Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Chuyên đề ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sản XUẤT lúa tại xã cổ LOA ĐÔNG ANH HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.02 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
Mục lục .............................................................................................................i
Danh sách các bảng...........................................................................................ii
Danh sách các từ viết tắt .................................................................................iii
PHẦN I
Tài liệu tham khảo...........................................................................................30
Phụ lục 1: ...................................................................................................31
Phụ lục 2:....................................................................................................33

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian 3 năm học tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã được
các thầy cô giáo trang bị những chuyên môn về xã hội. Đây là thời gian mà tôi
đã học hỏi được rất nhiều kiến thức từ các thầy cô giáo, để trong thời gian thực
tập tại địa phương vừa qua, tôi đã vận dụng nó hoàn thành chuyên đề thực tập
giáo trình của mình.
Trong thời gian thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
cô/chú, anh/chị trong UBND xã Cổ Loa cùng với các bác, các cô/chú, anh/chị
trong Hợp tác xã Cổ Loa – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội. Nhân dịp này
tôi xin bày tỏ lời cảm cảm ơn chân thành và ghi nhận sự giúp đỡ quý báu đó.

1


Đặc biệt, tôi xin cảm ơn tới các thầy/cô giáo hướng dẫn Khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn đã tạo điều kiện cho tôi được đi thực tế để có thêm nhiều tư liệu
hoàn thành chuyên đề này.
Do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi
sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.
Cổ Loa, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên



Đỗ Thúy Nga

DANH SÁCH CÁC BẢNG:
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Cổ Loa từ năm 2013 – 2015
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điều tra
Bảng 3 : Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ xuân
Bảng 4 : Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ mùa
Bảng 5 : Năng suất các giống lúa của từng nhóm hộ qua các vụ

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
BQ: Bình quân
CN-KT: Công nghệ-kĩ thuật
DTTN: Diện tích tự nhiên
DTCT: Diện tích canh tác
GT: Giá trị
HTX: Hợp tác xã
KT-XH: Kinh tế xã hội
NTM: Nông thôn mới
TB: Trung bình
3


THCS: Trung học cơ sở
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
SL: Sản lượng

UBND: Ủy ban nhân dân

4


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Nông nghiệp chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Lúa là lương thực chính cho hơn một nửa số dân trên thế giới, nó có ý nghĩa
quan trọng trong việc ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội và là nền tảng
cho sự tăng trưởng kinh tế.
Cây lúa ở Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Lúa giúp Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, đảm bảo chiến lược an ninh lương thực
hơn 80 triệu dân và từng bước tăng nhanh về sản lượng gạo xuất khẩu. Cây lúa
có đặc tính sinh trưởng và thích ứng tốt trên các điều kiện khác nhau nên cây lúa
được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi.
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp từ lâu đời, nên có điều kiện tự nhiên
để trồng lúa. Nền văn hóa Việt Nam gắn liền với “nền văn minh lúa nước”,
người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cộng thêm tính chăm chỉ,
sự năng động nhạy bén, đồng thời do ta đã biết áp dụng nhiều những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất: Phân bón, giống, BVTV, thủy lợi, cơ cấu
mùa vụ,… đã dần đưa nền nông nghiệp nước ta đạt được nhiều thành tựu, đưa
nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước đứng thứ hai trên thế
giới về sản xuất lúa gạo (sau Thái Lan).
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đã đạt được, tình hình
sản xuất lúa gạo ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, chúng ta đang đứng
trước rất nhiều khó khăn. Đó là sự tăng nhanh về dân số và quá trình công
nghiệp hóa cùng với các điều kiện bất lợi khác của thiên nhiên như: Hạn hán,
bão lụt, sâu bệnh,… đã làm giảm đáng kể diện tích đất canh tác và ảnh hưởng
đến sản lượng nông nghiệp. Vì vậy, đây vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là động

lực thúc đẩy ngành nông nghiệp, các cơ quan quản lý,… phải có các giải pháp

5


đồng bộ để đưa ngành nông nghiệp của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
ngày một ổn định và phát triển bền vững. Do đó việc điều tra, khảo sát thực trạng
tình hình sản xuất lúa là rất cần thiết. Trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý, quy hoạch sẽ đưa ra những giống lúa và các biện pháp kỹ thuật phù hợp
làm tăng năng suất và sản lượng.
Cổ Loa là một xã nằm cách thị trấn huyện Đông Anh 4 km, cách trung tâm
thủ đô Hà Nội gần 20 km, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cây lúa là cây
lương thực được trồng lâu đời tại đây. Hiện nay, nhân dân trên địa bàn xã Cổ Loa
đang trồng nhiều loại giống lúa khác nhau: lúa lai, khang dân, Q5, lúa nếp…
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã được phổ biến nhưng chưa rộng
rãi, nhân dân chưa chú trọng vào thâm canh cho lúa, phòng trừ sâu bệnh hại chưa
kịp thời.
Mặc dù điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
đặc biệt là cây lúa, nhưng sản lúa lúa mới chỉ giải quyết được vấn đề lương thực
đơn thuần, chưa đáp ứng được nhu cầu về kinh tế. Vì vậy, việc tìm ra những
giống lúa có năng suất cao và biện pháp canh tác kỹ thuật phù hợp với đặc điểm
đất đai, điều kiện sinh thái của địa phương góp phần xây dựng một hệ thống
trồng trọt chung, cây lúa nói chung là việc cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp một phần nhỏ bé của mình vào
việc nâng cao năng suất lúa cho địa phương, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy,
tôi đã tiến hành làm đề tài: “Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã Cổ Loa,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung


