Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 8 CHỦ đề vệ SINH hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.41 KB, 45 trang )

\
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN PHONG SẮC

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

VỆ SINH HÔ HẤP
Bài thi tích hợp liên môn trong dạy học
Sinh học 8
Môn học chính
: Sinh học
Môn học tích hợp : Hóa học, Mỹ thuật,
Thể dục, Ngữ văn,
Giáo dục công dân
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà.

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

1


PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng.
Trường: THCS Nguyễn Phong Sắc.
Địa chỉ: Ngõ 44 Đại La- Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Điện thoại: 043.9748.297
Email:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà.
Ngày sinh: 11/3/1986.


Môn: Sinh học.

Điện thoại: 097.4420.999.
Email:

2


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1. TÊN HỒ SƠ DỰ ÁN
Dạy học tích hợp liên môn :

"VỆ SINH HÔ HẤP"
2. ĐỐI TƯỢNG DỰ ÁN
2.1. Đối tượng học sinh
- Học sinh: khối 8 trường THCS Nguyễn Phong Sắc.
- Số lớp: 01 lớp
- Số lượng học sinh: 24 học sinh.
2.2. Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án
Dự án mà tôi thực hiện là một tiết học trong chương trình Sinh học lớp 8.
Đồng thời bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy Sinh học cho các em học
sinh khối 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Các em học sinh
khối 8 đã tiếp cận 3 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS nên không
còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những phương pháp học tập tích cực. Tuy nhiên trong dự
án này học sinh phải biết cách vận dụng linh hoạt những kiến thức đã biết trong
môn học (tích hợp nội môn) và ngoài môn học (tích hợp liên môn) để giải quyết
vấn đề vệ sinh hô hấp.
Tích hợp nội môn là tích hợp giữa các kiến thức trong môn học để giải
quyết vấn đề cần nghiên cứu. Học sinh biết cách tích hợp nội môn trong dự án
này chính là giải quyết vấn đề “Vệ sinh” mà mục tiêu đã đề ra. Bộ môn Sinh học

là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục rèn luyện thân thể, bảo vệ
môi trường vào thực tế một cách thuận lợi nhất.
Tích hợp liên môn là tích hợp kiến thức giữa các môn học với nhau để giải
quyết vấn đề cần nghiên cứu. Học sinh biết cách tích hợp liên môn trong dự án
3


này chính là giải quyết vấn đề: phòng, chống các tác nhân gây hại đường hô hấp,
nâng cao sức khỏe bản thân.... mà mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra các em còn cần
biết cách cải tạo môi trường sống để bầu không khí trong lành hơn. Đối với các
môn học khác như môn Thể dục, Giáo dục công dân, Mĩ thuật… các em đã được
tìm hiểu về kiến thức bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường được tích hợp trong giờ
học. Vì vậy khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn
Sinh học để giải quyết một vấn đề trong giờ học, các em sẽ không cảm thấy bỡ
ngỡ.
3. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
3.1. Vai trò của dự án đối với thực tiễn dạy học
Bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên
tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa.
Bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động, phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay.
Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được
suy nghĩ sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Qua việc dạy học thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của
nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến kiến thức
bài học. Từ những kiến thức của bài học và cách vận dụng kiến thức của nhiều
môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với
các tình huống khác.
3.2. Vai trò của dự án đối với thực tiễn đời sống xã hội
“Tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt
trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề

trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn
học đó. Tích hợp trong dạy học sẽ giúp học sinh phát huy tính tư duy, sự sáng
tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Đối với bài học này các em học sinh sẽ hiểu rõ được nguyên nhân, hậu
quả của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp (đặc biệt là thuốc lá). Học sinh sẽ tự
4


tìm ra được những biện pháp khắc phục để có một hệ hô hấp tốt, một cơ thể
khỏe mạnh.
Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh trong môi
trường sống; tuyên truyền để mọi người chung tay bảo vệ môi trường trong
lành.
Tiểu kết
Qua thực tế dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học
“tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm
hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn
không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần
phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,
hiệu quả nhất. Chính vì vậy tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án
nhỏ đối với môn Sinh học lớp 8 năm học 2014 - 2015 này và sẽ thực hiện tiếp
trong năm học tiếp theo. Tuy nhiên với kinh nghiệm, trình độ cũng như khả
năng hiểu biết còn hạn hẹp nên dự án không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai
sót. Tôi mong rằng sẽ nhận được sự góp ý, bổ sung, sửa đổi quý báu từ phía
đồng nghiệp, chuyên viên Phòng, ... để dự án của tôi được hoàn thiện hơn.
4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
4.1. Kiến thức
- Nhận biết và trình bày được các tác nhân gây hại hoạt động hô hấp, nguồn gốc
của các tác nhân đó.

