Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống “tình trạng nghiện mạng xã hội facebook ở học sinh trung học phổ thông”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.05 KB, 13 trang )

1.

Tên tình huống

“Tình trạng nghiện mạng xã hội Facebook ở học sinh trung học phổ thông”
2.

Mục tiêu giải quyết tình huống

Vận dụng kiến thức liên môn: Văn học, giáo dục công dân để học sinh nhận thức
vấn đề:
-

Tình trạng học sinh sử dụng mạng xã hội Facebook, mặt tích cực và tiêu cực

-

của vấn đề.
Các nguyên nhân vì sao lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thường xuyên

-

sử dụng mạng xã hội.
Đề xuất các giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của

-

vấn đề.
Hình thành cho học sinh có thái độ và hành động tích cực trong việc sử dụng
mạng xã hội, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, vi phạm đạo đức và
pháp luật.



3. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Facebook (FB) là mạng xã hội ảo, ra đời từ năm 2004 ở Mĩ. Hiện nay, giám đốc
điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi
anh còn là sinh viên trường đại học Havard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh
vực của đời sống trong facebook.
Thống kê thường niên về thế giới mạng cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 10
quốc gia "nghiện" Facebook nhất thế giới (Nguồn khảo sát từ GlobalWebIndex)
Tạp chí Economist đã công bố danh sách các quốc gia có người dùng "nghiện"
mạng xã hội FB nhất trong ba tháng đầu năm, nguồn gồm hai thống kê từ
GlobalWebIndex và SimilarWeb. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có người
dùng "nghiện Facebook nhất".

1


Lượt người xem video trên FB vượt qua Youtube, 8.2014)

Khảo sát tại 3 lớp 10a2, 11a1 và 12a4 về việc học sinh sử dụng facebook:

Lớp
Số học sinh có facebook/sĩ số lớp
học.

10a5
37/42
Tỉ lệ %: 88

11a1
32/35

Tỉ lệ %: 91

12a4
42/45
Tỉ lệ %: 93
2


Số học sinh thường xuyên
like/comment/viết status (lớn hơn
10 lần/ngày)
Kết bạn trên facebook (lớn hơn 100
bạn)

35/37
95%

30/32
94%

42/42
100%

37/37
100%

32/32
100%

42/42

100%

Như vậy, Việt Nam là quốc gia có số người dùng FB nhiều trên thế giới, đăc biệt là
ở đối tượng học sinh, nhiều em “nghiện facebook”.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
4.1 Sử dụng kiến thức môn ngữ văn để nâng cao năng lực nhận thức về tác hại,
nguyên nhân của việc nghiện facebook, từ đó có ý thức phòng tránh và một số
giải pháp cụ thể.
-

Vận dụng bài: Nghị luận về một hiện tượng xã hội (Ngữ văn 12) để lí giải
thấu đáo đúng đắn về vấn đề xã hội: Biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp…

-

Vận dụng bài: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (Ngữ văn 12), để hình
thành ý thức và tạo thói quen sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực.

4.2 Sử dụng kiến thức môn giáo dục công dân để thấy được tác hại của nghiện
facebook, học sinh không có lý tưởng sống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm
người khác trên facebook.
- Bài: Lý tưởng sống của thanh niên (GDCD 9): Học sinh xây dựng mục tiêu, hoài
bão, lý tưởng sống, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội trong thực tế, góp
phần hoàn thiện nhân cách, hạn chế sống với các giá trị “ảo”
- Bài: Công dân với các quyền tự do cơ bản (GDCD 12): Học sinh nhận thức được
việc sử dụng phù hợp với đạo đức và pháp luật, không vi phạm pháp luật, đặc biệt
ở các điều luật như: Điều 253 Bộ luật hình sự về tuyên truyền văn hóa phẩm đồi
trụy…
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
3



5.1 Mạng xã hội facebook là gì?
Facebook (FB) - một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn phí. Mục đích của mạng
xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành
phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ cũng như người dùng có thể
cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Đặc tính nổi bật
của Facebook là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình.

