Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA xí nghiệp giày Phú Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.94 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Từ hơn một thập kỉ qua ngành giày da đã trở thành một trong những ngành
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng năm hoạt động xuất khẩu giày da đã
mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho ngân sách nhà nước, gòp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm và có những chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Chi nhánh công ty cổ phần công nghiệp thương mại đầu tư Phú Lâm, xí
nghiệp giày Phú Hà là xí nghiệp điển hình cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
giày da xuất khẩu. Mặc dù mới chỉ thành lập được hơn 10 năm nhưng xí nghiệp
giày Phú Hà là một trong những chi nhánh quan trọng của công ty CNTMĐT
Phú Lâm, góp phần giúp công ty có chỗ đứng ngày một vững chắc trong ngành
giày da xuất khẩu của Việt Nam. Với hướng đi đúng đắn mà ban lãnh đạo công
ty lựa chọn và sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp quản lý, với đội ngũ lao động
đã qua đào tạo chuyên nghiệp cùng với tinh thần làm việc hết mình vì sự phát
triển của xí nghiệp cũng như là của công ty, của đất nước đã giúp xí nghiệp phát
triển nhanh chóng trong một thời gian không phải dài. Trong khoảng thời gian từ
khi thành lập, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng hoạt động sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp đã đạt được những thành công nhất định, đóng góp cho sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước và giải quyết vần đề công ăn việc làm cho
người lao động.
Với quá trình làm việc lâu năm giúp cán bộ công nhân viên của xí nghiệp
đúc kết được những kinh nghiệm nhất định và những kinh nghiệm đó đối với em
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
là thực sự quý giá. Chính vì vậy, em xin được thực tập thực tế tại Chi nhánh
công ty cổ phần thương mại đầu tư Phú Lâm, xí nghiệp giày Phú Hà.
Là một sinh viên, trải qua quá trình học tập và rèn luyện trong mái trường
đại học đã giúp em tích luỹ được rất nhiều kiến thức nhưng những kiến thức đó


vẫn cần phải được hoàn thiện thêm. Quá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp
sẽ giúp em điều đó. Được thực tập thực tế tại xí nghiệp giày Phú Hà là một vinh
dự lớn của em, đây là cơ hội để em vận dụng những kiến thức đã học ở trường và
thực tiễn và có thể học hỏi được những kiến thức thực tế mà quá trình học tập tại
trường không thể có được.
Hoàn thiện được bài báo cáo này không chỉ là kết quả của sự nỗ lực bản
thân em mà còn được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy giáo, TS . Trần Văn Hoè
cùng các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên của xí nghiệp giày Phú Hà.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS . Trần Văn Hoè và tập thể xí
nghiệp giày Phú Hà.
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP
THƯƠNG MAI ĐẦU TƯ PHÚ LÂM, XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ
I.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp giày phú Hà
Từ hơn một thập kỉ qua, ngành giày da của Việt Nam phát triển rất mạnh
mẽ và đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với
doanh thu đem lại từ xuất khẩu tăng mạnh qua từng năm đã đóng góp cho ngân
sách nhà nước một khoản thu nhập lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và
tạo việc làm cho người lao động. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước ngành giày da được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn được Đảng
và Nhà nước đặc biệt quan tâm khuyến khích phát triển.
Công ty cổ phần công nghiệp thương mại đầu tư Phú Lâm là một công ty
thuộc công ty giày da Việt Nam, là một doanh nghiệp lớn của Bộ Công Nghiệp.
Trước đây công ty có tên là Công ty giày Phú Lâm, thực hiện chủ trương cổ phần
hoá của Nhà nước, năm 2005 công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành
Công ty cổ phần thương mại đầu tư Phú Lâm. Với kinh nghiệm và uy tín tích luỹ
được trong suốt quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty đã kinh doanh

