MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NH: Ngân hàng
2. NHTM: Ngân hàng thương mại
3. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
4. BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
5. FED: Federal Reserve
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1. Biểu đồ 1.1 : Biểu đồ giao dịch cho các hợp đồng tương lai
2. Biểu dồ 1.2 : Biểu đồ về giao dịch NH mua quyền
3. Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ giao dịch NH bán quyền
4. Sơ đồ 1.4 : Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất
5. Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2008
6. Bảng 2.2 : Diễn biến lãi suất cơ bản trong năm 2008
7. Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ lãi suất của FED giai đoạn 2001 – 2008
8. Bảng 2.4 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng
tài sản đối với USD năm 2008
9. Bảng 2.5 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
tài sản đối với VND năm 2008
10. Bảng 2.6 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất
luỹ kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008
11. Bảng 2.7 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất
luỹ kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008
12. Biểu đồ 2.8 : Biểu đồ thu nhập ròng từ lãi và tổn thất do rủi ro lãi suất
gây ra đối với BIDV
13. Biểu đồ 2.9 : Biểu đồ giá trị VaR lãi suất trong 3 tháng cuối năm 2008
14. Bảng 2.10 : Diễn biến giá trị VaR lãi suất trong năm 2008
15. Sơ đồ 2.10 : Cơ chế giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo đề xuất cho Cty A
16. Bảng 2.11 : Kết quả giao dịch hoán đổi lãi suất năm 2008
17. Biểu đồ 2.12 : Biểu đồ cơ cấu kỳ hạn thực tế VND và USD
18. Sơ đồ 3.1 : Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi,
đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây
chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân
hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của
một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản
lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do
hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định
giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các
ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập,
nghiên cứu ở trường và sau một thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro
lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên
đề thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích
thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại
của công tác này, để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao
chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Kết cấu chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân
hàng thương mại
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
Chương III: Ý kiến đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro lãi suất
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Với những gì thể hiện trong chuyên đề, em hy vọng có thể đóng góp một
vài ý kiến có giá trị thực tiễn để tăng cường công tác quản lý rủi ro lãi suất nói
chung và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam nói riêng. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, kiến thức và sự nghiên cứu còn
hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, trao đổi và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ trong
phòng Quan hệ khách hàng 1 và bất cứ ai quan tâm đến đề tài này để bài viết của
em được hoàn thiện và sâu sắc hơn.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Ban Giám đốc và các cán bộ của phòng Tổ chức nhân sự, phòng Quan hệ
khách hàng 1 - Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tạo
mọi điều kiện hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực
tập.
Các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy cô
giáo của khoa Ngân hàng – Tài chính đã dìu dắt, dạy dỗ em trong suốt quá trình
học tập tại trường.
ThS. Hoàng Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá
trình viết đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Bình
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một trong những loại hình tổ chức trung gian tài chính quan
trọng nhất của nền kinh tế. Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra một
cách chính xác khái niệm của nó. Cách tiếp cận sau đây có thể coi là ưu việt
nhất:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là tổ chức trung gian tài chính lớn
nhất, đóng vai trò làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cung
cấp vốn trên thị trường. Nó có hai hoạt động cơ bản đó là: huy động vốn và sử
dụng vốn.
Huy động vốn: NHTM huy động vốn bằng cách: Nhận tiền gửi của khách
hàng, vay các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy nợ, vay NHNN.
Sử dụng vốn: NH sử dụng vốn vào các hoạt động sau: Chiết khấu, cho vay,
bảo lãnh, cho thuê, đầu tư vào tài sản tài chính và các hoạt động khác.
Hoạt động kinh doanh của NHTM có quy mô rất lớn và vô cùng phức tạp,
ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nên nó chịu sự quản lý đặc biệt của pháp
luật.
1.2. Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất
Lãi suất là giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về
vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau. Cũng như nhiều giá
cả hàng hoá khác, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán
thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho NH hoặc ngược lại
gây tổn thất cho NH.
Do đó, rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn
với thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn,…
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất
1.2.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
1.2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH
1.2.2.3. NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Có thể hiểu rõ tác động của từng nguyên nhân qua ví dụ sau:
Ví dụ: Giả sử NH A đang có nhu cầu cho vay 100 triệu có thời hạn 1 năm
với lãi suất cố định là 10%/ năm, 100 triệu có thời hạn 2 năm, với lãi suất cố
định là 11%/năm. NH A tìm kiếm nguồn bằng cách vay trên thị trường liên NH
200 triệu với lãi suất cố định là 6%/năm, nếu vay 1 năm và 7%/năm, nếu vay 2
năm.
