. Còn đối với
chàng Kim, nàng luôn luôn day dứt khi nghĩ mình là kẻ phụ tình, đang mắc nợ với chàng
Kim, Kiều hình dung cảnh chàng Kim trở về không gặp nàng, ngày đêm mong mỏi tin tức
với tâm trạng đau khổ thất vọng. Nhưng cái đau đớn nhất, không yên nhất đối với Kiều ấy
là nỗi đau thất tiết, không còn giữ được sự trong sáng, thuỷ chung với người mà nàng
nguyện trao thân gửi phận.( 1,5 điểm)
Kiều đã hy sinh bản thân, tình yêu để cứu gia đình.Vì thế, để thuý kiều nhớ Kim
Trọng trước, nhớ cha mẹ sau không phải là trái đạo lý mà đây là sự tài tình, hiểu biết về
tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.( 0,25 điểm).
Câu 3 ( 6 điểm).
Yêu cầu bài viết phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc. Khi phân

tích cần làm nổi bật chất trữ tình và tính nhân văn của tác phẩm.
1. Mở bài (0,5 điểm):
- Giới thiệu tác giả tác phẩm, khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.
- Nêu được truyện ngắn này được nhiều người ví như một bài thơ giàu chất trữ tình
và tính nhân văn sâu sắc.
2. Thân bài:(5,0 điểm).
- Giải thích được chất trữ tình là tình cảm, cảm xúc được khơi gợi từ tác phẩm.
Chất trữ tình được thể hiện nhiều trong các tác phẩm thơ. Tuy nhiên trong nhiều tác phẩm
đựơc viết bằng văn xuôi cũng có chất trữ tình như một số thể ký và truyện ngắn, tiểu
thuyết trong đó có truyện Lặng lẽ Sa Pa . Trong truyện, từ cảnh vật thiên nhiên, từ tình
huống độc đáo của truyện và các nhân vật đã tạo nên chất thơ bàng bạc, ngọt ngào sâu
lắng đầy dư vị của thiên truyện. (0,5 điểm)
- Tính nhân văn hiểu khái quát là vì con người, vì cuộc sống và ngợi ca cái đẹp của
con người ( 0,5 điểm)
- Chất trữ tình toát lên từ những bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ
mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của ông họa sĩ già: Sa Pa bắt đầu với những
rặng đào, những đàn bò lang cổ có đeo chuông các đồng cỏ cảnh nắng len tới đốt cháy
rừng cây những cây thông rung tít trong nắng ; cảnh mây bị nắng xua cuộn tròn lại
thành từng cục cảnh nắng mạ bạc cả con đèo (0,5 điểm)
* Chất trữ tình và tính nhân văn thấm đượm qua cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy dư vị
của các nhân vật:
* Anh thanh niên: (2,0 điểm).


+ Hoàn cảnh sống và làm việc.
+ Thái độ và suy nghĩ đối với công việc
+ Tình cảm, thái độ đối với chính bản thân và đối với mọi người ( cách tổ chức,
sắp xếp cuộc sống; tình cảm đối với mọi người )
Anh đã để lại trong lòng người đọc một tình cảm yêu mến và trân trọng

