Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài Dự Thi Ngữ Văn Tục Ngữ Về Thiên Nhiên Và Lao Động Sản Xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.26 KB, 16 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học:
Tiết 73 – Văn bản:
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
2. Mục tiêu dạy học.
a. Kiến thức.
* Đối với môn Ngữ Văn
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và đặc điểm hình thức của tục ngữ trong
bài học.
* Đối với môn Địa lý 6
- Biết được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (Bài 9: Hiện tượng
ngày, đêm dài ngắn theo mùa).
- Hiểu được vai trò của đất. (Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất)
* Đối với môn Sinh học 7
- Hiểu được đặc điểm của loài kiến (Bài 29 : Đặc điểm chung và vai trò của
ngành chân khớp)
* Đối với môn Công nghệ 7
- Biết được các biện pháp sử dụng và cải tạo đất. (Bài 6: Biện pháp sử dụng,
cải tạo và bảo vệ đất)
* Giáo dục công dân 7:
- Biết được các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Bài 14: Bảo về môi
trường và tài nguyên thiên nhiên)
* Tích hợp bảo vệ môi trường, liên hệ địa phương:
- Hiểu được hậu quả của thiên tai đối với địa phương Lệ Thủy.
- Các biện pháp phòng chống thiên tai của người dân Lệ Thủy.
- Các biện pháp sử dụng và cải tạo đất của Trường em.
b. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động
sản xuất.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức liên môn Địa lý 6 (Bài 9, bài 26), Sinh học


7 (Bài 29), Công nghệ 7 (Bài 6), Giáo dục công dân (Bài 14) và những kiến thức
thực tế địa phương vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và
lao động sản xuất vào đời sống.
c. Thái độ.
- Có ý thức tích lũy tục ngữ và sử dụng trong đời sống.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
Đối tượng dạy học của bài học là học sinh.
Số lượng: 73 em.
Số lớp thực hiện: 2.
Khối lớp: 7
Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học.
- Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Ngữ Văn lớp 7 đồng thời giảng dạy
luôn đối với học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.


- Các em đã quen việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS nên
không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm
tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
- Mặt khác để đọc – hiểu các văn bản tục ngữ đòi hỏi các em phải có kinh
nghiệm sống, vốn sống của riêng mình từ việc quan sát thiên nhiên và đời sống
sản xuất của nhân dân.
- Là học sinh huyện Lệ Thủy, nơi gắn liền với câu tục ngữ nổi tiếng “Nhất
Đồng Nai, nhì hai huyện”, là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình nói riêng và khu vực
miền Trung nói chung nên các em có nhiều điều kiện để quan sát thực tế về lao
động sản xuất nộng nghiệp của ông bà, bố mẹ, dùng chúng là điều kiện để quan sát
thực tiễn và kiểm chứng những kinh nghiệm đó vào đời sống.
- Qua đó giúp các em có ý thức quan sát lời ăn tiếng nói hàng ngày của
những người xung quanh để nhận biết được giá trị “sống” của các câu tục ngữ và
chính các em sẽ có ý thức bảo tồn giá trị của nó cho các thế hệ mai sau.

4. Ý nghĩa của bài học.
a. Ý nghĩa với thực tiễn dạy học.
* Đối với giáo viên:
- Dự án có ý nghĩa thể hiện nhận thức và kĩ năng vận dụng của giáo viên về
lý thuyết dạy học theo quan điểm tích hợp kiến thức liên môn vào một tiết dạy cụ
thể thuộc chương trình Ngữ Văn 7.
- Góp phần giúp cá nhân tôi và đội ngũ giáo viên nhận thức đúng hơn, đầy
đủ hơn về phương pháp tích hợp liên môn vào giảng dạy Ngữ Văn bậc THCS.
- Qua đó, giúp tôi đổi mới hình thức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh và tăng cường thêm việc sử dụng
đồ dùng dạy học trong các tiết dạy đồng thời nhận rõ một vấn đề có ý nghĩa đối với
thực trạng lao động sư phạm của người giáo viên là không chỉ nắm chắc môn mình
dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
* Đối với học sinh
- “Tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt,
tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy trong môn học Ngữ Văn sẽ giúp học
sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong từng bài cụ thể.
- Tích hợp trong giảng dạy Ngữ Văn sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ,
tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với bài học này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm
được ngoài kiến thức môn Ngữ văn để đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 7 là những
kiến thức về Địa lý Việt Nam để hiểu được đặc điểm tự nhiên của nước ta. Bên
cạnh đó các em sẽ am hiểu về Địa lý 6, Sinh học 7, Công nghệ 7, Giáo dục công
dân 7 những vẫn đề gắn với thực tiễn, với địa phương. Và nhờ vậy, các em sẽ hiểu
rõ, hiểu đúng và hiểu sâu sắc hơn nội dung của văn bản Văn học.
b. Ý nghĩa với thực tiễn xã hội
- Khẳng định tính ưu việt của quan điểm tích cực liên môn vào phương pháp
đổi mới môn Ngữ Văn và tác dụng của nó trong việc rèn luyện khả năng tư duy và

