Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giao an lop 1 tuan 16 buoi sang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.51 KB, 23 trang )

TUẦN 16
Từ ngày 01/12 đến ngày 05/12/2014
Thứ,
ngày
Hai
01/12

TKB

Môn

PPCT

Tên bài dạy

1
2
3
4
5

Chào cờ
Học vần
Học vần
Thể dục
Đạo đức

16
137
138
16


16

Chào cờ đầu tuần
im-um
im-um

Ba
02/12

1
2
3
4

Toán
Học vần
Học vần
Hát nhạc

61
139
140
16

Luyện tập
iêm-yêm
iêm- yêm


03/12


1
2
3
4

Toán
Học vần
Học vần
TNXH

62
141
142
16

Bảng cộng và trừ trong phạm vi 10
uôm- ươm
uôm- ươm
Hoạt động ở lớp

Năm
04/12

1
2
3
4
5


Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
Thủ công

63
143
144
16
16

Luyện tập
Ôn tập
Ôn tập

1
2
3
4
5

Toán
Học vần
Học vần
KNS
HĐTT

64
145

146
16
16

Luyện tập chung
ot-at (T1) (BVMT)
ot-at (T2)
Bài 8: Tập trung để học tốt (Tiết 2)
Sh cuối tuần- HĐ ngoại khóa

Sáu
05/12

Trật tự trong giờ học (T1)

Gấp cái quạt (T2)


Thứ hai, ngày 01 tháng 12 năm 2014
Học vần
Bài 64: im- um
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được im, um, chim câu, trùm khăn; từ và câu ứng dụng.
- Viết được im, um, chim câu, trùm khăn.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH

TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm - 3 HS đọc lại bài cũ.
cho HS.
- Cho HS viết bảng con em, êm, con tem, sao đêm.
- HS viết bảng con em, êm, con tem, sao đêm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần im:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần im và nói: Đây là vần im.
- HS quan sát.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần im.
- HS phân tích vần im gồm 2 âm ghép lại với
nhau, âm i đứng trước, âm m đứng sau.
- GV yêu cầu HS ghép vần im trong bộ học vần.
- HS ghép vần im trong bộ chữ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần i – mờ - im - - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát
im. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
âm cá nhân.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng chim.
- HS ghép tiếng chim bằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng chim. - HS quan sát.
- GV cho HS phân tích tiếng chim và đánh vần tiếng - HS phân tích, đánh vần cá nhân.
chim.
- GV đánh vần mẫu chờ - im – chim – chim.
- HS lắng nghe.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa chim câu. GV ghi bảng từ - HS quan sát.

khóa.
- Gọi HS phân tích và đọc từ khóa: chim câu.
- HS phân tích, đọc từ khóa cá nhân,.
* Vần um: Tiến hành tương tự như dạy vần im.
- GV cho HS so sánh vần im và vần um:
- HS so sánh:
+ Giống: đều kết thúc bằng âm m.
+ Khác: vần im bắt đầu bằng âm i, vần am bắt
đầu bằng âm u.
c). Hướng dẫn viết vần im, um, chim câu, trùm
khăn:
- GV hướng dẫn HS viết im, um, chim câu, trùm khăn - HS viết bảng con im, um, chim câu, trùm
vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng khăn.


bút, khoảng cách giữa các âm.

3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: con nhím, trốn
tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
- GV gọi HS đọc trơn cá nhân.
- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đồng thanh.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- HS đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân.

- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh.

- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh
bé đang chào mẹ đi học.
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc - HS lắng nghe.
mẫu câu ứng dụng.
Khi đi em hỏi
Khi về em chào
Miệng em chúm chím
Mẹ có yêu không nào?
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa - HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
phát âm cho HS.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết im, um, chim câu, trùm khăn vào tập - HS luyện viết vào tập viết 1.
viết 1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói - HS quan sát, lắng nghe.
Xanh, đỏ, tím, vàng.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Em - HS trả lời câu hỏi thành câu.
biết những quả nào có màu vàng? Màu xanh?....GV chú
ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 65.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC (Tiết 1)

Bài 9: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng.


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa cho bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo
luận.
* Mục tiêu: giúp HS biết cách giữ trật tự khi xếp hàng
vào lớp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và hỏi:
- HS trả lời:
+ Các bạn nhỏ trong 2 tranh đang làm gì?
+ Các bạn nhỏ trong 2 tranh đang xếp hàng
ra vào lớp.
+ Em thấy, trong 2 tranh các bạn nhỏ nào xếp hàng ra + Các bạn nhỏ ở tranh 1 xếp hàng vào lớp
vào lớp như thế nào?
rất ngay ngắn và trật tự. Các bạn nhỏ ở tranh
2 xếp hàng ra lớp không ngay ngắn, không
trật tự.
+ Em có suy nghĩ gì về cách làm của các bạn nhỏ trong + Các bạn nhỏ ở tranh 1 là ngoan, rất đáng
2 tranh?
khen. Các bạn nhỏ ở tranh 2 chưa ngoan,

