Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.36 KB, 9 trang )

Bài 10
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI
ĐOÀN KẾT
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là một hệ thống các luận điểm
về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng
cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc tế
trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đại đoàn kết
trong cách mạng Việt Nam
1.2.1. Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là nhân tố cơ bản
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất
quán, xuyên suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam.
- Đại đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của
cách mạng, là một chiến lược bất di bất dịch.
- Hồ Chí Minh khẳng định; “Đoàn kết là lực lượng mạnh nhất”, “Đoàn kết
là sức mạnh vô địch”, “Đoàn kết là then chốt của thành công”
- Đoàn kết càng rộng rãi, chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn.
- “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công”.
1.2.2. Đại đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng
- Hồ Chí Minh cho rằng, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp
tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nước, cách mạng, mà cao hơn đó là mục đích,
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng
- Hồ Chí Minh, đại đoàn kết phải là điểm xuất phát, là sọi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ đường lối, chủ trương của Đảng.
1.3. Nội dung đại đoàn kết trong tư tưởng
Hồ Chí Minh
1.3.1. Đại đoàn kết dân tộc


1.3.1.1. Lực lượng đoàn kết dân tộc


Theo Hồ Chí Minh bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các
ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bào
các tôn giáo, các đảng phái..., liên minh công – nông – trí thức là nề tảng.
- Hồ Chí Minh nêu rõ: Có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng
lớp nhân dân khác.
1.3.1.2. Hình thức tổ chức đại đoàn kết dân tộc
- Hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc theo Hồ Chí Minh là đoàn
kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất:
+ Một là, Mật trận phải lấy liên minh công – nông – trí thức làm
nền tảng.
+ Hai là, Mặt trận do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Về vai trò của Mặt trận, Hồ Chí Minh nhận định:
+ Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh.
+ Đoàn kết trong Mặt trận Liên - Việt.
+ Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.3.1.3. Nguyên tắc đại đoàn kết
- Thứ nhất, đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa
lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội.
- Thứ hai, tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân.
- Thứ ba, đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết
lâu dài, chăt chẽ.
- Thứ tư, đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải
gắn với tự phê bình và phê bình.
1.3.1.4. Phương pháp đại đoàn kết
- Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục.
+ Theo Hồ Chí Minh, nội tuyên truyền phải vừa đáp ứng những

nguyện vọng, quyền lợi cơ bản của mỗi dân tộc, mỗi giai cấp, vừa đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn cách mạng.


+ Người yêu cầu: Viết ngắn gọn, dễ hiểu, vừa trí thức, vừa bình
dân, vừa sâu sắc, vừa giản dị; phải bằng ngôn ngữ thông thường gần gũi với mọi
người dân Việt Nam.
+ Người cán bộ tuyên truyền phải nắm vững chủ trương, đường lối của
Đảng; phải đi sâu, đi sát; phải là một tấm gương.
- Phương pháp tổ chức.
+ Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải đề ra được đường lối đại đoàn kết
đúng đắn; Đảng phải đoàn kết, thống nhất cả trong tư tưởng và hành động, từ
trên xuống dưới; Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tự giác; đảng
viên là đầy tớ trung thành của nhân dân.
+ Hồ Chí Minh: Phải xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì
dân. Cán bộ công chức nhà nước phải là “công bộc của nhân dân”.
+ Hồ Chí Minh yêu Mặt trận các đoàn thể nhân dân: Cương lĩnh đề
ra phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng; hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, phù
hợp với trình độ nhận thức của quần chúng; cán bộ phải óc nghĩ, chân đi, mắt
thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm; phải làm tốt công tác dân vận.
- Phương pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ.
Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là phương pháp xử
lý khoa học mối tương quan ba chiều: Cách mạng – trung gian – phản cách
mạng.
+ Đối với lực lượng cách mạng: Khai thác, phát huy những điểm
thống nhất, tương đồng; hạn chế, khắc phục tiến tới xóa bỏ dần những khác biệt
về mục tiêu, lợi ích.
+ Đối với lực lượng trung gian: Xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm,
khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước; chân thành hợp tác, trọng
dụng người có tài, có đức ra giúp dân, giúp nước.

+ Đối với lực lượng phản cách mạng: Chủ động, kiên quyết tiêu diệt trên
cơ sở phân hóa cô lập chúng cao độ; chú ý khai thác mâu thuẫn trong nội bộ kẻ
thù, lôi kéo những người có thể tranh thủ được; tạm hòa hoãn có nguyên tắc với
những lực lượng, bộ phận có thể hòa hoãn được.
1.3.2. Đại đoàn kết quốc tế
- Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên gắn cách mạng Việt Nam với
cách mạng thế giới, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới.
- Đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện đoàn kết quốc tế.