* Các nhân vật khác: (1,5 điểm):
Đánh giá về tình cảm, cách nhìn nhận của Ông hoạ sĩ già, bác lái xe, cô kỹ sư trẻ
về cuộc sống, nghề nghiệp , đặc biệt là những suy nghĩ về anh thanh niên
- Chất trữ tình và tính nhân văn đựơc thể hiện sâu săc từ tư tưởng, chủ đề của
truyện. Truyện ca ngợi những con người lao động bình thường, lặng lẽ làm việc cho đất
nước: Qua cái nhìn và đánh giá của các nhân vật trong truyện về anh thanh niên (đặc biệt
là ông hoạ sỹ già); qua những cống hiến của anh đối với đất nước...
- Các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật anh thanh niên đều không được đặt tên
bởi tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ, muốn nói rằng đó là những con người
lao động bình thường, phổ biến thường gặp trong quần chúng nhân dân trên khắp nẻo
đường đất nước. Vẻ đẹp của anh thanh niên cũng như vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của
một số nhân vật khác như nhân vật : Chị lao công trong Tiếng chổi tre của Tố Hữu hay
nhân vật anh Nhẫn trong truyện ngắn Cỏ non của Hồ Phương họ đều là những người
sẵn sàng quên mình để cống hiến cho quê hương đất nước
- Có thể nói, tất cả những yếu tố trên, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như
một bài thơ và tính nhân văn sâu sắc.Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tác
phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị trong tác
phẩm, làm cho chủ đề và tư tưởng của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.
3. Kết bài ( 0,5 điểm): Khái quat lại vấn đề và mở rộng vấn đề
Cách cho điểm:
+ Cho điểm các câu như gợi ý chấm ở phần trên. Tuy nhiên đó chỉ là những gợi ý,
giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm.
+ Cần khuyến khích những bài làm thể hiện được chất văn và có sự sáng tạo trong
bài viết.
+ Cho điểm lẻ đến 0,25.

Xác nhận của trưởng phòng giáo dục và đào tạo


Phòng GD&ĐT

Cẩm khê

Kỳ thi HọC SINH giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn
năm học 2009- 2010.
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bài.
Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn thơ sau:
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
(Tố Hữu)
Tại sao ở dòng thơ thứ nhất tác giả lại dùng từ từng, còn ở dòng thơ thứ 2
tác giả lại dùng lượng từ mỗi ?
Câu2 (3 điểm): Trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
( Quê hương- Tế Hanh).
Câu3 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và
nhi đồng, qua đoạn trích Trong lòng mẹ trích từ tác phẩm Những ngày thơ ấu
của Nguyên Hồng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

----------------------Hết----------------------------

Họ và tên thí sinh: ..................................Số báo danh: ...........



Phòng GD&ĐT
Cẩm khê

Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp huyện
Môn: Ngữ văn

Năm học 2009- 2010.
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2 điểm). Học sinh phải giải thích được vì sao tác giả dùng từ từng trước, từ
mỗi sau. Cụ thể:
Lượng từ từng có ý nghĩa phân phối mang tính khách quan chỉ hoạt động thu
lượm, gom góp lần lượt hết vật này đến vật khác. Lượng từ mỗi, ngoài ý nghĩa phân phối
nó không có ý nghĩa lần lượt nhưng lại có sắc thái tình cảm. Từ mỗi cộng hưởng với các
từ nâng niu, gom góp thể hiện sự chắt chiu xây dựng quê hương đất nước, từ đó tạo
thành ý nghĩa trân trọng cho cả đoạn thơ, bài thơ.
Câu 2 ( 3 điểm): Học sinh cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn
trích:
+ Nội dung: Khổ thơ miêu tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá với khí thế
mạnh mẽ, hào hứng tràn ngập niềm tin, từ đó gợi ra bức tranh lao động đầy hứng khởi và
dạt dào sức sống của làng chài ven biển ( 1,0 điểm)
+ Nghệ thuật: Phân tích được giá trị của các từ ngữ: hăng, phăng, rướn những
hình ảnh so sánh ( Như con tuấn mã; Như mảnh hồn làng); cùng với đó là biện pháp
đảo trật tự cú pháp ( phăng mái chèo; rướn thân trắng). ( 1,5 điểm)
Cách dùng từ ngữ độc đáo, cùng với biện pháp so sánh, đảo trật tự cú pháp, bút
pháp lãng mạn kết hợp cảm hứng lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, tác giả đã
tạo nên hình ảnh đoàn thuyền đánh cá với vẻ đẹp hùng tráng mang theo linh hồn, hình
bóng và sức sống của quê hương trong cuộc hành trình chinh phục biển cả, chinh phục
thiên nhiên ( 0,5 điểm)
Câu 3 ( 5 điểm):

