Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Hợp tác xã nông nghiệp I – xã Phú Lương – huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.74 KB, 92 trang )

tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

h

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC

in

XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I – XÃ PHÚ LƯƠNG –

ng

Đ
ại

họ

cK

HUYỆN PHÚ VANG – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



ườ

Giáo viên hướng dẫn:

Tr

Th Sĩ. Phan Thị Nữ

Sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Hằng
Lớp: K43B KTNN

Huế, tháng 05 năm 2013


uế

Để hoàn thành tốt khóa luận này, trong thời gian qua tôi nhận được
nhiều sự quan tâm , giúp đỡ của quý thầy cô, người thân, bạn bè.

tế
H

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường
Đại học Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức trong suốt thời
gian học tại trường làm nền tảng cho tôi trong công việc sau này.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tói


h

Cô giáo Thạc sĩ Phan Thị Nữ - người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách

in

nhiệm trong suốt quá trình tôi thục hiện đề tài nghiên cứu.

cK

Tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biếu ơn sâu sắc đến tập thể
cán bộ Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương I đã nhiệt tình cộng tác, cung
cấp những tư liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thàh khóa luận

họ

này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè

Tr

ườ

ng

tài.

Đ
ại


đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề
Huế, ngày11 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Ngô Thị Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 8
I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

uế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 3

tế
H

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................... 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
1.1.1. Lý thuyết về sản xuất ......................................................................... 4

h

1.1.2. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ............................. 4


in

1.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ............................. 4

cK

1.1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp................... 5
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ nấm................................. 6
1.1.3. Giá trị của nấm ăn .............................................................................. 7

họ

1.1.1.1. Giá trị kinh tế............................................................................... 7
1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng ....................................................................... 8

Đ
ại

1.1.3.3. Giá trị dược liệu......................................................................... 10
1.1.3.4. Vai trò trong vấn đề bảo vệ môi trường .................................... 12
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn........ 12
1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh ............................... 12

ng

1.1.4.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội ........................ 14

ườ


1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................... 16
1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của HTX .................. 16

Tr

1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của HTX ................ 16

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................... 16
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên Thế giới và Châu Á.......... 16
1.2.2. Tình hình sản xuất nấm trong nước ................................................. 18
1.2.3. Tình hình trồng nấm ở Thừa Thiên Huế .......................................... 20

SVTH: Ngô Thị Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC
XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I .............................................................. 22
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HTX NN PHÚ LƯƠNG I ....................... 22
2.1.1. Giới thiệu chung............................................................................... 22
2.1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của HTX .................................. 23

uế

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực của HTX .................. 24

tế
H


2.1.3.1. Trồng lúa.................................................................................... 24
2.1.3.2. Trồng nấm.................................................................................. 25
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ................................................... 26
2.1.3.4. Chăn nuôi hộ xã viên ................................................................. 27

h

2.1.4. Tình hình phân phối lãi .................................................................... 27

in

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NẤM Ở HTX............................................... 28
2.2.1. Thời vụ sản xuất một số loại nấm .................................................... 28

cK

2.2.2. Tình hình lao động, sử dụng đất đai của HTX................................. 29
2.2.3. Nguồn vốn đầu tư trồng nấm của HTX ........................................... 31

họ

2.2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của HTX ................................... 32
2.2.5. Quy mô trồng nấm ở HTX ............................................................... 34
2.2.6. Chi phí đầu tư sản xuất nấm của HTX............................................. 35

Đ
ại

2.2.6.1. Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm ............................................. 35
2.2.6.2. Chi phí bình quân sản xuất 1 kg nấm tươi các loại ................... 39

2.2.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm tại HTX ..................................... 44

ng

2.2.7.1. Năng suất, sản lượng nấm các loại (BQ/năm)........................... 44
2.2.7.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của HTX ............................. 45

ườ

2.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM Ở HTX................................................. 48

Tr

2.3.1. Đặc trưng của các tác nhân tham gia trong chuỗi............................ 48
2.3.2. Chênh lệch giá giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi .................. 50
2.3.3. Một số kênh tiêu thụ sản phẩm nấm ở HTX NN Phú Lương I........ 52
2.3.3.1. Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ
nấm linh chi ............................................................................................ 52
2.3.4.2. Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ
nấm sò và nấm mộc nhĩ .......................................................................... 56

SVTH: Ngô Thị Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆPPHÚ LƯƠNG I.................... 65
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ...................................................................................... 65
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................................................ 65


uế

3.2.1. Giải pháp tăng hiệu quả sản xuất ..................................................... 65

tế
H

3.2.2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm............................................................. 67
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 69
I. KẾT LUẬN ................................................................................................... 69
II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 70

h

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

PHỤ LỤC

SVTH: Ngô Thị Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Yêu cầu về nhiệt độ của các loại nấm ................................................... 13
Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của HTX......................................... 24
Bảng 3. Tình hình sản xuất nấm ở HTX .............................................................. 25
Bảng 4. Kết quả kinh doanh dịch vụ .................................................................... 27

uế

Bảng 5. Tình hình phân phối lãi........................................................................... 28

tế
H

Bảng 6. Thời vụ sản xuất một số loại nấm trồng ở HTX..................................... 28
Bảng 7. Tình hình sử dụng đất sản xuất nấm....................................................... 30
Bảng 8. Tư liệu sản xuất nuôi trồng nấm ............................................................. 33
Bảng 9. Tư liệu sản xuất chế biến nấm ................................................................ 33

h

Bảng 10. Quy mô nấm trồng ở HTX trong ba năm từ 2010 đến 2012 ................ 34


in

Bảng 11. Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm trong ba năm từ 2010 đến 2012 ..... 36
Bảng 12. Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm linh chi ........................................... 37

cK

Bảng 13. Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm sò .................................................... 38
Bảng 14. Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm mộc nhĩ........................................... 39

họ

Bảng 15. Chi phí bình quân sản xuất 1 kg nấm linh chi ...................................... 40
Bảng 16. Chi phí bình quân sản xuất 1 kg nấm sò............................................... 40
Bảng 17. Chi phí bình quân sản xuất 1 kg nấm mộc nhĩ ..................................... 41