6


Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, trên cơ sở đó đề xuất
ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Cổ Loa, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tình hình sản xuất lúa .
- Thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Cổ Loa - Huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa tại xã Cổ Loa - Huyện Đông
Anh - Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng năng suất, chất lượng và giúp cho nông
dân nâng cao thu nhập trong sản xuất lúa tại xã Cổ Loa - Huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề thuộc về kinh tế sản xuất lúa của các hộ
nông dân với chủ thể là các hộ sản xuất lúa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đối với hộ nông dân tham gia sản xuất lúa tại địa
bàn nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất,
tiêu thụ lúa là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó
khăn (cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan), cho nên từ kết quả bảng phỏng
vấn trực tiếp 5 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh nội dung sau đây: phân tích diện
tích lúa, sản lượng, năng suất qua 3 năm 2013-2015; phân tích chi phí sản xuất
lúa của các nhóm hộ trong 2 vụ xuân và vụ mùa; từ đó thu được năng suất bình
quân của các nhóm hộ. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu

7



quả sản xuất của nông dân trồng lúa ở xã Cổ Loa – Huyện Đông Anh – Thành
phố Hà Nội.
- Pham vi về không gian: Địa bàn xã Cổ Loa – Huyện Đông Anh – Thành
phố Hà Nội.
- Phạm vi về Thời gian: Chuyên đề được bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ
ngày 04/05/2016 đến ngày 15/05/2016.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Địa bàn khảo sát tại xã Cổ Loa. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu dựa
theo một số tiêu chí sau:
- Tham khảo số liệu từ sự giới thiệu của các cô/chú, anh/chị phòng thống kê
thuộc UBND xã Cổ Loa và văn phòng của HTX xã Cổ Loa để chọn địa bàn có
nông hộ trồng lúa nhiều nhất.
- Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách các
nông hộ có trồng lúa từ Ban khuyến nông HTX. Sau đó trực tiếp đến địa bàn
nghiên cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn theo phương pháp chọn ngẫu
nhiên.
1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
1.4.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản
xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng và các số liệu về năng suất,
sản lượng, diện tích sản xuất lúa qua các năm 2013-2015 được thu thập từ phòng
thống kê tại UBND xã Cổ Loa và văn phòng hợp tác xã Cổ Loa
1.4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin tại xã Cổ Loa về các vấn
đề liên quan đến vấn đề tình hình sản lúa thông qua các phương pháp sau:

8



+ Điều tra bằng phiếu điều tra: Phỏng vấn người dân thông qua các buổi
gặp gỡ hoặc bằng cách nói chuyện với người dân, đặc biệt là các hộ tham gia vào
sản xuất nông nghiệp.
+ Khảo sát địa bàn: đi thực tế địa bàn để tham quan, đánh giá điều kiện tự
nhiên, diện tích đất nông nghiệp và phương pháp sản xuất lúa của hộ nông dân.
1.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học
đơn giản, tỷ lệ phần trăm (%) để phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ
gồm các nguồn lực sẵn có như diện tích sản xuất, vốn sản xuất, kinh nghiệm sản
xuất; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí…
- Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng nhằm thu thập thông tin tổng quát về
chi phí đầu vào phục vụ cho việc sản xuất lúa.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Được sử dụng để phân tích mục tiêu
nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, cơ
hội; đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức để nâng cao hiệu quả kinh
tế cho người nông dân trồng lúa ở xã Cổ Loa trong thời gian tới.
1.4.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu trong chuyên đề
- Số vốn đầu tư
- Số diện tích gieo trồng
- Số nhân khẩu
- Số lao động
- Số DTCT lúa
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
9


2.2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Cổ Loa nằm về phía Bắc thủ đô Hà Nội, nằm về phía Đông Nam của

huyện Đông Anh.
* Về giáp ranh:
- Phía Bắc giáp xã Uy Nỗ và Việt Hùng;
- Phía Đông giáp xã Dục Tú;
- Phía Tây giáp xã Xuân Canh và xã Vĩnh Ngọc;
- Phía Nam giáo xã Mai Lâm và xã Đông Hội.
Xã Cổ Loa có quốc lộ 3 (nối với quốc lộ 18, quốc lộ 5) đi qua địa bàn dài
khoảng 1,5 km và nằm cách thị trấn huyện Đông Anh 4 km, cách trung tâm
thủ đô Hà Nội gần 20 km. Xã Cổ Loa có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu
kinh tế, văn hóa với thủ đô và các vùng kinh tế đang phát triển như tỉnh Bắc
Ninh, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.1.2 Đất đai, địa hình
Diện tích tự nhiên của xã Cổ Loa là 806,9 ha, thuộc xã có quy mô đất ở mức
trung bình so với các xã khác của huyện Đông Anh.
+ Diện tích đất nông nghiệp là 489,93 ha, chiếm 60,72% DTTN.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp là 316,97 ha, chiếm 39,28%, trong đó đất
ở là 105,88 ha, chiếm 13,2% DTTN, đất chuyên dùng 139,65 ha, chiếm 17,3%
DTTN.
Địa hình xã Cổ Loa tương đối bằng và thấp dần về phía Tây Nam. Cao
độ trong vùng biến thiên từ 4,5 – 14m đến nơi thấp trũng là 4,5m nên đã tạo ra
những tiểu vùng ứng trũng cục bộ.
a. Địa hình vàn cao:
Thuộc vòng 1, vòng 2 của thành Cổ Loa nằm về phía Đông Bắc của xã
với diện tích khoảng 250 ha, chiếm 31% DTTN. Khu vực này nằm cạnh sông
10