chưa đáng khen.
+ Vậy các em sẽ học tập các bạn nhỏ ở bức tranh nào? + Học tập theo các bạn nhỏ ở bức tranh thứ
nhất.
+ Khi xếp hàng ra vào lớp chúng ta phải như thế nào?
+ Phải xếp hàng ngay ngắn, trật tự, không
chen lấn, xô đẩy nhau.
- GV kết luận: Khi xếp hàng ra vào lớp, chúng ta phải - HS lắng nghe.
xếp hàng ngay ngắn, trật tự, không chen lấn, xô đẩy
nhau vì gây ồn ào và có thể vấp ngã.
- GV nhắc nhở thêm HS: Khi xếp hàng, phải đi cách đều
nhau, cầm hoặc đeo cặp sách phải gọn gàng, không kéo
lê giày dép gây bụi, gây ồn.
2. Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ.
* Mục tiêu: giúp HS biết thực hành giữ trật tự khi xếp
hàng vào lớp.
- GV phổ biến yêu cầu cuộc thi: Tổ nào xếp hàng nhanh, - HS lắng nghe GV phổ biến thể lệ thi.
ngay ngắn, trật tự khi xếp hàng thì thắng cuộc.
* Vòng 1:
+ Tổ 1 thi với tổ 2.
+ Tổ 3 thi với tổ 4.
- Chọn ra 2 tổ thắng cuộc vòng 1.
* Vòng 2:
+ 2 tổ thắng cuộc vòng 1 thi với nhau. Tổ thắng cuộc
(xếp hạng nhất) đạt 2 điểm A+, tổ xếp hạng 2 đạt 1 điểm
A+.
+ 2 tổ thua cuộc vòng 1 thi với nhau. Tổ thắng cuộc
(xếp hạng 3) đạt 2 điểm A. Tổ thua cuộc (xếp hạng 4)
đạt 1 điểm A.



- Từng tổ thi xếp hàng theo hiệu lệnh của tổ trưởng.
- Từng tổ thi xếp hàng với nhau.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn tổ thắng cuộc.
- Nhận xét chọn tổ thắng cuộc.
3. Nhận xét tiết học:
- GV gọi HS nhắc lại những việc nên và không nên khi - HS nhắc lại: Khi xếp hàng ra vào lớp, chúng
xếp hàng ra vào lớp.
ta phải xếp hàng ngay ngắn, trật tự, không
chen lấn, xô đẩy nhau vì gây ồn ào và có thể
vấp ngã. Khi xếp hàng, phải đi cách đều
nhau, cầm hoặc đeo cặp sách phải gọn gàng,
không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn.
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi các tổ đã tham gia cuộc
thi.
TIẾT 2
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo
luận nhóm đôi.
* Mục tiêu: giúp HS biết cần phải giữ gìn trật tự trong
giờ học là cần thiết để học tập tốt.
- Yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 3, thảo luận nhóm - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, trả
đôi và trả lời các câu hỏi:
lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh ngồi học như thế nào?
+ Các bạn nhỏ trong tranh ngồi học rất ngay
ngắn, trật tự.
+ Việc ngồi học ngay ngắn, trật tự giúp ích gì cho em?
+ Việc ngồi học ngay ngắn, trật tự giúp em
nghe cô giảng bài tốt hơn, hiểu bài tốt hơn và
học giỏi hơn.
+ Trong giờ học, chúng ta phải ngồi học như thế nào?

+ Trong giờ học, chúng ta phải ngồi học
ngay ngắn, trật tự, không nói chuyện trong
giờ học, phải đưa tay khi muốn phát biểu.
- Đại diện vài nhóm trình bày phần thảo luận của mình - Các nhóm trình bày phần thảo luận của
trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung (nếu nhóm trước lớp.
cần).
- GV nhận xét và kết luận: Học sinh cần trật tự khi - HS lắng nghe.
nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng
trong giờ học, phải giơ tay xin phép khi muốn phát
biểu.
- HS nhắc lại 1 vài ý.
- Gọi HS nhắc lại kết luận (HS có thể nhắc được 1 vài ý
nhở, GV nhắc thêm).
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 4 và trả lời
câu hỏi:
* Mục tiêu: HS phát biểu ý kiến của mình với các hành
động trong tranh, biết học tập các bạn giữ trật tự trong
giờ học.
- HS quan sát tranh bài tập 4 và trả lời cá
- Yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 4 và trả lời câu hỏi: nhân:
+ Hai bạn nam bàn thứ hai bên trái là chưa
+ Em hãy chỉ ra, bạn nào trật tự trong giờ học? Bạn trật tự trong giờ học vì hai bạn đang nói
nào chưa trật tự trong giờ học?
chuyện với nhau. Các bạn còn lại là trật tự
trong giờ học.


+ Những bạn biết giữ trật tự trong giờ học là
+ Những bạn nào đáng khen? Những bạn nào không đáng khen. Những bạn chưa giữ trật tự trong
đáng khen?