có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc sản xuất và xuất khẩu các
mặt hàng giày da. Các mặt hàng xuất khẩu của cônh ty đã có mặt tại hầu hết các
châu lục và thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng sang
những thị trường tiềm năng khác nữa. Bên cạnh đó, với chiến lược nâng cao chất
lượng giúp các mặt hàng xuất khẩu của công ty đang được tín nhiệm cao không
chỉ đối với khách hàng trong nước mà cả đối với khách hàng nước ngoài. Với
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và nhận thấy những ưu điểm của khu vực phía
Bắc, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Bộ Công Nghiệp muốn mở rộng việc sản
xuất kinh doanh giày dép xuất khẩu, công ty giày Phú Lâm đã đầu tư ra khu vực
phía Bắc và cùng với công ty Thiết Bị (thuộc Tổng công ty Thiết bị máy móc và
phụ tùng Việt Nam) thành lập một xí nghiệp trên cơ sở hợp tác lấy tên là xí
nghiệp giày Phú Hà. Như vậy có thể nói quan hệ giữa Phú Lâm và Phú Hà là
công ty mẹ và công ty con.
Xí nghiệp giày Phú Hà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo
quyết định số 2135QĐ/TCCB ngày 01 tháng 08 năm 1996 của Bộ Công Nghiệp. Xí
nghiệp được UBND tỉnh Hà Tây cho phép đặt trụ sở tại xã Phú Lãm - huyện Thanh
Oai - Tỉnh Hà Tây theo quyết định số 474QD/UB ngày 20 tháng 07 năm 1996.
Tháng 10 năm 1996, xí nghiệp đã hợp tác với công ty Vũ Chính của Đài
Loan thông qua hợp đồng gia công với một dây truyền sản xuất giày thể thao
xuất khẩu thu hút khoảng 450 lao động. Khi đó công ty Vũ Chính là một công ty
than gia kinh doanh sản xuất giày dép xuất khẩu có tiềm lực tài chính khá mạnh
và thị trường xuất khẩu tương đối rộng. Nhưng sau này do làm ăn kém hiệu quả
mà nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ phía đối tác nên nhiều cổ đông đã xin
rút vốn ra khỏi công ty khiến cho tình trạng khó khăn của Vũ Chính ngày một
nghiêm trọng. Do vậy, công ty Vũ Chính lớn mạnh trước đây đã trở thành một
công ty gia đình nhỏ, khả năng tài chính bị hạn chế cùng với sự thu hẹp thị
trường do không có vốn để đầu tư trực tiếp trên dây truyền sản xuất thứ hai và

thứ ba. Thêm vào đó, trong quá trình hợp tác kinh doanh với các đối tác nước
ngoài trong đó có xí nghiệp giày Phú Hà, một số chuyên gia của công ty Vũ
Chính đã thường xuyên vi ohạm pháp luật và quy chế sản xuất gia công hàng
xuất của nước Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề thanh toán phí gia công, không
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
những không tỏ ra thiện chí trong quan hệ hợp tác mà còn không tôn trọng bộ
máy quản lý điều hành công nhân trong xí nghiệp của đối tác.Trước thực trạng
hoạt động kinh doanh không hiệu quả khi hợp tác với Vũ Chính, xí nghiệp giày
Phú Hà đã quyết định báo cáo lên Hội đồng quản trị của công ty mẹ Phú Lâm về
việc chấm dút hợp tác vơi công ty Vũ Chính và đã được chấp nhận.Sau khi đã
chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, vào khoảng tháng 6 năm 1998 công ty giày Phú
Lâm và công ty Vũ Chính của Đài Loan đã tiến hành thanh lý hợp đồng gia
công. Quyết định này là rất đúng đắn, mặc dù đem lại rất nhiều khó khăn trước
mắt đối với xí nghiệp nhưng về lâu dài nó lại mở ra cho xí nghiệp một hướng đi
mới tiềm ẩn nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội lớn để phát triển.
Trong thời gian chuẩn bị cho việc chấm dứt hợp tác với công ty Vũ Chính,
ban lãnh đạo của xí nghiệp giày Phú Hà đã cố gắng đi tìm những đối tác khác.
Với những lợi thế của mình như lực lượng lao động trẻ có tay nghề và có tính kỉ
luật cao trong lao động, giá lao động lại tương đối rẻ và những uy tín sẵn có,
đồng thời được sự giới thiệu của công ty giày Phú Lâm và sự chỉ đạo của Hội
đồng quản trị, xí nghiệp giày phú Hà đã trực tiếp đàm phán và ký kết hợp đồng
gia công với công ty TMC - một công ty thương mại lớn của Đài Loan với hai
dây truyền sản xuất giày dép nữ xuất khẩu.
Ngày 8 tháng 7 năm 1998, ban lãnh đạo của hai công ty đã tiến hành ký
kết hợp đông gia công giày dép xuất khẩu với quy mô ban đầu là hai dây truyền
công suất 60.000 đôi/tháng. Trong vòng 45 ngày sau khi ký hợp đồng xí nghiệp
đã hoàn tấtviệc cải tạo xưởng và các công trình phụ, điều chỉnh bố trí máy móc
thiết bị mới để đáp ứng yêu cầu của phía đối tác là công ty TMC trên dây truyền