Thiếp, một nhánh của sông Hồng nối liền với sông Cầu. Cao trình thay đổi từ
10,5m – 14m. Đây là nơi hình thành các điểm dân cư tập trung đông và sống
lâu đời qua nhiều thế hệ (xóm Nhồi Trên, xóm Nhồi Dưới, xóm Chùa, xóm

Vang, xóm Lan Trì, xóm Thượng,...), đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều di
tích lịch sử của thành Cổ Loa.
b. Địa hình vàn, vàn thấp:
Nằm về phái Tây Bắc và phía Tây Nam của xã (thôn Mạch Tràng, xóm
Chợ), với diện tích khoảng 450 ha, chiếm 55,8% DTTN. Cao trình thay đổi từ
9,3m - 7m. Khu vực này tập trung diện tích canh tác lúa, màu của xã, một số
nơi có gò đất cao đã hình thành các điểm dân cư (thôn Sàn, Cầu Cả, xóm Mít).
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần tiến hành đầu tư
hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, chủ động tưới tiêu, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng phù hợp với tiểu địa hình.
c. Địa hình thấp trũng:
Diện tích hơn 100 ha, cao trình thường từ 3,5 – 4,5m, tập trung ở phía
Tây Nam của xã. Một số nơi thấp trũng cục bộ, hình thành các đầm, ao hồ vừa
là nơi tích nước tưới mùa khô, vừa để nuôi trồng thủy sản. Vào mùa mưa dễ
xảy ra ngập úng trên diện rộng đất lúa, gây thiệt hai hoa màu cho nhân dân.
2.2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Xã Cổ Loa mang các đặc điểm khi hậu vùng châu thổ sông Hồng; khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9,
mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ bình quân năm 23,40C, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao
nhất là 28,80C (tháng 7), thấp nhất là 16,20C (tháng 1).

11


+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600-1700 mm, nhưng phân bố
không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 8 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm
khoảng 25% tổng lượng mưa), đặc biết là các tháng 11 và 12 lượng mưa thấp.

+ Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày).
Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ
nắng từ 70 đến 90 giờ.
+ Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và
gió mùa Đông Nam vào mùa nóng ẩm.
Nhìn chung, thời tiết xã Cổ Loa thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng; lượng thực, hoa, rau màu. Tuy nhiên
những đợt đông, bão của mùa hè và gió mùa đông bắc của mùa đông cũng gây
những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân địa
phương.
2.2.1.4 Tài nguyên
a. Tài nguyên đất:
Kế thừa các tài liệu xây dựng bản đồ thổ nhưỡng của xã, trên địa bàn xã
Cổ Loa bao gồm 2 loại đất chính:
- Đất phù sa úng nước (Pj): Diện tích 80 ha, chiếm 10% DTTN, được
phân bố chú yếu tại thôn Mạch Tràng, loại đất này bị biến đổi do thời gian bị
ngập nước kéo dài, dẫn đến đất chua, khó phân giải chất hữu cơ. Loại đất này
thích hợp với trồng lúa nước, nuôi trồng thủy sản.
- Đất xám bạc màu glây (Bg): Diện tích 726 ha, chiếm 90% DTTN,
phân bố tập trung ở vùng Tây Nam của xã. Loại đất này có tầng canh tác
nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém, đất
chua và nghèo dinh dưỡng. Trong sử dụng cần phải tiến hành đầu tư phân bón
12


kết hợp với luân canh cây trồng hợp lý để cải tạo nâng cao độ phì, tăng tính
kết cấu của đất.
Nhìn chung đất đai của xã rất phù hợp cho phát triển các loại cây trồng
hàng năm như lúa, ngô, rau các loại (Cải xanh, xu hào, bắp cải,...) và một số
cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ, lạc,...

b. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt tương đối dồi dào, gồm nước trong các ao hồ và nước
từ Sông Thiếp, đảm bảo đủ nước tưới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Về nguồn nước ngầm: qua thăm dò thực tế cho thấy mực nước ngầm có
độ sâu từ 15-30m, chất lượng nước tốt. Thời gian gần đây việc khai thác nước
ngầm tự phát của người dân, doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến trữ lượng, chất
lượng nước sinh hoạt trong vùng.
2.2.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
2.2.2.1 Đơn vị hành chính
Xã bao gồm 15 thôn: Mạch Tràng, thôn Thượng, thôn Vang, thôn Chợ,
thôn Chợ Sa, thôn Nhồi Trên, Nhồi Dưới, thôn Dõng, thôn Gà, thôn Chùa, thôn
Hương, thôn Lan Trì, thôn Mít, thôn Sằn, thôn Cầu Cả.
2.2.2.2 Dân số và lao động
Với dân số toàn xã là 16738 người (2010), với 4477 hộ. Dân cư phân bố
trên địa bàn của 15 thôn. Trong đó số hộ gia đình nông nghiệp là 896 hộ, tham
gia hoạt động TTCN – làng nghề có 1673 hộ; buôn bán , kinh doanh, làm dịch
vụ, ngành nghề khác có 1908 hộ. Lao động trong độ tuổi có 8536 người, chiếm
hơn 15 % dân số trong đó lao động có việc làm thưởng xuyên là 8195 người
chiếm 96 % lao động trong độ tuổi. Số lao động nông nghiệp là 2509 người
chiếm 33,39 %; lao động TTCN - làng nghề là 2510 người, chiếm 29,4 %; số lao
động dịch vụ thương mại là 3176 chiếm 37,21%. Như vậy lực lượng lao động
thuộc loại trẻ, lao động phân bố ở các ngành tương đối đồng đều; lực lượng
13