- Gọi tên, phân biệt được nguyên nhân và mô tả 1 số biểu hiện các bệnh về
đường hô hấp thường gặp.
- Đề xuất và chọn ra được các biện pháp phù hợp để bảo vệ hệ hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách để cơ hô
hấp phát triển và rèn luyện phản xạ hô hấp qua các động tác: nhịn thở và thở
sâu.

5


- Kể tên 1 số động tác thể dục: vươn thở, nghiêng lườn, điều hòa….và trình bày
được cách hít thở và vận động các cơ hô hấp (cơ nâng sườn, cơ liên sườn ngoài,
cơ hoành, các cơ ngực)
- Mở rộng được nội dung bài học: Ủ than tổ ong trong phòng kín gây chết
người; những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa trị, cách bảo vệ hệ hô hấp trong khi
thoát hiểm (hỏa hoạn, ngạt nước...) ; tác hại của thuốc lá với sức khoẻ và Luật
Phòng, chống tác hại của thuốc lá
4.2. Kỹ năng
- Củng cố kỹ năng quan sát hình ảnh (slide, tranh vẽ, băng hình…) về nguồn
gốc tác nhân gây hại cho hệ hấp; cách luyện tập cơ, xương để tăng dung tích
sống ; nhận xét/phân tích nội dung những hình ảnh đó để tổng hợp kiến thức.
- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu SGK Sinh học 8, sách tham khảo môn Sinh,
các tài liệu về bệnh đường hô hấp, bảo vệ môi trường…và lập kế hoạch hoạt
động nhóm.
- Rèn kỹ năng tự tổ chức trò chơi: thi kể (đoán, liệt kê….) tên các tác nhân gây
hại; các bệnh về hệ hô hấp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực các nhóm học tập khác báo cáo kết quả; bước đầu
so sánh và đánh giá được sản phẩm của nhóm mình với các nhóm khác.
- Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế: những người không hút thuốc lá nhưng
hít phải khói thuốc cũng bị ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp; không nên ủ than trong

phòng kín; không nên la hét, nói to trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và
nhiều bụi; không nên ăn kem, uống nước lạnh nhiều cùng 1 lúc…..
- Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận, tinh thần đoàn kết khi
hợp tác nhóm.
- Hình thành kỹ năng thoát hiểm khi bị hỏa hoạn, đuối nước…
- Mô tả, thực hiện thành thạo các động tác rèn luyện hệ hô hấp mà HS đã học:
vươn thở, nghiêng lườn, điều hòa…
- Kỹ năng thuyết minh, thuyết trình các bài báo cáo trước tập thể.
- Kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
6


4.3.Thái độ
- Học sinh có thói quen khoa học khi rèn luyện hệ hô hấp nói riêng, sức khỏe
nói chung của bản thân.
- Có ý thức vận dụng vào cuộc sống hàng ngày cách vệ sinh hệ hô hấp của bản
thân.
- Tập hợp được các bài tập cho hệ hô hấp phù hợp với độ tuổi, với bản thân.
- Có thái độ chống thói quen hút thuốc lá của những người xung quanh bằng
hành động cụ thể: nhắc nhở, khuyên nhủ….những người xung quanh.
- Có tinh thần ủng hộ những đóng góp kiến thức của các bạn HS khác khi thực
hiện dự án.
- Các em thể hiện sự yêu thích bộ môn Sinh học, Thể dục, Mĩ thuật…; có thái độ
học tập nghiệm túc, có tình yêu thiên nhiên môi trường.

