Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.91 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------o0o--------

TRỊNH THỊ MINH NGUYỆT

TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội -2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Tài chính ngân hàng - Trường Đại học Kinh Tế - Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
Tên tôi là: Trịnh Thị Minh Nguyệt – Mã số HV: 13055431 .
Học viên khóa: QH-2013-E (khóa 22).
Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu đề tài: Tăng cường quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hà Nam” là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Vũ Công Ty. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn này
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng
một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí được liệt kê trong danh mục các tài
liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2016


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Thị Minh Nguyệt

ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn , ngoài sự nỗ lực của bản thân , tác giả xin được gửi lời
cảm ơn tới toàn thể các giảng viên trong trường Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ , tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn kịp tiến độ.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các anh/ chị tại Ngân hàng đầu tư và phát
triển chi nhánh Hà Nam đã rất nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ tác giả hoàn thành công
trình nghiên cứu này. Đặc biêt tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Vũ Công Ty- người thầy đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian qua/
Hà Nội, ngày ….. tháng…..năm 2016
NGƢỜI CẢM ƠN

TRỊNH THỊ MINH NGUYỆT

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn với đề tài “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nam” với 4 chương cơ bản bao gồm :
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong
hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong chương 1 tác giả tập trung làm rõ các vấn
đề chính liên quan đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.Tập

trung đi sâu vào mô trình cũng như quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Ứng dụng hiệp ước Base II trong quản trị rủi ro tín dụng , đồng thời nêu được kinh
nghiệm của một số ngân hàng trong và ngoài nước thực hiện công tác quản trị rủi ro
tín dụng hiệu quả, làm bài học tích cực cho BIDV chi nhánh Hà Nam.
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Tác giả tập trung đi sâu và làm rõ các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận
văn của mình bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả…Ngoài các
phương pháp trên, tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát nhằm thăm dò các
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng
tại BIDV chi nhánh Hà Nam.Các nguyên nhân và giải pháp đều xuất phát từ chính tình
hình thực tế tại chi nhánh sẽ mang đến tính thực tiễn cao hơn cho đề tài.
Chương 3 : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Nam
Trong chương 3 xuất phát từ kết quả hoạt động của chi nhánh, tác giả đưa ra các nhận
định,cũng như đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng : những mặt đã làm được, những tồn tại , hạn chế cần khắc phục . Đồng thời
đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi ứng dụng hiệp ước vốn Base II trong quản trị
rủi ro tín dụng, tạo tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp ở chương sau.
Chương 4 : Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà
Nam.

iv


Trong chương 4 tác giả đưa ra định hướng hoạt động của ngân hàng đến năm 2020
đồng thời dựa trên những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh nêu lên
một vài các giải pháp để tăng cường công tác quản trị rủi ro.Bên cạnh đó là các kiến
nghị với ngân hàng nhà nước, với BIDV Hà Nam để công tác quản trị rủi ro được thực
hiện tốt hơn nữa.

v



MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………….
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ………………………………………………………..
CHƢƠNG I ................................................................................................................ 145
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........ 145
1.1

Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 145

1.2 Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 148
1.2.1 Khái quát về Rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt
động của NHTM .......................................................................................................... 148
1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng ......................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong và ngoài nướcError! Book
CHƢƠNG 2 .................................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN .................. ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.

2.1 Phương pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu thống kê mô tảError! Bookmark not define
2.2 Phương pháp so sánh ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Phương pháp điều tra khảo sát ................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 .................................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV
....................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

vi


CHI NHÁNH HÀ NAM .............................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3.1 Khái quát về Chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Hà NamError! Bookmark not defin
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ....................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV Hà Nam ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của BIDV và Chi nhánh Hà Nam
trong giai đoạn hiện nay ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà
Nam Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà NamError! Bookmark not defined.

3.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà NamError! Bookmark

3.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà NamError! Bookmark not defined
3.3.1 Những kết quả đạt được ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Những tồn tại hạn chế.......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG IV ............................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ................. ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
TẠI CHI NHÁNH NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HÀ NAM ...................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020
....................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1.1 Định hướng chung ................................................ Error! Bookmark not defined.