• Tình trạng tái tài trợ (Kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn
tiền)
Giả sử NH vay trên thị trường liên NH kỳ hạn 1 năm.
Sau 1 năm, 100 triệu cho vay được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả.
Khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh hưởng của lãi coi
như bằng 0). Đối với khoản cho vay 1 năm, NH thu được chênh lệch lãi suất là:
10% - 6% = 4%.
Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trường
liên NH. Như vậy, NH phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản vay
vào năm thứ hai. Cách tài trợ như trên được gọi là tái tài trợ.
Chênh lệch lãi suất mà NH thu được phụ thuộc vào lãi suất mà NH phải
trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trường liên NH không đổi, chênh lệch lãi
suất mà NH thu được của khoản cho vay 2 năm là:
Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% = 5%.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
NH sẽ thu được 5%/năm, trong cả 2 năm. Khi lãi suất thị trường liên NH
giảm, chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi lãi suất
lăng, chênh lệch lãi suất thu được sẽ giảm, thậm chí có thể NH còn bị lỗ.
Năm 1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu cho vay là:
( ) ( )
[ ]
%5,4
200
9
200
100%6%11100%6%10
==
−+−
Năm 2: Giả sử lãi suất trên thị trường giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi
suất cố định nên NH vẫn chỉ thu được lãi suất như năm 1. Kỳ hạn đi vay trên thị
trường liên NH chỉ là 1 năm, do vây, vào năm thứ hai, lãi suất được đặt lại, chỉ
còn 5%. Chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai:
Chênh lệch lãi suất = 11% - 5% = 6%
Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch:
( )
%25,5
2
%6%5,4
=
+
Giả sử lãi suất trên thị trường liên NH tăng thêm 4%, chênh lệch lãi suất
năm thứ hai là: 11% - 10% = 1%
Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch là:
( )
%75,2
2
%1%5,4
=
+
Tại sao NH lại dùng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn hơn?
Một lý do là NH kỳ vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn. Nếu NH cho
vay với kỳ hạn như huy động, chênh lệch lãi suất thu được là: 10% - 6% = 4%.
Khi thay đổi kỳ hạn NH thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ
cao hơn, đạt 4,5%. Tuy nhiên chênh lệch lãi suất năm 2 lại chưa chắc chắn, tuỳ
thuộc vào mức độ và xu hướng thay đổi của lãi suất thị trường.
NH sẽ thay đổi kỳ hạn nếu nhà quản lý dự đoán rằng lãi suất trên thị
trường liên NH sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng sẽ không vượt quá tỷ lệ làm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%.
Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho NH:
( )
%5,3%5,42%4
=−×
Lãi suất thị trường liên NH an toàn:
%5,7%5,3%11
=−
Nếu lãi suất trên thị trường liên NH năm thứ 2 tăng tới 7,5% thì chênh
lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so với năm 1. Kết cục chung, chênh
lệch lãi suất bình quân 2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính (quá 7,5%)
sẽ gây ra tổn thất cho NH.
• Tình trạng tái đầu tư (Kỳ hạn của tài sản nhỏ hơn kỳ hạn của nguồn tài
trợ)
Các giả thiết tương tự như trên song nguồn vay 2 năm với lãi suất cố định
7%/năm. Sau 1 năm, 100 triệu được hoàn trả, thu được chênh lệch lãi suất là 3%.
NH có thể cho vay một khoản mới: tái đầu tư khoản cho vay vừa hoàn trả. Nếu
lãi suất cho vay không đổi, chênh lệch lãi suất thu được là 3%. Khi lãi suất cho
vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm theo.
• Kết luận
Ở cả hai trường hợp trên đều có sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và
nguồn vốn trong điều kiện các hợp đồng huy động và tài trợ với lãi suất cố định.
Tình trạng này được kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài dự kiến trên thị trường
làm nảy sinh tổn thất cho NH.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất
1.2.3.1. Khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất đo sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản.
Việc xác định trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất một cách thường xuyên sẽ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
giúp các NH nhận biết rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn nhạy cảm lãi suất.
Các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất thường là các loại mà số dư nhanh
chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, như các khoản tiền gửi
ngắn hạn, các khoản cho vay và đi vay trên thị trường liên NH, chứng khoán
ngắn hạn của Chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn. Các loại tài sản và nguồn
trung và dài hạn với lãi suất cố định thuộc loại ít nhạy cảm với lãi suất. Có nhiều
nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của nguồn và tài sản nhạy cảm:
- Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng;
- Khả năng về kỳ hạn của người gửi và người cho vay;
- Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Sự khác biệt của nguồn và tài sản là tất yếu. Vì vậy NH khó và không cần
thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kỳ hạn giữa các nguồn và các loại tài sản
khác nhau trong mọi thời kỳ. Trước hết, kỳ hạn trên thường là do khách hàng đi
vay và gửi tiền quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác
nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau.
Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn
cho NH. Khi duy trì khe hở nhạy cảm khác 0, nếu lãi suất thay đổi theo hướng
phù hợp thì thu nhập của NH sẽ tăng. Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào đó
không có lợi cho NH, mức độ giảm thu nhập từ lãi của NH sẽ tỷ lệ thuận với quy
mô khe hở lãi suất.
Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất dương (Tài sản nhạy
cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm):
- Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng;
- Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất âm (Tài sản nhạy cảm
nhỏ hơn nguồn nhạy cảm):
- Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm;
- Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng.
Ví dụ: NH A đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau:
Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn vốn Số dư Lãi suất
Tài sản nhạy cảm 80 5% Nguồn nhạy cảm 120 4%
Tài sản kém nhạy cảm 120 7% Nguồn kém nhạy cảm 80 6%
Chênh lệch lãi suất của NH trong kỳ:
( )
%4,1
200
100%680%4120%7120%580
=
××−×−×+×
Nếu lãi suất thị trường tăng thêm 1%, chênh lệch lãi suất của NH trong kỳ:
( )
%2,1
200
100%680%5120%7120%680
=
××−×−×+×
(giảm 0,2%)
(Số tuyệt đối là 2,4)
Khe hở nhạy cảm = 80 – 120 = - 40
Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi:
Thu nhập từ lãi giảm = Khe hở nhạy cảm × Mức gia tăng = - 40 × 1% = - 0,4
Chênh lệch lãi suất giảm =
=
%2,0
200
1004,0
−=
×−
1.2.3.2. Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Thu nhập ròng từ lãi = Tổng thu từ lãi - Tổng chi phí trả lãi
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = Thu nhập ròng từ lãi / Tổng tài sản sinh lời
Việc so sánh hai chỉ tiêu này qua từng thời kỳ sẽ giúp các nhà quản lý NH
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Khe hở nhạy cảm × Mức gia tăng lãi suất
Tổng tài sản sinh lời
biết được rủi ro lãi suất đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay chưa và tác
động của nó đến thu nhập của NH như thế nào.
Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH chịu sự tác
động bởi nhiều yếu tố như:
- Những thay đổi trong lãi suất.
- Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu về từ tài sản và chi
phí trả lãi cho vốn huy động (thường được phản ánh trong sự thay đổi hình dạng
của đường cong thu nhập giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn, vì phần lớn
nguồn vốn của NH có kỳ hạn ngắn trong khi tài sản của NH thường có kỳ hạn
dài hơn).
- Những thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà NH nắm giữ khi
mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
- Những thay đổi về giá trị nguồn vốn phải trả lãi mà NH sử dụng để tài
trợ cho danh mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động.
- Những thay đổi về cấu trúc của tài sản và nợ mà NH thực hiện khi tiến
hành chuyển đổi tài sản, nợ giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, giữa kỳ hạn
ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang mức thu nhập thấp hơn với tài sản mang
lại mức thu nhập cao (ví dụ như NH tiến hành chuyển tiền mặt thành các khoản
cho vay, hay chuyển các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản có mức
lãi suất cao thành các khoản cho vay thương mại với lãi suất thấp,…).
1.2.4. Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất
Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất đang được
các NH hiện đại áp dụng, đó là:
- Mô hình định giá lại (The repricing model)
- Mô hình thời lượng (The duration model)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
1.2.4.1. Mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên
nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài
sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Theo
đó, để lượng hóa rủi ro lãi suất, các NH tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài
sản nợ đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi
suất của thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng
thời gian mà tài sản có và tài sản nợ được định giá lại (theo mức lãi suất mới của
thị trường).
Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất bằng cách tính mức độ giảm thu ròng khi
lãi suất thay đổi ngoài dự kiến:
∆NII
i
= GAP
i
× ∆R
i
= (RSA
i
– RSL
i
) × ∆R
i
Trong đó:
∆NII
i
: Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i.
GAP
i
: Chênh lệch giá trị ghi sổ giữa tài sản có và tài sản nợ của
nhóm i.
∆R
i
: Mức thay đổi lãi suất của nhóm i.
RSA
i
: Số dư ghi sổ của tài sản có thuộc nhóm i.
RSL
i
: Số dư ghi sổ của tài sản nợ thuộc nhóm i.
Ưu điểm của mô hình định giá lại là tương đối đơn giản và trực quan, giúp
cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ sẽ được định giá lại và dễ
dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất
thay đổi. Tuy nhiên do chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ mà không đề cập đến giá trị
thị trường của tài sản nên mô hình này chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi
suất đối với NH mà thôi.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
1.2.4.2. Mô hình thời lượng
Mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất dựa trên yếu tố thời lượng
của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có.