Yêu cầu bài viết phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc. Khi phân
tích cần làm nổi bật tình cảm của nhà văn Nguyên Hồng đối với phụ nữ và trẻ em
1. Mở bài ( 0,5 điểm):
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát được nội dung chính của đoạn trích.
- Khẳng định được Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
2. Thân bài (4,0 điểm): Học sinh sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một
số ý sau:
+ Khái quát về hình ảnh phụ nữ và trẻ em vốn là một đề tài phổ biến trong văn
học Nguyễn Hồng là cây bút xuất sắc về đề tài này ( 0,5 điểm).
+ Đoạn trích trong lòng mẹ, Nguyên Hồng đã thể hiện sâu sắc những nỗi khổ
cực và vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ và nhi đồng, cụ thể là:
* Nhà văn diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà người phụ nữ và nhi
đồng phải gánh chịu: (1,5 điểm).
- Mẹ bé Hồng sống dưới chế độ phong kiến bất công hà khắc, cuộc hôn nhân
không hạnh phúc phải bỏ đi tha hương cầu thực nghèo túng, đói rách
- Còn Hồng sống trong cảnh cô đơn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần; bị họ
hàng, người thân ghẻ lạnh trở thành cậu bé lêu lổng, rách rưới, bị đánh đập, chửi mắng,
xúc phạm thậm tệ, đặc biệt là tình thương của bà cô


* Nhà văn thấu hiểu, vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ
nữ và nhi đồng: (1,5 điểm)
- Mẹ bé Hồng là một người phụ nữ xinh đẹp, chịu thương chịu khó, nhưng cuộc
sống bế tắc, nghèo khổ, rách rưới, bơ vơ bà luôn yêu thương con, nhớ về con vẫn giữ
trọn đạo nghĩa về chịu tang chồng trong ngày giỗ đầu...
- Còn đối với bé Hồng dù sống trong cảnh khinh miệt của họ hàng, người thân, bị
đánh đập, bị xúc phạm những em vẫn giữ được phẩm chất đáng quý của trẻ thơ, vẫn hồn
nhiên như bao đứa trẻ khác em biết kìm nén, chịu đựng bao tủi nhục đắng cay, đặc biệt
khi người cô tìm mọi cách để chia rẽ mẹ con Hồng Hồng luôn yêu thương và nhớ đến
mẹ, trân trọng và tôn thờ mẹ em căm ghét những cổ tục lạc hậu đã đầy đoạ mẹ em.. em

khao khát tình mẫu tử , khao khát có một mái mấm gia đình
+ Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa thương yêu và
thái độ nâng niu trân trọng. Đó là tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn ( 0,5 điểm).
3. Kết bài (0,5 điểm): khái quát và mở rộng vấn đề

Cách cho điểm:
+ Cho điểm các câu như gợi ý chấm ở phần trên. Tuy nhiên đó chỉ là những gợi ý,
giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm.
+ Cần khuyến khích những bài làm thể hiện được chất văn và có sự sáng tạo trong
bài viết.
+ Cho điểm lẻ đến 0,25.

xác nhận của phòng giáo dục và đào tạo


Phòng GD&ĐT
Cẩm khê

Kỳ thi HọC SINH giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn
năm học 2009- 2010.
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề chính thức

Đề bài.
Câu 1 (2 điểm). Em hãy giải nghĩa từ mặt trong các câu thơ sau:
+ Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
+ Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Câu 2 (3 điểm). Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết:
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề,
đồng chí hãy chỉ ra và trình bày cảm nghĩ về tư tưởng chung đó?
Câu 3 (5 điểm). Có ý kiên cho rằng qua truyện ngắn lão Hạc của Nam
Cao, bên cạch nhân vật lão Hạc, sự hiện diện của nhân vật ông giáo làm cho Bức
tranh quê càng thêm đầy đủ.
Hãy phân tích nhân vật lão Hạc và nhân vật ông giáo để làm sáng tỏ ý kiến
trên.

Họ và tên thí sinh: ..................................Số báo danh: ...........


Phòng GD&ĐT
Cẩm khê

Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp huyện
Môn: Ngữ văn

Năm học 2009- 2010.
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2 điểm). Học sinh dựa vào quan hệ giữa từ mặt
nội dung của các câu để giải nghĩa. Cụ thể:

với các từ trong câu và


+ Từ mặt ở câu thơ thứ nhất: Chỉ thái độ, cử chỉ của người khi giao tiếp. (1 điểm)
+ Từ mặt

ở câu thơ thứ hai: Chỉ tài năng hơn người được bộc lộ. (1 điểm)

Câu 2 (3 điểm). Giáo viên cần chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa đề
tài và chủ đề tư tưởng những câu thơ của 2 tác giả.Cụ thể:
a. Khác nhau: 0,5 điểm
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hòa nhập dâng hiến
cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm
lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
b.Giống nhau: 0,5 điểm
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết, tự nguyện được
hòa nhập, cống hiến cho cuộc đời....
c. Cảm nghĩ: 2 điểm
+ Thanh Hải muốn được làm con chim, cành hoa, một cách nói khiêm nhường thể
hiện ước nguyện chân thành được hoà nhập, được cống hiến (0,5 điểm)
+ Còn Viễn Phương muốn được làm con chim hót quanh lăng Bác, đó cũng là cách
nói khiêm nhường thể hiện lòng thành kính đối với Bác, muốn được ở bên Người cũng
chính là muốn gắn bó cuộc đời mình với quê hương đất nước, với nhân dân (0,5 điểm)
+ Cách thể hiện ước nguyện đựơc cống hiến cuộc đời nhỏ bé của mình vào cuộc
đời chung của hai nhà thơ thật mộc mạc, bình dị, không phô trương ồn ã giống như một lẽ
tự nhiên là: con chim phải hót, cành hoa toả hương khoe sắc để làm đẹp cho đời (1 điểm)
Câu 3 (5,0 điểm).
Yêu cầu chung: Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc. lời văn giàu cảm xúc,
phân tích được 2 nhân vật lão Hạc và ông giáo từ đó cảm nhận được Bức tranh quê
Yêu cầu cụ thể:
*Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn yêu cầu của đề bài. 0,5 điểm.

*Thân bài. 4,0 điểm
+ Khái quát về nhân vật lão Hạc và nhân vật ông giáo với cuộc sống, suy nghĩ của
họ làm nổi bật lên Bức tranh quê nghèo khó, cơ cực nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp
của người dân quê. 0,5 điểm
+ Phân tích nhân vật lão Hạc: Giáo viên dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật
các ý sau: 1,0 điểm.
- Lão Hạc một con người ngèo khổ, bất hạnh: Vợ mất, cảnh gà trông nuôi
con sống trong cảnh cô đơn, nghèo túng, cơ cực hoàn cảnh của lão thật đáng thương.
- Lão Hạc là người nông dân hiền lành chất phác, nhân hậu:
* Lão rất mực yêu thương con: Lão buồn và đau khổ khi không đủ tiền cưới vợ cho
con chắt chiu, dành dụm cho con giữ trọn vẹn mảnh vườn cho con, tất cả là vì con, môt
sự hi sinh thầm lặng cực kỳ to lớn.


