Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.17 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ MAI HOA

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ MAI HOA

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2001
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhân tố quốc tế luôn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển
của mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển đƣợc
nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài.
Trong lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Việt Nam Trung Quốc có một vị trí quan trọng, tác động đa chiều tới sự phát triển của
mỗi nƣớc và có ảnh hƣởng trực tiếp, lâu dài đối với sự phát triển của Việt Nam.
Đặc biệt, Trung Quốc là nƣớc có lịch sử quan hệ bang giao, đối ngoại cực kỳ phức
tạp, vừa thấm đẫm tình hữu hảo keo sơn, vừa không ít khúc mắc, đau đớn, bất hòa
với Việt Nam. Trong quan hệ ấy, có thảm kịch tan nát liên minh, huynh đệ tƣơng tàn,
tái lập bang giao...
Năm 1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao. Sự kiện này là một dấu mốc mới, một bƣớc chuyển căn bản về
chất trong quan hệ hai nƣớc. Từ đó đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam Trung Quốc đã trải qua những bƣớc thăng trầm khác nhau, nhƣng những năm
1975 - 2001 vẫn là thời kỳ mà quan hệ hai nƣớc để lại những dấu ấn nhất định
trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Những năm 1975 - 2001 cũng là
thời gian mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc diễn trong bối cảnh quốc tế phức
tạp với những sự thay đổi cơ bản trong xu thế của thời đại, những biến động to lớn
trong các mối quan hệ quốc tế.
Hiện nay, Trung Quốc vừa là một nƣớc lớn, vừa là nƣớc láng giềng
của Việt Nam, đang phát triển với tốc độ cao và ổn định, có vị thế ngày càng
cao trên trƣờng quốc tế. Trong hệ thống các quan hệ quốc tế của Việt Nam,
Trung Quốc là quốc gia có vị trí đặc biệt, thậm chí riêng biệt mà không quốc
gia nào khác có đƣợc. Đối tác này chiếm hầu hết các ƣu tiên đối ngoại của
Đảng và Nhà nƣớc ta: Vừa là quốc gia láng giềng, quốc gia XHCN, quốc gia

cùng khu vực (ƣu tiên 1); vừa là nƣớc lớn (ƣu tiên 2); vừa là nƣớc bạn bè
truyền thống (ƣu tiên 3); vừa là thành viên của phong trào cộng sản quốc tế
(ƣu tiên 4)... Có thể nói, đây là một đối tác chiến lƣợc đặc biệt của Việt Nam


và việc không ngừng thúc đẩy, tăng cƣờng quan hệ với Trung Quốc là một nội
dung rất quan trọng trong đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc vẫn
đang tiếp tục phát triển với cả những thành tựu và tồn tại. Do vậy,
nghiên cứu quá trình thực hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc dưới
sự lãnh đạo của ĐCSVN một cách hệ thống, toàn diện là một việc làm
cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Thông qua đó, một
mặt, chúng ta có thể đánh giá được những thành tựu cũng như hạn
chế của đường lối đối ngoại mà ĐCSVN đề ra trong thời kỳ đất nước
quá độ tiến lên CNXH; góp phần tiếp tục đưa mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc đi vào ổn định và phát triển ở hiện tại, phục vụ thiết thực
lợi ích của cả hai dân tộc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
trong việc xử lý quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, giúp
chúng ta có thêm những cơ sở khoa học để tiếp tục hoàn thiện đường
lối, chủ trương đối ngoại trong giai đoạn mới, thúc đẩy sự hội nhập
của Việt Nam vào khu vực, thế giới. Mặt khác, qua luận án, cung cấp thêm
một số tư liệu để góp phần khỏa lấp một khoảng trống vẫn tồn tại trong
khoa học lịch sử về quan hệ Việt - Trung, đồng thời, phục vụ công tác giảng
dạy môn Lịch sử nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Đó chính là những lý do cơ bản nhất để chúng tôi chọn đề tài
cho luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình là
"Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc
từ năm 1975 đến 2001".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về mảng đề tài này, mặc dù chưa có một công trình chuyên
luận, nhưng lâu nay đã có một số sách, bài viết được công bố với nhiều

góc độ và phạm vi nghiên cứu. Có thể chia thành những nhóm tư liệu như
sau:
Các công trình của các nhà nghiên cứu trong nước
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ chính trị - ngoại giao giữa
Việt Nam - Trung Quốc ở những giai đoạn khác nhau: "Ngoại giao Việt Nam
1945-2000" [66]; "Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam" [178]; "Ngoại giao
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" [71]; "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo


hoạt động đối ngoại 1986-2000" [326]; "Chính sách đối ngoại rộng mở của
Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc" [244]; "Sự thật về quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" [68]; "Chân lý thuộc về ai?" 162] …
Các công trình này tập trung trình bày chính sách đối ngoại và
các quan hệ ngoại giao của Việt Nam (từ năm 1945 trở đi) và trong
mạch chảy chung ấy, điểm qua một cách khái quát tiến trình lịch sử
của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ khi hai nước chính thức
đặt quan hệ ngoại giao đến nay. Tuy nhiên, có lẽ do những lý do khách
quan, chủ quan, các tác giả đều tránh nói cụ thể đến mặt trái của mối
quan hệ. Đặc biệt, giai đoạn nhạy cảm trong mối quan hệ (1975-1979;
1980-1988), các tác giả còn ít đề cập đến, hay có đề cập thì còn rất sơ
sài. Một số ấn phẩm được xuất bản trong thời kỳ quan hệ hai nước căng
thẳng, nên mang nặng ảnh hưởng của tình trạng đối đầu giữa hai nước, và
do vậy, quan điểm tiếp cận nhiều khi chưa thực sự khách quan.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế - thương mại
và văn hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc: "Quan hệ kinh tế - văn hóa
Việt Nam - Trung Quốc, hiện trạng và triển vọng" [227]; "Quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc: Nhìn lại 10 năm và triển vọng" [228]; "Tình hình
đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam" [220]; "Ảnh hưởng của
việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ kinh tế - thương mại
Việt Nam - Trung Quốc" [243]...