vận dụng kiến thức tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục là đào tạo học sinh
thành con người toàn diện.


- Qua bài học, học sinh càng trân trọng hơn giá trị của những bài tục ngữ và
có ý thức tích lũy tục ngữ cũng như sử dụng trong đời sống hàng ngày.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
a. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV Ngữ Văn 7
- Tài liệu đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh.
- Tranh ảnh về môn Công nghệ 7: Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất,
- Tranh ảnh về môn Địa lý 6 (Hình 24: Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo Mặt
Trời vào các ngày hạ chí và đông chí)
- Tranh ảnh về môn Sinh học 7: Hình ảnh về loài kiến, hình ảnh về các biện
pháp cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương và ở trường em.
- Tranh ảnh về các vấn đề thực tế ở địa phương em (Liên quan đến các hiện
tượng tự nhiên như bão, lụt, bảo vệ tài nguyên đất ...)
- Một số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng từ nhiên: ráng mỡ gà, hình
ảnh bầu trời ....
- Ứng dụng CNTT trong dạy học: Phần mềm trình chiếu Powerpoint.
b. Đối với học sinh:
- Tìm hiểu các kiến thức Địa lý 6, Sinh học 7, Công nghệ 7, GDCD 7.
- Tìm hiểu những câu tục ngữ lưu hành ở địa phương Lệ Thủy.
- Tìm hiểu về các vấn đề thực tế ở địa phương em (Liên quan đến các hiện
tượng tự nhiên như bão, lụt, bảo vệ tài nguyên đất.
- Phiếu học tập:
Tục ngữ về thiên nhiên
Tục ngữ về lao động sản xuất
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên
và lao động sản xuất.
- Biết tích lũy kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục
ngữ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
* Đối với môn Ngữ Văn
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và đặc điểm hình thức của tục ngữ trong
bài học.
* Đối với môn Địa lý 6
- Biết được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (Bài 9: Hiện tượng
ngày, đêm dài ngắn theo mùa).
- Hiểu được vai trò của đất. (Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất)
* Đối với môn Sinh học 7
- Hiểu được đặc điểm của loài kiến (Bài 29 : Đặc điểm chung và vai trò của
ngành chân khớp)


* Đối với môn Công nghệ 7
- Biết được các biện pháp sử dụng và cải tạo đất. (Bài 6: Biện pháp sử dụng,
cải tạo và bảo vệ đất)
* Giáo dục công dân 7:
- Biết được các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Bài 14: Bảo về môi
trường và tài nguyên thiên nhiên)
* Tích hợp bảo vệ môi trường, liên hệ địa phương:
- Hiểu được hậu quả của thiên tai đối với địa phương Lệ Thủy.