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài
sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó
∑
∑
=
=
+
+
×
=
n
t
t
t
n
t
t
t
y
CF
y
CFt
D
1
1
)1(
)1(
Trong đó:
D : Thời lượng của tài sản.
CFt : Luồng tiền nhận được tại thời điểm t.
y : Mức lãi suất thị trường hiện hành.
t : Thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3,…,n).
Mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất bằng cách xác định mức thay
đổi vốn tự có của NH khi lãi suất thị trường thay đổi:
)
1
**(
1
**
r
r
LD
r
r
ADLAE
LA
+
∆
−−
+
∆
−=∆−∆=∆
r
r
A
A
L
DD
LA
+
∆
−−=
1
**)*(
Trong đó:
∆E : Mức thay đổi vốn tự có của NH.
∆A : Mức thay đổi tài sản có của NH.
∆L : Mức thay đổi tài sản nợ của NH.
D
A
: Thời lượng của toàn bộ tài sản có, D
A
= w
Ai
* D
Ai
.
D
L
: Thời lượng của toàn bộ tài sản nợ, D
L
= w
Li
* D
Li
.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
∆r : Mức thay đổi lãi suất.
Như vậy, sự thay đổi lãi suất ngoài dự kiến tác động đến mức vốn tự có
của NH phụ thuộc vào ba yếu tố sau:
- Chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ đã được điều chỉnh
bởi tỷ lệ đòn bẩy k = L/A: Chênh lệch này càng lớn thì rủi ro lãi suất đối với NH
càng cao.
- Quy mô của NH, tức là tổng tài sản có A: Quy mô tài sản của NH càng
lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với NH này càng cao.
- Mức thay đổi lãi suất ∆r: Mức thay đổi lãi suất càng cao thì tiềm ẩn rủi
ro lãi suất đối với NH càng cao.
Trong ba yếu tố trên thì ảnh hưởng của yếu tố lãi suất thường mang tính
chất ngoại sinh đối với NH bởi vì sự thay đổi lãi suất thường là từ sự thay đổi
chính sách tiền tệ của NHNN. Còn đối với mức độ chênh lệch thời lượng và quy
mô tài sản thì được đặt dưới sự kiểm soát của NH.
Có thể nói, so với mô hình định giá lại thì mô hình thời lượng tỏ ra hoàn
hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản nợ đối
với lãi suất. Mô hình này không chỉ được ứng dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất
cho một công cụ tài chính đơn lẻ mà còn được dùng để đánh giá rủi ro lãi suất
một cách tổng thể. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình này vào thực tế còn rất hạn
chế.
1.3. Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.3.1. Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất
Các NH tiến hành hoạt động quản lý rủi ro lãi suất thường nhằm đạt được
ba mục tiêu cơ bản sau:
1. Bảo vệ giá trị chứng khoán và các khoản tín dụng mang lãi suất cố định
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
nhằm tránh tổn thất do lãi suất thị trường tăng;
2. Hạn chế chi phí vay vốn của NH;
3. Ổn định thu nhập dự kiến.
Hay nói một cách tổng quát hơn, mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro lãi
suất là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến
thu nhập của NH. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các NH luôn mong muốn đạt
được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định.
1.3.2. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất
Lãi suất là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động NH nhưng
các NH không thể kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của lãi suất. Nó
được xác định trên cơ sở thị trường thông qua tác động qua lại giữa lực lượng
cung và cầu tín dụng.
NH đóng vai trò là những nhà cung cấp tín dụng, tuy nhiên mỗi NH chỉ là
một nhà cung cấp trên thị trường vốn quốc tế cùng với hàng nghìn nhà cung cấp
khác nhau. Tương tự như vậy, khi huy động tiền gửi hoặc phát hành giấy nợ để
tài trợ vốn cho đầu tư, NH tạo ra cầu về tín dụng trên thị trường. Tuy nhiên, một
NH dù quy mô lớn đến đâu cũng chỉ là một tổ chức có nhu cầu về tín dụng trên
thị trường có hàng nghìn người đi vay. Vì vậy dù đứng bên phía cung hay phía
cầu của thị trường, NH cũng không thể tự xác định mức lãi suất hoặc dự đoán
chắc chắn về xu hướng vận động của lãi suất. Thay vào đó, NH chỉ có thể phản
ứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động lãi suất, tìm ra những
biện pháp quản lý rủi ro lãi suất nhằm đạt được mục tiêu mong muốn một cách
hiệu quả nhất.