Nội dung các công trình nêu trên chủ yếu đề cập đến mối quan
hệ kinh tế - thương mại, văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc sau khi
hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Các công
trình đã có ưu điểm là tổng kết được những số liệu cụ thể trong quan
hệ kinh tế - thương mại, văn hóa và chỉ ra những bước phát triển
không ngừng trong những lĩnh vực hợp tác này. Tuy nhiên, các bài
nghiên cứu thiên về khẳng định các tác động tích cực của các lĩnh vực
hợp tác đối với sự phát triển của hai nước, đặc biệt là khu vực biên
giới, còn những bất cập trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước,
hay những thua thiệt về phía Việt Nam như: Nạn buôn lậu, nhập siêu, vấn
đề thanh toán… mới chỉ được đề cập ở chừng mực nhất định.


- Các công trình nghiên cứu về an ninh và những vấn đề lãnh thổ, lãnh
hải: "Cuộc xung đột Trung Quốc - Việt Nam" [87]; "Tội ác chiến tranh của
bọn bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam" [293]; "Việt Nam một tiêu
điểm của chiến tranh tư tưởng phản cách mạng" [173]; "Từ góc độ Việt Nam,
nghiên cứu phê phán chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông
Dương" [306]; "Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá
Việt Nam - Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ" [219];"Đàm phán ký kết phân định
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và Hiệp định nghề cá trong vịnh
Bắc Bộ" [277]; "Tranh chấp vùng biển Việt Nam - Trung Quốc" [305]; "Hoàng
Sa, Trường Sa" [273]... Ngoài ra, tạp chí Lịch sử quân sự đã ra số đặc biệt - số
tháng 6-1988 với các bài viết xung quanh việc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa
và Trƣờng Sa sau khi xảy ra cuộc gây chiến của Trung Quốc với Việt Nam tháng
3-1988.
Trong cuốn "Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Lãnh thổ
Việt Nam" [69], "Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ
Việt - Trung" [250], "Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa
- Trường Sa" [177], "Hoàng Sa, Trường Sa" [273]… Các tác giả đã dẫn chứng

nhiều tài liệu thƣ tịch cổ, bản đồ cổ, những bộ sử chính thống của Nhà nƣớc phong
kiến Việt Nam, các tài liệu của Pháp, của Chính quyền Sài Gòn, các sự kiện lịch
sử khác nhau... để khẳng định rằng: Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
là không thể tranh cãi; việc Trung Quốc liên tục tranh chấp, sử dụng vũ lực đánh
chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam và làm tổn hại sâu sắc đến quan hệ láng giềng hữu nghị
giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Còn trong cuốn "Việt Nam một tiêu điểm của chiến tranh tư tưởng
phản cách mạng" của Nguyễn Thành Lê [173], sau khi trình bày một cách
hệ thống những mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và
chính sách chống Việt Nam từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc, tác giả
đã khẳng định: "Đi đôi với chiến tranh lấn chiếm lãnh thổ nước ta, bọn
bành trướng, bá quyền Trung Quốc tiến hành một kiểu chiến tranh phá
hoại nhiều mặt chống lại ta, trong đó chiến tranh tư tưởng, chiến tranh
tâm lý là một khâu quan trọng của kiểu chiến tranh nhiều mặt ấy"
[173, tr. 55]. Tuy nhiên, do cuốn sách được viết trong thời kỳ quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc đang căng thẳng, nên còn mang nặng dấu ấn


bng giỏ ca quan h, do ú, cú mt s s kin c tỏc gi nhỡn nhn,
ỏnh giỏ cha tht khỏch quan.
- Cỏc cụng trỡnh mang tớnh cht biờn niờn: "Quan h Vit Nam - Trung
Quc, nhng s kin 1991-2000" [135]; "Quan h Vit Nam - Trung Quc:
Nhng s kin 1945-1960" [313]; "Quan h Vit Nam - Trung Quc: Nhng s kin
1961-1970" [175].
Cỏc cun sỏch ó tp hp theo th t thi gian cỏc s kin ó din trong
quan h ngoi giao Vit Nam - Trung Quc, cung cp chi tit thụng tin v
nhng cuc gp g gia cỏc phỏi on, i din cỏc cp hai nc, khụng i vo
bỡnh lun v ỏnh giỏ cỏc s kin ú. Sỏch l t liu tra cu tt cho nhng ngi
nghiờn cu v quan h Vit - Trung.

Cỏc cụng trỡnh ca cỏc nh nghiờn cu nc ngoi
õy l ngun ti liu hoc bng ting nc ngoi, hoc ó
c dch ra ting Vit, bao gm nhng cụng trỡnh nghiờn cu ca cỏc
nh s hc, cỏc nh nghiờn cu Trung Quc, Nga, M v cỏc nc khỏc...
"Bỹồmớaỡcka Pờoởỵố, õcỷ eoốố ố ùaốờốố" (Cỏch
mng Vit Nam - lý lun v thc tin) [363]; "Hụ ồớọeớố õ õớồớớeỡ
aỗõốốố ố ỡồọớọớỷừ ớứồớốừ cớ ốừoeaớcờó ỏaceộớa", Nhng
xu hng mi trong s phỏt trin ni ti v quan h quc t gia cỏc
nc chõu - Thỏi Bỡnh Dng) [364]; "èồọớọớồ ờỡớốốữồờỏữồồ ố ớốớở-õỏọốồởỹớồ ọõốồớốồ" (Phong tro cng sn cụng nhõn quc t v phong tro gii phúng dõn tc) [362]; "Aóeccố
ùờốớa ùốõ Bỹồmớaỡa" (Cuc chinh pht ca Bc Kinh chng Vit
Nam) [352].... "Chinas Advances in the South China Sea" (Cỏc bc
tin ca Trung Quc trờn bin Nam Trung Hoa) [345]; "The South
China Sea Disputes: Implications of Chinas Earlier Territorial
Settlements" (Nhng tranh cói trờn bin Nam Trung Hoa: S can
thip ca Trung Quc i vi vn tho thun lónh th) [346];
"Chinas Involvement in the Vietnam War 1964-1969" (S tham gia
ca Trung Quc vo cuc chin tranh Vit Nam 1964-1969) [347].
Cỏc tp chớ ting Anh: Foreign Affairs, Far Eastern Economic
Review... Cỏc tp chớ Trung Quc: Tp chớ Nghiờn cu ụng Nam ,
tp chớ Nghiờn cu chõu - Thỏi Bỡnh Dng, tp chớ Quc phũng