5.2 Mặt tích cực của Facebook
5.2.1 Khả năng liên kết các nhóm học sinh
Khả năng kết bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ. Facebook giúp học sinh biết quan
tâm theo dõi bạn bè, biết chia sẻ với bạn bè đúng lúc. Ngoài ra, nếu biết vào những
facebook hay, những facebook “sáng”, học sinh sẽ được đọc những câu chuyện,
xem những hình ảnh bổ ích và khai mở nhiều điều trong tâm trí. Ngoài ra,
facebook còn giúp các em định hình cá tính của mình trong một mạng xã hội rất
đông người, giúp các em hình thành lập trường trong những cuộc tranh luận.
5.2.2 Tăng cường khả năng học tập
Facebook sẽ là một nơi hiệu quả để học hỏi, thậm chí có thể trở thành một “lớp
học” online, một “trường học” trực tuyến lý tưởng. Một bức ảnh ý nghĩa trên
facebook có thể làm thay đổi suy nghĩ hơn cả nghìn lời nói. Một câu status sâu sắc
có thể làm thay đổi cách sống của học sinh. Học sinh có thể đăng những thông tin
4


học tập bổ ích như các bài ôn luyện thi, những câu đáp án hay cho một đề văn, bài
toán…

5.2.3 Tăng cường khả năng tương tác giữa các học sinh, học sinh với giáo viên

Facebook còn là một “trung tâm giao tiếp” vô cùng đa dạng.

Trong khi giao tiếp là một nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt là ở giới trẻ - lứa
tuổi trung học phổ thông thì facebook là một “xã hội” rất đông đúc nên sẽ là nơi
thỏa chí để kết bạn, để gặp gỡ bạn bè, xem ảnh, trao đổi các vấn đề trong trường
lớp và cuộc sống. Học sinh THPT thường ở khu vực dân cư rộng lớn, muốn tổ
chức trao đổi một vấn đề là khó, tuy nhiên với mạng xã hội, học sinh có thể kết nối
với cả trăm người bạn chỉ trong thời gian ngắn.
5.2.4 Nâng cao lòng tự trọng
Nhà nghiên cứu Jeffrey Hancock nói rằng kết quả xuất phát từ việc người dùng
Facebook có thể đưa ra những hình ảnh tốt đẹp nhất về bản thân. Thêm vào đó, các
phản hồi tích cực từ bạn bè và gia đình cũng khiến Facebook wall thành hình ảnh
phản chiếu tốt đẹp về bạn.
5.3 Mặt tiêu cực của Facebook

5


5.3.1 Facebook hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật,
thậm chí độc hại
Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, facebook nói riêng hàm
chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế,
nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức và
nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân.

5.3.2 Ngôn ngữ trên facebook thiếu văn hóa, tục tĩu
Do được sáng tạo trong một môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn
ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hoá. Nhiều học sinh đã
lợi dụng facebook để bôi xấu bôi nhọ bạn bè, thầy cô, thậm chí cả ông bà cha mẹ.
Có những kẻ đưa lên đó những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với đạo

đức, thuần phong mĩ tục của người Việt.

6


5.3.3 Hình ảnh trên facebook phản cảm, trái đạo đức và pháp luật
Nhiều học sinh đưa lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm như những nữ sinh
ăn mặc lố lăng, tạo dáng trên mộ liệt sĩ, phanh trần ngồi lên mộ tổ. Nhiều học sinh
đưa ảnh mình ở các tư thế nhạy cảm chỉ muốn được “khoe” với nhóm bạn, nhưng
sự kết nối khổng lồ của mạng xã hội này đã khiến bức ảnh đó phát tán đi khắp nơi,
kéo theo nhiều lời bình luận bậy bạ, thô tục.