- Các biện pháp phòng chống thiên tai của người dân Lệ Thủy.
- Các biện pháp sử dụng và cải tạo đất của Trường em.
2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động
sản xuất.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức liên môn Địa lý 6 (Bài 9, bài 26), Sinh học
7 (Bài 29), Công nghệ 7 (Bài 6), Giáo dục công dân (Bài 14) và những kiến thức
thực tế địa phương vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và
lao động sản xuất vào đời sống.
3. Thái độ.
- Có ý thức tích lũy tục ngữ và sử dụng trong đời sống.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án
- Tài liệu đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh.
- Tranh ảnh về:
+ Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất, hình 24: Vị trí của Trái Đất trên quỹ
đạo Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí (Địa lý 6), hình ảnh về loài kiến,
các vấn đề thực tế ở địa phương em (Liên quan đến các hiện tượng tự nhiên như
bão, lụt, bảo vệ tài nguyên đất ...), một số tranh ảnh liên quan đến các hiện
tượng từ nhiên: ráng mỡ gà, hình ảnh bầu trời ....
2. Học sinh:
- Soạn bài (Trả lời câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản), phiếu học tập.
- Tìm hiểu kiến thức Địa lý 6, Sinh học 7, Công nghệ 7, GDCD 7, tục ngữ.
- Tìm hiểu về các vấn đề thực tế ở địa phương em (Liên quan đến các hiện
tượng tự nhiên như bão, lụt, bảo vệ tài nguyên đất.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp. Khuyến khích động viên học

tập tích cực, sôi nổi...
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 5 HS
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (Slide 2)
- GV dẫn: Là một người con xứ Lệ, nếu được giới thiệu về quê hương
mình qua ca dao, tục ngữ em sẽ giới thiệu điều gì?
- HS liên hệ thực tế
- GV dẫn dắt:


Nếu ca dao là lời mời gọi thiết tha:
“Lệ Thủy gạo trắng nước trong
Ai về Lệ Thủy thong dong con người”
Thì tục ngữ lại bộc lộ niềm tự hào về xứ Lệ qua sản vật
“ Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện”
Đây là câu tục ngữ nổi tiếng của người dân xứ Lệ khi giới thiệu về quê
hương mình. Thứ nhất là Đồng Nai – vựa lúa của cả nước, thì thứ nhì là hai
huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Đây là hai huyện được xem là vựa lúa của tỉnh
Quảng Bình nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Lòng tự hào với sản
vật địa phương của người dân xứ Lệ được lưu truyền qua tục ngữ. Vậy tục ngữ
là gì? Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về tục ngữ và những câu
tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm tục ngữ (Slide 4)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV yêu cầu HS đọc chú thích *.
I. KHÁI NIỆM TỤC NGỮ:
- HS yếu kém đọc
1. Về hình thức
- Qua tìm hiểu chú thích *, em hiểu tục ngữ là gì? - Là những câu nói dân gian

- HS tb nêu
- Ngắn gọn, ổn định, có nhịp
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
điệu, có hình ảnh.
- GV định hướng đúng và giảng giải khái niệm 2. Về nội dung
tục ngữ: Được ví là kho báu của kinh nghiệm và - Tục ngữ thể hiện những kinh
trí tuệ dân gian Việt Nam.
nghiệm của nhân dân về mọi
mặt, được nhân dân vận dụng
vào đời sống.
3. Thể loại.
- Tục ngữ là một thể loại văn
học dân gian.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ
* GV hướng dẫn giọng đọc: đọc với giọng THÍCH
nghiêm trang, chậm rãi.
1. Đọc (Slide 5,6)
- 2 HS đọc.
* GV nhận xét giọng đọc.
* GV kiểm tra việc đọc chú thích ở nhà.
2. Tìm hiểu chú thích
Nối cột A với cột B để có các từ thích hợp về (Slide 7,8)
nghĩa (Slide 8)


? Có thể chia những bài tục ngữ trên thành mấy 3. Phân loại: (Slide 9)
nhóm. Đó là những nhóm nào?
- Tục ngữ về thiên nhiên (Bài
- HS tb tranh luận

1,2,3,4)
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- Tục ngữ về lao động sản xuất
- GV định hướng đúng.
(Bài 5,6,7,8)
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
III. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
? Trong những bài tục ngữ đã đọc có những câu 1. Tục ngữ về thiên nhiên.
tục ngữ nào nói về thiên nhiên?
- HS tb nhận định.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
a. Bài 1: (Slide 10, 11, 12)
- GV định hướng đúng: Câu 1,2,3,4.
- Nghệ thuật:
- GV yêu cầu HS đọc câu 1.
+ Gieo vần lưng:
- HS yếu kém đọc câu 1.
“năm” – “nằm”
? Về hình thức, các câu tục ngữ có nét đặc sắc gì? “mười” – “cười”
(GV gợi ý: có vần không? Mỗi câu thường có + Đối :
mấy vế? Nghĩa của các vế có đối nhau không?
“đêm” – “ngày”
- HS tb tranh luận
“tháng năm” – “tháng mười”
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
“nằm” – “cười”
- GV định hướng đúng.
“sáng” – “tối”
+ Cách nói hóm hỉnh, hồn
nhiên: lấy giấc ngủ, tiếng cười