Các tài liệu dịch: "Diễn biến quan hệ Trung - Việt trong 40 năm
qua" [118], "Mười năm chiến tranh Trung - Việt" [241], sách
"Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc" [240], "Quan hệ Trung Việt sau bình thường hoá: Nhìn lại thời gian qua và triển vọng" [254,
"Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" [138], "Người
Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt" [2]…
Khai thác nguồn tài liệu này, có thể thu nhận được những
thông tin quý báu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và quan hệ đối
ngoại của Trung Quốc nói chung và với Việt Nam nói riêng ở thời

kỳ hiện tại, trên quan điểm của những nhà sử học nước ngoài. Có
thể dẫn ra đây hàng loạt những tác giả và công trình tiêu biểu theo
hai nhóm: Các công trình của những nhà nghiên cứu người Trung Quốc
và những nhà nghiên cứu nước ngoài không phải là người Trung Quốc.
Một trong các công trình rất đáng chú ý của những nhà nghiên
cứu người Trung Quốc là cuốn "Diễn biến quan hệ Trung - Việt trong
40 năm qua". Tập thể các tác giả đã trình bày quan hệ Việt - Trung
qua các thời kỳ khác nhau, trong đó tập trung đi sâu vào những bất
đồng trong quan hệ hai nước như: Vấn đề biên giới trên bộ, vấn đề
Hoa kiều, vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, "vấn đề
Campuchia"… và cố gắng chứng minh rằng, tất cả những tranh chấp
và xung đột giữa hai nước có nguyên nhân chủ yếu từ sự thiếu thiện
chí và các hành động vi phạm thỏa thuận từ phía Việt Nam. Khi nói về
vấn đề tranh chấp xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
các tác giả đã đưa ra những "chứng cứ" được lắp ghép thiếu trung
thực từ thư tịch cổ, hay đưa ra những "bằng chứng" về "sự công
nhận" của các Chính phủ, các tổ chức khu vực hoặc quốc tế, các sách
bách khoa, các bản đồ quốc tế... của một số nước khác để chứng minh
cho chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Nhưng rõ ràng, loại bằng chứng này không có giá trị pháp lý. Các
tác giả còn nhắc lại đề nghị của Liên Xô bổ sung cho dự thảo Hòa ước
yêu cầu trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
tại Hội nghị San Francisco tháng 9-1951, mặc dù đề nghị này đã bị Hội
nghị bác bỏ. Tác giả còn dẫn lời phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt


Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ để nói rằng, "Việt Nam
đã công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của
Trung Quốc". Các tác giả cũng đưa ra công hàm của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng năm 1958 tán thành bản Tuyên bố của nước CHND Trung

Hoa quy định lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, Tuyên bố năm 1965
của nước Việt Nam DCCH phản đối Mỹ quy định khu vực chiến đấu
của lực lượng vũ trang Mỹ ở Đông Dương, trong đó có nói phạm vào
"vùng biển Tây Sa của Trung Quốc". Tuy nhiên, các tác giả đã sử
dụng những tư liệu này thiếu khách quan và không đặt vào hoàn cảnh
lịch sử cụ thể.
Đặc biệt, hai tác giả Sa Lực, Mân Lực trong sách "Chín lần xuất quân
lớn của Trung Quốc" đã nhìn nhận những thời điểm quan hệ cách mạng hai
nƣớc với khía cạnh "xuất quân" chinh phạt của Trung Quốc, đồng thời phủ
định hoàn toàn viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam, mục đích là để khẳng định
vai trò quyết định độc nhất của Trung Quốc trong việc ủng hộ, giúp đỡ Việt
Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Song cũng cần nhận
thấy rằng, đây là công trình viết ra với ý đồ xuyên tạc sự thật, các số liệu, sự
kiện, đánh giá không sát thực tiễn lịch sử và cố tình không đi vào bản chất của
vấn đề.
Một ấn phẩm rất đáng chú ý của tác giả Mân Lực là cuốn "Mười năm
chiến tranh Trung - Việt", do nhà xuất bản Đại học Tứ Xuyên xuất bản vào
tháng 3-1993 và đƣợc Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam dịch vào tháng
2-1994. Tác giả đã miêu tả những xung đột biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam
và Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1989 dƣới khía
cạnh của một cuộc chiến tranh mƣời năm đánh trả lại sự "xâm chiếm đất đai
thƣờng xuyên" của "tiểu bá" Việt Nam. Diễn biến của "cuộc chiến tranh mƣời
năm" đó đƣợc chia ra thành những giai đoạn khác nhau, mà xuyên suốt toàn
bộ nội dung các giai đoạn là sự tuyên dƣơng tinh thần chiến đấu "anh dũng"
và "cảm tử" của Giải phóng quân Trung Quốc, đồng thời, tác giả cũng hùng
hồn cáo buộc cho "Việt Nam "tiểu bá" theo "đại bá" Liên Xô thực hiện âm
mƣu bành trƣớng, bá quyền đã làm tổn hại và phá vỡ tình hữu nghị Trung Việt" [241, tr. 195]. Cùng mục đích nhƣ cuốn "Chín lần xuất quân lớn của
Trung Quốc", nên tất nhiên, phần lớn số liệu, sự kiện, đánh giá, nhận định của tác