chiếm tỷ lệ cao là độ tuổi từ 15 đến 40. Chất lượng lao động tương đối khá, tỷ lệ
lao động qua đào tạo năm 2010 là 4786 đạt 55 %, đã đạt tiêu chí quốc gia về
NTM. Xu hướng lao động trẻ có trình độ, sức khỏe thoát ly nông thôn đi tìm
kiếm việc làm ở các khu đô thị, khu công nghiệp ngày càng tăng tạo ra sự dịch
chuyển nhanh trong cơ cấu lao động nông thôn. Lao động ở xã có khả năng tiếp

thu và ứng dụng những CN - KT mới vào sản xuất.Tình trạng thiếu việc làm cho
người lao động giảm dần, năm 2005 là 11 %, năm 2010 là 4%. Công ty, tổ chức
kinh tế, cá nhân tăng nhanh trong những năm gần đây cho sản xuất kinh doanh,
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, góp phần thay đổi bộ mặt của nông thôn và
tạo ra niều việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động.
2.2.2.3 Văn hóa xã hội
Cổ Loa, vùng đất địa linh nhân kiệt đã từng được hai lần lựa chọn làm
kinh đô nước Việt. Xã có khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt được Nhà
nước quan tâm đầu tư , hàng năm đón hàng vạn lượt khách du lịch trong nước và
quốc tế tới tham quan. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Đảng
bộ và nhân dân Cổ Loa đã giành được nhiều thành tích đáng tự hào, bộ mặt của
làng xã luôn được đổi mới, ngày càng văn minh, hiện đại, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Trong những năm qua, cán bộ và nhân dân trong xã luôn đẩy mạnh các
phong trào thi đua phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Công
tác quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền đạt nhiều kết quả thiết thực góp
phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng quê hương văn minh,
giàu đẹp.
Người dân xã Cổ Loa có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao
động sản xuất, anh dũng trong thời kì chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng
như trong phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới, đã xuất hiện nhiều mô hình sản

14


xuất giỏi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến nay trong vùng có nhiều người đỗ đạt
cao, là giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhiều người thành đạt trong nhiều lĩnh vực đóng
góp cho phát triển kinh tế của địa phương.
Xã có bề dày lịch sử văn hóa, là nơi có nhiều di tích lịch sử xếp hạng quốc
gia, có nhiều công trình đình chùa mang đậm nét văn hóa của làng quê Việt

Nam. Trong quần thể di tích lịch sử có nhiều đình, đền, miếu . Có bát xã Loa
Thành đó là các địa danh thờ An Dương Vương như Văn Thượng, Ngoại Sát,
Thư Kưu, Đài Bi, Mạch Tràng, Cầu Cả, Sằn Gĩa, Cổ Loa.
2.2.2.4 Cơ sở hạ tầng
Về giao thông, xã có đường trục xã, liên xã ( tổng 5,7 km) , đường trục
thôn, liên thôn ( tổng 16,3 km) đã nhựa hóa và bê tông hóa, đường ngõ xóm
( tổng 53,5 km) đã cứng hóa tạo điều kiện đi lại và sinh hoạt của người dân được
thuận lợi, đường trục chính nội đồng với tổng 26,4 km đã cứng hóa, thường
xuyên nâng cấp và cải tạo.
Về thủy lợi đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh nội
đồng, đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng phát triển tốt, toàn xã có 9 trạm bơm tưới
tiêu và các điểm đặt máy dã chiến đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của
nhân dân.
Về điện, lưới điện có 90 km đường dây gồm 20 km đường dây cao thế, 70
km đường dây hạ thế, hệ thống đường dây thường xuyên được cải tạo nâng cấp.
Toàn xã đạt tỷ lệ 100% hộ gia đình dùng điện thường xuyên, an toàn từ nguồn
điện lưới quốc gia.
Về trường học, hệ thống trường học của xã đều đạt chuẩn Quốc gia với 2
trường mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS.
Về chợ nông thôn, xã có 1 chợ Sa Cổ Loa với diện tích 4212 mét vuông ,
có đầy đủ các hạng mục thiết yếu.
15