1.3.2.1. Lực lượng và hình thức đại đoàn kết quốc tế
- Hồ Chí Minh xác định lưc lượng đoàn kết quốc tế bao gồm: Phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế; Phong trào giải phóng dân tộc; Phong trào hòa
bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
- Hồ Chí Minh xây dựng Liên minh ba nước Đông Dương (Việt Nam –
Lào – Campuchia).
- Đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trên tinh thần “bố
phương vô sản đều là anh em”. Hồ Chí Minh xây dựng liên minh hữu nghị hợp
tác và tương trợ với các nước.
- Đối với nhân dân yêu chuộn hòa bình, công lý trên thế giới, Hồ
Chí Minh xây dựng Mặt trận đoàn kết với phong trào hòa bình, dân chủ và tiến
bộ trên thế giới.
1.3.2.2. Nguyên tắc và phương pháp đại đoàn kết quốc tế
- Đoàn kết quốc tế phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
- Phương pháp:
+ Xây dựng tình đoàn kết hữu nghị hợp tác, cùng phát triển với các
dân tộc và giai cấp vô sản các nước trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ

nghĩa quốc tế vô sản.
+ Đề cao độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ đến
mức cao nhất sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới.
+ Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc, mạnh mẽ.
2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY
2.1. Các nhân tố tác động đến khối đại đoàn kết
2.1.1. Tình hình thế giới
- Tình hình thế giới có nhiều biến động, phức tạp và khó lường:
Xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn
diễn ra gây gắt ở nhiều nơi.
- Vấn đề toàn cầu như: An ninh tài chính, an ninh năng lượng, an
ninh lương thực, biến đổi khí hậu tiên tai, dịch bệnh.


- Cạnh tranh kinh tế thương mại, giành giật lại các nguồn tài
nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất
lượng cao,... giữa các nước diễn ra ngày càng gây gắt.
- Cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và
tiến bộ xã hội tiếp tục có những bước tiến mới.
- Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc tiếp tục có những diễn biến
phức tạp
2.1.2. Tình hình trong nước
- Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội cơ bản ổn định, những hạn chế, yếu
kém trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị dần
được khắc phục.
- Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức đan xen nhau: Các thế
lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật
đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” làm thay đổi chế độ chính trị
nước ta.

- Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ đảng viên, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân
dân
2.2. Thực trạng của khối đại đoàn kết trong thời kỳ mới.
2.2.1. Những thành tựu
- Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng khối
đại đoàn kết, quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên được mở rộng, vai trò
và vị trí trong xã hội được nâng cao, nội dung hoạt động phong phú, lôi cuốn
được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công –
nông – trí được mỡ rộng.
* Nguyên nhân
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết.
- Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng.
- Tổ chức Đảng và chính quyền các cấp có bước chuyển biến về
công tác dân vận.


- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đổi mới, hoạt động
ngày càng có hiệu quả.
2.2.2. Những hạn chế
- Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân
dân giảm sút.
- Kỷ cương, phép nước nhiều lúc, nhiều nơi không nghiêm, đạo đức
xã hội có mặt xuống cấp; trật tự, an toàn xã hội còn phức tạp
- Các vụ khiếu kiện vượt cấp vẫn còn.
- Tập hợp nhân dân vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ
chức xã hội còn nhiều hạn chế.

* Nguyên nhân
- Một số cấp ủy, chính quyền còn coi nhẹ công tác dân vận.
- Thực hiện chính sách của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc
còn nhiều thiếu sót.
- Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn
nặng về hành chính, không sát dân.
- Sự suy thoái về lối sống và đạo đức, ý thức chấp hành kỷ cương,
chính sách pháp luật của một số bộ phận nhân dân còn yếu kém.
- Các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối đoàn kết của nhân dân
ta, để gây ly gián, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
2.3. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển tư tưởng đại
đoàn kết Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay
2.3.1. Mục tiêu đại đoàn kết
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân, giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc.
2.3.2. Quan điểm chỉ đạo đại đoàn kết
Một là, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hai là, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ba là, bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết
thực, chính đáng, hợp pháp của giai cấp, các tầng lớp nhân dân.


Bốn là, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị.
Năm là, thực hiện nhất quán đường lối đoàn kết quốc tế độc lập tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển
2.3.3. Ngyên tắc đại đoàn kết
Thứ nhất, đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài

hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.
Thứ hai, đại đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ ba, tin dân, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các
khó khăn vướng mắc của nhân dân.
Thứ tư, đoàn kết quốc tế phải trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; hợp tác bình đẳng và cùng có lợi
2.3.4. Biện pháp đại đoàn kết
2.3.4.1. Xây dựng những chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc
- Những chính sách phát triển kinh tế xã hội.
+ Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, lấy phát triển kinh tế, nâng cao
đới sống nhân dân là nhiệm vụ trung tâm.
+ Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học - công nghệ,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ Phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi.
- Chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội.
+ Quan tâm, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả
về số lượng và chất lượng.
+ Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp nông dân trong quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn mới.
- Chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội.
+ Quan tâm, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả
về số lượng và chất lượng.
+ Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp nông dân trong quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn mới.


- Chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội.

+ Quan tâm, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả
về số lượng và chất lượng.
+ Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp nông dân trong quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn mới.
+ Làm tốt công tác giáo dục cho thế hệ trