Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI dự THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO học SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.27 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH
ĐỊA CHỈ: TT GIA KHÁNH – HUYỆN BÌNH XUYÊN – TỈNH VĨNH
PHÚC
ĐIỆN THOẠI: 02113832133
EMAIL:
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH:
1 Họ và tên: Chu Thị Ngọc Oanh
Ngày sinh: 28/7/2003 lớp 8C
2 Vương Thị Bảo Ngọc
Ngày sinh: 20/3/2003 lớp 8B


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS
1. TÊN TÌNH HUỐNG:
NGĂN CHẶN TÌNH TRANG HÚT THUỐC LÁ Ở HỌC SINH
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
+ Giúp cho mọi người biết được tác hại của việc hút thuốc lá. Mối nguy hại ghê
gớm của thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
+ Chỉ ra một số giải pháp để giúp cho những người nghiện hút thuốc lá bỏ
thuốc .
+ Thông qua các bài học giúp chúng ta biết các chất có trong thuốc lá rất có hại
cho sức khỏe con người.
+ Cho chúng cần làm gì và hành động như thế nào để phong ngừa việc hút thuốc
lá ở học sinh và những người xung quanh.
+ Tuyên truyền cho mọi người hiểu đươc tác hại của thuốc lá từ đó sẽ không hút
thuốc lá để bảo vệ chính mình, bảo vệ những người xung quanh, bảo vệ môi


trường,.
+ Hình thành cho những người nghiện hút thuốc lá thói quen không hút thuốc để
cai nghiện và cho những người không hút thuốc lá tránh xa tệ nạn này.
+ Ngăn ngừa hiện tượng đua đòi theo bạn xấu nghiện ngập, hút thuốc ở học sinh
+ Giáo dục mọi người kể cả học sinh không tò mò về các chất gây nghiện. Phê
phán tác hại của các chất kích thích và sự nguy hiểm của việc rủ rê, trồng các
chất gây hại đó.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Các học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Gia Khánh.
- Qua bài học môn Hóa học lớp 9. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và Hóa học
hữu cơ.
Qua bài học môn Giáo dục công dân “Phòng, chống tệ nạn xã hội” - Lớp 8 “Lý
tư ởng sống của thanh niên” – Lớp 9.
- Nghiên cứu môn Sinh học lớp 8: Chương “Hệ tuần hoàn và Hệ hô hấp”
Nghiên cứu môn Ngữ Văn lớp 8: Bài “Ôn dịch, thuốc lá”.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Qua mỗi bài học chúng em hiểu rõ được tầm quan trọng của không khí,
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, hậu quả đối với đời sống của con
người…, biện pháp khắc phục.Trong đó khói thuốc lá là một trong những
nguyên nhân làm gây ô nhiễm môi trường khồng khí vì vậy. Chúng em sẽ tuyên
truyền và vận động tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa về tác hại của
thuốc lá trong nhà trường cùng mọi người thực hiện tốt các mục tiêu đã nêu ở
trên.


5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Nhận thức được sự gia tăng của tệ nạn xã hội, ta cần tìm cách giải quyết,
để giải quyết được vấn đề cần nắm rõ các kiến thức đã học được ở tất cả các
môn học và gắn với thực tiễn đời sống để ” tuyên truyền vận động tới mọi

người dân tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa về tác hại của thuốc lá
trong nhà”.
a) Sử dụng kiến thức môn Hóa học để tuyên truyền: (Bài “Khái niệm về hợp
chất hữu cơ và Hóa học hữu cơ”- Hóa học lớp 9)
Thành phần hóa học của khói thuốc lá

Thành phần hóa học của khói thuốc lá được chia làm 4 nhóm:
* Nicotine:
Nicotine là một chất một chất lỏng như dầu không màu, chuyển thành màu
nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí, hút ẩm và có thể trộn lẫn
với nước trong dạng bazơ của nó. Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra
các muối với các axít, thông thường có dạng rắn và hòa tan được trong
nước. Nicotin dễ dàng thẩm thấu qua da, nicotin dạng bazơ tự do sẽ cháy ở nhiệt