* Lão giàu lòng nhân hậu: Qua việc nuôi con chó vàng, cách đặt tên, cho ăn, nói
chuyện với cậu vàng lão đau khổ dằn vặt tự cho mình đã trót lừa nó
+ Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng: lão từ
chối tất cả sự giúp đỡ lão âm thầm chuẩn bị cái chết (gửi tiền, gửi vườn ) Những suy
nghĩ, những việc làm của lão thật đáng kính, đáng trọng Lão sống thì âm thầm, nghèo
đói, cô đơn, chết thì quằn quại đau đớn nhưng lão có bao phẩm chất tốt đẹp. 0,5 điểm
+ Phân tích nhân vật ông giáo: 1,0 điểm
- Là người nhiều chữ nghĩa nhưng gia cảnh cũng ngèo khổ, túng quẫn (bán cả sách
quý )
- Là người giàu lòng cảm thông, nhân hậu: Thương lão Hạc: nước nôi, chuyện trò,
cố làm vơi nỗi đau của lão Hạc lén vợ giúp đỡ lão Hạc; Quyết trao lại ba sào vườn cho
con trai lão Hạc và một lời dặn dò thấm thía Tuy là nhân vật dẫn chuyện, nhưng hình
ảnh ông giáo thật có ý nghĩa
+ Hình ảnh Bức tranh quê: Những cảnh đời, số phận khiến ta hiểu hơn về nông
thôn Việt Nam, con người Việt Nam trước cách mạng T8/1945 nghèo nàn, lạc hậu, cả
những nỗi đau khổ, nghiệt ngã của kiếp sống (tiêu biểu là nông dân và trí thức), đã có một

bộ phận người dân bị tha hoá, biến chất (như Binh tư, chí Phèo ). Dẫu vậy Bức tranh
quê vẫn sáng ngời những phẩm chất lương thiện, họ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp,
sống trọn tình vẹn nghĩa. Đó là phẩm chất tốt đẹp từ ngàn đời mà Nam Cao nhận thấy sâu
sắc ở con người Việt Nam. 1,0 điểm
*Kết luận: Khái quát và mở rộng vấn đề. 0,5 điểm

Cách cho điểm:
- Trên đây chỉ là những gợi ý chấm, Giám khảo cần vận dụng linh hoạt. Cho điểm
tối đa đối với những bài đạt được chính xác các yêu cầu trên, không có sai sót về lỗi chính
tả. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo (Hình thức trình bày, lập luận, diễn đạt
)
- Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
xác nhận của phòng giáo dục và đào tạo


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẨM KHÊ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn Ngữ văn
Đề chính thức
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang
Câu 1(3 điểm): Mở đầu bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận) là hình ảnh:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Và kết thúc bài thơ là:
"Mặt trời đội biển nhô màu mới"
Em hãy phân tích cái hay, sự tinh tế trong cách dùng từ "xuống biển" và "đội
biển" của Huy Cận trong hai câu thơ trên ?
Câu 2 (5 điểm): Hãy đọc câu chuyện sau:

TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ.

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình.
Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn
chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thật sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à?
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy - Tôi trả lời, không dấu vẻ
tự hào và mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tôi … - cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được
một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự
đoán của tôi:
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và
gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi
một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(Theo" Quà tặng cuộc sống")
Bài học sâu sắc về lẽ sống mà em nhận được từ câu chuyện trên là gì? Hãy
trình bày quan điểm của em về vấn đề này ?
Câu 3 (12 điểm):
Về hai tác phẩm "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
(Phạm Tiến Duật), có ý kiến cho rằng: "Cả hai bài thơ đều cùng khai thác cái đẹp và
chất thơ trong cái gian khổ, ác liệt của đời sống chiến tranh"
Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
---------- Hết --------Họ tên thí sinh: --------------------------------------------------- SBD: ---------------( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CÂM KHÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ


NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Câu 1(3 điểm):
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- Đây là dạng bài kiểm tra năng lực cảm thụ và kĩ năng phân tích của học sinh về cái
hay cái đẹp của ngôn ngữ thơ ca. Với dạng bài này, kĩ năng trước tiên là HS phải hiểu
và chỉ ra được nghĩa của từ; khi đã hiểu nghĩa, HS phải biết đặt trong câu thơ để cảm
nhận được cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của từ ngữ.
- Bài viết phải diễn đạt thành văn liền mạch, có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn
hoặc một bài văn ngắn, nhưng không chấp nhận việc HS gạch đầu dòng, liệt kê các ý.
- Dùng từ, đặt câu phải chuẩn xác, diễn đạt rành mạch, văn có cảm xúc, có hình ảnh.
B- Yêu cầu về nội dung kiến thức:
- Giới thiệu được về Huy Cận và bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", dẫn dắt, trích dẫn
hai câu thơ.
( cho 0,25 điểm)
- Cái hay của hai cụm từ "xuống biển", "đội biển" trước hết ở chỗ nó đem đến cho
người đọc một cảm nhận mới lạ, thú vị. Ta thường quen với những cách nói như:
"mặt trời xuống núi", hay "mặt trời ló rạng ở chân trời"..., chứ trước Huy Cận chưa có
ai dùng cách nói ''xuống biển", ''đội biển''.
(Ý này cho 0,25 điểm)
- Cách dùng từ này thể hiện cặp mắt quan sát và tâm hồn vô cùng tinh tế của Huy
Cận, nó cũng xuất phát từ vị trí, điểm nhìn của nhà thơ: khi ở giữa đại dương, bốn bề
chỉ có trời và nước thì không thể nhìn thấy mặt trời lặn sau núi hay mặt trời mọc ở
đường chân trời. Khi mặt trời lặn ở đường chân trời, vì chân trời và mặt biển tiếp liền
nên có cảm giác như mặt trời xuống biển, và cũng như vậy, khi mặt trời mọc ở đường
chân trời thì có cảm giác như mặt trời từ dưới lòng biển, xé làn nước mà nhô lên.
(Ý này cho 1,0 điểm)
- Cái hay của hai cụm từ này thể hiện ở ý nghĩa mà chúng biểu thị. Hai cụm từ này
góp phần khắc họa thêm những khía cạnh để hoàn thiện vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng của
hình ảnh mặt trời.

+ Cum từ "xuống biển" diễn tả vẻ ''ung dung'', thảnh thơi" của mặt trời khi từ từ lặn
sâu xuống đáy biển..., mặt trời xuống biển như trở về ngôi nhà của mình...
(Ý này cho 0,5 điểm)
+ Cụm từ "đội biển" mang sắc thái mạnh mẽ: vầng mặt trời xé làn nước, đội nước mà
nhô lên. Được gột rửa qua làn nước biển, mặt trời trở nên tinh khôi, tươi mới, đầy sức
sống...
(Ý này cho 0,5 điểm)
=> Như vậy cách dùng từ của Huy Cận đã diễn tả được sự kì vĩ, tráng lệ và sức sống
kì diệu của vầng mặt trời trên biển Hạ Long, cho dù là thời khắc hoàng hôn hay bình
minh... Đại dương mênh mông vô tận, là đại diện cho sức mạnh vĩ đại, vậy mà mặt
trời cứ "ung dung", ''thảnh thơi'', làm chủ cả cõi rộng lớn vô tận ấy...
(Ý này cho 0,5 điểm)


Câu 2(5 điểm):
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết cách viết dạng bài văn nghị luận xã hội: cảm nhận, bình luận, đánh giá, bày
tỏ quan điểm của bản thân, từ đó rút ra một lẽ sống thông qua một nhân vật trong tình
huống cụ thể.
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, bình... sao cho hợp lí và
làm nổi bật được vấn đề.
- Bố cục bài văn phải chặt chẽ, hoàn chỉnh.
- Diễn đạt phải rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác.
B- Yêu cầu về nội dung kiến thức: HS hiểu và trình bày được những ý cơ bản sau
đây:
* Câu chuyện đã đưa ra một triết lí sâu sắc về lẽ sống, để lại bài học thấm thía. Đó là
triết lí về thế nào là hạnh phúc trong cuộc sống. Đó là bài học về cách sống biết quan
tâm, biết sẻ chia, đem lại niềm vui cho người khác.
(ý này cho 0,5 điểm).
* Đối với nhân vật "tôi", niềm vui sướng, hãnh diện và cũng là niềm hạnh phúc, đó là