5. PHƯƠNG PHÁP, CÁCH THỨC THỰC HIỆN
5.1. Phương pháp
Dạy học theo dự án.
5.2. Cách thức thực hiện:
Các nhóm HS có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều cách thực hiện để thể hiện nội dung

chủ đề mà nhóm tìm hiểu:
- Thuyết trình có minh họa tranh, ảnh, video về các tác nhân và nguyên nhân
gây hại, các bệnh về hô hấp, các biện pháp giữ gìn, bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh;
cách sử dụng thuốc chữa bệnh về đường hô hấp đúng loại, đúng liều lượng theo
sự chỉ dẫn của bác sĩ….
- Xây dựng phóng sự tài liệu, phỏng vấn điều tra về các tác nhân gây hại và các
bệnh về hô hấp ở địa phương; thực hiện báo cáo việc tìm hiểu kết quả đạt về sức
khỏe thông qua thành tích đã đạt được của các bạn học sinh ở môn bóng rổ,
bóng đá, cầu lông…

7


- Tổ chức trò chơi tìm hiểu tên tác nhân, tên các bệnh về hô hấp, tên các loại
thuốc, cách rèn luyện cho hệ hô hấp, các bài tập thể dục thể thao….
- Tổ chức thảo luận về các nội dung rèn luyện hệ hô hấp: nguồn gốc các tác
nhân, cách hít – thở đúng cách, cách vận động các cơ hô hấp
- Vẽ tranh cổ động; thiết kế băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ hệ hô
hấp, bảo vệ môi trường, phòng và chống tác hại của hthuốc lá….
- Viết các tiểu phẩm (bài hát, bài thơ…) có nội dung phòng, chống tác của thuốc
lá; phê phán các hành động như: xả rác bừa bãi, thải khí độc hại vào môi
trường…..
- Các hình thức khác.

6. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC

Thiết bị, tư liệu, học liệu
- Máy tính
Công nghệ - Máy quay
- phần cứng - Máy in


Công nghệ
- phần mềm

- Máy chiếu
- Phần mềm internet
- Phần mềm violet
- Các phần mềm khác

Chuẩn

Chuẩn

bị của

bị của

thầy

trò

x

x

x

x

x

x
x

x

x
x

8


- Sách giáo khoa Sinh học 6, 8; Hóa học 8,

x

x

9; Giáo dục công dân 7; Thể dục 6, 7, 8;
Mĩ thuật 6,7,8

(NXB Giáo dục Việt

Nam)
- Sổ tay Sinh học 8 (Lê Nguyên Ngọc, Nhà

x

xuất bản Đại học Sư phạm)
- Bài giảng Sinh học 8 (Trần Hồng Hải,


x

Nhà xuất bản Giáo dục)
Tài

liệu

tham khảo

- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn

x

Sinh học (Ngô Văn Hưng – Phan Thị Lạc –
Trần Thị Nhung – Phan Thị Hồng The
(2008) , Nhà xuất bản Giáo dục).
- Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh

x

học ở trường THCS (Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2010), Nhà xuất bản Giáo dục).
- Dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng
môn Sinh học lớp 8 (Nguyễn Đình Nhâm

x

– Lê Ánh Tuyết(2012) , Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm).
- Tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ hệ hô


x

hấp, các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi
trường không khí.
Đồ dùng

- Que chỉ tranh, bảng phụ, nam châm, bút

x

dạ, cờ cầm tay, trang phục thể dục thể
thao, đồng hồ bấm giây.
- Bảng tên nhóm
- Các sản phẩm mẫu của học sinh

x
x

9


x

1.
Nguồn
internet

2. />
x


3.

x
x

4.

x

5.
- Thông báo với nhà trường và phụ huynh

x

về chương trình này.

Khác

- Giấy mời, đại biểu, khách mời tham gia
chương trình...

x

7. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
7.1. Khởi động dự án
7.1.1 Mục tiêu
- HS được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
- HS có hứng thú với các hoạt động tự học.
- HS định hướng được công việc tìm hiểu của nhóm và của từng cá nhân.

7.1.2 Thời gian
Cuối tuần 1 (Sử dụng tiết sinh hoạt của lớp)
7.1.3 Hoạt động
Bước 1
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phát “Phiếu điều tra nhu cầu học tập của học - HS hoàn thành “Phiếu
sinh”. GV phát trước 3 ngày để HS nghiên điều tra nhu cầu học tập
cứu và hoàn thành.

của học sinh”.