4.1.2 Định hướng trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụngError! Bookmark not defin

4.2 Giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà NamError! Bookmark not d
4.2.1 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng thông qua chính sách tín dụng hiệu quảError! Bookmark

vii


4.2.2 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định và phân tích tín dụngError! Book
4.2.3 Giải pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra ......... Error! Bookmark not defined.
4.2.4 Giải pháp về nhân sự ............................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.5 Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tất cả
khách hàng. .................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3 Một số kiến nghị ...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1 Kiến nghị với chính phủ ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ..................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3 Kiến nghị với BIDV Việt Nam và với Chi nhánh Hà NamError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có biến động
ngược chiều do ảnh hưởng của sự bất ổn và suy thoái kinh tế thế giới từ năm
2008 đến nay. Điều này gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các chủ thể

kinh tế, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh khoản, trả nợ ngân hàng
của các cá nhân, doanh nghiệp. Năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu
nhằm hỗ trợ các chủ thể kinh tế vượt qua khó khăn, nền kinh tế dần ổn định. Với
vai trò là trung gian tài chính, Ngân hàng thương mại (NHTM) đã đẩy mạnh
công tác huy động vốn, điều tiết cung cấp vốn và dịch vụ ngân hàng cho sự phát
triển kinh tế đất nước.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có, là hoạt động
lớn nhất, đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng và
có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng,
nó là hoạt động có tính phức tạp và có độ rủi ro cao. Vấn đề quản lý rủi ro tín
dụng là vấn đề luôn được quan tâm của các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam
hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần mọc lên ngày càng nhiều thúc đẩy
nền kinh tế phát triển song rủi ro tín dụng và cách hạn chế rủi ro tín dụng luôn là
câu hỏi lớn đặt ra đối với các ngân hàng. Vì vậy, việc quản lý rủi ro tín dụng đã
và đang trở thành nội dung hết sức quan trọng nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng
tín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Tại Chi nhánh BIDV Hà Nam, hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng
vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của Chi nhánh song rủi ro tín
dụng cũng đang xảy ra và có chiều hướng tăng lên trong mấy năm gần đây. Vì
vậy, tăng cường và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý rủi ro tín dụng là một
vấn đề thiết yếu được Chi nhánh đưa lên hàng đầu.
Xuất phát từ thực tiễn này, bản thân học viên nhận thức được tầm quan
trọng và mức độ phức tạp của quản trị rủi ro tín dụng, với những kiến thức đã
141


được học tập và nghiên cứu tại Đại học quốc gia Hà Nội ,tôi đã chọn đề tài:
“Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Nam như thế nào ?
Có kết quả và hạn chế nào ? Nguyên nhân những hạn chế đó ?
- Những giải pháp nào giúp cho BIDV chi nhánh Hà Nam tăng cường được quản
trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh .
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
+ Mục đích nghiên cứu
Mục đích 1, Hệ thống hóa lại những vấn đề mang tính lí luận về rủi ro tín dụng
của ngân hàng và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tham khảo các bài
học kinh nghiệm từ các ngân hàng khác, rút ra bài học đối với ngân hàng đầu tư
và phát triển chi nhánh Hà Nam
Mục đích 2, Phân tích thực trạng phòng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Đầu tư và phát triển Hà Nam, từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn
chế và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng BIDV Hà Nam.
Mục đích 3, Đề xuất các giải pháp và những kiến nghị nhằm quản trị rủi ro trong
hoạt động tín dụng tại BIDV Hà Nam
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của
ngân hàng thương mại nói chung và BIDV chi nhánh Hà Nam nói riêng
-Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Hà Nam.