giờ học là chưa đáng khen.
+ Chúng ta nên học tập những bạn biết giữ
+ Chúng ta nên học tập những bạn nào trong tranh?
trật tự trong giờ học.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta nên học tập các
bạn biết giữ trật tự trong giờ học vì những bạn đó là
những học sinh ngoan, rất đáng khen.
3. Hoạt động 3: HS làm bài tập 5.
* Mục tiêu: giúp HS biết được tác hại của việc gây mất
trật tự trong giờ học.
- HS quan sát trạnh và trả lời cá nhân:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nhận xét về việc làm của + Hai bạn nhở đang giằng nhau quyển
hai bạn nam ngồi bàn dưới và nêu tác hại của việc gây truyện, gây mất trật tự trong giờ học.
mất trật tự trong giờ học.
+ Việc làm của hai bạn đó là sai vì gây ồn
ào trong lớp.
+ Mất trật tự trong lớp rất có tác hại như:
bảng thân không nghe giảng, không hiểu bài,
làm mất thời gian của cô giáo, làm ảnh
hưởng đến các bạn xung quanh,…
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Hai bạn giành nhau quyển truyện như thế là sai vì
gây mất trật tự trong giờ học.
+ Tác hại của mất trật tự trong giờ học:
Bản thân không nghe giảng, không hiểu bài.
Làm mất thời gian của cô giáo.
Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh,…
- HS nghe GV đọc mẫu và đọc lại cá nhân,

- GV hướng dẫn HS đọc hai câu thơ cuối bài:
lớp.
Trò ngoan vào lứp nhẹ nhàng,
Trật tự nghe giảng, em càng ngoan hơn.
- Gọi HS đọc cá nhân, lớp.
- HS trả lời:
- GV hỏi:
+ Khi ra vào lớp, chúng ta cần phải xếp
+ Khi ra vào lớp, chúng ta cần phải như thế nào?
hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô
đẩy, đùa nghịch.
+ Trong giờ học, cần chú ý lắng nghe cô giáo
+ Trong giờ học, cần ngồi học như thế nào?
giảng bài, không đùa nghịch, không nói
chuyện, không làm việc riêng, phải giơ tay
xin phép khi muốn phát biểu.
- HS lắng nghe.
- GV nêu kết luận chung của bài:
+ Khi ra vào lớp, chúng ta cần phải xếp hàng trật tự,
đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch.
+ Trong giờ học, cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng
bài, không đùa nghịch, không nói chuyện, không làm


việc riêng, phải giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
+ Giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học giúp các
em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
* Củng cố - Dặn dò:
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà xem trước bài “Lễ phép, vâng lời thầy

giáo, cô giáo”.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba, ngày 02 tháng 12 năm 2014
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP (trang 85)
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
- Việt được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Làm BT1, BT2 (cột 1, 2) BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi đề các bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 10.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên
bảng.
III Luyện tập:
* Bài 1:
- GV ghi đề bài tập cột lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu
bài tập và yêu cầu HS làm bài vào SGK.
- GV lưu ý HS bài tập 1 b tính theo cột dọc, nhắc nhở
HS viết số phải thẳng hàng với nhau.

HỌC SINH
- 2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 10.

- HS nêu yêu cầu bài tập là Tính và làm bài
tập.

Lời giải 1a:
10-2=8 10- 4=6 10-3=7 10-7=3
10-5=5 10-9=1 10-6=4 10-1=9
10-0=10
10-10 = 0
Lời giải 1b:
10 10
10
10
10 10
5
4
8
3
2
6
* Bài 2:
5
6
2
7
8
4
- GV ghi đề bài tập cột 1, 2 lên bảng, gọi HS nêu yêu - HS trả lời: Điền số thích hợp
cầu bài tập và yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
Lời giải:
5 + 5 = 10
8-2=6
8-7=1
10 + 0 = 10

* GV chữa bài cho HS.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập : Viết phép tính thích hợp - HS làm bài và đọc kết quả
và cho HS tự làm bài và đọc kết quả.
(a). Lúc đầu trong chuồng có 7 con vịt, 3 con


Ở mỗi bài, GV gọi HS nêu bài toán và kết quả của bài đi vào. Hỏi trong chuồng có tất cả mấy con
toán.
vịt?
7 + 3 = 10
(b). Lúc đầu trên cành có 10 quả táo, rụng mất
2 quả. Hỏi trên cành còn lại mấy quả táo?
III. Dặn dò:
10 - 2 = 8
- Yêu cầu HS về nhà làm vào Vở bài tập toán.
- HS lắng nghe.
Học vần
Bài 65: iêm- yêm
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm; từ và câu ứng dụng.
- Viết được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Điểm mười..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm - 3 HS đọc lại bài cũ.
cho HS.
- Cho HS viết bảng con im, um, chim câu, trùm khăn.
- HS viết bảng con im, um, chim câu, trùm
II. Dạy bài mới:
khăn
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần iêm:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần iêm và nói: Đây là vần iêm.
- HS quan sát.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần iêm.
- HS phân tích vần iêm gồm 2 âm ghép lại với
nhau, nguyên âm đôi iê đứng trước, âm m
đứng sau.
- GV yêu cầu HS ghép vần iêm trong bộ học vần.
- HS ghép vần iêm trong bộ chữ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần i – ê – mờ - - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát
iêm – iêm. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
âm cá nhân.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng xiêm.
- HS ghép tiếng xiêm bằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng xiêm. - HS quan sát.
- GV cho HS phân tích tiếng xiêm và đánh vần tiếng - HS phân tích, đánh vần cá nhân.
xiêm.
- GV đánh vần mẫu xờ - iêm – xiêm – xiêm.
- HS lắng nghe.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa dừa xiêm và viết bảng từ - HS quan sát.

khóa dừa xiêm.
- Gọi HS phân tích và đọc từ khóa: dừa xiêm.
- HS phân tích, đọc từ khóa cá nhân.
* Vần yêm: Tiến hành tương tự như dạy vần iêm.