độ thấp hơn điểm sôi của nó, và hơi của nó bắt cháy ở nhiệt độ 95°C trong
không khí cho dù có áp suất của hơi là thấp.
Nicôtin được xếp vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu,
tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Người hút thuốc trung bình đưa
vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút.
* Monoxit carbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn
với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO đi nhanh vào máu và
chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO
mạnh gấp 200 lần so với O2 và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu
trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển O2 vì đã gắn kết với CO. Hậu quả
là cơ thể không đủ oxy để sử dụng.
* Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất
kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến

tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông
chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của
thảm nhày-lông chuyển.
* Các chất gây ung thư: Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất trong số đó
gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene, Nitrosamine có tính
chất gây ung thư.
b) Sử dụng kiến thức môn Sinh học để tuyên truyền: (Chương III “Tuần
hoàn” và chương IV “Hô hấp” – Sinh học lớp 8)
Tránh tụ tâp ở những nơi không lành mạnh. Nếu có gặp những tình huống ta
cần phải biết về tác hại của nó thông qua những bài học mà ta đã từng học ở
môn Sinh học, và biết tìm cách tránh né hoặc từ chối những thứ thuốc hoặc rượu
bia không đảm bảo an toàn.
Chúng ta đã biết khi nicotin được đưa vào cơ thể, nó được vận chuyển nhanh
thông qua đường máu và có thể vượt qua rào cản giữa máu và não. Kể từ khi hít
vào nicotin mất trung bình 7 giây để chạy tới não. Thời gian bán phân rã của
nicotin trong cơ thể vào khoảng 2 giờ. Lượng nicotin hít vào cùng với khói
thuốc là một phần nhỏ dung lượng chất này có trên lá của cây thuốc lá (hầu hết
chất này bị cháy hết khi đốt thuốc). Lượng nicotin ngấm vào cơ thể thông qua
việc hút thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiểu thuốc lá, việc có hít
khói vào phổi hay không, và có đầu lọc hay không. Khi nhai thuốc lá, với việc
để thuốc lá giữ môi và lợi, lượng ngấm vào cơ thể có xu hướng cao hơn nhiều so
với việc hút thuốc. Nicotin bị phân rã trong gan


c) Tư liệu được dùng để tuyên truyền ở môn Giáo dục công dân: “Phòng,
chống tệ nạn xã hội” - Lớp 8 và “Lý tưởng sống của thanh niên” – Lớp 9)
+ Thông qua bài học ở môn GDCD ta nên biết các tệ nạn xã hội là con đường
ngắn nhất dẫn tới HIV/AIDS, ta cũng đã biết cách phòng căn bệnh đó bằng cách
nhớ những đường lây lan của căn bệnh hiểm nghèo này.
+ Qua các bài về đạo đức và tình người, ta biết được rằng không nên kì thị

những người bị nhiễm HIV/AIDS, không nên xa lánh và đối xử không tệ với họ.
+ Tất cả các bạn học sinh phải có ý thức với việc hút thuốc lá.
+ Cấm hút thuốc lá dưới bất cứ mọi hình thức nào, nghiêm cấm tụ tập hút thuốc
lá.
+ Hút thuốc lá là một mối nguy hại cho chúng ta.
+ Để thực hiện được những công việc trên, mỗi chúng ta cần hiểu rõ “Lý tưởng
sống” là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. Người
có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi
để thực hiện lý tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã
hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí
tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. Lý tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay
là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
d) Tư liệu được dùng để tuyên truyền ở môn Ngữ văn 8: (Bài “Ôn dịch, thuốc
lá”)
+ Ôn dịch, thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng
hơn cả dịch HIV/AIDS.
+ Ôn dịch là một thứ bệnh lan truyền rộng, đồng thời từ “ôn dịch” thường
dùng làm tiếng chửi rủa.
+ Dấu phẩy ở giữa được sử dụng theo lối tu từ, thể hiện thái độ vừa căm
tức, vừa ghê tởm.


+ Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết
như người uống rượu.
+ Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ
lệ các thành phố Âu - Mỹ. Chỉ có khác là với một thanh niên Mỹ, 1đô la mua
một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với thiếu niên Việt Nam, muốn
có 15000 đồng mua một bao 555 - vì đã hút là phải hút thuốc sang - chỉ có một
cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay..

+ Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ
cho biểu tượng quý trọng, chính là đã đẩy con em vào con đường phạm pháp.
+ Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút
thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn
ngừa tệ nạn hút thuốc lá. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu
người trên thế giới. Ở Việt Nam, mỗi ngày có khoảng hơn 100 người chết vì
thuốc lá…Nhằm giảm các tác hại của khói thuốc lên sức khỏe, Tổ chức Y tế thế
giới đã chọn ngày 31/5 là Ngày Thế giới không thuốc lá. Thông điệp của ngày
này năm nay nhằm kêu gọi các quốc gia thực hiện Công ước khung về Kiểm
soát thuốc lá.Thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người mỗi năm
+ Thực trạng hút thuốc lá hiện nay của học sinh: các bạn học sinh có thể
hút thuốc lá ỏ các quán nước coi đó là một thú vui, thú tiêu khiển mà không biết
thuốc lá có hại nhơ thế nào đến bản thân và những người xung quanh.mà không
biết việc hút thuốc lá chính là hại sức khỏe trong tương lai của bản thân mình và
những người xung quanh
Hiện nay các bạn học sinh rất dễ dàng để mua một bao thuốc lá vì thuốc
lá xuất hiện ở tất cả những quán bán lẻ từ thành thị đến nông thôn. Để có tiền
mua thuốc lá các bạn có thể đi ăn trộm, nhịn bữa ăn sáng để lấy tiền mua thuốc.
Không chỉ có học sinh nam hút mà còn có cả học sinh nữ vì thấy các bạn
hút mình cũng muốn thử. Phụ nữ hiện nay cũng có rất nhiều ngươi hút thuốc chỉ
vì buồn hay muốn tạo ra cho mình một phong cách.các bạn học sinh hiện nay có
thể bị ảnh hưởng việc hút thuốc chính từ bố, mẹ mình, những người thân xung
quanh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các bạn bè cùng trang lứa,hoặc do đua đòi
hay thích thể hiện bản thân


Hút thuốc lá đang là một vấn nạn của học đường, không chỉ nam sinh
mà chúng còn xâm nhập vào lối sống của nữ sinh
TÁC HẠI CỦA KHÓI THUỐC LÁ
a) Tác hại về sức khỏe: Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ

và khói thuốc môi trường.
- Dòng khói chính là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng
khí đi qua gốc của điếu thuốc vào phổi.
- Dòng khói phụ là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào
không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra.
- Khói thuốc môi trường là hỗn hợp của dòng khói phụ và khói thở ra của
dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá
và đầu điếu thuốc giữa các lần hút
- Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không
còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm
việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương
việc hút 5 điếu mỗi ngày. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng
với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với
việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen.
- Một người hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc
sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút
thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, (chủ
yếu là do các bệnh ung thư phổi)
-Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm
thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính
bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số
lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng
dài thì nguy cơ cũng càng lớn.
* Nguy cơ mắc các bệnh ung thư:


- Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết
vì ung thư phổi cao hơn 22% so với người kết hôn với người không hút thuốc và
tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi
người vợ hoặc người chồng.