để đo chiều dài của ngày và
đêm.
? Nghĩa của câu tục ngữ này muốn nói điều gì ?
- Nội dung:
- HS tb nhận định.
+ Tháng năm (al): đêm ngắn,
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
ngày dài
- GV định hướng đúng.
+ Tháng mười (al): đêm dài,
? Dựa vào kiến thức địa lý lớp 6 mà em đã học ngày ngắn.
(Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo
mùa) em hãy lí giải hiện tượng trên? (Slide 11)
- HS tích hợp kiến thức môn Địa lý lớp 6.
- HSG trình bày
- HS khá, giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng


Nước ta nằm trong vĩ độ nhiệt đới của
nửa cầu Bắc nên vào tháng 5 âm lịch - là thời
điểm mùa hè - nhận được nhiều ánh sáng nên
ngày dài đêm ngắn. Ngược lại vào tháng mười
âm lịch – tức là mùa đồng - nhận được ít ánh
sáng ngày ngắn đêm dài. Hiện tượng này là hệ
qủa đặc điểm chuyển động của Trái đất quanh
Mặt Trời.
? Câu tục ngữ này giúp con người điều gì ?
- Ý nghĩa: giúp con người chủ
- HS tb nhận định.

động bố trí công việc làm ăn,
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
nghỉ ngơi.
- GV định hướng đúng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn Đọc – hiểu bài 2
- GV yêu cầu HS đọc câu 2.
b. Bài 2: (Slide 13)
- HS yếu kém đọc câu 2.
- Nghệ thuật:
? Câu tục ngữ này có những lưu ý gì về hình + 2 vế đối
thức?
+ Gieo vần: “nắng” vần “vắng”
- HS tb tranh luận
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? “Mau sao” có nghĩa là gì ?Vì sao nói mau sao - Nội dung:
thì nắng ?
+ “Mau sao”: nhiều sao
- HS tb xác định và giải thích.
-> Nhiều sao trên trời thì ngày
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
mai trời sẽ nắng.
- GV định hướng đúng.
+ “Vắng sao”: ít sao
? “Vắng sao” có nghĩa là gì ?Vì sao nói vắng sao -> Ít sao là hiện tượng trời sắp
thì mưa ?
mưa.
- HS tb xác định và giải thích.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.

? Nhân dân ta dựa vào đâu để có được kinh
nghiệm này ?
- HS tranh luận nhóm.
- HS tb trình bày.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng : Nhân dân lao động xưa
đã quan sát bầu trời và đúc rút kinh nghiệm: Trời
nhiều sao thì ít mây, ngược lại trời ít sao sẽ nhiều
mây, do đó sẽ mưa.
? Tuy nhiên kinh nghiệm đó có phải lúc nào cũng
đúng không ?
- HS liên hệ thực tế.
- HS tb trình bày.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? Câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì?


- HS tranh luận nhóm.
- Ý nghĩa: giúp con người có ý
- HS tb trình bày.
thức nhìn sao để dự đoán thời
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
tiết, chủ động sắp xếp công
- GV định hướng đúng.
việc hợp lý.
Hoạt động 6: Hướng dẫn Đọc – hiểu bài 3
- GV yêu cầu HS đọc câu 3.
c. Bài 3: (Slide 14)
- HS yếu kém đọc câu 3.