2.2.2.5 Tình hình kinh tế
Xã Cổ Loa có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm huyện Đông Anh và thủ
đô Hà Nội - là trung tâm kinh tế văn hóa, KH-KT của cả nước nên có lợi thế
trong việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học tiến bộ KH-KT & CN mới vào các
ngành kinh tế. Xã có quốc lộ 3 đi qua nên thuận lợi về đi lại, vận chuyển hàng
hóa, giao lưu văn hóa với mọi miền. Xã gần thị trường tiêu thụ nông sản hàng

hóa lớn là thị trấn huyện Đông Anh và thủ đô Hà Nội, nhất là các sản phẩm nông
nghiệp có giá trị kinh tế cao như hoa quả tươi, rau xanh, hoa, cây cảnh, thủy sản,
lương thực thực phẩm.
Kinh tế xã trong những năm qua tuy đã có bước phát triển khá nhanh,
nhưng do xuất phát điểm thấp, các ngành kinh tế còn phát triển mang tính tự
phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền vững. Tốc độ phát triển kinh tế của
xã trong những năm qua khá cao, trung bình từ 12- 15 %/ năm. Cơ cấu kinh tế
đang chuyển dịch nhanh theo hướng tăng thu nhập từ ngành dịch vụ , thương
mại, TTCN – làng nghề và giảm dần tỷ trọng thu nhập từ ngành nông nghiệp.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành cũng đang theo xu hướng
tăng số lượng, chất lượng những sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp
ứng nhu cầu thị trường.
2.2 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ tại xã Cổ Loa
2.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã các năm gần đây
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Cổ Loa từ năm 2013 –
2015:
Năm
Chỉ tiêu
1. Diện tích (ha)
2. Năng suất (tạ/ha)
3. Sản lượng (tấn)

2013

2014

2015

823,9
102

4.246

805,7
100
4.205

790,4
99
3.913

16

2015/2013
±
%
-33,5
-0,5
-3
-0,3
-0,333
-0,8


(Báo cáo thăm đồng ước tính năng suất vụ năm 2015)
Từ bảng số liệu thu thập được, cho ta thấy rằng những năm qua tình hình
biến động diện tích và năng suất lúa tại địa phương có chiều hướng trái ngược
nhau. Điều này thể hiện cụ thể là, diện tích sản xuất lúa giảm qua các năm. Năm
2013, chỉ tiêu này là 823,9 ha, đến năm 2015 chỉ tiêu này chỉ còn 790,4 ha, tức
đã giảm so với năm 2013 là 33,5 ha, tương ứng giảm 0,5%. Chính điều này đã
làm cho sản lượng lúa giảm với số lượng không nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là

UBND xã thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi một số
diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hoa màu, lạc, mía có hiệu quả kinh
tế hơn.
Đối với năng suất lúa tại địa phương nhìn chung ổn định qua các năm.
Năm 2013, chỉ tiêu này đạt 102 tạ/ha. Đến năm 2015 chỉ tiêu này là 99 tạ/ha so
với năm 2013 là 3 tạ/ha, tương ứng với 0,3%. Có được thành tích này là nhờ xã
đã không ngừng phấn đấu vươn lên với chủ trương giảm diện tích trồng lúa
nhưng đặc biệt chú trọng đầu tư thâm canh, đưa các giống lúa mới vào sản xuất
để đảm bảo sản lượng lương thực.
Như vậy, tuy việc giảm diện tích đã làm cho sản lượng giảm mặc dù năng
suất qua các năm ổn định. Sản lượng năm 2015 đạt 3.913 tấn giảm so với năm
2013 là 0,333 tấn tương ứng giảm 0,8%.
2.2.2 Tình hình tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng đối với bất cứ ngành sản xuất nào.
Phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn xã có diện tích sản xuất ít cho nên lúa gạo
sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi của gia đình, phần
còn lại mới để bán. Việc tiêu thụ sản phẩm do các nông hộ chịu trách nhiệm thực
hiện. Kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ qua các hình thức sau: Hộ có thể mang thóc
gạo ra chợ bán, bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại nhà, bán cho người thu gom

17


hoặc bán cho đại lí thu mua. Thông tin về giá lúa gạo khá phổ biến thuận lợi cho
nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm và có sự điều chỉnh theo giá lúa gạo quốc
gia. Lúa gạo từ các hộ nông dân hoặc những người thu gom tới đại lí thu mua từ
đó được chuyển đi chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên trên địa bàn huyện không có
một cơ sở chế biến lúa gạo nào lớn chỉ có những cơ sở rất nhỏ chế biến gạo để
bán cho nhân dân trong xã.
2.2.3 Tình hình chung của hộ điều tra

2.2.3.1 Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ
điều tra năm 2015
Theo nguồn thông tin từ cán bộ phòng Thống kê, UBND xã, chuẩn nghèo
được áp dụng tại địa phương như sau: Thu nhập bình quân đầu người dưới
100.000 đồng/người/tháng được xếp vào nhóm hộ nghèo đói; từ 100.000 đến
200.000 đồng/người/tháng được xếp vào nhóm hộ trung bình; trên 200.000
đồng/người/tháng là hộ khá giàu. Từ đó chúng tôi có bảng phân loại dưới đây
(điều tra chọn mẫu 30 hộ):
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điều
tra:
Chỉ tiêu

ĐVT

1. Tổng số hộ
2. Tổng số nhân khẩu
Số nhân khẩu BQ/hộ
3. Tổng số lao động
Số lao động BQ/hộ
4. Tổng DTCT BQ/hộ
DTCT lúa BQ/hộ