Đ
ại

Bảng 18. Chi phí bình quân sản xuất 1 kg nấm các loại năm 2012 ..................... 42
Bảng 19. Năng suất, sản lượng nấm các loại ....................................................... 44
Bảng 20. Kết quả sản xuất nấm của HTX............................................................ 46

ng

Bảng 21. Hiệu quả sản xuất các loại nấm ............................................................ 47
Bảng 22. Chênh lệch giá giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm nấm ..... 51

ườ


Bảng 23. Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 1 tiêu thụ nấm linh chi ... 54
Bảng 24. Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 2 tiêu thụ nấm linh chi ... 55

Tr

Bảng 25. Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 1 tiêu thụ nấm sò và nấm
mộc nhĩ................................................................................................................. 58
Bảng 26. Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 2 tiêu thụ nấm sò và nấm
mộc nhĩ................................................................................................................. 60
Bảng 27. Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 3 tiêu thụ nấm sò và nấm
mộc nhĩ................................................................................................................. 62
Bảng 28. Lợi nhuận BQ/kg nấm các loại của HTX qua các kênh tiêu thụ .......... 63
SVTH: Ngô Thị Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Nguồn vốn đầu tư sản xuất nấm từ năm 2010 đến 2012 .................... 31

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sán phẩm nấm linh chi ở HTX NN Phú Lương I ............... 53

Tr

ườ

ng

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Sơ đồ 2: Chuỗi cung sản phẩm nấm sò và mộc nhĩ ở HTX NN Phú Lương I..... 56

SVTH: Ngô Thị Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua hoạt động sản xuất nấm của HTX NN Phú Lương I
– Xã Phú Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phát
triển mạnh. Hằng năm, HTX cung ứng cho thị trường hàng nghìn kg nấm các loại
doanh thu khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất này còn giúp giải

uế


quyết việc làm lúc nhàn rỗi, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân ở

tế
H

địa phương.

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về sản xuất cũng như tiêu thụ nấm tại HTX, để từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm.

Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung nghiên cứu.

in

h

Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:

cK

Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Chương II: Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I.

NN Phú Lương I.

họ


Chương III: Định hướng và giải pháp về sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX

Tr

ườ

ng

Đ
ại

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Ngô Thị Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
phát triển chung của mỗi quốc gia. Nông nghiệp Việt Nam cung cấp nông sản
thực phẩm cho 85 triệu dân, tạo việc làm cho 13,7 hộ nông thôn và tạo ra 4,5-5,5

uế

tỷ USD từ xuất khẩu (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007). Do vậy

tế
H


trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách
đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhiều ngành nghề sản xuất nông

nghiệp mới hình thành, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn, đẩy mạnh quá trình

h

công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.Một trong những ngành

in

nghề đó có nghề trồng nấm.

cK

Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn bắt đầu từ những năm 70
của thế kỷ trước. Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng như một loại
“rau sạch” và “thịt sạch” được nhiều người ưa chuộng, nghề trồng nấm có nhiều

họ

điều kiện phát triển vì nguồn nguyên liệu để sản xuất nấm dồi dào. Có thể tận
dụng những sản phẩm phụ của nhà nông như rơm rạ, bông, mùn,bã mía…để sản

Đ
ại

xuất nấm, ngoài ra sản xuất nấm còn góp phần bảo vệ môi trường.

Sản xuất nấm vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn ngắn hơn so với
các sản phẩm nông nghiệp khác, do vậy nghề trồng nấm đã nhanh chóng phát
triển tại nhiều tỉnh trong cả nước. Nhiều vùng sản xuất nấm chuyên canh đã ứng

ng

dụng các kết quả nghiên cứu nên sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao với những
công nghệ phù hợp.

ườ

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có lợi thế về phát triển dịch vụ nhưng cũng

rất chú trọng đến việc nâng cao sản lượng nông nghiệp, để góp phần vào việc

Tr

tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh. Đối với người dân
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nguồn thu chính của họ chủ yếu dựa vào
sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như lúa, lạc, ngô…
Đặc biệt ở xã Phú Lương người dân hầu hết tham gia vào việc sản xuất
nấm. Trong đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương I là đơn vị chuyên sản xuất
các loại nấm như linh chi, sò, mộc nhĩ và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm
SVTH: Ngô Thị Hằng

1


Khóa luận tốt nghiệp


cho các hộ nông dân trên địa bàn. Hàng năm, HTX sản xuất hàng nghìn kg nấm
các loại cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đây là sản phẩm được xem
là “rau sạch” có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất…
cho cơ thể. Không những vậy, nấm linh chi còn được gọi là thần dược chữa được
rất nhiều loại bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, trồng nấm

uế

còn đem lại lơi nhuận kinh tế rất cao cho người sản xuất, với sản lượng hàng

tế
H

nghìn kg nấm trong năm HTX có thể thu được khoảng hơn 100 triệu đồng.