- Nghệ thuật:
? Bài tục ngữ được gieo vần ở từ nào?
+ Gieo vần: “gà” gieo với
- HS tb nhận biết
“nhà”
- GV định hướng đúng
+ Hình ảnh: ráng mỡ gà
? Ráng là gì?
- HS tb tranh luận.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng : Ráng là đám mây màu
sắc hồng hoặc vàng ... do ánh mặt trời buổi sáng
sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào.
? Câu tục ngữ này có nội dung gì ?
- Nội dung: Khi trên trời xuất
- HS tb xác định và giải thích.
hiện ráng có sắc vàng mỡ gà
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
tức là sắp có bão.
- GV định hướng đúng.
? Đây là kinh nghiệm gì của nhân dân?
-> Kinh nghiệm dự báo bão.
- HS tb xác định và giải thích.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng : Khi chân trời xuất hiện
đám mây có màu vàng mỡ gà là điềm báo sắp có
bão. Đây là kinh nghiệm dự báo sẽ có bão.
? Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?
- Ý nghĩa: giúp nhân dân có ý
- HS tranh luận nhóm.

thức chủ động giữ gìn nhà cửa,
- HS tb trình bày.
hoa màu.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
? Từ câu tục ngữ trên, em có liên hệ gì đến hậu
quả của các cơn bão ở địa phương em trong
những năm qua ? Và khi có kinh nghiệm
phòng chống bão thì người dân địa phương em
hoặc trường em đã có những biện pháp phòng
chống bão như thế nào ?
- HS tb liên hệ thực tế và trình bày.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng : (Slide 15)
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Bình, tính
đến 11h ngày 02/10/2013, bão số 10 đổ bộ vào
Quảng Bình đã làm 05 người chết, 02 người
mất tích và 140 người bị thương. Toàn tỉnh có
345 ngôi nhà bị sập đổ, 156.517 nhà bị tốc mái,
gần 3.581 nhà bị ngập, 460 trường học bị tốc
mái, 98 công trình phúc lợi, trạm y tế bị tốc


mái, 175 tàu thuyền bị chìm và hư hỏng.
- Công tác phòng chống bão ở trường em :
+ Buộc cửa, giằng néo cửa.
+ Che đậy tài liệu, trang thiết bị.
+ Chặt tỉa cây cối trong khuôn viên trường
+ Thông báo cho học sinh nếu thời tiết nguy hiểm
thì không được đến trường.
Hoạt động 7: Hướng dẫn Đọc – hiểu bài 4

- GV dẫn : Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu d. Bài 4: (Slide 16)
bọ, chim chóc là hiện tượng mà qua đó nhân dân
ta đúc rút nhiều câu tục ngữ, đặc biệt là vào mùa
lũ lụt tháng 7,8 âm lịch.
? Câu tục ngữ được gieo vần như thế nào?
- Nghệ thuật: gieo vần “bò”
- HS tb xác định.
gieo với “lo”
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? Nội dung của câu tục ngữ này là gì ?
- Nội dung: tháng 7 âm lịch,
- HS tb xác định.
kiến bò nhiều (bò lên cao) là
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
điềm báo sắp có lụt.
- GV định hướng đúng.
? Vì sao nhân dân ta có thể đúc rút kinh
nghiệm ấy? Dựa vào kiến thức môn Sinh học
em hãy giải thích hiện tượng trên?
- HS tb tích hợp kiến thức môn Sinh học 7
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.

Kiến là một động vật thuộc bộ cánh màng, lớp
Sâu bọ. Kiến là loại côn trùng nhạy cảm với
những bất thường của khí hậu. Bình thường
kiến có tập tính sinh sống bầy đàn ở dưới mặt
đất nhưng khi kiến bò lên cao vào tháng bảy
âm lịch là hiện tượng báo sắp có lụt.

? Câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa: Chủ động phòng
- HS tranh luận nhóm.
chống bão lụt.
- HS tb trình bày.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? Từ câu tục ngữ trên, em hãy liên hệ về tình


hình lũ lụt ở địa phương Lệ Thủy của em trong
những năm vừa qua và các biện pháp chống lũ
lụt hàng năm được người dân địa phương thực
hiện?
- HS liên hệ thực tế địa phương.
- GV định hướng đúng.
* Tình hình lũ lụt ở huyện Lệ Thủy những năm
vừa qua. (Slide 17)
Cơn lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình từ ngày 30/9 đến 05/10/2010 đã nhấn chìm
6/7 huyện, thành phố trong biển nước, làm 61
người chết và mất tích, 75 người bị thương...
Tổng thiệt hại về cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh
doanh, tài sản của nhân dân và các thiệt hại
khác gần 1.600 tỷ đồng.
* Các biện pháp phòng chống lũ lụt của người
dân địa phương Lệ Thủy
Với địa hình thấp trũng, hàng năm, huyện Lệ
Thủy thường xuyên phải gánh chịu nhiều đợt bão,
lũ dồn dập, liên tiếp và kéo dài... nên việc chủ