được nhận món quà tuyệt vời từ anh trai => Hạnh phúc là khi được người khác quan
tâm, yêu thương => Hạnh phúc là được "nhận" ...
(ý này cho 0,5 điểm).
* Còn đối với nhân vật cậu bé có đứa em trai nhỏ bị tật nguyền thì ngược lại:
- Ước muốn và câu nói của cậu bé với đứa em trai nhỏ tật nguyền vừa khép lại câu
chuyện đã tạo một sự bất ngờ và xúc động sâu sắc cho người đọc.
- Ước muốn của cậu bé không phải là có người anh trai tuyệt vời như anh trai của
nhân vật "tôi" (để cậu được nhận quà tặng từ anh), mà cậu ước trở thành một người
anh tuyệt vời như thế: biết yêu thương em, biết quan tâm và đem đến niềm vui, đem
đến niềm hạnh phúc cho em - như là một sự bù đắp cho đứa em tật nguyền bất hạnh,
thiệt thòi. Và cậu bé rất quyết tâm thực hiện điều mình mong muốn. Như vậy, niềm
vui, hạnh phúc đối với cậu bé là làm cho đứa em nhỏ của mình hạnh phúc => Hạnh
phúc là biết "cho đi".
- Những suy nghĩ của cậu bé chân thành, xuất phát từ tâm hồn trong sáng, cao
thượng, từ tấm lòng nhân hậu.
(phần này cho 2,0 điểm).
* Từ đây HS rút ra bài học về lẽ sống ở đời và trình bày suy nghĩ, quan điểm về bài
học ấy: phải biết quan tâm, chia sẻ và đem đến niềm vui cho những người thân yêu
nhất của mình... Đó là cách mỗi người chúng ta "cho đi"..., và khi ấy chúng ta sẽ thấy
vui, sẽ thấy hạnh phúc. Hạnh phúc không phải chỉ là khi ta được "nhận", mà còn là
khi ta biết "cho"
(HS kết hợp với một vài dẫn chứng khái quát, dùng lí lẽ, lập luận để làm nổi bật
tính đúng đắn của vấn đề và sao cho bài viết có sức thuyết phục).
(phần này cho 2,0 điểm).
Câu 3 (12 điểm):
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- Đây là kiểu bài nghị luận văn học, đòi hỏi phải có những thao tác tổng hợp như giải
thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp khái quát vấn đề, liên hệ mở rộng..., vì vậy
yêu cầu HS phải nắm vững phương pháp, có kĩ năng làm dạng bài này



- Phải có kĩ năng tổng hợp xâu chuỗi hai bài thơ. Với tính chất câu hỏi như vậy, học
sinh nên làm theo kiểu xâu chuỗi, khái quát thành những luận điểm chung, rồi lựa
chọn dẫn chứng, phân tích kết hợp chứ không nên làm đơn lẻ, rời rạc từng bài
- Biết bình đề làm nổi bật vấn đề mà đề bài đề cập tới.
- Bài viết phải có bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ
- Diễn đạt, dùng từ đặt câu chuẩn xác
- Văn viết có hình ảnh, có cảm xúc.
B- Yêu cầu về nội dung kiến thức:
Bài làm của HS cần hiểu và trình bày được những vấn đề sau:
Những nội dung
chính

1- Giải thích
được nội dung ý
kiến

2- Phân tích, sâu
chuỗi hai bài thơ
để thấy rõ vẫn
đề: hai bài thơ
khai thác cái
đẹp và chất thơ
trong cái gian
khổ của đời sống
chiến tranh.