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

10


Họ và tên: ……………………………………………………
Lớp: ……………………… Trường: ……………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng
có câu trả lời phù hợp với em.
1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào?
Nội dung



Không




Không

1. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
2. Các bệnh về hệ hô hấp
3. Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
4. Cách rèn luyện cho hệ hô hấp
2. Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án?
Nhiệm vụ
Đóng vai thành viên Ban tổ chức, thiết kế chương trình, giấy
mời đại biểu.
Đóng vai thành viên Ban chuyên môn xây dựng nội dung.
Đóng vai người dẫn chương trình, viết lời dẫn và xây dựng
câu hỏi giao lưu với khán giả.
Đóng vai thành viên của Ban tuyên truyền thiết kế ấn phẩm
hoặc poster quảng cáo cho chương trình, vẽ tranh cổ động
Đóng vai vận động viên
Đóng vai phóng viên điều tra
Đóng vai người tham gia hoạt động ngoại khóa.
Bước 2
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Công bố kết quả sắp xếp - Các HS nhận nhóm và bàn bạc bầu nhóm
11


nhóm theo sở thích


trưởng, thư kí, viết tên thành viên vào “Danh
sách học sinh nhóm….” theo từng nhóm.

DANH SÁCH HỌC SINH NHÓM……..
Nội dung tìm hiểu:…………………………………………….

STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

1
2
3
4
5
…..
Bước 3
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, - Từng nhóm nhận nhiệm vụ tìm hiểu nội
hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.

dung bài học theo chủ đề của nhóm.

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

A. Nhóm “Điều tra”: Tìm hiều nội dung 1
Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
1. Tên các tác nhân gây hại
2. Nguồn gốc các tác nhân.
3. Những ví dụ cụ thể về hoạt động của con người gây hại tới hệ hô hấp.
B. Nhóm “Bác sĩ”: Tìm hiều nội dung 2
Các bệnh về hô hấp
1.Tên các bệnh
12


2. Ảnh hưởng của các bệnh tới hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe con người
nói chung
3. Những hướng dẫn, lưu ý khi chữa 1 số bệnh hay sử dụng thuốc.
C. Nhóm “Tư vấn”: Tìm hiều nội dung 3
Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
1. Các biện pháp phòng, tránh các bệnh về hô hấp
2. 1 số nội dung trong Luật Bảo vệ môi trường và Luật Phòng chống tác hại
của thuốc lá.
3. Xử lí 1 số tình huống liên quan tới hệ hô hấp khi thoát hiểm: hỏa hoạn,
ngạt nước, ngạt khí...
D. Nhóm “Vận động viên”: Tìm hiều nội dung 4
Cách rèn luyện cho hệ hô hấp
1. Cơ sở khoa học để rèn luyện hệ hô hấp
2. Tên các môn thể thao rèn luyện hệ hô hấp khỏe mạnh. Những hướng dẫn
hoặc lưu ý khi rèn luyện phản xạ hô hấp trong các bộ môn thể thao đó.
3. Các bài tập thể dục: vươn thở, nghiêng lườn, điều hòa.
Bước 4
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Phát “Phiếu học tập định hướng hoạt - Nghiên cứu: “Phiếu học tập định
động tự học” của từng nhóm;

“Phiếu hướng hoạt động tự học”;

“Phiếu ghi

ghi nhận thông tin”; gợi ý cho học sinh nhận thông tin”
một số nguồn tài liệu có thể tham khảo - Lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi cho
giúp hoàn thành nhiệm vụ
GV những nội dung chưa hiểu

PHIẾU HỌC TẬP
13


ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA NHÓM 1
Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
STT

Tên

Nguồn gốc

Số liệu thu thập/ điều tra về các loại tác

tác


tác nhân

nhân/nguồn gốc tác nhân ở địa phương

nhân

em (nếu có)

1
2
3
….
STT

Các hành động

Tác hại

của con người gây

Cách phòng

Thái độ, hành

tránh

động của em

ô nhiễm không khí
1

2
3
….