động triển khai các biện pháp phòng chống lụt
bão. UBND huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo tất cả các
đơn vị, địa phương trong huyện chủ động xây
dựng kế hoạch, sớm triển khai, củng cố lại hệ
thống đê, kè, cống xung yếu trước mùa mưa bão;
quán triệt tốt phương châm “4 tại chỗ” và "3 sẵn
sàng" đến tận các cơ quan, ban, ngành, các xã, thị
trấn, thôn, bản, tổ dân phố và hộ dân cư...
Hoạt động 8: Hướng dẫn Đọc – hiểu bài 5
2. Tục ngữ về lao động sản
xuất
- GV yêu cầu HS đọc câu 5.
a. Bài 5 (Slide 18)
- HS yếu kém đọc câu 5.
- Nghệ thuật:
? Câu tục ngữ trên có những tín hiệu nghệ thuật gì + So sánh:
đáng chú ý?
“Tấc đất” (nhỏ) với “tấc
- HS tb phát hiện.
vàng” (giá trị lớn)
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
+ Đối : “đất” – “vàng”
- GV định hướng đúng.
? Nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì ?
- Nội dung: Nêu lên giá trị
- HS tb xác định và giải thích.
của đất
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? Dựa vào các kiến thức các môn Công nghệ,

Địa lý, Giáo dục công dân đã học em hãy giải
thích vì sao nhân dân ta lại đề cao giá trị của
đất?


- HS tranh luận lớp.
- HS tb xác định và giải thích.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng: Đất đai là tài sản phẩm
của tự nhiên, có trước lao động và cùng với
quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất
đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ
ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào,
cũng như không thể có sự tồn tại của loài
người. Đất đai là một trong những tài nguyên
vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống
cho động vật, thực vật và con người trên trái
đất.
? Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?
- Ý nghĩa: giúp con người có ý
- HS tranh luận nhóm.
thức giữ gìn, bảo vệ đất đai.
- HS tb trình bày.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? Em hãy liên hệ thực tế ở địa phương em,
người dân đã làm gì để cải tạo và bảo vệ đất ?
(Bài 6 – Công nghệ 7 – Biện pháp sử dụng, cải

tạo và bảo vệ đất)
- HS vận dụng kiến thức môn Công nghệ để
trình bày.
- GV định hướng đúng (Slide 19)
? Trong khuôn viên nhà trường, các em đã làm gì
để góp phần cải tạo và bảo vệ đất?
- HS liên hệ thực tế trường học.
- GV định hướng đúng: (Slide 20)
Hoạt động 9: Hướng dẫn Đọc – hiểu bài 6
- GV yêu cầu HS đọc câu 6.
b. Bài 6: (Slide 21)
- HS yếu kém đọc câu 6.
? Câu tục ngữ này nói về kinh nghiệm gì?
- Nội dung:
- HS tb tranh luận.
Thứ tự các nghề, các công việc
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
đem lại lợi ích kinh tế của con
- GV định hướng đúng.
người.
? Dựa vào cơ sở thực tế nào mà nhân dân ta lại - Cơ sở thực tế: giá trị kinh tế
khẳng định được như thế ?
thực tế của các nghề.
- HS tb xác định và giải thích.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? Có phải vùng nào trên đất nước ta cũng như thế
không?
- HS tb liên hệ thực tế.



- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
? Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?
- Ý nghĩa: giúp con người biết
- HS tranh luận nhóm.
khai thác tốt điều kiện, hoàn
- HS tb trình bày.
cảnh tự nhiên để tạo ra cơ sở
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
vật chất.
- GV định hướng đúng.
Hoạt động 9: Hướng dẫn Đọc – hiểu bài 7
- GV yêu cầu HS đọc câu 7.
c. Bài 7: (Slide 22, 23)
- HS yếu kém đọc câu 7.
? Câu tục ngữ này có nội dung gì ?
- Nội dung: Khẳng định thứ tự
- HS tb tranh luận.
quan trọng của các yếu tố
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
(nước, phân, tinh thần lao động
- GV định hướng đúng.
cần cù, giống) đối với nghề
? Dựa vào cơ sở thực tế nào mà nhân dân ta trồng lúa nước ở nước ta.
lại khẳng định được như thế ?
- HS vận dụng kiến thức môn Công nghệ 7 để giải
thích.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.