sản xuất hiện có. Đến ngày 20 tháng 9 năm 1998 thì mở rộng sản xuất trên dây
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
truyền thứ hai. Sau khi cải tạo nhà xưởng cho phù hợp với thiết kế của dây
truyền mới, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Trong thời gian này xí nghiệp
vừa đào tạo mớivừa đào tạo lại tay nghề cho công nhân để sản xuất dần đi vào ổn
định và từng bước phát triển mở rộng.
Năm 2005, công ty giày phú Lâm tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương
của Nhà nước và bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên của toàn công ty. Công
ty chuyển từ một công ty Nhà nước thành công ty cổ phần và hoạt động kinh
doanh ngày một phát triển.
Tháng 1 năm 2008, công ty giày Phú Lâm đổi tên thành công ty cổ phần
công nghiệp thương mại đầu tư Phú Lâm, đồng thời xí nghiệp giày Phú Hà cũng
đổi tên thành Chi nhánh công ty cổ phần công nghiệp thương mại đẩu tư Phú
Lâm, xí nghiệp giày Phú Hà.
I.2. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của xí nghiệp giày Phú Hà
I.2.1. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ vào yêu cầu của hình thức sản xuất kinh doanh là gia công, xí nghiệp
giày Phú Hà đã hoàn thiện dần bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn và cũng hiệu quả
hơn. Xí nghiệp thực hiện việc quản lý theo chế độ một thủ trưởng có sự chỉ đạo
sát xao từ trên xuống dưới. Bộ Máy quản lý của xí nghiệp gồm các phòng ban
sau:
- Giám đốc
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng xuất nhập khẩu
- Phòng kế toán tài vụ
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
6
Báo cáo thực tập tổng hợp

- Phòng kỹ thuật – cơ điện và xây dựng cơ bản
Mối liên hệ giữa các bộ phận trong xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp Phú Hà

Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
Giám đốc
Phòng
kỹ
thuật
xây
dựng
cơ bản
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kế toán
tài vụ
Trạm y
tế
Tổ

điện
Bảo
vệ

Đào
tạo
Phân
xưởng
may
Phân
xưởng
chặt
Phân
xưởng
đế
Phân
xường
hoàn
chỉnh
Vệ
sinh
CN
7
Chỉ huy trực tiếp
Tham mưu, hỗ trợ
Kiểm tra, giám sát
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngoài ra, xí nghiệp còn có các tổ, kho như: Tổ bồi vải, tổ kho NVL, tổ
giày da và lót mặt, tổ KCS, tổ giày màu, tổ máy, tổ máy mài, các tổ đế, tổ gò, tổ
chỉnh lý, tổ đóng thùng, kho bán thùng, tổ đóng gói.
Hoạt động tổ chức kinh doanh của xí nghiệp theo nguyên tắc:
- Giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban phân xưởng.
- Các phòng ban thực hiện các chức năng theo quy định và chụi trách nhiệm
trước Giám đốc.