1.3.2.1. Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Để tránh rủi ro lãi suất có thể loại trừ yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro lãi suất
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Vùng lợi
nhuận nếu giá
trị thi trường
của các hợp đồng
tương lai tăng
đó là duy trì khe hở lãi suất càng thấp càng tốt (khe hở lãi suất gần bằng 0). Nội
dung chủ yếu của biện pháp này là tìm kiếm các nguồn có kỳ hạn phù hợp với kỳ
hạn của tài sản. Đối với nhiều NH nhỏ, các khoản cho vay thường là ngắn hạn.
Tìm kiếm các nguồn ngắn hạn bao giờ cũng thuận tiện hơn nguồn trung và dài
hạn. Do đó, đối với loại NH này, sắp xếp các nguồn phù hợp với tài sản để hạn
chế rủi ro là tương đối đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này nhiều khi rất khó
thực hiện tại các NH lớn, do nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn thường
lớn hơn nhiều các nguồn tương ứng. Hơn nữa, phương pháp này còn loại trừ
luôn cả việc gia tăng các khoản thu khi lãi suất thay đổi phù hợp với dự đoán của
nhà quản lý.
1.3.2.2. Sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
hoán đổi lãi suất
1.3.2.2.1. Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai thực chất là một thoả thuận mua hay bán một số lượng
chứng khoán (hay những công cụ tài chính) cụ thể tại một thời điểm ấn định
trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Mục đích của việc mua bán
hợp đồng tương lai là để dịch chuyển rủi ro lãi suất từ nhà đầu tư không ưa thích
rủi ro, chẳng hạn các NHTM sang nhà đầu cơ - những người sẵn sàng chấp nhận
và hy vọng kiếm được lợi nhuận từ chính những rủi ro này. Các NH ngày nay sử
dụng nhiều hợp đồng tương lai trong nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và quản
lý danh mục đầu tư. Ngoài ra hợp đồng tương lai cũng có thể được sử dụng để
bảo toàn lợi nhuận và chi phí của các khoản tín dụng, tiền gửi, tiền vay trên thị
trường tiền tệ.
Trong phần lớn các trường hợp, chiến lược phòng chống rủi ro hợp lý
bằng cách sử dụng hợp đồng tài chính tương lai được thể hiện như sau:
Không để cho chi phí vay vốn tăng Sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế đoản:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Vùng lợi
nhuận nếu giá
trị thi trường
của các hợp đồng
tương lai tăng
Vùng lợi
nhuận nếu giá
trị thị trường
của các hợp đồng
tương lai giảm
Fo
(Bán)
0
0
Tổn thất Tổn thất
và giá trị tài sản giảm do lãi suất tăng bán hợp đồng tương lai và sau đó mua lại
theo giá thị trường 1 hợp đồng tương tự
Hạn chế sự sụt giảm thu nhập dự tính Sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế trường:
từ các khoản tín dụng và từ hoạt động Mua hợp đồng tương lai và sau đó bán theo
kinh doanh chứng khoán do LS giảm giá thị trường một hợp đồng tương tự
Biểu đồ 1.1 : Biểu đồ giao dịch cho các hợp đồng tương lai
Nghiệp vụ phòng chống thế trường
Lợi nhuận
Fo Ft
Nghiệp vụ phòng chống thế đoản
Lợi nhuận
l
Khi một NH có khe hở nhạy cảm lãi suất dương, nó có thể tiến hành ngăn
chặn tổn thất nếu lãi suất giảm bằng cách “lấp đầy khe hở” thông qua nghiệp vụ
phòng chống thế trường với giá trị hợp đồng bằng chính khe hở. Ngược lại, một
NH có khe hở nhạy cảm lãi suất âm có thể tránh được tổn thất bằng cách lấp đầy
khe hở thông qua nghiệp vụ phòng chống thế đoản.
1.3.2.2.2. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người nắm giữ chứng khoán:
(1) bán chứng khoán cho một nhà đầu tư khác tại một mức giá định trước vào
ngày đáo hạn của hợp đồng (hợp đồng quyền bán), (2) hoặc mua chứng khoán từ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Vùng lợi
nhuận nếu giá
trị thi trường
của các hợp đồng
tương lai tăng
Fn
(Mua)
một nhà đầu tư khác tại mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng (hợp đồng
quyền mua). Phí mà người mua phải trả cho đặc quyền có thể bán hay mua
chứng khoán được gọi là quyền phí.
Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các
bên phải giao chứng khoán. Hợp đồng chỉ quy định về quyền giao hay nhận mà
không bắt buộc việc thực hiện quyền. Người mua quyền có thể (1) thực hiện
quyền, (2) bán quyền cho một người mua khác hay (3) đơn giản là không thực
hiện quyền.