1. Nhất nước
- Tưới cây dảm bảo để cây không bị chết hạn.
2. Nhì phân.
(Bài 7: Tác dụng của bón phân trong trồng
trọt)
- Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung
cho cây trồng. Trong phân bón chứ nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây như đạm (N), lân
(P) và kali (K) làm tăng độ phì, độ màu mỡ cho
đất. Ngày xưa người lao động bón phân hữu cơ
còn ngày nay cùng với sự phát triển của khoa
học người nông dân sử dụng phân hóa học.
Tuy nhiên nếu biết kết hợp cả phân hữu cơ và
phân vô cơ thì tốt.
3. Tam cần
Sự cần cù, chăm chỉ, chăm sóc cây cối như bắt
sâu, làm cỏ ...
4. Tứ giống
(Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp
chọn tạo giống cây trồng)
- Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng
năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ
và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng
là: Chọn lọc, lai, gây đột biến và nuôi cấy mô.
? Ý nghĩa của câu tục ngữ là gì?
- Ý nghĩa: giúp nhân dân thấy


- HS tb tranh luận.

được tầm quan trọng của các
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
yếu tố đối với nghề trồng trọt
- GV định hướng đúng.
của nước ta..
Hoạt động 10: Hướng dẫn Đọc – hiểu bài 8
- GV yêu cầu HS đọc câu 8.
d. Bài 8: (Slide 24)
- HS yếu kém đọc câu 8.
? Câu tục ngữ này có nội dung gì ?
- HS tb tranh luận.
- Nội dung: khẳng định tầm
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
quan trọng của thời vụ và đất
- GV định hướng đúng.
đai đã được khai phá, chăm bón
? Dựa vào cơ sở thực tế nào mà nhân dân ta với nghề trồng trọt
lại khẳng định được như thế ?
- HS liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức môn
Công nghệ 7: Bài 16 - Gieo trồng cây nông
nghiệp để giải thích.
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng :
1. Nhất thì
- Mỗi loại cây đều được gieo trồng vào một
khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó gọi là
“Thời vụ”
- Đặc điểm khí hậu các giữa các vùng ở nước ta
khác nhau, tuy nhiên các vụ gieo trồng đều tập
trung vào ba vụ trong năm: vụ đông xuân, vụ hè

thu, vụ hoa.
2. Nhì thục
- Cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận cho sự phát
triển của các loại đất trông.
? Ý nghĩa của câu tục ngữ là gì?
- Ý nghĩa: Giúp nhân dân nhận
- HS tb tranh luận.
rõ vai trò của thời vụ vầ tác
- HS khá giỏi nhận xét và bổ sung.
dụng của việc làm đất khi gieo
- GV định hướng đúng.
cấy cây trồng đạt năng suất
cao.
Hoạt động 11: Hướng dẫn tổng kết
IV. TỔNG KẾT (Slide 25)
? Về hình thức nghệ thuật, các câu tục ngữ có gì 1. Nghệ thuật:
đáng lưu ý?
- Hình thức ngắn gọn.
- HS khá giỏi khái quát chung.
- Vần : vần lưng
- HS tb nhắc lại.
- Các vế thường đối nhau: nội
- Gv chốt nội dung.
dung và thanh điệu.
? Hình thức nghệ thuật này có tác dụng gì?
- Hình ảnh cụ thể và sinh động.
- HS khá giỏi khái quát chung.
- HS tb nhắc lại.
- GV định hướng đúng: Câu tục ngữ thông tin
nhanh, dễ nhớ.