- Ngoài ra hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng,
thanh quản, thực quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng họng, tuyến tuỵ, thận,
bàng quang, ruột, trực tràng, bộ phận sinh dục.
* Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi:
-Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá
trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây
kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất
nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và
chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển,
những lông này lay động rất nhanh về phía trên, tốc độ của lông chuyển rất cao
tới 1.000 lần trong một phút.
- Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua
cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Điều này làm cho hệ thống
lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Hậu quả cuối cùng là
chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại
nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí gây ra các bệnh ở
đường hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, nhiễm trùng đường hô hấp
* Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ:
Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai: xảy thai tự phát, vỡ ối sớm, đẻ non
những thai phụ hút 1 bao/ngày thì tỉ lệ đẻ non cao hơn 20% so với phụ nữ không
hút thuốc.


* Ảnh hưởng của hút thuốc đối với trẻ em

Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn mắc các bệnh:
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những
người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi con những người
không hút thuốc và bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian
so với con người không hút thuốc.

- Báo nhân dân Trung Hoa đưa tin cho biết một trường hợp em bé 5 tuổi bị
mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối mà nguyên nhân chính do em bé đã sống
với ông bà từ nhỏ và ông bà của em bé cả 2 đều là người nghiện thuốc lá.
- Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen tăng: Những đứa trẻ trong gia đình có
người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải
nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành
viên trong gia đình không hút thuốc.
- Viêm tai giữa cấp và mãn tính: Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về
kinh tế mà còn gây điếc cho cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ
còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.
- Các bệnh đường hô hấp khác: viêm họng, khàn tiếng, viêm Amidal
- Bệnh đường ruột: Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại
bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói
thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.
b) Tác hại về kinh tế:


Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của
cá nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút
thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được
loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân.Iợi ích đói với sức khỏe khi bỏ thuốc lá: cơ
thể không con chất độc và loại bỏ được các nguyên nhân và điều kiện gây ra các
bệnh

* Vì những lý do trên, chúng ta cần tuyên truyền, thực hiện cuộc vận động
vì một môi trương không khói thuôc lá :
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của khói thuốc lá thì bầu không khí
trong nhà phải hoàn toàn không có khói thuốc. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm



nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai
tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo:
Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/NĐ CP về quy định xử phạt vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá và bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 31/12/2013.
Vì một cộng đồng không thuốc lá vì sức khỏe của mỗi người, vì tương lai con
em chúng ta.chúng ta hãy nói không với thuốc lá;
- Không hút thuốc lá trong nhà, trong phòng làm việc.
- Không hút thuốc lá ở nơi công cộng
- Không hút thuốc lá trướng mặt trẻ em
- Không mời nhận thuốc lá từ đồng nghiệp, bạn bè,
- Hãy: Giảm hút thuốc lá
Hãy cai nghiện thuốc lá
Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút
Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá
-- Nói không với thuốc lá đặc biệt giới trẻ.
Bản thân người nghiện hiểu rõ tác hại của thuốc lá, phải có ý chí cai
nghiện.

Những hoạt động tuyên truyền của học sinh sinh viên trên cả nước về tác hai của thuốc lá


6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
a) Đối với sức khỏe học sinh
-Đối với học sinh chúng ta, sức khỏe là một vấn đề quan trọng. Nếu thiếu
đi sức khỏe thì chúng ta khó có thể làm được những gì mà chúng ta muốn. Tuy
nhiên, một vài bạn trẻ thường hút thuốc lá ở trong trường học mà không để ý gì
đến tác hại của chúng. Bỏ thuốc lá sẽ có những tác dụng đối với các bạn học
sinh:
-Không hút thuốc lá hay không hít phải khói thuốc lá sẽ giúp các bạn học