Hợp đồng quyền chọn trong lĩnh vực hoạt động NH có hai chức năng cơ
bản sau:
- Chống lại sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu khi lãi suất
tăng thông qua hợp đồng quyền bán. Tuy nhiên, người mua quyền bán không
nhất thiết phải thực hiện quyền của mình. Do vậy, NH vẫn sẽ có lợi nếu lãi suất
giảm vì lúc đó giá trị thị trường của trái phiếu tăng lên.
- Chống lại tổn thất lợi nhuận gây ra bởi khe hở nhạy cảm lãi suất. Ví dụ,
NH có thể sử dụng hợp đồng quyền bán để bù đắp tổn thất bởi khe hở âm khi lãi
suất tăng và sử dụng hợp đồng quyền mua để bù đắp tổn thất từ khe hở dương
khi lãi suất giảm.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp NH có thể tạo được lợi nhuận hay ít
nhất là có thể bảo vệ vị thế hiện thời nhờ vào việc sử dụng hợp đồng quyền chọn.
Chẳng hạn, nếu NH dự tính lãi suất tăng làm tổn thất lợi nhuận, NH có thể sẽ
mua hợp đồng quyền mua chứng khoán ở mức giá S. Lãi suất giảm, giá của
chứng khoán sẽ tăng hướng về Ft, tạo cơ hội cho NH thu lợi nhuận bằng Ft-S
(trừ đi quyền phí và các khoản thuế). Ngược lại, nếu NH dự tính lãi suất tăng,
các nhà quản lý có thể sẽ mua quyền bán chứng khoán. Lãi suất tăng làm giảm
giá trị thị trường của các chứng khoán xuống dưới mức Fn, ở dưới mức giá thoả
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Vùng lợi
nhuận nếu
giá chứng
khoán tăng
- Quyền phí
0
Vùng lợi nhuận
nếu
giá chứng
khoán giảm
- Quyền phí
0
thuận S. NH sẽ mua các chứng khoán với giá Fn và bán cho người phát hành
quyền với giá S, thu được lợi nhuận S-Fn (trừ đi quyền phí và các khoản thuế).
Biểu đồ 1.2 : Biểu đồ về giao dịch NH mua quyền
NH mua quyền mua (quyền mua NH mua quyền bán (quyền bán chứng
chứng khoán ở mức giá S vì dự khoán ở mức giá S vì dự tính lãi suất
tính lãi suất giảm) giảm)
Lợi nhuận Lợi nhuận
S S
Ft Giá
Lỗ Lỗ
NH cũng có thể đóng vai trò là người bán quyền để thu lợi nhuận. Chẳng
hạn, giả sử một NH bán quyền mua cho một NH khác ở mức giá thoả thuận S.
Nếu lãi suất tăng, giá thị trường của các công cụ tài chính trong hợp đồng quyền
sẽ giảm xuống mức Fn và hợp đồng không còn giá trị đối với người mua. Các
đối tác sẽ không thực hiện hợp đồng, đồng thời NH nhận được quyền phí để bù
đắp những tổn thất khác do lãi suất thị trường tăng. Ngược lại, một NH lo ngại
về những tổn thất khi lãi suất giảm có thể tìm một đối tác muốn mua quyền bán ở
mức giá S. Nếu lãi suất trên thị trường giảm, giá trị thị trường của chứng khoán
trong hợp đồng tăng lên, do vậy quyền bán không còn giá trị đối với người mua.
Kết quả là NH thu được quyền phí giúp bù đắp những tổn thất khác do lãi suất
giảm.
Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ giao dịch NH bán quyền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Trả lãi suất cố định dài hạn
Vùng lợi nhuận
nếu giá chứng
khoán giảm
Quyền phí
Vùng lợi nhuận
nếu giá chứng
khoán tăng
NH bán quyền mua (cho phép người NH bán quyền bán (cho phép người
mua quyền mua chứng khoán của mua quyền bán chứng khoán cho
NH ở mức giá S vì NH dự tính lãi NH ở mức giá S vì dự tính lãi suất
suất tăng) giảm)
Lợi nhuận Lợi nhuận
0 Fn S Giá 0 S Giá
Lỗ Lỗ
Mặc dù có thể mua và bán quyền nhưng thông thường NH đóng vai trò
người mua vì việc bán quyền luôn gắn với rủi ro rất lớn. Người bán quyền chỉ
nhận được quyền phí nhưng sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi suất biến động ngoài
dự kiến.
1.3.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất
Hoán đổi lãi suất là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất
của một NH. Hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn. Các bên tham gia
hợp đồng có thể chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi hay lãi suất thả nổi
thành lãi suất cố định và làm cho kỳ hạn của các tài sản và nợ phù hợp hơn.