Nội dung cụ thể cần đạt

Cho điểm


- "Cái đẹp" mà hai bài thơ đi sâu khai thác là cái
đẹp của hình ảnh người lính: đẹp từ tâm hồn đến
0,5
lối sống...
- "Chất thơ": là chất trữ tình, là cái chất lãng mạn
bay bổng của người lính mà hai tác giả thể hiện
0,5
được trong hai bài thơ ...
- Điểm gặp gỡ và cũng là điểm độc đáo của hai nhà
thơ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là các ông đã
0,5
phát hiện cái đẹp, chất thơ ấy, và làm nó tỏa sáng,
thăng hoa ngay trong chính hoàn cảnh chiến tranh
vô cùng ác liệt.
* Phân tích để thấy được hai bài thơ đã tái hiện lại
hiện thực gian khổ, ác liệt của hai cuộc chiến tranh Phần này
chống Pháp và chống Mĩ.
cho 3,0
- Gian khổ, thiếu thốn về vật chất; ốm đau, bệnh
tật...
- Người lính phải sống, chiến đấu trong điều kiện
thiên nhiên khắc nghiệt: bụi mù trời mùa hanh,
mưa xối xả mùa lũ, sương muối rét buốt tê tái mùa
đông...
- Đó là đạn bom ác liệt, cái chết luôn cận kề.
(HS biết lựa chọn và trích dẫn được những hình
ảnh thơ như:
''Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh...
... áo anh rách vai

quần tôi có vài mảnh vá
miệng cười buốt giá
chân không giầy''
Hoặc hình ảnh: những chiếc xe không kính; hình
ảnh "bụi phun tóc trắng như người già''; hình ảnh
''mưa tuôn mưa xối như ngoài trời''... để phân tích,
bình giảng, làm nổi bật)
* Tuy vậy, trong cái gian khổ, ác liệt, trong không Phần này
khí nóng bỏng của cuộc chiến vẫn sáng lên cái đẹp cho 4,0


và chất thơ.
(Chú ý: Không nên tách bạch riêng rời 2 ý cái đẹp
và chất thơ, mà nên hiểu rằng cái đẹp và chất thơ
hòa quyện)
- Cái đẹp và chất thơ toát lên từ tình yêu đất nước,
từ lí tưởng cao đẹp của người lính...
(HS phân tích, bình.....)
- Cái đẹp và chất thơ toát lên từ bản lĩnh, từ tư thế
hiên ngang kiêu hãnh của người lính, từ phẩm chất
anh hùng quả cảm... Trong đạn bom ác liệt nhưng
người lính vẫn coi thường gian khổ, coi thường cả
cái chết...
(HS phân tích, bình...)
- Cái đẹp và chất thơ toát lên từ trái tim chan chứa
tình yêu thương mà những người lính dành cho
đồng đội của mình...
(HS phân tích, bình...)
- Cái đẹp và chất thơ toát lên từ tâm hồn lạc quan,
bay bổng, rất trẻ trung, rất lãng mạn của những

người lính...
(Chú ý phân tích được những hình ảnh đẹp trong
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính": ''Nhìn thấy gió
... như sa như ùa vào buồng lái"...; hình ảnh "đầu
súng trăng treo'' trong bài "Đồng chí''...)
- HS phải cảm nhận được, biết khái quát, biết cách
bình để làm nổi bật điều sâu sắc sau đây: Cái đẹp
và chất thơ hòa quyện trong hình tượng người lính, Phần này
nâng đỡ hình tượng người lính, giúp hình ảnh các
cho
anh tỏa sáng trong cái gian khổ, ác liệt của hoàn
2,0
cảnh chiến tranh: đạn bom ác liệt, ngay cả cái chết
cũng không thể vùi dập được cái đẹp, chất thơ ấy
=> Cách nhìn, những phát hiện về hình ảnh người
lính như vậy đã làm nên giá trị nhân văn của hai tác
phẩm.
- Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng là lính
nên hai nhà thơ mới có cách nhìn sâu sắc, thấm thía
và đầy tính nhân văn về những người đồng đội của
mình.
3- Liên hệ, mở - HS biết liên hệ, so sánh với các bài thơ cùng chủ Phần này
đề và ra đời trong cùng thời điểm hai cuộc kháng
rộng.
cho
chiến của dân tộc để làm nổi bật hơn vấn đề, chỉ ra
1,5
cái chung, cái riêng của hai tác phẩm...
(Trên đây chỉ là định hướng chung. Giám khảo khi chấm cần vận dụng linh
hoạt, căn cứ vào thực tế bài làm của HS. Nên khuyến khích những bài có chất văn, có

cảm nhận tốt, có sáng tạo).




×