142


-Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà
Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn của rủi ro tín dụng
và quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Nam từ năm 2013 – 2015. Từ đó đưa ra

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống
ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh BIDV Hà Nam nói riêng. Từ
phân tích lý luận kết hợp với thực tiễn để đưa ra các ý kiến nhận định, giải pháp
nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Qua việc nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến
rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín
dụng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng tại
chi nhánh xa hơn nữa mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt
động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu và phân tích các bài viết, các báo
báo từ các Tạp chí của NHNN, Chuyên đề nghiên cứu trao đổi của NHNN qua
các năm, Các bài viết trên website của các Bộ tài chính, Kiểm toán Việt Nam, Bộ
kế hoạch Đầu tư, Bộ công nghiệp,…về rủi ro hoạt động ngân hàng, trong đó bao
gồm RRTD ; về quản trị rủi ro NHTM trong đó bao gồm quản trị RRTD ; về định
hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020

143


Đặc biệt trong phần giải pháp tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra
khảo sát để đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cho đề tài đang nghiên
cứu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 04 chương:
- Chương 1:Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại

-Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
-Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà
Nam
- Chương 4 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Chi
nhánh Hà Nam.

144


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI
1.1 Tổng quan nghiên cứu
Nhận thức được rủi ro tín dụng là tất yếu , luôn song hành cùng với hoạt
động tín dụng trong ngân hàng và rủi ro tín dụng là không thể loại bỏ hoàn toàn
mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa nhằm giảm thiểu đối đa
thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Do đó những nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng luôn là những nghiên cứu nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản trị
rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Xét ở phạm vi nghiên cứu, các
nghiên cứu ứng dụng về quản trị rủi ro tín dụng tại một ngân hàng cụ thể, có thể
nêu một số công trình sau:
 Nguyễn Anh Dũng ( 2012 ), “ Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân
hàng đầu tư và phát triển Bình Định”- Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học
Đà Nẵng
Luận văn của tác giả trình bày rõ ràng những vấn đề cơ bản liên quan đến tín
dụng ngân hàng , quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng qua đó nêu ra thực trạng và
giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân
hàng đầu tư và phát triển Bình Định.Trong phần công tác đo lường rủi ro tín

dụng tác giả đã sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - một trong những bộ
phận cấu thành quan trọng và là công cụ đắc lực trong quản trị rủi ro tín dụng của
ngân hàng nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Đồng thời sử dụng hệ
thống chấm điểm xếp hạng khách hàng thông qua 06 bước. Tuy nhiên tác giả
chưa đưa ra được những chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng cũng như
đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh thông qua các chỉ tiêu
này. Trong luận văn tác giả cũng không đưa tiêu chuẩn Base II vào việc đánh giá
rủi ro tín dụng đồng thời không có số liệu so sánh với các ngân hàng khác trên
cùng địa bàn hoặc các chi nhánh khác thuộc cùng hệ thống. Do vậy tác giá chưa
145


rút ra được cái nhìn bao quát về những thuận lợi khó khăn trong công tác quản trị
rủi ro tín dụng từ đó để đề xuất những giải pháp kịp thời và hiệu quả cho ngân
hàng.
 Phạm Quang Ngọc (2014), “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công
thương Việt Nam – chi nhánh Chương Dương” – Luận văn thạc sỹ - Học
viện Ngân hàng
Trong luận văn , tác giả cũng đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về rủi ro tín
dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Điểm đáng lưu ý trong luận văn là tác giả đã nêu
ra được những bài học kinh nghiệm từ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại một số
nước như :
Tại Trung Quốc, rủi ro tín dụng tập trung vào chủ yếu do các khoản nợ
xấu, nguyên nhân xuất phát từ dư nợ tín dụng tăng trưởng quá nhanh , trình độ
của cán bộ tín dụng còn yếu và việc coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng cũng
như việc giám sát sau giải ngân kém. Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các
nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của
các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc.
Tại Nhật Bản : Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương
mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng

quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả
gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những
khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không
biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.
Như vậy luận văn đã có một cái nhìn tổng quát về công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại một số nước tuy nhiên tác giả chưa đưa Hiệp ước Base II và việc ứng
dụng Base II trong công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh. Đồng thời trong phần
giải pháp , tác giả chưa tập trung làm rõ các giải pháp liên quan đến yếu tố con
người – trình độ của cán bộ quản lý để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của
rủi ro tín dụng /
 Nguyễn Quang Vinh (2012) “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VID
PULIC thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sỹ - Đại học ngoại thương
146