giả Mân Lực thiếu chính xác, thiên lệch, nếu không muốn nói là sai lệch và bị bóp
méo.
Còn tác giả Hồ Tài - chuyên gia nghiên cứu quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc sau bình thường hóa, trong bài viết "Quan hệ Trung Việt sau bình thường hóa: Nhìn lại thời gian qua và triển vọng", khi
điểm lại một số nét chính trong quan hệ Việt - Trung từ năm 1991 đến
năm 1993 đã khẳng định: "Việc khôi phục và xây dựng mối quan hệ
Trung - Việt láng giềng thân thiện là hợp thời cuộc, thuận lòng dân,
chân trời bao la, tiền đồ hấp dẫn nếu cả hai bên đều tăng cường hợp
tác thực chất đa phương vị, nhiều tầng nấc và nhiều hình thức" [254,
tr. 7]. Tuy nhiên, tác giả rơi vào trạng thái cực đoan, thái quá khi cho
rằng, nhờ phát triển quan hệ với Trung Quốc sau bình thường hóa mà
"Việt Nam đã có thời cơ để xả hơi và có địa dư để xoay xở, tìm kiếm sự
ủng hộ của Trung Quốc để tự bảo tồn, làm dịu áp lực từ bên ngoài" [254,
tr. 3].
Năm 1993, ở Trung Quốc, tác giả Hiểu Bình và Thanh Ba đã
xuất bản cuốn "Quân đội Trung Quốc liệu có đánh thắng trong cuộc
chiến tranh tới không?" [8], khảo cứu về quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc, trong đó đặc biệt chú ý đến các bất đồng của hai nước có liên
quan đến biển Đông. Hai tác giả trên viết: "Nếu nhà cầm quyền Việt
Nam không có nhượng bộ gì trong vấn đề Nam Sa (Trường Sa - TG),
thì Trung Quốc và Việt Nam nhất định sẽ có đánh nhau"; "thập kỷ 90
là thời kỳ then chốt để giải quyết vấn đề Nam Sa. Thời kỳ này qua đi,
có thể Trung Quốc sẽ mất đi một dịp may lịch sử" [8, tr. 109]. Cuốn
sách còn cho biết rằng, năm 1992, một hội nghị quân sự họp ở miền
Nam Trung Quốc đã định ra những nguyên tắc tác chiến, chiến thuật, kết
hợp thủ đoạn đánh và dọa, "nhanh chóng đánh đuổi "quân chiếm đóng
nước ngoài" ra khỏi Nam Sa" (ám chỉ Việt Nam).
Trên các tạp chí, báo khác nhau của Trung Quốc như: Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Nghiên cứu châu Á - Thái Bình
Dương, tạp chí Quốc phòng, báo Giải phóng quân, Nhân dân Nhật

báo… cũng đã liên tục đăng tải các bài nghiên cứu về quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc. Các tác giả tập trung sự quan tâm tới các vấn đề


khúc mắc trong quan hệ hai nước, đặc biệt chú trọng đến những vấn
đề liên quan đến biển Đông. Theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả
luận án thì từ năm 1988 - 1998, trên các tạp chí kể trên đã có hơn 70
bài viết về vấn đề này. Các bài viết như: "Các quốc gia xung quanh
khai thác các nguồn dầu lửa ở Nam Sa của chúng ta như thế nào?"
[76]; "Những quan điểm về cuộc tranh chấp Nam Sa" [210]; "Quê
hương thứ hai của chúng ta" [231]… chủ yếu đề cập đến các cơ sở lịch
sử về quyền sở hữu của Trung Quốc trên biển Đông, dùng ngòi bút chỉ
trích các "đối phương" có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, trong
đó có hơn nửa số bài chĩa mũi nhọn vào Việt Nam, mô tả Việt Nam
như một đối thủ hiếu chiến nhất của Trung Quốc, "đang xâm lược các
vùng biển của chúng ta (Trung Quốc - TG) bằng quân sự, cố gắng
cướp đoạt toàn bộ tài nguyên bằng sức mạnh". Những hành động của
Việt Nam trên biển Đông, "tác hại" của nó đối với quan hệ Việt Trung là chủ đề chính của nhiều bài báo. Từ năm 1999 trở đi (sau khi
hai nước ký Hiệp định biên giới trên bộ), mặc dù mật độ của các bài
báo không thưa đi, song giọng điệu của các bài báo đã ôn hòa hơn, tuy
nhiên vẫn không ngừng chứng minh và khẳng định chủ quyền của
Trung Quốc trên biển Đông như một điều đã được thừa nhận. Đây
chính là một cách nói khoa trương của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phục vụ cho chính sách biển Đông
của Trung Quốc.
Đối với các tác giả nước ngoài ngoài Trung Quốc, chủ đề chiến tranh biên
giới Việt Nam - Trung Quốc (1979), tranh chấp Việt Nam - Trung Quốc


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT

1.

Nguyễn An (1979), "Tƣ tƣởng và chính sách đối ngoại của Trung Quốc
dƣới thời Mao Trạch Đông", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số
8, tr. 82-85.

2.

Ramses Amer (1991), Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt,
Kuals Lumpur, Bản dịch, Lƣu tại Thƣ viện Ban Biên giới Chính
phủ.

3.

Ramses Amer (1997), "Các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt
Nam và sự ổn định khu vực", Đăng trong Đông Nam Á hiện đại,
Tập 19, số 1, tháng 6, Bản dịch, Lƣu tại Thƣ viện Quân đội.

4.

Gi. A.Amtơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.

5.

Greg Austin, Biên giới trên biển của Trung Quốc: Luật quốc tế - lực lượng
quân sự và sự phát triển của quốc gia, Thƣ viện Ban Biên giới
Chính phủ.


6.

Bài phát biểu của Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị trong buổi khai mạc hội
nghị các tỉnh biên giới phía Bắc v/v thi hành Chỉ thị 73 về công tác
biên giới, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 3, Phông
Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 16556.

7.

Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), "Trung
Quốc gặm dần, ASEAN chần chừ", Thông tin công tác tư tưởng, số 2,
tr. 12-19.

8.

Hiểu Bình - Thanh Ba (1993), Quân đội Trung Quốc liệu có đánh thắng
trong cuộc chiến tranh tới không? Nxb Quảng Tây, Bản dịch, Lƣu
tại Thƣ viện Ban Biên giới Chính phủ.

9.

"Bác bỏ "kháng nghị" của Đảng Cộng sản Trung Quốc về hai bài của
Báo Nhân dân "(1978), Báo Nhân dân, ngày 26-6, tr. 1.