5.3.4 Facebook khiến học sinh dễ rơi vào trầm cảm, mất niền tin vào cuộc sống
Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách
con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều học sinh mải nói chuyện với người
trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, dửng dưng với mọi người, không
muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh. Thậm chí
mất niềm tin nơi cuộc đời thực, dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm. Nhiều
ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop.
5.3.5 Facebook làm ảnh hưởng đến cuộc sống thực, sức khỏe, học tập
Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút
Like trên Facebook, học sinh ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này
khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, nói chuyện ngoài đời thực trở nên ít
ỏi. Với nhiều học sinh hiện nay, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”,
7


nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không
ít đến thời gian học tập.
5.4 Những nguyên nhân khiến cho học sinh THPT là đối tượng “nghiện

facebook”
5.4.1 Khi Facebook được xem là thước đo sành điệu
Không biết tự bao giờ, học sinh thường hỏi nhau câu “bạn có Facebook không”?
thay cho việc hỏi thăm. Những câu chuyện, những buổi gặp gỡ, tụ hội của nhóm
đều được bạn trẻ tường thuật trên Facebook và tag nhau như một trào lưu.
Nhiều học sinh kêu than với nhau rằng họ không có thời gian để học tập nhưng lại
có thể lên Facebook hàng giờ đồng hồ và không còn khái niệm “thời gian” khi dán
mắt vào Facebook.
5.4.2 Trên Facebook luôn có bạn bè
Dù chỉ là chỉ là thế giới ảo, nhưng những tài khoản của bạn bè trên Facebook giúp
con người ta cảm thấy bớt cô đơn hơn. Lên Facebook, nhìn thấy các tài khoản đang
"sáng đèn", Facebooker sẽ hiểu rằng ở đâu đó mình còn có những người bạn và có
thể trò chuyện với nhau khi cần.
5.4.3 News Feed luôn mới
Nếu như báo giấy cập nhật thông tin từng ngày, báo điện tử cập nhật theo từng phút
thì News Feed trên Facebook luôn có thông tin mới theo từng giây. Đây là những
chia sẻ của các Facebooker về mọi thứ trong cuộc sống, các lượt thích, bình luận.
Do đó, người dùng Facebook luôn được sống trong một môi trường tràn ngập cái
mới. Đây là điều mà học sinh lứa tuổi THPT yêu thích vì lứa tuổi này luôn thích
khám phá và sáng tạo.
5.4.4 Cảm giác được cả lớp, cả trường và cả “ thế giới” biết đến
Mặc cho chỉ có vài chục, vài trăm hay lên đến hàng trăm ngàn bạn bè, người theo
dõi trên FB thì mỗi status, hình ảnh mà Facebooker đăng tải sẽ mang lại cho họ
cảm giác đang chia sẻ điều đó với cả lớp, cả trường, cả thế giới. Theo lý giải của
các chuyên gia tâm lý thì đó là biểu hiện của sự "nổi tiếng ảo", mang tới cho họ ảo
8


ảnh mình đang đứng trên sân khấu. Đặc biệt với những học sinh học yếu kém thì
càng yêu thích sự “nổi tiếng ảo” vì đây là điều không có trong thế giới thực.

5.5 Những giải pháp để học sinh không “nghiện facebook”
5.5.1 Tự kiểm soát bản thân bằng việc đặt mức thời gian tối đa cho việc sử dụng
facebook
Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống, học tập là hãy
tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày.
Học sinh cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên facebook và bớt like.
Hãy hạn chế việc vào facebook từ chính việc hạn chế cập nhật status hoặc đăng
ảnh, chia sẻ bất cứ điều gì lên FB. Do không còn tò mò hay nôn nóng muốn biết
phản ứng của mọi người như thế nào về trạng thái của bạn nên bạn cũng sẽ không
còn nhiều lý do để vào nữa. Nếu thật sự có điều gì quan trọng muốn chia sẻ với bạn
bè, hãy nhấc điện thoại lên và gọi trực tiếp, sau đó hãy tập trung ngồi vào bàn học.
5.5.2 Biến facebook thành công cụ học tập hữu ích
Hãy biến FB thành “công cụ” để tạo động lực học tập của chính bạn, chứ không
phải là một nơi giải trí vô bổ. Học sinh nên tham gia vào các trang FB về ôn thi
từng khối, tham khảo phương pháp học và bàn luận về những dạng bài tập khó…,
Học sinh nên treo avata hoặc cập nhật bìa FB với những quyết tâm học tập. Khi
đó, mỗi khi đăng nhập vào tài khoản của mình lại là một lần bạn được chính mình
nhắc nhở về quyết tâm đỗ ĐH.