- Các phân xưởngtổ chức sản xuất sản phẩm hoặc chia ra các tổ sản xuất
theo chức năng, nhiệm vụ hay tính chất công việc. Các phân xưởng tổ chức theo
các tổ sản xuất và chụi trách nhiệm với giám đốc về công việc của mình.
I.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
I.2.2.1. Giám đốc
Giám đốc là người trực tiếp chỉ huy phòng Tài Vụ, phòng xuất khẩu,
phong kỹ thuật xây dựng cơ bản , phòng tổ chức hành chính. Giám đốc cũng là
người chụi thách nhiệm chính trước Nhà nước và các cơ quan chủ quản về hoạt
động của xí nghiệp.
I.2.2.2. Phòng tổ chức hành chính
Chức năng chủ yếu của phòng là tổ chức - quản trị bao gồm:
- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động tiền lương;
- Tổ chức kiện toàn bộ máy;
- Lập kế hoạch công tác, báo cáo thường kỳ, báo cáo tổng hợp;
- Tiếp khách, phục vụ hội nghị và các cuộc họp;
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Quản lý con dấu , hồ sơ, công văn, mua sắm, thiết bị văn phòng;
- Quản lý công tác bảo vệ, vệ sinh công nghiệp tạp vụ, nấu ăn;
- Tuyển dụng và đào tạo;
- Quản lý theo dõi thực hiện lao động tiền lương, tiền thương;
- Khen thưởng, thi đua, xử lý kỷ luật.
I.2.2.3. Phòng xuất nhập khẩu
Chức năng của phòng là làm các thủ tục xuất nhập khẩu, bao gồm các nhiệm
vụ chính sau:
- Làm các thủ tục xuất nhập khẩu vật tư máy móc, hàng hoá, nguyên vật
liệu, thực hiện việc kiểm tra hàng hoá và tiến hành giao nhận hàng hoa
xuất nhập khẩu;
- Lập hợp đồng gia công nếu có;

- Theo dõi quá trình thực hiện và làm các thủ tục thanh lý, thanh khoản.
I.2.2.4. Phòng kế toán tài vụ
Chức năng của phòng kế toán tài vụ là làm các công việc liên quan đến tài
chính, bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, phản ánh thông tin, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
của xí nghiệp và đề xuất các biện pháp phát triển;
- Bảo vệ và lưu trữ sổ sách và tài liệu kế toán, báo cáo thường kỳ và định kỳ;
- Phổ biến và thi hành các thể lệ kế toán tài chính, kiểm tra và thực hiện các
kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt tài chính, định mức tiền mặt tín dụng
và các hợp đồng kinh tế;
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Kiểm kê đánh giá lại tài sản, giải quyết tình trạng thiếu hụt, mất mát, hư
hỏng, các khoản nợ và thiệt hại, dự đoán vốn và quản lý vốn;
- Thu tiền mặt và quản lý quỹ.
I.2.2.5. Phòng kỹ thuật – cơ điện và xây dựng cơ bản
Chức năng cơ bản của phòng là:
- Kiểm tra sửa chữa trang thiết bị máy móc;
- Thiết kế ban hành các quy định về điện;
- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hao nguyên vật liệu, định bậc kỹ
thuật, xác định trách nhiệm quản lý lắp đặt và tổ chức sửa chữa trang thiết
bị;
- Phối hợp đào tạo nâng cao tay nghề, tổ chức thông tin kỹ thuật nghiên
cứu, triển khai mẫu mã và quản lý chất lượng sản phẩm.
I.3. Tình hình sử dụng lao dộng của xí nghiệp giày Phú Hà
I.3.1. Cơ cấu lao động của xí nghiệp
Tham gia kinh doanh trong ngành nghề thu hút lượng lớn lao động như
ngành giày da, xí nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động,
trước hết là cho lao động địa phương tỉnh Hà Tây và cho các vùng lân cận khác.

Hiện tại, xí nghiệp có khoảng hơn 150 cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo
chuyên nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng. Số công nhân làm việc tại các
phân xưởng sản xuất ngày một lớn, ban đầu khi mới thành lập xí nghiệp của có
khoảng 450 công nhân thì đến nay con số này đã lên đến 1250 người. Đó là do
khối lượng công việc ngày một nhiều đòi hỏi xí nghiệp phải tuyển dụng một
lượng lớn lao động mà chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi.
Nguyễn Thị Hà Lớp : TMQT- K46
10

×