10. "Bác bỏ tin thêu dệt" (1983), Báo Nhân dân, ngày 24-3, tr. 6.
11. Báo cáo tình hình thế giới và Trung Quốc của Đại sứ quán Việt Nam tại
Trung Quốc năm 1952, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ
Quốc gia 1, Phông Phủ thủ tƣớng, Đơn vị bảo quản số 1638.



12. Báo cáo công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc năm 1953,
Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 1, Phông Phủ
thủ tƣớng, Đơn vị bảo quản số 1641.
13. Báo cáo thành tích ngoại giao 8 năm kháng chiến (1946-1954) của Bộ
Ngoại giao, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 1,
Phông Phủ thủ tƣớng, Đơn vị bảo quản số 1580.
14. Báo cáo về tình hình thế giới, công tác đối ngoại năm 1972 và phương
hướng công tác trong thời gian tới, Hồ sơ Cp, số 51/KTĐN-N,
Phòng Lƣu trữ Bộ Ngoại giao.
15. Báo cáo của PTT về tình hình Trung Quốc viện trợ kinh tế và kỹ thuật
cho Việt Nam từ năm 1955-2-1971, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung
tâm lƣu trữ Quốc gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 8767.
16. Báo cáo tình hình tư sản Hoa Kiều ở miền Nam năm 1976 qua Hội nghị
cán bộ biên giới, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc
gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 15846.
17. Báo cáo của Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang, Ban Biên giới về
tình hình biên giới Việt Nam- Campuchia; Việt- Lào; Việt - Trung
năm 1977, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 1,
Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 15971.
18. Báo cáo của Bộ Nội vụ về công tác kiểm tra và bảo vệ tuyến biên giới
Việt - Trung năm 1978, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ
Quốc gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 16140.
19. Báo cáo của Cục tham mưu, Bộ Tư lệnh về một số vụ vi phạm hải phận
Việt Nam của các tầu Trung Quốc, Thái Lan 1978, Cục lƣu trữ Nhà
nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ
số 16142.
20. Báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Biên giới v/v giải tỏa
người Hoa ở Hữu nghị quan và thống kê tình hình vi phạm đất đai,
vùng biển, vùng trời Việt Nam do lực lượng vũ trang Trung Quốc

gây ra năm 1978, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc
gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 16141.
21. Báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng về công tác đối ngoại trong
những năm đổi mới, Phần I, Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.


22. Báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng về công tác đối ngoại trong
những năm đổi mới, Phần II, Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.
23. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 22, ngày 20-10-1977, "Về một số việc cần làm ngay ở
biên giới phía Tây Nam", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng
Đảng.
24. Ban Bí thƣ, Quyết định số 20, ngày 16-6-1978, "Thành lập đảng bộ cơ
quan B.68", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
25. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 50, ngày 15-7-1978, "Bổ sung về việc giải quyết
đối với dân Campuchia chạy sang Việt Nam", Lƣu tại Cục lƣu trữ,
Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
26. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 49, ngày 01-8- 1978, "Về việc tổ chức truyền đạt
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư", Lƣu tại Cục lƣu trữ,
Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
27. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 58, ngày 8-12-1978 về cuộc vận động "Phát huy
bản chất tốt đẹp nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân
dân Việt Nam", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
28. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 61, ngày 6-1-1979 "Về tăng cường sẵn sàng chiến
đấu ở các tỉnh biên giới phía Bắc", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng
Trung ƣơng Đảng.
29. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 67, ngày 1-3-1979 "Về việc phát động và tổ chức
toàn dân chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc", Lƣu tại Cục lƣu
trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

30. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 79, ngày 5-10-1979, "Về nhiệm vụ công tác tư tưởng
trong tình hình trước mắt", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.
31. Ban Bí thƣ, Nghị quyết số 36, ngày 24-2-1981, "Về nhiệm vụ trước mắt
của công tác tư tưởng", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.
32. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 112, ngày 29-6-1981 "Củng cố toàn diện, vững chắc
vùng biên giới phía Bắc", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.
33. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 119, ngày 19-10-1981 "Về nâng cao cảnh giác,
chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của địch",
Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.


34. Ban Bí thƣ, Thông tri số 01, ngày 22-12-1986, "Về cuộc đàm phán giữa
Lào và Trung Quốc", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng
Đảng.
35. Ban Bí thƣ, Thông tri số 02, ngày 5-1-1987, "Về hoạt động tiến công
ngoại giao đối với Trung Quốc trong dịp tết Đinh Mão", Lƣu tại
Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
36. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 39, ngày 21-5-1988, "Hướng dẫn thực hiện Nghị
quyết của BCT về vấn đề quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam
ở Campuchia", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
37. Ban Bí thƣ, Thông báo số 118, ngày 19-11-1988 "Về vấn đề qua lại biên
giới phía Bắc hiện nay", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.
38. Ban Bí thƣ, Chỉ thị số 07, ngày 28-2-1992, "Về một số nhiệm vụ, công
tác trước mắt ở biên giới phía Bắc trong điều kiện bình thường hóa
quan hệ Việt Nam-Trung Quốc", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng
Trung ƣơng Đảng.

39. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5(25-12-1978),
Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
40. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, (khóa
IV,ngày 27-7-1978), Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng
Đảng.
41. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (khóa IV,
ngày 20-9-1979) "Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách", Lƣu tại Cục
lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
42. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Chỉ thị số 107, ngày 28-4-1981 "Về tăng
cường công tác giáo dục quốc phòng nhân dân, chuẩn bị cho thế hệ
trẻ sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc", Lƣu tại Cục lƣu trữ,
Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
43. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Thông báo số 06 ngày 23-7-1982, "Về Hội
nghị INTRKIT lần thứ 12", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.
44. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Thông báo số 38, ngày 10-4-1984, "Ý kiến
của Ban bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 2510-1982 của BCT", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng
Đảng.


45. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Công văn của số 459-CV-TW, ngày 3-11986, Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
46. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Chỉ thị số 28, ngày 19-3-1988, về việc thực
hiện Nghị quyết của BCT về "Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới", Lƣu tại Cục
lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
47. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Thông báo số 01, ngày 4-8-1991, "Về kết
quả đi thăm và làm việc của đoàn đại diện đặc biệt Đảng ta tại
Trung Quốc", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
48. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Quyết định số 08, ngày 16-10-1991, "Danh
sách đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đi thăm chính thức Trung

Quốc", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
49. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Thông báo số 12, ngày 15-11-1991, "Về kết
quả đi thăm chính thức Trung Quốc của đoàn Đại biểu cấp cao
nước ta", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
50. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ (1-1994), "Về tình hình thế giới và chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung
ƣơng Đảng.
51. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11, ngày 19-9-1978, "Về tổ chức công tác
chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam", Lƣu tại Cục lƣu trữ,
Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
52. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 36, ngày 24-2-1981, "Về những nhiệm vụ
trước mắt của công tác tư tưởng", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng
Trung ƣơng Đảng.
53. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 39, ngày 18-5-1981, "Về tình hình thế giới
và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta", Lƣu
tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
54. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 10, ngày 11-4-1983, "Về tăng cường đoàn
kết, hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia trong giai đoạn mới",
Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
55. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 02, ngày 30-7-1987, "Về nhiệm vụ quốc
phòng từ nay đến năm 1990 và những năm tiếp theo", Lƣu tại Cục
lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.


56. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 04, ngày 12-12-1987, "Về những nhiệm vụ
trước mắt của công tác tư tưởng", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng
Trung ƣơng Đảng.
57. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 07, ngày 30-11-1987 "Về nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự trong tình hình mới", Lƣu tại Cục

lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
58. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20, ngày 26-11-1988 "Kết luận của BCT về
một số vấn đề trước mắt trong công tác tư tưởng", Lƣu tại Cục lƣu
trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
59. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 05, ngày 10-12-1991 "Về nhiệm vụ của chúng ta
trước tình hình mới ở Campuchia", Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng
Trung ƣơng Đảng.
60. "Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam" (1979), Báo Nhân dân, ngày 162, tr. 4.
61. "Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Việt Nam về cuộc đàm phán Việt Nam Trung Quốc" (1980), Báo Nhân dân, số 9377, tháng 2, tr. 4; số
9413, tháng 3, tr. 4.
62. "Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam," Báo Quân đội nhân dân (1979),
ngày 2-1, tr. 1.
63. Biên bản trao đổi ý kiến giữa ngoại giao và quân sự về công tác đấu
tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến
chống Mỹ, Hồ sơ số 250, Phông TK, phòng Lƣu trữ, Bộ Ngoại giao.
64. Biên bản trao đổi ý kiến giữa Bộ Ngoại giao và Ban tư tưởng văn hóa
Trung ương về công tác ngoại giao và vấn đề tư tưởng trong những
năm 1975-1986, Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng
65. Biên bản hội đàm Việt - Trung ngày 28-10-1970 giữa Thủ tướng Phạm
Văn Đồng và Thủ tướng Chu Ân Lai, Phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ
số 1271, Tài liệu lƣu tại Trung tâm lƣu trữ Bộ Quốc phòng.
66. Nguyễn Đình Bin (chủ biên, 2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Bộ mặt thật, phản động, phản bội của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh và
sự đầu độc của chúng đối với quân đội Trung Quốc, Báo cáo của
Cục tuyên truyền đặc biệt, Tổng cục chính trị, Tập tài liệu văn kiện
Trung ƣơng, Lƣu tại Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng.


68. Bộ Ngoại giao (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong

30 năm qua, Sách trắng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
69. Bộ Ngoại giao (1984), Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Lãnh thổ Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
70. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
71. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Bộ Ngoại giao (2004), Hội nghị Geneva và quan hệ quốc tế sau chiến
tranh lạnh - lấy Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc làm ví dụ,
Hội thảo nội bộ ngành "Hiệp định Gionevơ: 50 năm nhìn lại", ngày
27-7-2004, Tài liệu không phổ biến, Lƣu tại Bộ Ngoại giao.
73. Bộ Tƣ lệnh, Bộ đội biên phòng, Sơ kết hoạt động xâm nhập, phá hoại
của địch ở biên giới phía Bắc và công tác đánh địch của ta, Tài liệu
không công bố, Lƣu tại Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng.
74. U. Bôcset (1986), Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam, Nxb
Thông tin lý luận, Hà Nội.
75. Điền Tăng Bồi (1993) (Chủ biên), Ngoại giao Trung Quốc từ khi cải
cách đến nay, Nxb Tri thức thế giới, Hà Nội.
76. "Các quốc gia xung quanh khai thác các nguồn dầu lửa ở Nam Sa của
chúng ta nhƣ thế nào?" (1991), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
(Trung Quốc), số 1, Bản dịch lƣu tại Thƣ viện quân đội.
77. Nguyễn Mạnh Cầm (1993), "Trên đƣờng triển khai chính sách đối ngoại
theo định hƣớng mới", Tạp chí Cộng sản tháng 4, tr. 4-9
78. Nguyễn Mạnh Cầm (1997), "Việt Nam và Trung Quốc mong muốn đƣa
mối quan hệ hai nƣớc lên tầng cao mới", Báo Nhân dân, ngày 20-7,
tr. 3.
79. Nguyễn Mạnh Cầm (1999), "Một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc phát
triển mới trong quan hệ hai nƣớc", Báo Nhân dân, ngày 31-12, tr. 3.
80. Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc
(1978), Báo Nhân dân, ngày 29-4, tr. 1.

81. "Cuộc chiến đấu còn phải tiếp tục", (1979), Báo ngày Nhân dân, ngày 93, tr. 1,6.