Sơ đồ 1.4 : Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất
NH có phân hạng NH có phân hạng
tín dụng thấp tín dụng cao
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
Muốn có chi phí vay
vốn thấp, có thể vay
dài hạn với lãi suất
thấp nhưng lại muốn
các khoản tín dụng
ngắn hạn có lãi suất
linh hoạt thay vì tín
dụng dài hạn lãi suất
cố định do đang nắm
giữ nhiều tài sản
ngắn hạn hay không
muốn có những biến
động trong dài hạn.
Thường có khe hở kỳ
hạn âm
Chênh lệch được thanh toán
qua một trung gian
Muốn có chi phí vay
vốn thấp, muốn có
các khoản tín dụng
lãi suất cố định kỳ
hạn dài hơn do đang
nắm giữ nhiều tài sản
dài hạn hay không
muốn có những biến
động ngắn hạn nhưng
gặp khó khăn vì khó
tiếp cận được nguồn
vốn dài hạn có chi
phí thấp
Thường có khe hở kỳ
hạn dương
Trả lãi cho các khoản tín
dụng ngắn hạn gắn với lãi
suất NH cơ bản hay lãi
suất LIBOR
Ở đây không bên nào cho bên kia vay tiền. Giá trị gốc của khoản tín dụng
không được trao đổi. Mỗi bên trong hợp đồng vẫn phải hoàn trả toàn bộ các
khoản nợ của mình. Trên thực tế, các bên chỉ tiến hành chuyển phần chênh lệch
thanh toán lãi, phụ thuộc vào chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn. Hợp
đồng trao đổi sẽ không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của các bên mặc
dù nó có thể làm giảm rủi ro lãi suất liên quan đến các khoản mục tài sản và nợ
trên bảng cân đôi kế toán.
Ví dụ:
Các bên tham gia
hợp đồng trao đổi
Vay dài hạn với
lãi suất cố định
Vay ngắn hạn với
lãi suất thả nổi
Khoản tiết kiệm
lãi tiềm năng
NH A có phân
hạng tín dụng thấp
11,5%
Lãi suất cơ sở +
1,75%
0,5%
NH B có phân
hạng tín dụng cao
9% Lãi suất cơ sở 0,25%
Chênh lệch
lãi suất
2,5% 1,75% 0,75%
Hai bên có thể ký hợp đồng trao đổi lãi suất như sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
NHTM, NH đầu tư hay các
định chế tài chính khác với
tư cách là tổ chức môi giới
tiến hành dàn xếp, bảo đảm
cho hợp đồng và hưởng phí
- NH A đồng ý thanh toán chi phí lãi theo mức lãi suất 9% cho NH B, do
đó tiết kiệm được chi phí lãi vay dài hạn là 2,5%. Chi phí lãi thuần mà NH A tiết
kiệm được:
2,5% - (1,75% + 0,25%) = 0,5%
- NH B đồng ý thanh toán chi phí lãi theo mức lãi suất bằng lãi suất cơ
sở trừ đi 0,25% cho NH A, do đó tiết kiệm được chi phí lãi vay ngắn hạn là
0,25%.
Như vậy, cả hai bên đều có lợi vì các dòng tiền vào và ra đã phù hợp hơn
với danh mục tài sản và nợ.
Hoán đổi lãi suất là kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi NH phải nghiên
cứu kỹ lưỡng xu hướng và mức độ thay đổi có thể của lãi suất. Trong nhiều
trường hợp, hai NH trao đổi phải nhờ NH trung gian sắp xếp. Chi phí hoán đổi
cao hay thấp phụ thuộc vào dự tính của mỗi bên và làm tăng chi phí của NH.
Nếu dự đoán của NH sai, trao đổi lãi suất có thể gây ra tổn thất cho NH.
1.3.2.3. Sử dụng lãi suất trần, sàn và khoảng trần - sàn lãi suất
Đây là biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất quen thuộc nhất, được các
NH và khách hàng sử dụng rộng rãi.
1.3.2.3.1. Trần lãi suất
Lãi suất trần được sử dụng để chống lại những tổn thất do lãi suất thị
trường tăng. Người vay được đảm bảo rằng tổ chức đi vay không tăng lãi suất
của khoản tín dụng vượt quá lãi suất trần hoặc người vay có thể mua hợp đồng
trần lãi suất từ bên thứ ba - bên cam kết thanh toán cho bất kì khoản lãi nào vượt
qua mức trần.