Về kỹ thuật thì việc trồng nấm không đòi hỏi quá khó, nhưng phải nắm
được quy trình sản xuất cũng như các nguyên tắc khi thực hiện thì sẽ đạt kết quả
cao. Nhưng hiện nay việc phát triển nghề nấm còn gặp nhiều khó khăn trong việc

h

tìm kiếm nguyên liệu đầu vào. Về nguyên liệu thì mùn cưa cao su và gỗ lim rất

in

hiếm hoi phải đặt hàng mua trước mới có. Còn nguồn giống meo vẫn chưa chủ
động hoàn toàn được phải nhập thêm từ nhiều nơi khác nhau như Viện Di truyền

cK


Phạm Văn Đồng Hà Nội hoặc nhập từ Đà Nẵng. Do đó chất lượng giống không
đảm bảo nên năng suất không đồng đều, cùng với sự biến động giá của thị trường

họ

giống khiến cho đầu vào gặp của quá trình sản xuất gặp không ít khó khăn. Mặt
khác, HTX vẫn chưa ổn định được thị trường đầu ra và giá cả cho sản phẩm của
mình. Trước những khó khăn trên, HTX đã cùng chính quyền địa phương cố

Đ
ại

gắng khắc khắc phục được phần nào nhưng vẫn chưa triệt để.
Để phát triển nghề trồng nấm cũng như giải quyết đầu ra cho sản phẩm thì
việc xem xét và phân tích các đặc điểm của nghề trồng nấm là cần thiết. Nhận

ng

thức được tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình sản xuất và tiêu
thụ nấm ở Hợp tác xã nông nghiệp I – xã Phú Lương – huyện Phú Vang –

ườ

tỉnh Thừa Thiên Huế”làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tr

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ


nấm ở HTX. Qua đó đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX.

SVTH: Ngô Thị Hằng

2


Khóa luận tốt nghiệp

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất nấm ở HTX
NN Phú Lương I trong ba năm từ 2010 đến 2012 trong đó tập trung nghiên cứu
tình hình sản xuất nấm trong năm 2012 và tìm hiểu các kênh tiêu thụ thông qua
điều tra phỏng vấn một số thành viên trong tổ nấm của HTX và các tác nhân

uế

trong kênh tiêu thụ.
- Phạm vi nghiên cứu:

tế
H

 Phạm vi về nội dung: Đề tài đánh tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm
dưới góc độ kết quả và hiệu quả mang lại.

 Phạm vi về không gian: HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương – huyện


h

Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế

in

 Phạm vi về thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất nấm trong ba năm

cK

từ 2010 đến 2012 trong đó tập trung nghiên cứu năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp điều tra thu thập số liệu:

họ

- Chọn địa điểm điều tra: HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương – huyện
Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Thu thập số liệu:

Đ
ại

 Số liệu thứ cấp: thông qua bộ phận kế hoạch của HTX, báo cáo tổng kết
tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ các năm và một số tài liệu liên quan khác.
 Số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn điều tra trực tiếp các thành viên

ng


trong tổ nấm và điều tra trực tiếp 40 nhà thu mua nấm tại HTX bằng bảng hỏi
được thiết kế sẵn.

ườ

 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Tr

- Tổng hợp số liệu: số liệu được tổng hợp trên phần mềm Excel.
- Phân tích số liệu: trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài tiến hành

phân tích chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ
giữa các yếu tố của quá trình sản xuất.
 Phương pháp phân tích thống kê: phân tích tuyệt đối, tương đối, so sánh…

SVTH: Ngô Thị Hằng

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

uế


1.1.1. Lý thuyết về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm

tế
H

hàng hóa, dịch vụ đầu ra (Mai Ngọc Cường, 1997)

Hàm sản xuất là hàm thể hiện mối quan hệ về mặt kỹ thật giữa lượng sản
phẩm sản xuất ra và số lượng đầu vào đã được sử dụng để sản xuất ra khối lượng
sản phẩm đó. Người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng hàm sản

h

xuất có dạng: Y=f(X1,X2,… Xn)=f(X)

in

Trong đó: Y là lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra

cK

X1, X2,… Xn: là lượng các yếu tố đầu vào đã cho

Trong sản xuất, với khối lượng các đầu vào đã cho, giá đầu vào và đầu ra

lớn nhất (Ymax).

họ


không đổi, người sản xuất luôn cố gắng tạo khối lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra

1.1.2. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Đ
ại

 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa
một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá

ng

trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản

ườ

xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của lao động lưu thông và thương mại
đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp.

Tr

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và

kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao
gồm các hoạt động: tạo nguồn, chẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng,
xúc tiến bán hàng… cho đến các dịch vụ sau bán hàng. Tóm lại, hoạt động tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm hai quá trình có liên quan:


SVTH: Ngô Thị Hằng

4


Khóa luận tốt nghiệp

Một là, các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao
gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu
khách hàng.
Hai là, các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm

bán hàng.
 Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

uế

nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng

tế
H

- Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là sản phẩm tự nhiên hoặc có
nguồn gốc tự nhiên đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người trong đó chủ yếu là
lương thực, thực phẩm. Trên thị trường tiêu dùng cuối cùng, cầu đối với phần lớn

h

các loại lương thực, thực phẩm cơ bản là ít co giãn theo giá.


in

- Sản phẩm của ngành nông nghiệp thường dễ bị hư hỏng và giá cả
thường xuyên biến động. Do vậy cần coi trọng gắn kết sản xuất nông sản thô với

cK

chế biến, xây dựng hệ thống kho bảo quản phù hợp.

- Trong nông nghiệp, ngoài sản phẩm được đưa ra cung ứng cho thị
trình sản xuất tiếp theo.

họ

trường còn có một lượng sản phẩm được giữ lại làm tư liệu sản xuất cho quá
- Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ và

Đ
ại

có tính địa phương khá cao, cần có kế hoạch dự trữ để đáp ứng nhu cầu lúc trái
vụ, đồng thời thực hiện tốt sản xuất và cung ứng đối với các sản phẩm có tính
chất địa phương, các sản phẩm đặc sản.

ng

- Chi phí marketing cho sản phẩm nông nghiệp cao. Do chịu ảnh hưởng

của cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển, công nghệ bảo quản, chế biến…


ườ

1.1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên thị trường, cơ chế thị trường chi phối toàn

Tr

bộ quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa của cơ sở sản xuất và
doanh nghiệp. Do đó, tiêu thụ sản phẩm quyết định tới quá trình sản xuất, tới quá
trình quay vòng và tiết kiệm vốn. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành
bởi các yếu tố sau:
- Các chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua
- Đối tượng tiêu thụ là sản phẩm hàng hóa và tiền tệ
SVTH: Ngô Thị Hằng

5


Khóa luận tốt nghiệp

- Thị trường tiêu thụ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán
Chúng ta có thể dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất (lên theo
hướng tăng khả năng sản xuất) bằng khoa học kỹ thuật mới hiện đại, trong khi
các yếu tố sản xuất khác không thay đổi.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao

uế

uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt,


tế
H

giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng

tốt… Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có
thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không
ngừng mở rộng thị trường.

h

Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là

in

thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và ngưới sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra

cK

được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực

họ

hiện tốt công tác tiêu thụ sản thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững
chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong và ngoài nước. Nó tạo
ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập


Đ
ại

khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ nấm
Giữa sản xuất và tiêu thụ mọi hàng hóa nói chung và của nấm nói riêng có

ng

mối quan hệ hữu cơ khăng khít không thể tách rời. Trong đó, sản xuất quyết định
đến quá trình tiêu thụ vì sản xuất tạo ra sản phẩm cho quá trình tiêu thụ. Sản xuất

ườ

nấm phải đảm bảo khối lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cho
các hợp đồng tiêu thụ lớn, nhất là xuất khẩu. Ngược lại, tiêu thụ nấm tác động trở

Tr

lại quá trình sản xuất, chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm thì mới quyết định có nên
sản xuất nữa hay không? Khối lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào? Việc
tìm kiếm thị trường tiêu thụ nấm hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng vì tiêu thụ
nấm tốt, giá bán hợp lý, mang lại lợi ích cho người sản xuất và cho xã hội thì sẽ
kích thích được sản xuất phát triển. Quan hệ giữa chuyên môn hóa , tâp trung hóa
với phát triển tổng hợp hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
SVTH: Ngô Thị Hằng

6



Khóa luận tốt nghiệp

Việc sản xuất nấm với khối lượng sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng trong nước,
đặc biệt xuất khẩu là vấn đề đang đặt ra cần tìm hướng giải quyết. Làm thế nào
để có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm nhều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn
khi các nguồn lực dùng cho sản xuất ngày càng khan hiếm. Vì vậy cần liên kết
giữa sản xuất và tiêu thụ để hình thành các vùng sản xuất nấm chuyên canh mang

uế

tính chất chuyên môn hóa với quy mô lớn ở những nơi có lợi thế sản xuất nấm.

tế
H

Tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh quá trình
CNH, HĐH đất nước.

Khi sản xuất ngày càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng, chủng loại
nấm ngày càng đa dạng, làm thế nào đa dạng hình thức tiêu thụ nấm để hạn chế

h

nhược điểm về tính thời vụ trong ngành nông nghiệp của nấm (giá nấm lúc chính

in

vụ thường thấp hơn so với đầu vụ và cuối vụ, ngược lại giá nguyên liệu đầu vào
lúc chính vụ lại cao hơn đầu vụ và cuối vụ - Đỗ Kim Chung, 2008, giáo trình


cK

Kinh tế nông nghiệp). Điều này đòi hỏi phải có CSHT để dự trữ, bảo quản hàng
hóa lúc thời vụ, phải có cơ chế thị trường mềm dẻo với sự tham gia của nhều

họ

thành phần kinh tế. Cần có nhiều chính sách hợp lý để tạo mối liên kết “bốn nhà”
(Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học), đa dạng loại nấm phù
hợp với nhiều điều kiện tự nhiên, xây dựng các cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản

Đ
ại

hợp lý để nấm không chịu chung số phận như một số nông sản trước đây của
Việt Nam (người nông dân không đủ bù đắp nổi chi phí bỏ ra, sản phẩm làm ra
không tiêu thụ được còn phải đổ đi…). Đặc biệt, nghiên cứu thị trường nhằm đa

ng

dạng kênh tiêu thụ, hình thức tiêu thụ nấm ăn như khoai tây Việt Nam (tiêu dùng
tươi sống, tiêu dùng chế biến, xuất khẩu…).

ườ

1.1.3. Giá trị của nấm ăn

Tr

1.1.1.1. Giá trị kinh tế

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nấm là một trong những loại đối

tượng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, do:
- Với diện tích nhỏ nhưng vẫn có thể cho năng suất cao nhất nên có thể áp

dụng trồng nấm ở quy mô nhỏ hay lớn, kinh tế hộ gia đình.
- Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì
đầu vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 30-40% giá thành
SVTH: Ngô Thị Hằng

7


Khóa luận tốt nghiệp

một đơn vị sản phẩm) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao động ở
các vùng nông thôn. Nếu trung bình để giải quyết việc làm cho một người lao
động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập 800.000 –
1.000.000đ/tháng. Chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng và
100m2 diện tích đất để làm lán trại. Nếu so với các ngành công nghiệp khác phải

uế

xây dụng nhà máy, xí nghiệp, chúng ta phải đầu tư trên 100 triệu đồng/người

tế
H

công nhân mới có thể có việc làm. Mặt khác, nấm có chu kỳ sinh trưởng ngắn,
quay vòng vốn nhanh, có thể ngừng sản xuất bất cứ lúc nào khi gặp thời tiết bất

thuận nên thiệt hại không nhiều.

- Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ,

h

thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường. Ước

in

tính cả nước có khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nói trên, chi cần sử dụng khoảng
10-15% số nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/

cK

năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ/năm.

- Ngoài ra, nấm là loại thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao, góp phần tăng

họ

nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng

Nấm được xem là một loại rau, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho

Đ
ại

con người như: hàm lượng protein (đạm thực vật) chỉ sau thịt , cá, rất giàu chất

khoáng và các axit amin không thể thay thế, các vitamin A, B, C, D, E,… không
có các độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”. Nấm còn

ng

đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các axit amin thiết yếu, hàm lượng
chất béo ít và là những axit béo chưa bão hòa. Do đó tốt cho sức khỏe, giá trị

ườ

năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin.
Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần

Tr

ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loại nấm ăn đều có tác
dụng phòng ngừa chống u bướu. Việt Nam bắt đầu có những căn bệnh của xã hội
công nghiệp như strees, béo phì, xơ mỡ động mạch, huyết áp, ung thư… nếu mỗi
tuần chúng ta đều ăn nấm ít một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa
được những bệnh nêu trên. Từ đó cho thấy, nấm còn là nguồn thực phẩm chức
năng của cơ thể thế kỷ21.
SVTH: Ngô Thị Hằng

8


Khóa luận tốt nghiệp

- Đạm thô: Phân tích trên nấm khô cho thấy, nấm có hàm lượng đạm cao,
hàm lượng đạm thô ở nấm mèo là thấp nhất, chỉ 4-8%; ở nấm rơm khá cao, đến

43%, ở nấm mỡ hay nấm bún là 23,9-34,8%; ở nấm đông cô là 13,4-17,5%, nấm
bào ngư Pleurotusostretus là 10,5-30,4%, bào ngư mỏng pleurotussajor-caju là
9,9-26,6%; kim châm là 17,6%, hầm thủ từ 23,8-31,7%. Nấm có đầy đủ các acid

uế

amin thiết yếu như: isoleucin, leucin, lysine, methionin, phennylalnin, threonin,

tế
H

valin, tryp-tophan, histidin. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucin, ít tryptophan và
methionin. Đối với nấm rơm khi còn non ( dạng nút tròn) hàm lượng protein thô

lên đến 30%, giảm chỉ còn 20% và bung đủ. Ngoài ra, tùy theo cơ chất trồng
nấm mà hàm lượng đạm có thay đổi. Nhìn chung, lượng đạm của nấm chỉ đứng

in

(18,4%), lúa mạch( 7,3%) và lúa mì (13,2%).

h

sau thịt và sữa, cao hơn các loại rau cải, ngũ cốc như khoai tây (7,6%), bắp cải
- Chất béo: Chất béo có trong các loại nấm chiếm từ 1 - 10% trọng lượng

cK

khô của nấm, bao gồng các acid béo tự do, monoflycerid, diglycerid và
triglyceride, serol, sterol ester, phos – phor lipid và có từ 72 – 85% acid béo thiết


họ

yếu chiếm từ 54 - 76% tổng lượng chất béo, ở nấm mỡ và nấm rơm là 69 - 70%,
ở nấm mèo là 40,39%, ở bào ngư mỏng là 62,94%, ở nấm kim châm là 27,98%.
- Carbohydrat và sợi: Tổng lượng Carbohydratvà sợi chiếm từ 5 - 88% trong

Đ
ại

nấm tươi và khoảng 4 - 20% trên trọng lượng nấm khô, bao gồm các đường pentose,
methyl pentos, hexose, disaccharide, đường amin, đường rượu, đường acid. Trehalose
là một loại “đường của nấm” hiện diện trong tất cả các loại nấm, nhưng chỉ có ở nấm

ng

non vì nó bị thủy giải thành glucose khi nấm trưởng thành. Polysaccharid tan tong
nước từ quá thể nấm luôn luôn được chú ý đặc biệt vì tác dụng chống ưng thư của nó.

ườ

Thành phần chính của sợi nấm ăn là chitin, một polymer của n - acetylglucosamin,
cấu tạo nên vách của tế bào nấm. Sợi chiếm từ 3,7% ở nấm kim châm cho đến 11,9-

Tr

19,8% ở các loại nấm mèo; 7,5 - 17,5% ở nấm bào ngư; 8 - 14% ở nấm mỡ; 7,3 - 8%
ở nấm đông cô; và 4,4 - 13,4%ở nấm rơm.
- Vitamin: Nấm có chứa một số vitamin như: thiarmin (B1), riboflavin


(B2), niacin (B3), acid ascorbic (vitamin C)…
- Khoáng chất: Nấm ăn là nguồn cung cấp chất khoáng cần thiết cho cơ
thể. Nguồn này lấy từ cơ chất trồng nấm, thành phần chủ yếu là kali, kế đến là
SVTH: Ngô Thị Hằng

9


Khóa luận tốt nghiệp

phosphor, natri, calci và magnesium, các nguyên tố khoáng này chiếm từ 56 70% lượng tro. Phosphor và calcium trong nấm luôn luôn cao hơn một số loại
trái cây và rau cải. Ngoài ra còn có các chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm,
mangan, cobalt…
Giá trị năng lượng của nấm: Được tính trên 100g nấm khô. Phân tích của

uế

Crisan & Sands; Bano & Rajarathnam cho kết quả sau: Nấm mỡ: 328 - 381 Kcal;

tế
H

nấm hương: 387 - 392 Kcal; nấm bào ngư xám 345 - 367 Kcal; nấm bào ngư

mỏng 300 - 337 Kcal; bào ngư trắng 265 - 336 Kcal; nấm rơm 254 - 374 Kcal;
nấm mèo 347 - 384 Kcal; nấm hầm thủ 233 Kcal.
1.1.3.3. Giá trị dược liệu

h


Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn

in

còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như:

 Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

cK

Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào,
thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào

họ

lympho T và lympho B. Nấm Linh chi, nấm Vân chi, nấm Đầu khỉ và Mộc nhĩ
đen có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.
 Kháng ung thư và kháng virus

Đ
ại

Trên thực nghiệm, hầu hất các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát
triển của tế bào ung thư. Với nấm Hương, nấm Linh chi và nấm Trư linh, tác
dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có

ng

công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình
sinh trưởng và lưu chuyển của virus.