82. Phạm Nhƣ Cƣơng (1979), Phê phán chủ nghĩa bành trướng, bá quyền
của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
83. Công hàm, tuyên bố của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc
về vấn đề người Hoa ở Việt Nam năm 1978, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc,
Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số
16186.
84. Công văn, báo cáo của Phủ thủ tướng, Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ
trang về tình hình biên giới Việt - Trung năm 1976, Cục lƣu trữ Nhà
nƣớc, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ
số 15797.
85. B.M. Claget (1996), Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung
Quốc ở khu vực bãi Ngầm, Âu Chính và Thanh Lương trên biển
Đông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. Culesov. N.X (1982), Bắc Kinh chống lại phong trào giải phóng dân tộc,
Nxb Khoa học-xã hội, Hà Nội.
87. Cuộc xung đột Trung Quốc - Việt Nam (1980), Chuyên san, Bản dịch,
Lƣu tại Thƣ viện Quân đội.
88. Cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, 1969- 1973 (1975), Tập 4, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
89. Hồ Châu (1997), "Quan hệ Trung Quốc - Châu Á: Hƣớng tới tƣơng lai",
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (16), tr. 20-23.
90. Chỉ thị 04 ngày 15-5-1980 và đường lối quân sự của Đảng ta trong thời
kỳ mới, Báo cáo của Cục tuyên truyền đặc biệt, Tổng cục chính trị,
Lƣu tại Trung tâm lƣu trữ, Bộ Quốc phòng.
91. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, Tài liệu dịch của Học viện quan
hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao, Lƣu tại Thƣ viện Quân đội.

92. Chiến tranh của Trung Quốc đánh Việt Nam, 1979, các vấn đề, quyết
định và tác động (1980), Bản dịch, Lƣu tại Thƣ viện Quân đội.
93. Chiến tranh cách mạng Việt Nam, thắng lợi và bài học (2000), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Trƣờng Chinh (1979), Về vấn đề Campuchia, Nxb Sự thật, Hà Nội.
95. "Chính sách 4 điểm mới của Việt Nam đối với khu vực" (1993), Báo
Nhân dân, ngày 17-10, tr. 3.


96. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Đông Nam Á (2000), Kỷ
yếu hội thảo, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
97. "Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp đoàn Đại biểu ủy ban tài chínhkinh tế Quốc hội Trung Quốc" (1994), Báo Nhân dân, ngày 12-4, tr.
1.
98. "Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng đƣa quan hệ Việt - Trung vào một thời
kỳ mới, ổn định và lâu dài, hƣớng tới thế kỷ XXI và mãi mãi về
sau" (1994), Báo Nhân dân, ngày 21-11, tr. 1.
99. Diễn văn của Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Thủ tƣớng Lý
Bằng (1991), Báo Nhân dân, ngày 1-12, tr. 1.
100. "Dƣ luận thế giới ủng hộ lập trƣờng đúng đắn của Việt Nam về quan hệ
với Trung Quốc và Campuchia" (1978", Báo Nhân dân, ngày 27-6,
tr. 1,5.
101. Đại diện toàn quyền hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị
định thư về việc Trung Quốc viện trợ không hoàn lại xăng dầu và
trang bị quân sự cho Việt Nam trong năm 1968 và năm 1969, ngày
10-6-1970, Phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 1274, Lƣu tại Trung
tâm lƣu trữ Bộ Quốc phòng.
102. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ I V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
103. Đảng Cộng sản Việt Nam (1978), Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị về
tình hình và nhiệm vụ mới, Lƣu tại Cục lƣu trữ, Văn phòng Trung

ƣơng Đảng.
104. Đảng Cộng sản Việt Nam (1978), Nghị quyết lần thứ IVBCH Trung ương
Đảng, Lƣu tại Cục lƣu trữ,Văn phòng Trung ƣơng Đảng.
105. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ V, T1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
106. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ V, T2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
107. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ V, T3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
108. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
109. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI
BCHTƯ, khóa 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


110. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
111. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Tinh thần cơ bản của NQ HNTW lần
thứ ba (khóa VII, 1992), Tài liệu lưu trữ tại Ban đối ngoại, Trung
ương
112. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
113. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
114. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
115. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
116. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 38, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

117. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 39, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
118. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
119. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 41, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
120. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 42, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
121. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 43, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
122. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 44, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
123. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 45, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
124. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 46, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
125. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
126. Đấu tranh ngoại giao thời kỳ 1965-1975, Hồ sơ 243, Phông TK, Phòng
Lƣu trữ Bộ Ngoại giao.


127. Đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Tập 2
(1946-1954) (1976), Bộ phận tổng kết, Bộ Ngoại giao, Hà Nội.
128. Trần Văn Đào- Phan Doãn Nam (2001) (Chủ biên), Quan hệ quốc tế
1945-1995, Tài liệu lƣu trữ tại Học viện Quan hệ quốc tế.
129. Đavitson. Ph (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
130. Đề án đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biên giới và sự thảo hiệp định
về đường biên giới quốc gia trên bộ giữa CHXHCNVN và

CHNDTH năm 1977, Cục lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ
Quốc gia 3, Phông Phủ thủ tƣớng, Hồ sơ số 15979.
131. Đề cương sơ thảo "Lịch sử quan hệ đối ngoại nước VNDCCH 19451975", Phông TK, Phòng Lƣu trữ Bộ Ngoại giao.
132. "Đề nghị ba điểm của phía Việt Nam và đề nghị 8 điểm của phía Trung
Quốc" (1979), Báo Nhân dân, ngày 16-5, tr. 3.
133. Trần Văn Độ (2000), "Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc qua một số công
trình nghiên cứu trên tạp chí "Nghiên cứu Trung Quốc" 5 năm qua",
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 (31), tr. 15-19.
134. Trần Văn Độ (1998), "Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc sau
khi bình thƣờng hóa", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (22),
tr. 8-10.
135. Trần Văn Độ (Chủ biên) (2002), Quan hệ Việt Nam -Trung Quốc những
sự kiện 1991-2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
136. Đồng chí Lê Đức Thọ báo cáo các đồng chí trong Bộ Chính trị về nội
dung các ý kiến của Lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc về Hội nghị
Paris, ngày 27-10-1972, Phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 1412, Tài
liệu lƣu tại Trung tâm lƣu trữ Bộ Quốc phòng.
137. Gaiđuk I.V (1999), Liên bang Xô-viết và cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
138. Gendereaur.M.C. (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
139. Võ Nguyên Giáp (1998), Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
140. Võ Nguyên Giáp (1999), Đường tới Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.


141. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), "Phát triển quan hệ với các nƣớc lớn trong
chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta", Tạp chí
nghiên cứu quốc tế, số 2, tr. 30-38.