Ví dụ: NH A mua hợp đồng trần lãi suất là 10%/năm cho khoản tín dụng là
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
100 triệu USD mà nó vay được trên thị trường đô la Châu Âu. Hợp đồng trần lãi
suất này đảm bảo cho NH chi phí vay không vượt quá 10%/năm. Nếu NH bán
hợp đồng trần lãi suất cho khách hàng vay vốn, nó sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi
suất thay cho khách hàng nhưng đổi lại NH sẽ thu được một khoản phí (trần phí),
trong việc chấp nhận rủi ro. Giả sử lãi suất thị trường tăng lên 11%/năm. Lúc đó
tổ chức tài chính bán hợp đồng sẽ phải thanh toán cho NH A 1%/ năm chi phí
lãi tăng lên. NH A nhận được số tiền là:
[Lãi suất thị trường - Trần lãi suất]× Số tiền vay = [ 11% - 10% ] × 100
= 1 triệu
Như vậy chi phí vay vốn thực tế của NH có thể dao động nhưng không
vượt quá 10%/ năm. NH mua hợp đồng trần lãi suất để phòng ngừa những tổn
thất có thể xảy ra, ví dụ như khi tài trợ tài sản lãi suất cố định bằng các khoản nợ
lãi suất thả nổi, khi có trạng thái khe hở kỳ hạn dương hay nắm giữ một danh
mục chứng khoán lớn mà giá trị sẽ giảm nếu lãi suất tăng.
1.3.2.3.2. Sàn lãi suất
NH có thể phải chịu tổn thất về thu nhập trong thời kỳ lãi suất giảm, đặc
biệt khi lãi suất của các khoản tín dụng sụt giảm. NH có thể thiết lập một sàn lãi
suất cho các khoản tín dụng và vì thế sẽ không có vấn đề gì lớn xảy ra cho dù lãi
suất xuống dưới mức tối thiểu.
Ví dụ: NH A cấp một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD, lãi suất thả
nổi, thời hạn 1 năm cho một công ty với điều khoản về sàn lãi suất là 8%. Nếu
lãi suất thị trường của khoản cho vay giảm xuống 7%, công ty không chỉ phải trả
7% lãi suất (hay 100 triệu USD × 0,07 = 7 tr.USD chi phí trả lãi) mà còn phải trả
thêm một khoản chênh lệch lãi được xác định như sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình
[Lãi suất sàn – Lãi suất hiện thời của khoản tín dụng]×Số tiền vay =
= [8% - 7%]×100 triệu = 1 tr.USD
Như vậy, NH được bảo đảm một tỷ lệ lãi suất tối thiểu trên khoản tín dụng
là 8%. NH sử dụng sàn lãi suất chủ yếu khi các khoản nợ có kỳ hạn dài hơn tài
sản hay khi các khoản nợ lãi suất cố định được đầu tư vào tài sản lãi suất thả nổi.
Hoặc NH có thể bán hợp đồng sàn lãi suất cho các khách hàng - những
người nắm giữ các chứng khoán nhưng lo sợ thu nhập từ các chứng khoán giảm
xuống quá thấp.
Ví dụ: Một khách hàng của NH nắm giữ 1CD kỳ hạn 60 ngày với lãi suất
7,75% nhưng có dự định bán CD trong một vài ngày tới. Giả sử khách hàng
không muốn lãi suất giảm xuống dưới mức 7,25%, trong trường hợp này NH có
thể bán cho khách hàng một hợp đồng sàn lãi suất 7,25%. Theo hợp đồng này,
NH cam kết sẽ thanh toán cho khách hàng phần chênh lệch giữa sàn lãi suất và
lãi suất CD thực tế nếu lãi suất giảm xuống dưới mức sàn vào ngày mãn hạn của
CD.
1.3.2.3.3. Khoảng trần – sàn lãi suất
NH và các khách hàng vay vốn thường sử dụng hợp đồng sử dụng hợp
đồng có sự phối hợp khoảng lãi suất. Nhiều NH bán hợp đồng khoảng lãi suất
cho những khách hàng vay vốn như một dịch vụ cơ bản để thu phí.
Ví dụ: Một khách hàng vừa nhận được khoản tín dụng 10 triệu USD có thể
ký một hợp đồng khoảng lãi suất quy định mức lãi suất nằm trong khoảng [8%,
12%]. Trong trường hợp này nếu lãi suất thị trường vượt quá 12%, NH sẽ thanh
toán cho khoản chi phí lãi tăng thêm. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm
xuống dưới 8% thì khách hàng sẽ phải trả cho NH lãi suất tối thiểu 8%. Thực
chất, người mua hợp đồng khoảng lãi suất phải trả trần phí đồng thời nhận được
sàn phí. Khoản phí ròng (chênh lệch giữa trần phí và sàn phí) có thể là dương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bình