? Nội dung chính của những câu tục ngữ là gì?
2. Nội dung:


- HS khá giỏi khái quát.
Những kinh nghiệm quý báu
- HS tb nhắc lại.
của nhân dân về thiên nhiên và
- Gv chốt nội dung.
lao động sản xuất
Hoạt động 12: Hướng dẫn luyện tập.
* GV tổ chức lớp học tham gia trò chơi nhìn tranh V. LUYỆN TẬP (Slide
đoán câu tục ngữ.
26,27,28)
- HS tham gia trò chơi
- HS khá nhận xét và bổ sung.
- GV định hướng đúng.
6. 4. Củng cố:
Bài tập 1: Bài tập trắc nghiệm (Slide 29)
Bài tập 2: Hãy tìm những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà
em biết. (HS làm vào phiếu học tập) (Slide 30, 31)
6. 5. Hướng dẫn về nhà: (Slide 32)
- Nắm được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của
các câu tục ngữ
- Sưu tầm những bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (Phần văn và Tập làm văn) – mang
theo Sách “ Địa lí, Lịch sử, Ngữ Văn địa phương Quảng Bình”
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Trong và sau khi thực hiện bài học trên, tôi đã thực hiện kiểm tra dưới các

hình thức như:
1. Trắc nghiệm
* Mức độ nhận biết.
Câu 1: Trong những câu sau, câu nào là tục ngữ ?
A. Một nắng hai sương
B. Sinh cơ lập nghiệp
C. Bảy nổi ba chìm
D. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Đáp án: D
Câu 2: Câu nào là tục ngữ về thiên nhiên?
A. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
B. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
C. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bào giật
D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Đáp án: C
2. Tự luận
- Câu hỏi củng cố (Mức độ vận dụng thấp)
Hãy tìm những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em
biết.
Tục ngữ về thiên nhiên
Tục ngữ về lao động sản xuất
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
- Cầu vồng móng cụt, không lụt thì
mưa.
- Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây - Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
cũng bào giật
- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước - Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn


cơm đứng.

- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
thì bão
- Bài kiểm tra15 phút (Mức độ vận dụng cao)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT:
Trình bày hiểu biết của em về câu tục ngữ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
b. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- HS cần trình bày được những cảm nhận về giá trị nghệ thuật của văn bản:
1. Giá trị nghệ thuật của bài tục ngữ
2. Giá trị nội dung của bài tục ngữ
3. Cơ sở thực tiễn (Vận dụng kiến thức môn Địa lý 6)
4. Ý nghĩa của bài tục ngữ
8. Các sản phẩm của học sinh
Kết quả học tập của học sinh qua bài học được thể hiện bằng kết quả bài
kiểm tra như sau:
Lớp

Số
lượng

Giỏi
SL
%

Khá

SL
%

TB

Yếu

SL

%

SL

%

Kém
SL
%

7A

34

4

11,7

8

23,5


16

47,1

6

17,6

0

0

7B

35

5

14,3

9

22,9

15

42,8

6


17,1

0

0

Khối 7

69

9

13,0

17

24,6

31

44,9

12

17,4

0

0



KẾT LUẬN
Tích hợp liên môn trong dạy học ở bậc THCS là điểm mới và khó những
phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong
nhà trường.
Để đạt được mục tiêu đó vấn đề có ý nghĩa sư phạm đối với giáo viên là:
1. Ngoài việc nắm vững kiến thức và phương pháp dạy học bộ môn, giáo
viên phải bổ túc lại kiến thức các môn học có liên quan đã học ở bậc THCS. Đồng
thời các cơ quan chỉ đạo cần có những đợt sinh hoạt chuyên đề giúp cho giáo viên
ôn tập hệ thống những kiến thức các môn có liên quan ấy một cách khoa học.
2. Đầu tư nghiên cứu bài giảng, phát hiện những đơn vị kiến thức cần tích
hợp thuộc phân môn nào để lựa chọn và thực hiện tích hợp một cách hợp lý, khoa
học trong quá trình dạy học.
3. Tích hợp với mục đích góp phần giúp thầy và trò dạy tốt kiến thức bộ
môn, trên cơ sở đó hỗ trợ củng cố một số kiến thức của môn học liên quan. Cần
tránh lạm dụng dẫn đến phương hại đến phân môn chính.
Trên đây chỉ là một thiết kế có ý nghĩa bước đầu nên không tránh khỏi
những khiếm khuyết. Mong được các đồng nghiệp chỉ giáo thêm.
Xin chân thành cảm ơn!



×