142. Gioay. O.P, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông
Dương lần thứ nhất, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
143. Bắc Hải (2001), "Đầu tƣ và xuất khẩu- bất lợi lớn. Những tác động khi
Trung Quốc gia nhập WTO", Thời báo kinh tế Việt Nam, số 62, tr.
23-29.
144. Nguyễn Minh Hằng (1995), Cải cách kinh tế của CHND Trung Hoa - lựa
chọn mới cho sự phát triển, Nxb Khoa học-Xã hội, Hà Nội.
145. Nguyễn Minh Hằng (2000), "Vài nét về quan hệ thƣơng mại Việt Nam Trung Quốc trong những năm gần đây", Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, số 1 (26), tr. 45-53.
146. YEE. Herberts (1980), Những động cơ có tính toán và chiến lược của
Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới Trung -Việt, Chuyên
san Thƣ viện Quân đội.
147. Lê Văn Hiển (1995), Nhật ký của một bộ trưởng, Tập 2, Nxb Đà Nẵng.
148. Hồ sơ viện trợ quốc tế, Lƣu trữ tại Tổng cục hậu cần, cặp số 20,21.
149. Hồ sơ quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước (3-1954
đến tháng 8-1973), Lƣu tại Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
150. Hoa Kiều và quan hệ Việt -Trung (1979), TTXVN, Hà Nội.
151. Khổng Doãn Học (1983), Kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
152. Học viện quan hệ quốc tế (2002), Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân 1945-1995, Tài liệu lƣu hành nội bộ, Lƣu
tại Thƣ viện Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.
153. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Kỷ yếu hội thảo khoa
học: Chính sách của Trung Quốc đối với các nước ASEAN và Việt
Nam hiện nay, Hà Nội.
154. Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Học viện Quan hệ quốc tế.
155. Awver Hottge (1979), Trung Quốc, Việt Nam và những cuộc thương
lượng bí mật về Việt Nam, Sách "Những suy nghĩ về Trung Quốc",
Nxb Mentova, Tiếng Pháp, Bản dịch, Lƣu tại Thƣ viện Quân đội.



156. Nguyễn Khắc Huỳnh (2007), Ngoại giao Việt Nam- Phương thức và
nghệ thuật đàm phán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
157. Nguyễn Thị Liên Hƣơng (1997), "Chƣơng mới trong quan hệ Trung
Quốc ASEAN", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr. 28-30.
158. Nguyễn Thị Liên Hƣơng (1999), "Nhìn lại quan hệ giữa Trung Quốc và
Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay", Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 1, tr. 47-49.
159. Iaxanhev.V. (1982), Biên giới Trung Quốc: Từ chủ nghĩa bành trướng,
bá quyền truyền thống đến chủ nghĩa bá quyền ngày nay, Nxb
Thông tấn xã Novoxti, Matxcova.
160. Ilin.M.Đ. (1984), Bắc Kinh- Kẻ thù của hòa bình, hòa dịu và hợp tác
quốc tế, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
161. Iurocov.X.G. (1984), Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
162. Ivanxo. G. H. (1986), Chân lý thuộc về ai? Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
163. Ivanov (1983), Trung Quốc và các nước đang phát triển, Nxb Thông tin
lý luận, Hà Nội.
164. Jonk Chao, Biển Nam Trung Hoa: Những vấn đề biên giới liên quan tới
các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao.
165. Jôhn Zeng, Trung Quốc, biển Nam Trung Hoa và các yếu tố lịch sử, Bài
đăng trên tạp chí Asai-Pacific Defense Preporter, số 7-8/1995, Bản
dịch, Lƣu tại Tổng cục 5, Bộ Nội vụ.
166. Kaul. T.N, Ấn Độ - Trung Quốc và Đông Dương, Bùi Xuân Ninh dịch,
Thƣ viện Quân đội, Sao lục.
167. Marvin Kalb- Barnard Karbl (1979), Đột phá khẩu Trung Quốc, Hội nghị
cấp cao 1972, Tập 2, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
168. Vũ Khoan (1993), "Châu Á - Thái Bình Dƣơng: Một hƣớng lớn trong chính

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta", Tạp chí Cộng sản, số 7,
tr. 57-60.
169. Vũ Khoan (2000), "Mốc mới trong quan hệ Việt- Trung", Tạp chí Cộng
sản, số 2, tr. 4-6.
170. Vũ Khoan (2002), "Quan hệ Việt- Trung không ngừng đƣợc củng cố và
phát triển", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, tr. 25-26.


171. Lê Kim (1984), Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
172. Kỷ yếu hội thảo phát triển khu vực châu Á-Thái bình Dương và tranh
chấp biển Đông (2000), Viện sử học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
173. Nguyễn Thành Lê (1983), Một tiêu điểm của cuộc chiến tranh tư tưởng
phản cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
174. Michael Lelfer (1979), Xét nghiệm lại cuộc chiến tranh Đông Dương lần
thứ ba, Bản dịch, Lƣu lại Thƣ viện Quân đội.
175. Nguyễn Đình Liêm (2006, chủ biên), Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc:
Những sự kiện 1961-1970, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
176. Đồng Ứng Long (2007), "Về diễn biến bất thƣờng trong quan hệ Việt
Nam- Trung Quốc thập niên 70", Các vấn đề quốc tế (Tài liệu tham
khảo đặc biệt), tháng 8, tr. 1-15.
177. Lƣu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt - Trung về quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
178. Lƣu Văn Lợi (1998), 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Tập 2,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
179. Lƣu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
180. "Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam",
(1979), Báo Nhân dân, ngày 5-3, tr. 1.

181. Trƣờng Lƣu (1997), "Triển vọng mới của quan hệ hợp tác hữu nghị ViệtTrung", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4, tr. 15-19.
182. "Luôn luôn cảnh giác, giữ vững trật tự, an ninh" (1978), Báo Nhân dân,
ngày 17-8, tr. 1.
183. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
184. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

185. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
186. Marwyun S.Samules (1982), Tranh chấp biển Đông, Bản dịch, Lƣu tại
Thƣ viện Quân đội.
187. "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi đồng bào cả nƣớc đoàn kết, kiên
quyết đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lƣợc của bọn phản động
Trung Quốc" (1979), Báo Nhân dân, ngày 19-2, tr. 6.


×