hộ
người
người
người
người
sào
sào


Nhóm hộ
khá giàu
2,00
12,00
6,00
5,00
2,50
33,00
16,50

Nhóm hộ
trung bình
17,00
83,00
4,88
43,00
2,53
95,5
5,62

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

18

Nhóm hộ
nghèo đói
11,00
54,00
4,90
33,00

3,00
45,00
4,14

BQ chung
3,86
2,70
5,80


Qua bảng số liệu điều tra năm 2015 của 30 hộ thì có 2 hộ khá giàu, 17 hộ
trung bình và 11 hộ nghèo đói. Nhìn chung, nhân khẩu, lao động cũng như
DTCT của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm hộ nghèo đói và trung
bình có số nhân khẩu bình quân/hộ thấp hơn nhóm hộ khá giàu. Nhóm hộ ghèo
đói và trung bình lần lượt là 4,90 người/hộ và 4,88 người/hộ. Trong khi đó con
số này ở hộ khá giàu là 6 người/hộ. Đối với số người lao động bình quân/hộ thì
nhóm hộ nghèo có số lao động cao nhất là 3 người/hộ. Trong khi đó nhóm hộ
khá giàu và trung bình lần lượt là 2,5 người/hộ và 2,53 người/hộ. Nguyên nhân
là do nhóm hộ nghèo đói có số người ăn theo nhiều, hộ có số con nhỏ đông. Hộ
giàu có lực lượng lao động đông, nhưng lực lượng tham gia vào sản xuất nông
nghiệp ít, chủ yếu là hoạt động các ngành nghề dịch vụ, mang lại thu nhập cao.
Ta có thể nói thiếu lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
nghèo đói.
2.2.3.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ
Bên cạnh lao động, vốn, đất đai thì tư liệu sản xuất là yếu tố không thể
thiếu đối với bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào. Tư liệu sản xuất nói lên trình độ
sản xuất và quy mô sản xuất của một đơn vị, địa phương... Hiện nay, tư liệu sản
xuất của các nông hộ đã được HTX cung cấp, hỗ trợ như: trầu, bò cày kéo, máy
bơm nước, máy tuốt lúa... Điều quan trọng là nông dân phải có đủ vốn để đầu tư
phân, thuốc các loại, giống, đặc biệt là phí các khâu dịch vụ như phí thủy lợi,

làm đất, phí tuốt lúa, phí thu hoạch. Tất cả điều này làm cho việc trang bị tư liệu
sản xuất của các hộ nghèo rất thấp.
Vì vậy, cần phải trang bị thêm phương tiện vận chuyển phục vụ mùa màng
thu hoạch. Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khâu
vận chuyển. Một khi được ứng dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất một cách

19


rộng rãi thì sẽ tạo điều kiện cho bà con làm kịp thời vụ, mở rộng quy mô sản
xuất, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra.
2.2.4 Kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân
2.2.4.1 Tình hình chi phí sản xuất lúa của các nông hộ
a, Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ lúa xuân:
Về chi phí trung gian: mức đầu tư chi phí cho một sào lúa giữa các nhóm
hộ có sự khác nhau rõ rệt. Bình quân mỗi sào lúa nhóm hộ khá đầu tư 211,41
nghìn đồng, nhóm hộ trung bình đầu tư là 189,55 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo
đầu tư là 154,51 nghìn đồng. Qua so sánh cho thấy mỗi sào lúa nhóm hộ khá đầu
tư cao hơn nhóm hộ nghèo.
Ở Cổ Loa cây lúa được hết sức quan tâm trong sản xuất và kĩ thuật chăm
sóc được các khuyến nông viên xã đặc biệt coi trọng. Các khuyến nông viên
thường xuyên tổ chức tập huấn cho khuyến nông các xã và các nông dân điển
hình, giúp họ nắm vững kĩ thuật từ đó phổ biến cho địa phương mình đang sinh
sống và công tác. Các yếu tố đầu vào để sản xuất chủ yếu là: phân đạm, phân lân,
phân kli, NPK, phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên ở từng mức độ
kinh tế và yêu cầu kĩ thuật mà các hộ có những cách đầu tư khác nhau
Bảng 3 : Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ xuân:
Tính cho 1 sào
Chỉ tiêu


1.CPTG

ĐVT

- Giống

1000
đ
kg

- Đạm
- Kali

kg
kg

Hộ khá (1)
SL GT
(1000đ)
211,41
2,56 17,92
4,35 21,75
3,54 21,24

Hộ trung bình (2) Hộ nghèo (3)
So sánh (%)
SL
GT
SL
GT

1/2
2/3
(1000đ)
(1000đ)
189,55
154,51 111,53 122,6
8
2,45 16,66
3,12 15,6
107,57 106,7
9
3,46 16,61
5,00 23,50
130,95 70.68
3,25 17,88
2,24 9,36
118,79 191,0
3
20