Luận văn đã tập trung đi sâu nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng đối của
ngân hàng VID PULIC .Luận văn cũng đã nêu lên được những lý luận chung
nhất về rủi ro tín dụng , quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.Trên cơ sở đó , tác
giả đã nêu ra được những giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác
quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên phần giải pháp tác giả chỉ tập
trung đi sâu làm rõ các giải pháp thuộc về phía ngân hàng ,các giải pháp mang
tính vĩ mô thuộc về phía ngân hàng nhà nước tác giả chưa tập trung làm rõ. Hơn
nữa các bài học kinh nghiệm tác giải đúc rút ra từ các nước như Thái Lan hay
Đài Loan để áp dụng các các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là chưa hợp lý
vì có nhiều sự khác biệt trong cách thức quản lý, chính sách, các yếu tố về văn
hóa, chính trị


Lê Thị Hồng Điều (2008) “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu


tư và Phát triển Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh
Cũng giống như những luận văn trước đó, tác giả hệ thống những lý luận
khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.
Luận văn này có ưu điểm là nêu lên được các phương pháp xếp hạng và giám sát
rủi ro tín dụng, các kinh nghiệm quản lý rủi ro theo Malaysia. Tuy nhiên tác giả
mới chỉ nêu lên các kinh nghiệm quản lý rủi ro theo Malaysia mà chưa so sánh
đối chiếu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Qua các số liệu thu thập
được, tác giả đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng theo vùng kinh tế, theo quy mô,
theo ngành kinh tế và phân tích nguyên nhân dẫn đến các rủi ro tín dụng. Tuy
nhiên, các giải pháp tác giả đưa ra chưa cụ thể, về thực tiễn một số giải pháp còn
khó thực hiện.
 Nguyễn Hải Đăng (2011) “ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Vũng Tàu” Luận văn thạc sỹ Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn đi sâu làm rõ các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng như
khái niệm , đặc trưng, các chỉ tiêu đánh giá , các biện pháp kiểm soát rủi ro tín
dụng của ngân hàng thương mại … .qua đó có cái nhìn tổng quan về rủi ro tín
147


dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũng Tàu.
Luận văn tập trung vào các chỉ tiêu định tính đo lường rủi ro tín dụng tại ngân
hàng như chỉ tiêu nợ xấu , tỷ lệ nợ quá hạn , tỷ lệ mất vốn …. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Điểm
nổi bật trong luận văn là tác giả đã ứng dụng hiệp ước Base II trong việc xếp
hạng rủi ro tín dụng và phân loại tài sản , trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh
.Luận văn cũng đưa ra các bài học mang tính thực tiễn từ các nước như Mỹ hay
Đài Loan và ngân hàng JPMorgan Chase – ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ .Qua
đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam nói chung và
các ngân hàng thương mại nói riêng

Thông qua các luận văn mà tác giả tham khảo có thể nhận thấy đa số
các đề tài đều sử dụng số liệu thứ cấp. Chỉ một số ít tác giả tiến hành thăm dò ,
khảo sát thực tiễn hay phỏng vấn khách hàng, phỏng vấn nhân viên tác nghiệp tại
đơn vị . Từ những nhận xét và đánh giá không có độ chính xác cao kéo theo phần
giải pháp đưa ra không kịp thời và hiệu quả .Hơn nữa các luận văn chỉ tập trung
vào 3 chương cơ bản , chương các phương pháp thiết kế luận văn chưa được
quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu.Do đó qua tìm hiểu học viên nhận
thấy luận văn “ Tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh
Hà Nam” chưa chùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu trước đó. Trong luận văn,
học viên không chỉ tiến hành khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi, điều này
giúp học viên gợi mở được nhiều ý tưởng phong phú, mang tính cập nhật cao
hơn. Điều này giúp cho những giải pháp đề ra mang tính thực tiễn, kịp thời và
khách quan hơn.Bên cạnh đó học viên còn đưa hiệp ước Base II và đánh giá khả
năng đáp ứng Base II trong quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Hà Nam,
những thuận lợi, thách thức và khó khăn gặp phải.Điều này giúp cho luận văn
của học viên hoàn thiện, đầy đủ và mang tính ứng dụng cao hơn.
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái quát về Rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
trong hoạt động của NHTM
1.2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
148


Theo định nghĩa truyền thống, rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những
biến cố không mong đợi xảy ra gây mất mát, thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân
hàng trong quá trình hoạt động.
Theo định nghĩa hiện đại, rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng
những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể là các ngân
hàng thương mại không thể đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt
động cũng như chi phí cơ hội làm mất đi cơ hội thị trường.