PHIẾU HỌC TẬP
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA NHÓM 2
Tìm hiểu các bệnh về hô hấp
STT

Tên bệnh

Nguyên

Biểu hiện

nhân chính

Cách

Lưu ý

phòng

khác

tránh/chữa
trị bệnh
1
2
3

….
Em hãy nêu những ảnh hưởng của việc hút thuốc lá.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

14


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
- Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
- Ảnh hưởng tới kinh tế gia đình và xã hội
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
- Ảnh hưởng khác:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


PHIẾU HỌC TẬP
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA NHÓM 3
Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
STT

Các biện pháp bảo vệ

Ý nghĩa
15


hệ hô hấp
1
2
3
….
STT

Các hành động của con

Biện pháp

Thái độ, hành

người gây ô nhiễm

phòng tránh

động của em


không khí
1
2
3
….

STT
1
2
3
….

Tình huống
Hỏa hoạn
Ngạt hơi
Ngạt nước

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp

Luật Bảo vệ Môi trường Luật Phòng chống tác hại
của thuốc lá
Những ý chính

PHIẾU HỌC TẬP
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA NHÓM 4
Tìm hiểu cách rèn luyện cho hệ hô hấp
Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các cách rèn luyện hệ hô hấp.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

16


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Động tác
Vươn thở
Nghiêng lườn
Điều hòa
…….

Cách tập

Vận dụng thực tiễn
Bơi
Hát
………

Lưu ý

Cách tập

Lưu ý

PHIẾU GHI NHẬN THÔNG TIN

Họ và tên:………………………………………. ……………
Lớp: ………………………………………………………….

Trường: :………………………………………. ……………
Ghi lại những gì em biết về: Các tác nhân gây hại cho hệ hô
hấp; Các bệnh về hệ hô hấp; Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp;
Cách rèn luyện cho hệ hô hấp. Sau đó viết ra những câu hỏi ngắn
cho những điều em muốn biết. Khi hoàn thành bài học, hãy ghi lại
những gì em đã học được.
Những điều em

Những điều em

Những điều em

đã biết

muốn biết

học được

……………………… ……………………… …………………
17


……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
Bước 5
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

- Kí “Hợp đồng học tập”

- Kí “Hợp đồng học tập”

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
Nhiệm vụ

Bắt

Thời

Hình

Địa

Đáp

buộc

gian

thức

điểm

án

hay tự


thực

thực

thực

chọn

hiện

hiện

hiện

Hoàn

Tự

thành đánh
giá

Tìm hiểu về
tên và nguồn
gốc các tác
nhân
Tìm hiểu các
bệnh về hô
hấp
Tìm hiểu về

các biện pháp
bảo vệ hệ hô
hấp
Tìm hiểu các
18


cách

rèn

luyện hệ hô
hấp
1.Điều kiện của hợp đồng: mỗi HS phải thực hiện 1/4 nhiệm vụ, gồm 1nhiệm vụ
bắt buộc và 3 nhiệm vụ tự chọn.
2.Em là....................xin cam kết hoàn thành các nhiệm vụ trong bản hợp đồng.
Học sinh

Giáo viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

7.2. Triển khai dự án
7.2.1 Mục tiêu
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế, sử dụng máy chụp
ảnh, quay phim,…
- Rèn kỹ năng viết báo cáo và trình bày vấn đề của HS
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các

nội dung được phân công.
- Học sinh rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm.
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,… kỹ năng viết báo
cáo và trình bày vấn đề của HS
7.2.2 Thời gian Tuần 2, 3
7.2.3 Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giúp đỡ, định hướng cho - Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, xây
học sinh và các nhóm trong quá dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn
trình làm việc.

thành nhiệm vụ.
19


- Đặt lịch giải đáp thắc mắc cho - Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm.
HS. Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu. - Viết báo cáo, sắp xếp các nội dung tìm
hiểu nghiên cứu được thành kịch bản để tổ
chức trò chơi, diễn tiểu phẩm, thuyết
minh…....
- HS chuẩn bị tổ chức báo cáo kết quả làm
việc thông qua thuyết trình, tổ chức trò chơi,
thảo luận, tiểu phẩm, triển lãm...: nội dung,
tổ chức, cơ sở vật chất, thiết bị.

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Thời gian, địa điểm, thành phần
- Địa điểm:............................................................................................
- Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm .....

- Nhóm số: ……...; Số thành viên: ....................

Lớp:…….