- GV cho HS so sánh vần iêm và vần yêm:

- HS so sánh:
+ Giống: đều bắt đầu bằng nguyên âm đôi iê,
yê và kết thúc bằng âm m.
+ Khác: vần iêm bắt đầu bằng âm i ngắn, vần
yêm bắt đầu bằng âm y dài.

c). Hướng dẫn viết vần iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm:
- GV hướng dẫn HS viết iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm - HS viết bảng con iêm, yêm, dừa xiêm, cái
vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng yếm.
bút, khoảng cách giữa các âm.

3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: thanh kiếm, quý
hiếm, âu yếm, yếm dãi.
- GV gọi HS đọc trơn cá nhân.
- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đồng thanh.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc
mẫu câu ứng dụng.
Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến,
Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa
phát âm cho HS.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm vào tập
viết 1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện
Điểm mười..
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Muốn
có điểm mười, em phải học như thế nào?...GV chú ý
chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 66.
- Nhận xét tiết học.

- HS đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh.

- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh
cả nhà chim Sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
- HS luyện viết vào tập viết 1.

- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi thành câu.

- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- HS lắng nghe.


Thứ tư, ngày 03 tháng 12 năm 2014
TOÁN
Bài: BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪTRONG PHẠM VI 10.

I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
- Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Làm quen với tóm tắt và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Làm BT1, 3..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ học toán.
- Bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 như SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên
bảng.
III Dạy bài mới;
1. Ôn tập các bảng cộng và các bảng trừ đã học
- Gọi HS đọc bảng cộng bảng trừ trong phạm vi 10 cá - HS đọc bảng cộng và bảng trừ trong phạm
nhân, nhóm, cả lớp.
vi 10 cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Bảng cộng trong phạm vi 10:

1+9=10
6+4=10
2+8=10
7+3=10
3+7=10
8+2=10
4+6=10
9+1=10
5+5=10
10+0=10
* Bảng trừ trong phạm vi 10:
10-1=9
10-6=4
10-2=8
10-7=3
10-3=7
10-8=2
10-4=6
10-9=1
10-5=5
10-10=0
10-0=10
- GV yêu cầu HS tính nhẩm một số phép tính: 4+5; 2+8; - HS trả lời cá nhân
10-1; 9-2; 7-3; 5+1; 8-6;…
4+5=9 2+8=10 10-1=9 9-2=7
2. Thực hành:
7-3=4 5+1=6
8-6=2 …..
* Bài 1:
- GV ghi đề bài tập cột lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập là Tính và làm bài

bài tập và yêu cầu HS làm bài vào sgk.
tập.
- GV lưu ý HS bài tập 1 b tính theo cột dọc, nhắc nhở Lời giải 1a:
HS viết số phải thẳng hàng với nhau.
3+7=10 4+5=9
7-2=5 8-1=7
6+3=9 10-5=5 6+4=10 9-4=5
Lời giải 1b:
5
8
5
10
+
+
4
1
3
9


9
2
+

7
5
-

8
3

+

1
7
-

2
4
7
5
* Bài 3:
4
1
10
2
- GV đính bảng phụ có đề bài tập 3a lên bảng và hướng - HS quan sát và lắng nghe.
dẫn HS đọc tóm tắt của bài toán: Ở hàng trên có 4 chiếc
thuyền màu xanh; ở hàng dưới có 3 chiếc thuyền màu
trắng. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc thuyền?
- Gọi HS nhắc lại nội dung tóm tắt bài toán.
- HS nhắc lại nội dung tóm tắt bài toán cá
nhân.
- Hỏi: Ở bài toán này, để tìm số chiếc thuyền ta có thì - HS trả lời: Để tìm số chiếc thuyền ta có, ta
phải làm phép tính gì?
làm phép tính cộng. Lấy 4 + 3 = 7 chiếc
- GV nhận xét và ghi kết quả lên bảng: 4 + 3 = 7
thuyền.
- Gọi HS đọc nội dung tóm tắt bài toán 3b cá nhân.
- HS đọc: Có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng.
Còn bao nhiêu quả bóng?

- GV nhận xét và nhắc lại nội dung tóm tắt bài toán.
- HS lắng nghe.
- Hỏi: Ở bài toán này, để tìm số quả bóng còn lại sau - HS trả lời: Để tìm số quả bóng còn lại sau
khi cho ta làm phép tính gì?
khi cho ta làm phép tính trừ. Lấy 10 - 3 = 7
quả bóng.
- GV nhận xét và gọi HS lên ghi kết quả bài 3b lên - HS làm bài.
bảng. Cả lớp làm vào vở tập toán.
* GV thu tập, chấm và chữa bài cho HS.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi - HS đọc cá nhân, cả lớp.
10 cá nhân, cả lớp
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc bảng cộng và - HS lắng nghe.
bảng trừ trong phạm vi 10 và làm vào Vở bài tập toán.
Học vần
Bài 66: uôm- ươm
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm; từ và câu ứng dụng.
- Viết được uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm - 3 HS đọc lại bài cũ.
cho HS.
- Cho HS viết bảng con iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm

- HS viết bảng con iêm, yêm, dừa xiêm, cái
II. Dạy bài mới:
yếm.