Như vậy rủi ro trong hoạt động ngân hàng có tính tất yếu, đa dạng và phức
tạp.
1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Nếu phân loại theo đối tượng sử dụng thì có thể chia làm 3 nhóm chính là:
Rủi ro khách hàng cá thể; rủi ro khách hàng tổ chức kinh tế; rủi ro quốc gia hay
khu vực địa lý.
Nếu phân loại theo giai đoạn phát sinh rủi ro thì có thể có các rủi ro: rủi ro
trong thẩm định (tức là đánh giá sai khách hàng); Rủi ro trong cho vay ( chẳng
hạn giải ngân sai mục đích làm cho khoản vay không phát huy hiệu quả); rủi ro
trong quản lý, xử lý , thu nợ.

I.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt

1. Phan Thu Cúc, 2008. Tín dụng ngân hàng .Hà Nội : Phan Thu Cúc.NXB
Thống Kê .
2. Nguyễn Anh Dũng ,2012. Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng
đầu tư và phát triển Bình Định. Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học kinh tế
Đà Nẵng.
3. Lê Văn Dũng - Chi Nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa, 2007. Quản trị rủi ro
tín dụng của NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế. Tạp chí ngân hàng
số 7 tháng 4/2007.
149


4. Nguyễn Hải Đăng ,2011. Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Vũng Tàu. Luận văn thạc sỹ ,
Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

5. Lê Thị Hồng Điều,2008.Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Trần Văn Hân, 2005. Biểu hiện mất an toàn trong hoạt động cho vay của
NHTM , Tạp chí ngân hàng , Số tháng 3-4, Trang 9-10.
7. Phan Thị Thu Hà,2013. Ngân hàng thương mại .Hà Nội :NXB Đại học
kinh tế quốc dân.
8. TS.Trần Huy Hoàng, 2004.Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng
của các NHTM Việt Nam. Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 12/2004.
9. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào, 2010. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội :
NXB Đại học kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Minh Kiều , 2008. Quản trị rủi ro tín dụng. Hà Nội : NXB Thống
kê .
11. Ths. Lưu Thúy Mai-Thanh tra NHNN.Nâng cao năng lực quản trị rủi ro
tín dụng của các NHTM Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học.
12. Phạm Quang Ngọc,2014.Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công
thương Việt Nam- chi nhánh Chương Dương. Luận văn thạc sỹ , Học viện
Ngân hàng .
13 Ths.Phạm Hữu Hồng Thái. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tạp chí Kinh tế phát triển tháng
4/2004
14. Nguyễn Hữu Thắng-PGĐ Ban kế hoạch Phát triển NHĐT&PTVN, Đánh
giá công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và chuẩn
mực Basel trong quản lý rủi ro.
15 .Đào Thị Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động

150


tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, 2014, trang

10-14.
16. Vũ Công Tuấn, 2005.Thẩm định Dự án Đầu tư.Hà Nội: NXB Thành phố
17. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007.Quản Trị Rủi Ro Tài Chính. Hà Nội:
NXB Thống Kê.
18. Lê Văn Tư, 2001.Tiền tệ,Ngân hàng, Thị trường Tài chính.Hà Nội: NXB
Thống kê.
19. Nguyễn Quang Vinh, 2012.Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VID
PULIC thực trạng và giải pháp.Luận văn thạc sỹ - Đại học ngoại thương.
20.Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hà Nam. Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh các năm 2013-2015.
II.Tài liệu từ Website
21.www.sbv.gov.vn
22.Một góc nhìn về rủi ro tín dụng trong ngân hàng
trong-ngan-hang.aspx
23. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam
/>=43&Itemid=90
24. />
151



×