ườ

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng Nhộng Trùng Thảo được

sử dụng có hiệu quả để chữa trị nhiều bệnh, như rối loạn chúc năng của gan (Nan

Tr

J.X et al. 2001), ung thư (Yoo H.S at el. 2004), sự lão hóa, các chứng viêm tấy
(Won S.Y and Park E.H. 2005). Đặc biệt nó được đánh giá có tác dụng tốt đối
với thận và phổi theo y học cổ truyền Trung Quốc. Gần đây rất nhiều tính chất
dược lý của loài nấm này đã được công bố: Dịch chiết suất nấm bằng cồn có thể
kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobaerium tuberculosis H37Rv; đẩy
nhanh quá trình chuyển hóa các axit nucleic và protein tại tụy; có tác dụng đối
SVTH: Ngô Thị Hằng

10


Khóa luận tốt nghiệp

với kích tố sinh dục nam; tác động đến hệ thống tuần hoàn như chống lại sự thiếu
oxi, tăng cường sự lưu thông máu, giảm hàm lượng cholesterol trong huyết
thanh…; có tác dụng chống viêm nhiễm; có tác dụng chống ung thư; kĩm hãm sự
phát triển của tế bào ung thư vú, tế bào ung thư phổi…; kìm hãm sự phát triển
của một số virus và vi khuẩn.

uế


 Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch

tế
H

Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng
máu động mạch vành, hạ thấp oxi tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ
tim. Các loại nấm như Ngân nhĩ (Mộc nhĩ trắng), Mộc nhĩ đen, nấm Đầu khỉ,
nấm Hương, Đông trùng hạ thảo… đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu,

h

làm hạ lượng cholesterol, triglyceride và beta-lipoproterin trong huyết thanh.

đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.

cK

 Giải độc và bảo vệ tế bào gan

in

Ngoài ra, nấm Linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và

họ

bảo vệ tế bào gan rất tốt. Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm
giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachloride,

thioacetamide và predcusone,làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp

Đ
ại

men gan. Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần thường
được dùng trong những đơn thuốc Đông được điều trị viêm gan cấp tính.
 Kiện tỳ dưỡng vị

ng

Nấm Đầu khỉ có khả năng lợi tạng phù, trợ tiêu hóa, có tác dụng rõ rệt

trong trị liệu các chứng bệnh như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá

ườ

tràng. Nấm binh có tác dụng ích khí sát trùng, phòng chống viêm gan, viêm loét
dạ dày tá tràng, sỏi mật, Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine,

Tr

có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.
 Hạ đường máu và chống phóng xạ
Khá nhiều loại nấm ăn có tác dụng làm hạ đương máu như ngân nhĩ, đông

trùng hạ thảo, nấm linh chi… Cơ thể làm giảm đường huyết của đông trùng hạ thảo là
kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các
polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ.
SVTH: Ngô Thị Hằng


11


Khóa luận tốt nghiệp

 Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa
Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào, nhiều
loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ… có tác dụng thanh trừ các
sản phẩm giúp làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá
trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

uế

Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi

tế
H

cho sự điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Gần đây, nhiều nhà

khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS
ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.
1.1.3.4. Vai trò trong vấn đề bảo vệ môi trường

h

Phát triển nghề sản xuất nấm ăn - nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần

in


giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, môi sinh. Phần lớn lượng rơm rạ sau khi
thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném

cK

xuống kênh rạch, sông ngòi gây tác nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên
rất lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại

họ

sản phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm chuyển sang làm phân
bón hữu cơ tạo thêm độ phì cho đất. Trong thực tế, nhiều xưởng trồng nấm hiện
nay sử dụng phế loại sau thu hoạch nấm làm phân bón cho lúa, rau đã tăng năng

Đ
ại

suất cao hơn từ 15-20% so với tập quán canh tác cũ. Một số nước trên thế giới
như Hà Lan, Đài Loan đã chế biến và xuất khẩu loại “Phân hữu cơ từ bã nấm”
sang nước khác.

ng

1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh

ườ

 Yêu cầu vầ ẩm độ

- Ẩm độ nguyên liệu: Nhóm nuôi trồng trong điều kiện không đóng bịch

Tr

mà trồng trên mô nấm hay nhúm nấm (nấm rơm, nấm mỡ) hay nuôi trồng trên
bông phế liệu thì ẩm độ yêu cầu là: 70-75%. Nhóm nấm rơm, nấm sò trồng trên
rơm hay bông nhưng có đóng bịch nilon, ẩm độ 65-67%. Các nấm khác nuôi trên
các giá thể (mùn cưa, bã mía, thân gỗ… ) có đóng bịch nilon yêu cầu ẩm độ: 6062%. Nhóm nấm nuôi trên thân gỗ (linh chi, mộc nhĩ, nấm hương), ẩm độ
nguyên liệu cần từ 47-55%.
SVTH: Ngô Thị Hằng

12


Khóa luận tốt nghiệp

- Ẩm độ không khí: Pha nuôi sợi: 65-75%. Vào những ngày ẩm độ không
khí quá cao (>75%), cần tạo độ thoáng tốt cho nhà nuôi nhằm giảm tỷ lệ nhiễm
bệnh trên nấm. Pha ra quả thể: 85-95%. Riêng: nấm kim châm, nấm hương, linh
chi, nấm sò thì pha ra quả thể ẩm độ không khí đạt từ: 85-90%. Nếu ẩm độ không
khí quá 90% cần phải tạo độ thoáng tốt.

uế

Yêu cầu về độ thông thoáng (nồng độ CO2 trong không khí)
chi và nấm rơm < 0.2%).
Yêu cầu về nhiệt độ

tế
H


Pha nuôi sợi: [CO2] < 0.6%. Pha ra quả thể: [CO2] <0.4% (riêng nấm linh

Bảng 1. Yêu cầu về nhiệt độ của các loại nấm

Đại diện

nấm đùi gà, nấm

Nhiệt độ pha

hương, nấm trà

Nấm rơm, mộc nhĩ, sò

tân, nấm sò tím,

chịu nhiệt, linh chi.

nấm đầu khỉ.