1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần uôm:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần uôm và nói: Đây là vần uôm.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần uôm.

- HS quan sát.

- HS phân tích vần uôm gồm 2 âm ghép lại
với nhau, nguyên âm đôi uô đứng trước, âm
m đứng sau.
- GV yêu cầu HS ghép vần uôm trong bộ học vần.
- HS ghép vần uôm trong bộ chữ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần u – ô – mờ - - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát
uôm - uôm. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
âm cá nhân.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng buồm.
- HS ghép tiếng buồm bằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng - HS quan sát.
buồm.
- GV cho HS phân tích tiếng buồm và đánh vần tiếng - HS phân tích, đánh vần cá nhân.
buồm.
- GV đánh vần mẫu bờ - uôm – buôm – huyền – buồm - HS lắng nghe.

– buồm.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa cánh buồm và viết bảng - HS quan sát.
từ khóa cánh buồm.
- Gọi HS phân tích và đọc từ khóa: cánh buồm.
- HS phân tích, đọc từ khóa cá nhân.
* Vần ươm: Tiến hành tương tự như dạy vần uôm.
- GV cho HS so sánh vần uôm và vần ươm:
- HS so sánh:
+ Giống: đều kết thúc bằng âm m.
+ Khác: vần uôm bắt đầu bằng nguyên âm đôi
uô, vần ươm bắt đầu bằng nguyên âm đôi ươ.
c). Hướng dẫn viết vần uôm, ươm, cánh buồm, đàn
bướm:
- GV hướng dẫn HS viết uôm, ươm, cánh buồm, đàn - HS viết bảng con uôm, ươm, cánh buồm,
bướm vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm đàn bướm.
dừng bút, khoảng cách giữa các âm.

3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: ao chuôm,
nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm.
- GV gọi HS đọc trơn cá nhân.
- HS đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân.
- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
- HS lắng nghe.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đồng thanh.
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a). Luyện đọc:



- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp. - HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh
bông cải nở vàng, trên trời bướm bay lượn
từng đàn.
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc - HS lắng nghe.
mẫu câu ứng dụng.
Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng.
Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa - HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
phát âm cho HS.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm vào - HS luyện viết vào tập viết 1.
tập viết 1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện - HS quan sát, lắng nghe.
Ong, bướm, chim, cá cảnh.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Ong, - HS trả lời câu hỏi thành câu.
bướm, chim sống ở đâu? Cá cảnh sống ở đâu?....GV chú
ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 66.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
Tự nhiên và xã hội
Bài 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. MỤC TIÊU:

- Kể được một số hoạt động học tập ở lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về các hoạt động ở lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
I. Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Hôm trước chúng ta học bài nào?

HỌC SINH

- HS trả lời Hôm trước chúng ta học bài Lớp
học.
- GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem - HS lắng nghe.
có các hoạt động nào ở lớp. Bài học của chúng ta là
Hoạt động ở lớp.
- GV ghi tựa bài lên bảng và gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc lại tựa bài: Hoạt động ở lớp.
II. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh SGK và thảo luận
nhóm đôi.
* Mục tiêu: giúp HS biết được các hoạt động học tập ở
lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng
hoạt động học tập.


- GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi và - HS quan sát, thảo luận nhóm đôi theo yêu
nói cho nhau nghe về các hoạt động được thể hiện ở từng cầu của GV.
hình trong SGK trang 34, 35.
- Gọi vài nhóm HS trả lời trước lớp.
- Đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.

Trong các hình có các hoạt động như: quan
sát tìm hiểu thiên nhiên, học viết chữ, học vẽ,
học hát, học thể dục, hoạt động vui chơi.
- GV nhận xét và hỏi thêm:
- HS trả lời cá nhân:
+ Trong các hoạt động trên, hoạt động nào được tổ + Hoạt động học vẽ, học viết chữ, học hát là
chức ở trong lớp học? Hoạt động nào được tổ chức ở được tổ chức ở trong lớp học. Hoạt động
ngoài sân trường?
quan sát tìm hiểu thiên nhiên, học thể dục và
hoạt động vui chơi được tổ chức ở ngoài sân
trường.
+ Trong từng hoạt động trên, GV làm gì? HS làm gì?
+ Trong các hoạt động học, GV là người
hướng dẫn, giúp đỡ HS học tập, HS là những
người trực tiếp học những kiến thức mới do
GV dạy. Trong hoạt động học tập và vui
chơi, HS là những người bạn cùng học và
cùng chơi với nhau.
- GV nhận xét và kết luận: Ở lớp học có rất nhiều hoạt - HS lắng nghe.
động học tập khác nhau. Trong đó có những hoạt dộng
được tổ chức ở trong lớp học và có những hoạt động
được tổ chức ở sân trường.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu các hoạt động ở lớp học
của mình.
* Mục tiêu: giúp HS thực hành kể lại các hoạt động ở
lớp của mình cho các bạn khác nghe.
- GV yêu cầu HS kể cá nhân trước lớp về những hoạt - HS kể cá nhân trước lớp.
động ở lớp của mình.
- GV hỏi: Các em cần làm gì để giúp đỡ các bạn trong - HS trả lời: Cần phải giúp đỡ lẫn nhau
lớp học tập tốt hơn?

trong học tập.
- GV kết luận: Các em phải biết hợp tác, đoàn kết, giúp - HS lắng nghe.
đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập và vui chơi ở
lớp.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
* Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức đã học về các
hoạt động ở lớp.
- GV chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội những tấm - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
bìa vẽ hình những hoạt động, yêu cầu HS phân loại
những hoạt động nào có trong lớp học? Những hoạt động
không có trong lớp học?
- 2 đội thi đua phân loại hoạt động. Đội xong trước và - 2 đội thi đua với nhau.
đúng là đội thắng cuộc được thưởng 1 điểm A +, đội thứ
hai được điểm A.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.


III. Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi: trong lớp học có những hoạt động nào?
- Nhận xét tiết học.

- HS trả lời cá nhân.

Thứ năm, ngày 04 tháng 12 năm 2014
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP (tr. 88)
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Làm BT1(cột 1,2,3), BT2 (phần 1), BT3 (dòng 1), BT4

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi đề bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bảng cộng và 2 HS đọc bảng trừ trong - 2 HS đọc bảng cộng và 2 HS đọc bảng trừ
phạm vi 10.
trong phạm vi 10.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên
bảng.
III Luyện tập:
* Bài 1:
- GV ghi đề bài tập cột 1, 2, 3 lên bảng, gọi HS nêu - HS nêu yêu cầu bài tập là Tính và làm bài
yêu cầu bài tập và yêu cầu HS làm bài vào SGK
tập.
Lời giải:
1+9=10
2+8=10
3+7=10
10-1=9
10-2=8
10-3=7
6+4=10
7+3=10
8+2=10
* Bài 2:
10-6=4
10-7=3

10-8=2
- GV ghi đề bài tập phần 1 lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu - HS trả lời: Thực hiện phép tính và điền kết
bài tập và yêu cầu HS làm bài vào SGK. 1 HS làm bảng quả vào hình tròn, hình ngôi sao.
lớp.
* Bài 3:
- GV ghi đề bài tập dòng 1 lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập: tính nhẩm các phép
bài tập và yêu cầu HS làm bài vào tập toán.
tính rồi so sánh các số và điền dấu thích hợp
vào ô trống.
Lời giải:
* Bài 4:
10 > 3+4 8 < 2+7
7 > 7-1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích
hợp.
- Yêu cầu HS nêu nội dung tóm tắt của bài toán.
- HS nêu nội dung tóm tắt bài toán: Tổ 1 có 6
bạn, tổ 2 có 4 bạn. Hỏi cả 2 tổ có bao nhiêu
bạn?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và yêu cầu HS làm bài - HS làm bài và nêu kết quả


vào tập toán, sau đó đọc kết quả. GV nhận xét kết quả
* GV thu tập, chấm và chữa bài cho HS.
IV. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm vào Vở bài tập toán.

6 + 4 = 10


Học vần
Bài 67: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được các vần có kết thúc bằng m, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 60 đến bài 67.
- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 60 đến bài 67.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ôn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm.
- 3 HS đọc bài.
- HS viết bảng con: uôm, ươm, ao chuôm, vườn ươm.
- HS viết bảng con: uôm, ươm, ao chuôm,
II. DẠY BÀI MỚI:
vườn ươm.
TIẾT 1
.
1. Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu HS nêu các vần mới đã được học. GV ghi
bên cạnh góc bảng.
- GV treo bảng ôn giới thiệu vào bài và ghi tựa bài lên - 2-3 HS phát biểu.
bảng.
2. Ôn tập:
a). Các vần mới:
- Gọi HS ghép các âm để tạo thành các vần đã được học. - HS ghép vần.
- GV chỉ vần và gọi HS đọc.
- HS đọc vần theo tay GV chỉ.

- Gọi HS lên bảng chỉ và đọc vần.
- HS tự chỉ và đọc vần.
- GV chỉ cho cả lớp đọc.
- Cả lớp.
Các vần ghép được là: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, um,
em, êm, im, iêm, yêm, uôm, ươm.
b). Đọc từ ngữ ứng dụng: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm
lửa.
- GV viết từ ngữ ứng dụng lên bảng lớp.
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: cá nhân, cả lớp.
- HS đọc từ đơn.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS và có thể giải thích từ
ngữ nếu cần.
e). Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- HS viết vào bảng con từ ngữ: xâu kim, lưỡi liềm. GV - HS viết bảng con.
chỉnh sửa chữ viết, lưu ý vị trí dấu thanh, nối nét giữa
các chữ cái.


TIẾT 2
3. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- GV cho HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và giới thiệu
câu ứng dụng:
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.
- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, cả lớp. GV chỉnh sửa
phát âm cho HS, khuyến khích đọc trơn.

b). Luyện viết:
- HS tập viết: xâu kim, lưỡi liềm vào Tập viết.
c). Kể chuyện: Đi tìm bạn
- GV vừa kể vừa treo tranh minh họa theo từng đoạn
kể.
- GV đặt câu hỏi để HS nắm được nội dung câu chuyện
và rút ra ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện nói lên tình
bạn thắm thiết của Sóc và Nhím mặc dù mỗi người có
những hoàn cảnh sống khác nhau.
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc theo.
- Dặn HS ôn lại bài, xem trước bài 68.
- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV.

- HS đọc câu ứng dụng.
- HS tập viết.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi của GV để rút ra ý nghĩa
câu chuyện.

- HS đọc.

THỦ CÔNG.
Bài: GẤP CÁI QUẠT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo
đường kẻ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV:
- Quạt giấy mẫu.
- 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ hoặc len màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
- Tranh quy trình gấp cái quạt.
2. HS:
- Giấy nháp trắng, giấy màu có kẻ ô, 1 sợi chỉ hoặc len, bút chì, hồ dán.
- Vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. - HS nhắc lại tựa bài: Gấp cái quạt.
Gọi HS nhắc lại tựa bài.
II. Thực hành:


1. HS thực hành gấp cái quạt:
- GV gọi HS nhắc lại quy trình gấp cái quạt

- HS nhắc lại quy trình gấp cái quạt:
+Bước 1: gấp các nếp gấp cách đều nhau.
+ Bước 2: gấp đôi lại, cột chỉ, phết hồ dán
lên nếp gấp ngoài cùng.
+ Bước 3: dùng tay ép chặt cho 2 phần dính
sát nhau. Mở ra ta được cái quạt.
- GV nhận xét, nhắc lại quy trình.
- HS lắng nghe.
- GV phát phiếu thực hành theo tổ và yêu cầu HS thực - HS thực hành gấp quạt bằng giấy màu và
hành gấp quạt theo các bước đúng quy trình và trình bày trình bày vào phiếu thực hành của tổ.
theo tổ. Mỗi thành viên trong tổ đều gấp quạt và cùng

trình bày lên phiếu thực hành của tổ.
- GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được dùng đầu
ngón tay miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây
chắc, đẹp.
- Trong khi HS thực hành, GV lưu ý quan sát, giúp đỡ - HS nhận xét bài làm của các tổ.
HS.
- Cho HS trình bày phần thực hành của tổ. GV nhận xét - HS lắng nghe.
bài làm của các tổ.
III. Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét chung sản phẩm của HS, khen ngợi
những sản phẩm đẹp, có sự sáng tạo, nhắc nhở những
sản phẩm chưa được đẹp.
- Đánh giá kĩ thuật gấp của toàn lớp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị giấy nháp, giấy màu cho bài “Gấp
cái ví”
Thứ sáu, ngày 05 tháng 12 năm 2014
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG (tr. 89)
I. MỤC TIÊU:
- Biết đếm, so sánh, thứ tự các số từ 0 đến 10.
- Biết làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Làm BT1, BT2, BT3(cột 4,5,6,7), BT4, BT5
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi đề bài tập 1:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc bảng cộng và 2 HS đọc bảng trừ trong - 2 HS đọc bảng cộng và 2 HS đọc bảng trừ
phạm vi 10.
trong phạm vi 10.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên
bảng.


III Luyện tập:
* Bài 1:
- GV đính bảng phụ ghi đề bài tập 1 lên bảng, gọi HS - HS nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp và
nêu yêu cầu bài tập và yêu cầu HS làm bài vào SGK.
làm bài tập.
Lời giải:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS đếm các số từ 0 đến 10 và từ 10 đến - HS đếm các số từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0 cá
0 cá nhân, nhóm, cả lớp.
nhân, nhóm, cả lớp.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0
* Bài 3:
- GV ghi đề bài tập 3 lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu bài - HS nêu yêu cầu bài tập: Thực hiện phép tính
tập và cho HS làm bài vào tập toán.
theo hàng dọc
- GV lưu ý HS cách viết các số phải thẳng hàng với
nhau.
* Bài 4:
- GV ghi đề bài tập 4 lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu bài - HS nêu yêu cầu bài tập: thực hiện phép tính
tập.

và điền kết quả vào hình tròn.
- Yêu cầu HS làm bài vào tập toán
- HS làm bài.
* Bài 5:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV ghi bảng bài tập 5a và gọi HS nêu tóm tắt bài - HS nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích
toán.
hợp.
- GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài vào tập toán bài - HS nêu tóm tắt bài toán 5a: có 5 quả, thêm 3
5a. 1 HS làm bảng lớp.
quả. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả?
- HS làm bài vào tập toán. 1 HS làm bảng lớp.
- Bài 5b, tương tự.
- Tóm tắt bài 5b: có 7 viên bi, bớt 3 viên bi.
Hỏi còn lại bao nhiêu viên bi?
Lời giải:
5a). 5 + 3 = 8
* GV thu tập, chấm và chữa bài cho HS.
5b). 7 - 3 = 4
III. Dặn dò:
- Dặn HS làm vào Vở bài tập toán.
Học vần
Bài 68: ot-at (GDBVMT)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được ot, at, tiếng hót, ca hát; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được ot, at, tiếng hót, ca hát.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
* GDMT:
- Biết được ích lợi của việc trồng cây xanh.
- Có ý thức tham gia vào việc trồng cây.



