Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bài tập ĐỊNH LUẬT bảo TOÀN KHỐI LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.69 KB, 2 trang )

Trung tâm LUYỆN THI THẦY KHÁNH – CÔ TÂM
DD: 0986.711.703 – 090.22.99.228

THPT Chuyên KHTN (HSGS)
Facebook: Trần Đăng Khánh HSGS

BỒ DƯỠNG HSG HÓA 8
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Định luật bảo toàn khối lượng: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản
phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”
Giả sử có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D có công thức khối lượng được viết như sau :
m A + mB = mC + m D
VD: Bari clorua +natri sunphat bari sunphat + natri clorua. Có CT khối lượng là:
mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua
2. Áp dụng: trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối
lượng của chất còn lại.
II. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. a. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng
b. Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra, khối lượng các chất được bảo toàn?
Bài 2. Trong phản ứng hóa học : bari clorua + natri sunphat bari sunphat + natri clorua. Cho biết
khối lượng của natri sunphat Na2SO4 là 14,2 gam, khối lượng của bari sunphat BaSO 4 và natri
clorua NaCl lần lượt là: 23,3 g và 11,7 g. Hãy tính khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng
Bài 3. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 g hỗn hợp chất magie
oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.
a. Viết phản ứng hóa học trên.
b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
c. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.
Bài 4. Đốt cháy m(g) cacbon cần 16 g oxi thì thu được 22 gam khí cacbonic. Tính m
Bài 5. Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh S trong không khí thu được 6,4 g lưu huỳnh đioxit. Tính khối
lượng của oxi đã phản ứng.


Bài 6. Đốt cháy m g kim loại magie Mg trong không khí thu được 8g hợp chất magie oxit (MgO).
Biết rằng khối lượng magie Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia
phản ứng.
a. Viết phản ứng hóa học.
b. Tính khối lượng của Mg và oxi đã phản ứng.
Bài 7. Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxit là canxi
oxit CaO và magie oxit MgO và thu được khí cacbon đioxit.
a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đolomit.
b. Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí cacbon đioxit và 104 kg hai oxit các
loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit là:
A. 150kg
B. 16kg
C. 192kg
D. Kết quả khác.
Bài 8. Hãy giải thích vì sao khi nung thanh sắt thì thấy khối lượng thanh sắt tăng lên, con khi nung
nóng đá vôi thấy khối lượng giảm đi.
Bài 9. Hòa tan cacbua canxi (CaC2) vào nước (H2O) ta thu được khí axetylen (C 2H2) và canxi
hiđroxit (Ca(OH)2).
a. Lập phương trình khối lượng cho quá trình trên.
b. Nếu dùng 41g CaC2 thì thu được 13g C2H2 và 37g Ca(OH)2. Vậy phải dùng bao nhiêu mililit
LTĐH - THI VÀO CẤP 3- CÁC MÔN TOÁN – LÝ – HÓA – SINH - VĂN - ANH LỚP 5-12

1


Trung tâm LUYỆN THI THẦY KHÁNH – CÔ TÂM
DD: 0986.711.703 – 090.22.99.228

THPT Chuyên KHTN (HSGS)
Facebook: Trần Đăng Khánh HSGS


nước? Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1g/ ml.
Bài 10. Đốt cháy a gam photpho trong không khí thu được 2,84 g một chất rắn màu trắng là
điphotpho penta oxit.
a) Ghi sơ đồ phản ứng và viết công thức khối lượng của phản ứng
b) Nếu a = 1,24g, tính khối lượng oxi tham gia phản ứng
c) Nếu a = 2,48 g, lượng oxi tham gia phản ứng là 3,2 g thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi
không? Tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Bài 11. Khi cho 4,45 g hỗn hợp 2 kim loại A, B tác dụng hết với oxi, thu được 6,05 g hỗn hợp 2
oxit (Hợp chất của kim loại với oxi)
a) Ghi sơ đồ phản ứng
b) Tính khối lượng oxi cần dùng?
Bài 12. Hòa tan hoàn toàn 5,6 g kim loại M vào dung dịch HCl dư, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
M + axit clohidric → Muối clorua + Khí hidro
Thu lấy toàn bộ lượng hidro thoát ra. Dung dịch sau phản ứng nặng hơn dung dịch ban đầu 5,4 g
a) Tính số gam khí hidro thu được
b) Tính số g axit clohidric phản ứng?
Bài 13. Đốt cháy hoàn toàn 1,5 kg than (thành phần chính là C) thì dùng hết 3,2 kg oxi và sinh ra
4,4 kg khí cacbonic
a) Hãy lập PTHH của phản ứng
b) Mẫu than trên chứa bao nhiêu % C
Nếu đốt cháy hết 3 kg than cùng loại thì lượng oxi, khí cacbonic sinh ra là bao nhiêu g?
Bài 14. Nung 1 tấn đá vôi chứa 80% là CaCO3 thì thu được 3,52 tạ khí cacbonic.
a) Lập PTHH của phản ứng.
b) Tính khối lượng vôi sống thu được.
Bài 15. Khi cho Mg tác dụng với axit clohiđric thì khối lượng của magie clorua (MgCl 2) nhỏ hơn
tổng khối lượng của Mg và axit clohiđric tham gia phản ứng. Điều này có phù hợp với định luật bảo
toàn khối lượng không?

LTĐH - THI VÀO CẤP 3- CÁC MÔN TOÁN – LÝ – HÓA – SINH - VĂN - ANH LỚP 5-12


2



×