0

18 C-26 C

Nấm rơm: 320C-420C
0

0


20 C-28 C

Đ
ại

nuôi sợi

0

ng

Nhiệt độ pha
hình thành

0

0

6 C-12 C)

Sò chịu nhiệt: 160C-320C
Nấm rơm: 280C-380C

0

biệt: kim châm

Mộc nhĩ: 200C-320C
Linh chi: 200C-300C


10 C-15 C (Cá

ườ

quả thể

0

Nhóm ưa nhiệt

Nấm mỡ, nấm

họ

ngọc châm.

trung bình

cK

Nấm kim châm,

Nhóm chịu lạnh

h

Nhóm chịu lạnh

in


Nhóm nấm

0

0

14 C-22 C

Mộc nhĩ: 200C-380C
Sò chịu nhiệt: 180C-320C
Linh chi: 200C-300C

Tr

 Yêu cầu về ánh sáng
Pha nuôi sợi: đa số các loại nấm trồng không cần ánh sáng (<200 lux). Trong

trường hợp ánh sáng trực xạ chiếu vào, sợi nấm dễ bị thoái hóa. Pha hình thành quả
thể: đa số cần ánh sáng tán xạ (500-800 lux). Ánh sáng phải được phân bố đều ở các
vị trí trong khu vực nuôi trồng. (Cá biệt: nấm mỡ không cần ánh sáng).

SVTH: Ngô Thị Hằng

13


Khóa luận tốt nghiệp

 Yêu cầu về pH
Nấm rơm, nấm sò: pH thích hợp 6,5 - 8. Nấm mỡ: pH thích hợp 6,5 – 7,5.

Các loại nấm trồng khác: pH thích hợp 5,6-7.
 Yêu cầu về dinh dưỡng
Đa số nấm trồng đều sử dụng trực tiếp xenlulose làm nguồn dinh dưỡng

uế

(trừ nấm mỡ). Ngoài ra cần bổ sung vào nguyên liệu các vitamin, chất khoáng,

tế
H

lượng đường thích hợp với tùng loại nấm.
1.1.4.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội
 Lao động

Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư chủ

h

yếu là nông dân, người dân tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm 70% lực

in

lượng lao động cả nước. Chính vì vậy mà đội ngũ lao động ở đây rất dồi dào và
phong phú đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

cK

Do đó, phổ biến kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người lao động là
hết sức cần thiết, giúp họ tự chủ hơn trong quá trình sản xuất của mình. Đặc biệt,


họ

trong sản xuất nấm ở HTX quy trình sản xuất có phức tạp hơn sản xuất nấm rơm
mà người dân trồng. Chính vì vậy, HTX cần mở nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ
thuật cho những người lao động thường xuyên tham gia sản xuất nấm nhằm nâng

Đ
ại

cao tay nghề cũng như kinh nghiệm cho họ.
 Vốn

Là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, nâng

ng

cao chất lượng sản phẩm, mua công nghệ kỹ thuật giống tốt, cơ sở hạ tầng cho
việc sản xuất… Lượng vốn đầu tư ổn định lâu dài, góp phần tạo sản phẩm, phân

ườ

phối cho tiêu dùng đầy đủ, doanh thu đạt được cao. Nếu thiếu vốn thì sẽ hạn chế

Tr

khả năng đầu tư phát triển sản xuất của HTX.
 Giống, nguyên vật liệu
- Chọn meo giống là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất


trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng
suất cao và chất lượng tốt.

SVTH: Ngô Thị Hằng

14


Khóa luận tốt nghiệp

- Nguyên liệu chính để trồng nấm ở đây là mùn cưa chủ yếu phải mua từ
bên ngoài. Nếu lượng mùn cưa cung ứng không đủ thì sẽ ảnh hưởng đến sản
lượng nấm dự tính do số lượng bịch nấm phải làm ít lại.
 Kỹ thuật
Làm tốt khâu kỹ thuật là yếu tố thành công quan trọng đối với việc trồng

uế

nấm. Tuy việc trồng khá đơn giản, nhưng để được sản lượng, năng suất cao cần

tế
H

phải coi trọng khâu kỹ thuật, bắt đầu từ việc chọn meo giống, chuẩn bị nguyên
vật liệu, xác định đúng thời vụ trồng nấm, cho đến khâu chăm sóc thu hoạch, để
từ đó giúp đạt được hiệu quả trong sản xuất.
 Giá cả thị trường nấm

h


Hiện nay giá các loại nấm trên thị trường là khá cao do dân tiêu dùng ngày

in

càng nhiều mặt hàng này. Nhưng nhu cầu cao đã đẩy người sản xuất nấm mở
rộng diện tích, sản xuất nhiều ở vụ tiếp theo dẫn đến cung tăng, vậy là giá lại

cK

giảm xuống thấp hơn. Hơn nữa, giá nấm cũng hay bấp bênh, người sản xuất lo sợ
khi thời tiết không ổn định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nấm không bán được

họ

hàng, thu lời không cao. Nhưng hiện nay HTX đã khắc phục được khó khăn này
khi sản phẩm họ sản xuất ra đã có máy sấy ở dạng khô, nấm sẽ được bảo quản
lâu hơn, Như vậy tình trạng ép giá đã phần nào được hạn chế, người sản xuất sẽ