sinh phòng trừ một số bệnh về đường hô hấp như ung thư phế quản phổi, ung
thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột… và giúp các bạn tránh được các
bệnh về răng, lợi, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Giảm đi một phần nào các độc hại tích tụ trong cơ thể các bạn.
Khi không hút thuốc lá hay bỏ thuốc lá sẽ giúp cho trí não phát triển, sáng tạo,
cải thiện thị lực, trí nhớ.
Bỏ thuốc lá là một trong những biện pháp giúp con người cải thiện vẻ đẹp cơ
thể.
Tăng cường khả năng tuần hoàn máu, tăng sức khỏe xương cốt, bỏ được một
số căn bệnh nan y, bệnh ù tai và một số bệnh thường gặp.
b) Đối với gia đình
Giảm hỏa hoạn trong gia đình (thực tế chứng minh nhà của những người hút
thuốc lá có mức rủi ro bị cháy cao gấp 6 lần so với nhà của những người không
hút thuốc)
Những người mẹ mang thai hút hoặc hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy
cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi, giảm tiết
sữa, nguy cơ sinh con bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút
thuốc.
Các gia đình có người hút thuốc lá thường có nguy cơ cả gia đình mắc bệnh
ung thư, con sinh ra có khả năng bị dị dạng. Làm tăng khả năng vô sinh. Dù là
đàn ông hay đàn bà nếu nghiện thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh
con. Ở đàn ông làm tăng bệnh suy giảm cương cứng, suy giảm số lượng tinh


trùng. Ở phụ nữ làm giảm khả năng rụng trứng và thụ thai. Nếu những ai còn
trong giai đoạn sinh đẻ thì nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt, bởi nó không chỉ có
lợi cho người trong cuộc mà còn có tác dụng cả cho đứa trẻ trong tương lai.
c) Đối với xã hội
Bỏ hút thuốc lá giúp cho xã hội giảm bớt những người bị mắc bệnh hiểm
nghèo,… giúp cho xã hội văn minh hơn.

Không chỉ có hại cho sức khỏe, thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về
kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã hội. Ước tính, phần đóng góp của ngành
công nghiệp thuốc lá cho ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền (khoảng
6.000 tỷ đồng/năm) mà người dân tiêu vào khói thuốc. Chi phí chăm sóc y tế
cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là
những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá…
d) Ý thức của học sinh
Chúng ta cần ý thức được những việc mình đang làm. Các bạn cần tự hiểu
không nên hút thuốc lá. Đồng thời tuyên truyền cho người khác biết tác hại của
việc hút thuốc lá và tác dụng của việc từ bỏ thuốc lá.
Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp các môn học để "tích hợp" các
kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm giải quyết tình huống thực tiễn là một điều hết
sức quan trọng. Qua đó chúng em có thể tổng hợp các kiến thức áp dụng cần
thiết, củng cố kiến thức đã học, không chỉ riêng các môn Toán, Hóa, Sinh, Địa,
Giáo dục công dân, Ngữ văn, … mà các môn khác đều rất cần thiết nếu ta biết
vận dụng kiến thức đúng cách.
Theo như xã hội ngày nay "học đi đôi với hành" thì việc giải quyết vấn đề nào
đó giúp chúng em vừa vận dụng kiến thức đã học, vừa củng cố kiến thức một
cách khoa học mà toàn diện về mặt lí thuyết lẫn thực hành.
Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, giúp
chúng em hình thành một tư duy sáng tạo, nắm bắt một cách linh hoạt kiến thức
đã học; giúp chúng em hiểu rõ hơn về xã hội ngày nay, từ đó chúng em biết cách
đối xử với những ngưới mắc căn bệnh hiểm nghèo. Tháo gỡ rắc rối thông qua
các bài mà chúng em đã được học, việc tự giải quyết một tình huống đã giúp
chúng em có thêm kinh nghiệm trong đời sống thường ngày. Không chỉ dừng lại
ở đó, việc vận dụng kiến thức liên môn còn giúp chúng em năng động hơn trong
việc giải quyết tình huống, giúp trí não thêm nhạy bén, tinh nhanh và chúng em
đã rút ra được bài học muốn thành công ở một lĩnh vực nào đó thì cần phải có
kiến thức của nhiều môn kết hợp với nhau mà thành!
Gia Khánh, ngày 05 tháng 12 năm 2016

Nhóm trưởng


Chu Thị Ngọc Oanh



×