- Yêu thích việc trồng cây và bảo vệ cây xanh để giữ gìn môi trường xanh – sạch –
đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm - 3 HS đọc lại bài cũ.
cho HS.
- Cho HS viết bảng con một vài vần, từ xâu kim, nhóm - HS viết bảng con vài vần theo yêu cầu của
lửa.
GV và từ xâu kim, nhóm lửa.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần ot:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ot và nói: Đây là vần ot.
- HS quan sát.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần ot.
- HS phân tích vần ot gồm 2 âm ghép lại với
nhau, âm o đứng trước, âm t đứng sau.
- GV yêu cầu HS ghép vần ot trong bộ học vần.
- HS ghép vần ot trong bộ chữ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần o – tờ - ot - - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát

ot. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
âm cá nhân.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng hót.
- HS ghép tiếng hót bằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng hót.
- HS quan sát.
- GV cho HS phân tích tiếng hót và đánh vần tiếng hót. - HS phân tích, đánh vần cá nhân.
- GV đánh vần mẫu hờ - ot – hot – sắc – hót – hót.
- HS lắng nghe.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa tiếng hót và viết bảng từ - HS quan sát.
khóa tiếng hót.
- Gọi HS phân tích và đọc từ khóa: tiếng hót.
- HS phân tích, đọc từ khóa cá nhân.
* Vần at: Tiến hành tương tự như dạy vần ot.
- GV cho HS so sánh vần ot và vần at:
- HS so sánh:
+ Giống: đều kết thúc bằng âm t.
+ Khác: vần ot bắt đầu bằng âm o, vần at bắt
đầu bằng âm a.
c). Hướng dẫn viết vần ot, at, tiếng hót, ca hát:
- GV hướng dẫn HS viết ot, at, tiếng hót, ca hát vào - HS viết bảng con ot, at, tiếng hót, ca hát.
bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng bút,
khoảng cách giữa các âm.

3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: bánh ngọt, trái


nhót, bãi cát, chẻ lạt.
- GV gọi HS đọc trơn cá nhân.

- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đồng thanh.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- HS đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh.

- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh
hai bạn nhỏ đang tưới cây mới trồng, trên
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc cành cây có con chim đang hót.
- HS lắng nghe.
mẫu câu ứng dụng.
Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa
- HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
phát âm cho HS.
- GDBVMT: GV đặt câu hỏi:
+ Các em thấy chim thường đậu ở đâu để cất tiếng - HS trả lời:
+ Chim thường đậu ở trên cây để cất tiếng
hót?
hót.

+ Trong bài là hai bạn nhỏ trồng cây.
+ Các em thấy trong bài học, ai trồng cây?
+ Nếu không có cây thì có những chú chim đến hót + Nếu không có cây thì không có chim đến
hót.
không?
+ Cây giúp cho chúng ta có bóng mát, không
+ Trồng cây có lợi ích gì?
khí trong lành, cảnh vật xinh đẹp và được
nghe tiếng chim hót véo von.
- GV kết luận: trồng cây có rất nhiều lợi ích và chúng - HS lắng nghe.
ta phải biết tích cực trồng và bảo vệ cây, không phá
cây để có một môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết ot, at, tiếng hót, ca hát vào tập viết 1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói
Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Gà gáy
như thế nào? Chim hót như thế nào? Những âm thanh
ấy em có thích không?...GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói
thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 69.

- HS luyện viết vào tập viết 1.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi thành câu.


- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- HS lắng nghe.


- Nhận xét tiết học.
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI 8: TẬP TRUNG ĐỂ HỌCTỐT (Tiết 2)
Đã soạn ở Tuần 15 – Tiết 1
SINH HOẠT LỚP
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp cho HS biết về truyền thống dân tộc, về anh bộ đội cụ Hồ.
- Kiểm điểm lại các hoạt động về học tập, chuyên cần của HS trong tuần qua..
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Công việc chuẩn bị :
2. Thời gian tiến hành: Thứ sáu, ngày 05 tháng 12 năm 2014
3. Địa điểm: tại phòng học lớp 1A5
4. Nội dung hoạt động: kiểm điểm lại tình hình của lớp trong tuần, triển khai chủ
điểm của tháng.
5. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần 16. - HS lắng nghe
+ Về học tập: nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt - Những em bị nhắc nhở đứng lên trước lớp
các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những và hứa lần sau không tái phạm.
HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS
viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ.
+ Nhắc HS về nhà luyện đọc lại các bài từ bài 60 đến - Lắng nghe.
bài 68, chuẩn bị thi cuối HKI.
+ Về chuyên cần: nhắc nhở HS còn đi học trễ.

+ Về nề nếp, trật tự: nhắc HS không xả rác, không vẽ
bậy lên tường.
+ Nhắc những HS được viết bút mực phải chuẩn bị
giấy nháp, khăn lau, không được giũ bút xuống sàn, lên
tường.
- GV rút ra những điểm đã làm được và những điểm - Cả lớp vỗ tay khen các bạn thực hiện tốt.
chưa làm được trong tuần qua. Tuyên dương những HS
thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, nhắc nhở những HS
chưa thực hiện tốt.
- Triển khai chủ điểm của tháng: « Uống nước nhớ - Lắng nghe và ghi nhớ.
nguồn »: đây là tháng nói về truyền thống của dân tộc,
cần được giữ gìn và phát huy.
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về anh bộ đội cụ
Hồ.
- Kể chuyện về các anh bộ đội cho Hs nghe. Qua đó giới
thiệu cho HS biết về truyền thống của dân tộc.


Soạn xong tuần 16
Người soạn

Hoàng Thị Lệ Trinh

Khối trưởng kí duyệt
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Nguyễn Thị Thanh Tuyết




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×