9


5.5.3 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
Học sinh cần nhận thức rằng, để trở thành một người có văn hóa, sống tích cực thì
hãy tìm những con người thật để kết bạn. Cho nên hãy thường xuyên tham gia
những hoạt động xã hội để rèn luyện bản thân, hãy tạo cho mình một cá tính. Hãy
sống thật với cuộc sống hiện tại và không nên tin tưởng vào những mối quan hệ
“ảo” được xây dựng trên Internet. Ngoài ra, học sinh nên chia sẻ tâm tư tình cảm
chân thành với bố mẹ, thầy cô thay vì trút hết mọi thứ lên Facebook. Bạn hãy biết
lắng nghe, có quan điểm riêng, đừng phụ thuộc, đua đòi theo phong trào.


5.5.4 Nhờ sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình

10


Nếu bạn thật sự bị cuốn vào facebook mà không thể nào dứt ra được dù đã quyết
tâm rất nhiều thì hãy nhờ người thân hoặc bạn bè đáng tin cậy của mình thay mật
khẩu facebook của bạn, không cho bạn biết mật khẩu mới. Điều này, giúp bạn tránh
xa cơn nghiện facebook một cách tuyệt đối và tập trung vào học tập. Khi kết thúc
kì thi, bạn có thể lấy lại mật khẩu từ người thân và bạn bè của mình.

5.5.5 Tuyên truyền pháp luật:
Phát ngôn sai sự thật trên Facebook có thể bị phạt tù
Chia sẻ về việc một số cá nhân dùng Facebook không lành mạnh, Luật sư Trương
Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết:
"Hiện nay, các bạn trẻ có xu hướng sử dụng trang cá nhân của mình với mục đích
không lành mạnh, ví dụ đăng tải hình ảnh hoặc các bài viết có nội dung trái với đạo
đức xã hội, pháp luật. Nếu việc đăng tải nhằm mục đích tuyên truyền văn hóa
phẩm đồi trụy, sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật. Đây là quy định tại Điều
253 Bộ luật hình sự".

11


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
6.1 Đối với học sinh: cần nâng cao ý thức học tập, nhận thức được lợi ích và tác
hại, thậm chí là vi phạm pháp luật nếu sử dụng facebook vào những mục đích xấu.
6.2 Đối với gia đình, nhà trường và xã hội
- Thường xuyên định hướng cho học sinh ý thức được những nguy cơ của việc sử

dụng mạng, những nguy hiểm khi chia sẻ thông tin lên facebook.
+ Nhà trường liên kết với công an, chuyên gia tâm lý tổ chức các buổi trao đổi với
học sinh, cung cấp những thông tin pháp lý và thực tế để cảnh báo và giúp sử dụng
mạng theo hướng có lợi nhất.
- Đoàn thanh niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh tăng
cường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, tăng giao lưu tiếp xúc “thực”, tạo
những hoạt động sôi nổi, bổ ích sau giờ học. Khoảng thời gian “thực” này giúp các
em có sự cân bằng trong cuộc sống, thay vì sống “ảo” với Facebook
- Gia đình nên có nhiều buổi trao đổi chuyện trò thân mật với con em, sắp xếp thời
gian để tổ chức những buổi vui chơi, du lịch.. để học sinh thân thiện hơn với gia
đình, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường sống lành mạnh.
- Các cơ quan chức năng tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sử dụng để
phát huy tối đa các giá trị tích cực, đồng thời hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng
tiêu cực.
Thông điệp cần truyền tải đến giới trẻ là:
“HÃY SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI NHƯ NHỮNG NGƯỜI VĂN MINH!”
“FACEBOOK – THẾ GIỚI ẢO – NGUY HIỂM THẬT”

12



×