Đ
ại

nhận được lãi như họ mong muốn. Và sự biến động của thị trường cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, tùy vào khả năng tiếp cận thông tin, khả
năng dự đoán mức độ rủi ro mà người sản xuất có thể hạn chế được ảnh hưởng

ng

xấu, để đầu tư hợp lý cho việc sản xuất của mình.
 Chính sách của nhà nước


ườ

Chính sách của nhà nước thể hiện trong việc quan tâm đồng bộ trên mọi

lĩnh vực, các chính sách để phát triển kinh tế xã hội, chính sách thuế nông

Tr

nghiệp, chính sách giao đất, chính sách hỗ trợ vốn đã từng bước tạo nên môi
trường nông thôn ngày càng phát triển lành mạnh theo hướng tích cực. Đặc biệt,
các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển đã tạo điều kiện tốt
cho tất cả mọi hoạt động ở địa phương được diễn ra một cách liên tục, thông suốt
như: đường xá, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế…

SVTH: Ngô Thị Hằng

15


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của HTX
- Tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí mà HTX bỏ ra trong quá trình sản xuất.
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
GO = (Pi*Qi)

Trong đó:

Qi: lượng sảm phẩm loại i được sản xuất ra


tế
H

Công thức:

uế

vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất (thường là một năm).

Pi: giá trị sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian (IC): bao gồm các chi phí vật chất và dịch vụ được
tiêu dùng trong quá trình sản xuất.

VA = GO – IC

in

Công thức:

h

- Tổng giá trị gia tăng (VA): là giá trị tăng thêm hay giá trị mới được tạo ra.

cK

- Lợi nhuận kinh tế (Pr): là phần chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và
tổng chi phí sản xuất.
Công thức:


Pr = GO – TC

họ

1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của HTX
- Hiệu suất (GO/IC): phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo
được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

Đ
ại

- Hiệu suất (VA/IC): phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo được
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

- Hiệu suất (Pr/TC): phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao

ng

nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

ườ

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên Thế giới và Châu Á
Hiện nay trên thế giới hơn 80 nước nuôi trồng các loài nấm mỡ, nấm

Tr

hương, nấm sò, mộc nhĩ… trong đó có các nước công nghiệp phát triển như: Hoa

Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…nuôi trồng nhiều vì lượng
tiêu thụ ngày càng lớn.
Các loại nấm ăn như nấm sò, mộc nhĩ, rơm, mỡ… được xem là rau cao
cấp, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm,đường, có đầy đủ aixt amin, giàu
vitamin B, C, K, A, D, E,… và rất giàu chất khoáng như Kali, Natri, Calcium,
SVTH: Ngô Thị Hằng

16


Khóa luận tốt nghiệp

Phosphat, Mangnesium,… Nấm còn sử dụng làm dược liệu như nấm linh chi,
đông cô, chân chim… để chữa bệnh cho con người. Với giá trị của loại sản phẩm
này, ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm
năm. Hiện nay người ta đã biết 2000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm
ăn ngon và dang được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo (UNESSCO – 2004). Việc

uế

nghiên cứu và nuôi trồng nấm trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ,

tế
H

đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Sản lượng nấm ăn nuôi

trồng năm 2008 đạt 25 triệu tấn nấm tươi. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ trồng nấm đã trở
thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản
lượng rất cao. Các loại nấm được nuôi trồng chủ yếu là nấm mỡ, nấm sò theo quy


h

mô dây chuyền công nghiệp chuyên môn hóa cao độ: các nhà máy chuyên xử lý

in

nguyên liệu, đã sử dụng robot trong khâu nuôi trồng chăm sóc và thu hái nấm.
Nhiều nước ở châu Á, trồng nấm còn mang tính chất thủ công, năng suất

cK

không cao, nhưng sản xuất gia đình, trang trại với số đông nên sản lượng rất lớn
chiếm 70% sản lượng nấm trên toàn thế giới. Các nước Đông Bắc Á như Hàn

họ

Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công
nghiệp hóa trong nghề nấm đã có mức tăng trưởng hàng trăm lần trong vòng 10
năm, Nhật Bản có nghề trồng nấm truyền thống là nấn Hương - Donko mỗi năm

Đ
ại

đạt gần hàng triệu tấn. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh Chi mỗi năm xuất khẩu
thu về hàng trăm triệu đôla. Ở Trung Quốc từ những năm 60 đã bắt đầu trồng
nấm có áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nên năng suất tăng 4-5 lần và sản

ng


lượng tăng vài chục lần. Tổng sản lượng nấm ăn Trung Quốc 2007 đạt 17,5 triệu
tấn, trong đó: nấm mỡ: 4.937.738 tấn; nấm sò 4.145.662 tấn; nấm hương

ườ

2.884.769 tấn; mộc nhĩ 2.554.059 tấn; kim châm 1.177.962 tấn; nấm rơm
437.256 tấn; nấm linh chi 116.562 tấn;… và một số loại nấm khác chỉ có ở Trung

Tr

Quốc như tuyết nhĩ, đông trùng hạ thảo. Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng
triệu tấn sang các nước phát triển thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đôla.
Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp nhất trong 20 năm

gần đây. Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm, tạo việc làm tại chỗ, vệ sinh môi
trường đồng ruộng, hạn chế việc đốt rơm rạ, đốt phá rừng tạo ra nguồn phân bón
hữu cơ cho cải tạo đất, góp phần tích cực vào chu trình chuyển hóa vật chất.
SVTH: Ngô Thị Hằng

17


×