1/3
136,83
114,87
92,55
226,92


- Phân kg
chuồng
- NPK

kg
- Thuốc 1000đ
BVTV
- Thủy 1000đ
lợi phí
Nộp 1000đ
HTX

2,47 18,53

2,62

19,13

2,08

14,14

27,7 83,1

25,9
1

72,55

23,8
5

47,7


30,07

27,92

25,41

12,50

12,50

12,50

6,30

6,30

6,30

96,86

135,2
9
114,54 152,1
0
107,7 109,8
0
8
100,0 100,0
0
0

100,0 100,0
0
0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Đối với phân bón, tùy giống nếu có cách đầu tư cho phù hợp thì sẽ có
năng suất cao nhất. Ở Cổ Loa nông dân đã bỏ kĩ thuật bón phân đơn, đạm, lân,
kali. Hiện nay các hộ đang sử dụng phương pháp bón phân tổng hợp NPK kết
hợp với bón phân đạm và phân kali bổ sung. Qua điều tra cho thấy các nhóm hộ
khác nhau có mức đầu tư phân bón khác nhau. Đối với phân đạm: nhóm hộ khá
đầu tư 4,35 kg trên 1 sào cao hơn nhóm hộ trung bình là 30,95% tương ứng với
0.89 kg/sào và thấp hơn nhóm hộ nghèo là 7,45% tương ứng 0,65kg/sào. Nhóm
hộ trung bình ở mức đầu tư phân đạm thấp hơn nhóm hộ nghèo là 29,32% tương
ứng với 1,54 kg/sào.
Đối với phân kali: đây là loại phân có tác dụng lớn đối với quá trình tạo
hạt của lúa và làm cho cây lúa cứng cáp, tăng cwòng khả năng chống chịu của
cây lúa. Nhận thức được tầm quan trọng của kali cho nên nhóm hộ khá đầu tư
lớn hơn so với các nhóm hộ khác. Trung bình mỗi sào lúa xuân nhóm hộ khá đầu
tư 3,54 kg cao hơn nhóm hộ trung bình là 18,79% tương ứng 0,29 kg và cao hơn
nhóm hộ nghèo là 26,92% tương ứng với 1,3kg. Nhóm hộ trung bình đầu tư cao
hơn nhóm hộ nghèo là 91,03% tương ứng với 1,01 kg.
Đối với phân NPK: đây là loại phân chủ yếu mà hộ sử dụng để cung cấp
dinh dưỡng cho cây lúa. Hộ khá do có tiềm lực kinh tế cao nên có mức đầu tư
21

131,05
174,21
118,34
100,00
100,00



cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Trung bình mỗi sào lúa xuân
nhóm hộ khá có mức đầu tư phân NPK là 27,7 kg cao hơn nhóm hộ trung bình là
96,86 % tương ứng với 1,79 kg/sào và cao hơn nhóm hộ nghèo là 74,21 % tương
ứng với 3,85 kg/sào. Nhóm hộ trung bình có mức đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo
là 52,10% tương ứng với 2,06 kg/sào.
Qua đây cho ta thấy nhóm hộ khá đầu tư phân vô cơ cao hơn nhóm hộ
nghèo và trung bình. Ngoài ra nhóm này còn biết cân đối tỷ lệ bón phân đạm,
kali, với NPK hơn hai nhóm hộ còn lại. Nhóm hộ nghèo đầu tư phân vô cơ thấp
nhất và cũng kết hợp 3 loại phân này kém nhất.
Đối với phân chuồng: đây là loại phân mà các hộ tự cung cấp được và có
tác dụng rất tốt cho cây trồng, và có tác dụng cải tạo đất tốt. Nó bổ sung vào
trong đất nhiều nguyên tố mà các phân vô cơ không có, nếu sử dụng phân vô cơ
mà không sử dụng phân hữu cơ thì đất nhanh chóng bị bạc màu. Qua điều tra cho
thấy ở vụ lúa xuân nhóm hộ khá đầu tư 2,47 tạ phân chuồng thấp hơn nhóm hộ
trung bình là 3,14% tương ứng với 0,15 tạ và cao hơn nhóm hộ nghèo là 31,05%
tương ứng với 0,39 tạ. Nhóm hộ trung bình đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo là
35,29% tương ứng với 0,54 tạ. Hầu như phân chuồng do chăn nuôi bao nhiêu
đều được sử dụng hết trong sản xuất.
Phòng trừ sâu bệnh là vấn đề không thể thiếu được trong sản xuất nông
nghiệp. Qua điều tra cho thấy nhóm hộ khá có chi phí thuốc BVTV cao hơn
nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Bình quân mỗi sào lúa nhóm hộ khá có
chi phí thuốc BVTV là 30,07 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 27,92 nghìn
đồng, nhóm hộ nghèo là 25,41 nghìn đồng.
Chi phí lao động: hầu hết các nông hộ sản xuất lúa đều thuê làm đất và
tuốt lúa, chi phí mà họ bỏ ra cho phần thuê này là 78 nghìn đồng. Qua điều tra
cho thấy mỗi nhóm hộ khác nhau bỏ công lao động gia đình ra khác nhau. Trung

22



bình mỗi sào lúa nhóm hộ khá bỏ ra 6,8 công thấp hơn nhóm hộ trung bình là
6,59% tương ứng với 0,48 công còn thấp hơn nhóm hộ nghèo là 10,68% tương
ứng với 0,81 công. Nhóm hộ trung bình thấp hơn nhóm hộ nghèo là 4,37 %
tương ứng với 0,33 công.
b, Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ mùa:
Do sự khác nhau về điều kiện thời tiết, khí hậu cho nên đầu tư giữa 2 vụ
cũng khác nhau.
Bảng 4: Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ mùa
Tính cho 1 sào
Chỉ tiêu

1.CPTG
- Giống
- Đạm
- Kali
- Phân
chuồng
- NPK

ĐVT

1000
đ
kg

Hộ khá (1)
SL
GT

(1000đ)
168,93
2,82

16,73

kg
kg
kg

4,72
2,86
2,85

22,18
12,87
19,67

kg

26,55

53,10

- Thuốc 1000đ
BVTV
- Thủy 1000đ
lợi phí
Nộp 1000đ
HTX


Hộ trung bình (2) Hộ nghèo (3) So sánh (%)
SL
GT
SL
GT
1/2
2/3
(1000đ)
(1000đ)
164,56
151,22 102,8 108,69
5
2,89 15,82
3,00 15,00
105,7 105,47
8
5,33 25,05
4,00 18,80
88,56 133,25
2,95 13,28
1,80 8,10
96,95 163,89
2,55 17,60
2,80 19,32
111,76 91,07
25,0
8