- Số thành viên có mặt............
Số thành viên vắng mặt..........
2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)
..............................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3. Bảng phân công cụ thể
STT

Họ và tên

Công việc được giao

Thời hạn
hoàn thành

Ghi chú

1
2
3
4
5
20



4. Kết quả làm việc
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
5. Thái độ tinh thần làm việc
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Đánh giá chung
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Ý kiến đề xuất
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thư kí
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nhóm trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

21


7.3. Học sinh báo cáo sản phẩm

7.3.1 Mục tiêu
- HS báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày sản phẩm thông
qua thuyết trình, tổ chức trò chơi, thảo luận, tiểu phẩm, triển lãm...
- HS biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm
khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
7.3.2 Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: Tuần 4
- Địa điểm: Phòng Đa năng
7.3.3 Thành phần
- Ban Giám hiệu và 3 tổ trưởng chuyên môn (tổ Tự nhiên, tổ Xã hội, tổ Văn thểNgoại ngữ)
- GVBM Sinh học, Ngữ văn, Mĩ thuật, Thể dục, Hóa học, GDCD.
- Học sinh lớp 8A1.
7.3.4 Hoạt động
Hoạt động của GV
- Quan sát, đánh giá
- Hỗ trợ, cố vấn.

Hoạt động của HS
- Tổ chức chương trình.
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
- Tham gia trò chơi và chuẩn bị các câu hỏi các
nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham
gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

Bước 1: GV phát phiếu đánh giá
Hoạt động của GV
* GV phát:

- Cho HS: “Phiếu tự đánh giá tham gia làm việc
nhóm ” và các phiếu đánh giá sản phẩm của các

Hoạt động của HS
- HS nhận phiếu điền thông
tin
22


nhóm còn lại.
- Cho các đại biểu tham dự: “Phiếu tự đánh giá
tham gia làm việc nhóm”của các nhóm.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: ….......................
Nhóm đánh giá:...................................................................................

Tiêu chí

Luôn luôn

Thỉnh
thoảng

Không bao Nhận xét
giờ

Em đặt ra các mục tiêu
Em vạch ra các phương pháp
Em gợi ý các ý tưởng và

phương hướng mới
Em tình nguyện giải quyết
những nhiệm vụ khó.
Em đặt ra các câu hỏi
Em tìm và chia sẻ các nguồn
thông tin
Em đóng góp các thông tin
và các quan điểm
Em đáp lại các ý kiến khác
một cách nhiệt tình

23


Tiêu chí

Luôn luôn

Thỉnh
thoảng

Không bao Nhận xét
giờ

Em mời tất cả mọi người
tham gia
Em khiến các bạn có cảm
giác tốt về những gì các bạn
đã đóng góp cho nhóm
Em tóm tắt lại những điểm

chính của cuộc thảo luận
Em xem xét vấn đề dưới
nhiều quan điểm khác nhau
Em giữ cuộc thảo luận đúng
tiến độ và nội dung
Em giúp nhóm tạo một thời
gian biểu và đăt thứ tự các
ưu tiên.
Em giúp nhóm điều khiển
phân chia các nhiệm vụ.
Em thực hành các bài tập rèn
luyện hệ hô hấp

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH POWERPOINT
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: ….......................
Nhóm đánh giá:...................................................................................

24


Nội

Tiêu chí

Điểm

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem

0,75


Bố

- Cấu trúc mạch lạc, lôgic.

0,75

cục

- Nhất quán trong cách trình bày tiêu

0,5

dung
1.

đề và nội dung
- Sử dụng thông tin chính xác.

1

Nội

- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có

1

dung

chọn lọc; xác định được trọng tâm.


2.

- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức
- Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn,

Đánh giá Đánh giá của
của bạn

giáo viên

1
0,5

sáng sủa….
3.
Hình
thức

- Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp

0,5

lý. Số lượng slide đúng quy định
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu

0,5

đề và nội dung
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp


0,5

dẫn
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm

1

nhấn, thu hút người nghe.
4.
Trình
bày
của
HS

- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ

0,5

phía GV hoặc bạn học.
- Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử

0,5

lý tình huống linh hoạt.
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện,

0,5

có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn
giảng và trình chiếu.

- Phân bố thời gian hợp lý.
Tổng điểm

0,5
10

25


×