50,16


24,0
0

25,48

48,00
23,00

12,50

12,50

12,50

6,30

6,30

6,30

105,8
6
108,6
3
100,0
0
100,0
0


111,71
111,53
117,98
158,89
101,81

104,5 110,63
0
101,98 110,78
100,0
0
100,0
0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
- Chi phí trung gian: qua bảng số liệu cho thấy mỗi sào lúa mùa thì nhóm hộ khá
đầu tư cao nhất. Chi phí trung gian mà nhóm hộ này bỏ ra là 168,93 nghìn đồng

23

1/3

100,00
100,00


cao hơn nhóm hộ trung bình là 2,85% tương ứng với 4,37 nghìn đồng và cao hơn
nhóm hộ nghèo là 11,79 % tương ứng với 11,71 nghìn đồng. Nhóm hộ trung bình
có mức đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo là 8,69% tương ứng với 13,34 nghìn
đồng. Đối với từng yếu tố cụ thể các nhóm hộ cũng có mức đồ tư khác nhau.

Trong vụ mùa các nhóm hộ khác và nhóm hộ trung bình có mức đầu tư cao hơn
hẳn nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ khác và nhóm hộ trung bình có mức đầu tư tương
đương nhau.
- Chi phí lao động: Lao động đi thuê của các nhóm hộ ở vụ mùa không khác vụ
xuân và đều là 78 nghìn đồng nhưng lao động gia đình có giảm đi đôi chút. Mỗi
sào lúa mùa nhóm hộ khá bỏ ra 6,64 công lao động, nhóm hộ trung bình 6,84
công, nhóm hộ nghèo là 7,1 công.
Qua phân tích đầu tư sản xuất lúa ở cả hai vụ chúng ta nhận thấy đầu tư
của hộ nghèo còn thấp đặc biệt lượng NPK. Chính điều này đã dẫn đến năng suất
lúa của nhóm hộ này thấp hơn hẳn so với các nhóm khác. Nhóm hộ khá có tiềm
lực kinh tế nên đầu tư hơn hẳn so với các nhóm khác. Qua điều tra cho thấy phân
chuồng được sử dụng trong sản xuất phần lớn chưa qua xử lý đặc biệt là những
nhóm hộ nghèo và trung bình. Phân chuồng qua xử lý sẽ tốt hơn rất nhiều và ít
chứa mầm bệnh và các chất gây hại khác cho cây trồng. Để sử dụng phân chuồng
một cách hiệu quả hơn và tránh gây lãng phí, các khuyến nông viên cần khuyến
cao nông dân xử lý phân chuồng trước khi đem vào sản xuất.
2.2.5 Năng suất lúa của xã Cổ Loa
Theo bảng 1, năng suất lúa của xã cao nhất là 102 tạ/ha năm 2013. Để
đánh giá năng suất lúa của xã Cổ Loa, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tiến
hành điều tra 3 nhóm hộ nông dân, tập trung ở 3 thôn có diện tích sản xuất lúa
lớn (Thôn Cầu Cả, Thôn Thượng, Thôn Nhồi Dưới), điều kiện sản xuất lúa của
xã (đất đai, thời vụ, thâm canh...) của nông dân ở 3 thôn gần như giống nhau.

24


Qua điều tra 3 nhóm hộ trong xã chúng tôi thấy rằng trong sản xuất nông
nghiệp cơ cấu các loại cây trồng nói chung, cơ cấu giống lúa nói riêng có tác
động rất lớn đến năng suất và sản lượng. Bố trí giống lúa phù hợp với từng chân
đất và điều kiện môi trường canh tác thuận lời đầu tư thâm canh hợp lý thì sẽ

đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản xuất có lãi, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần
cho người nông dân, kinh tế phát triển có điều kiện để tái sản xuất mở rộng.
Nhưng muốn có năng suất cao người dân phải có nhận thức sâu sắc, ngoài việc
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, việc chọn giống cây
trồng phù hợp là hết sức quan trọng cho năng suất, sản lượng, chất lượng sản
phẩm. Nhờ vậy trong những năm qua đã cơ cấu giống cây trồng một cách hợp lý
và sự đầu tư thâm canh của bà con nông dân khá hợp lý nên năng suất lúa hàng
năm tăng lên đáng kể. Qua điều tra năng suất lúa bình quân của các nhóm hộ cho
thấy sự chênh lệch nhất định về năng suất lúa giữa các giống lúa và các nhóm hộ
do sự chênh lệch đầu tư và chi phí sản xuất. Năng suất các giống lúa của từng
nhó hộ trong 3 thôn của xã Cổ Loa được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Năng suất các giống lúa của từng nhóm hộ qua các vụ:
Vụ
Giống
Nhóm hộ

Thôn
Cầu Cả
Thôn
Nhóm Thượng
hộ khá Thôn
Nhồi
Dưới
TB
Nhóm Thôn
hộ
Cầu Cả
trung Thôn

Xuân


Mùa

Khang
dân

Thơm

Thuần
khác

Giống
khác

Khang
dân

Thơm

Thuần
khác

Giống
khác

20

10

7,5


2,5

19

11

4,4

9

15

9

6

2,5

15

7

6

7

14

9


6

2

15

7

4

10,1

16,3

9,3

6,5

2,3

16,3

8,3

4,8

8,7

18


9

7

2

18

10,4

4

8,7

14,5

8,5

5

2

14

6

5

6


25


×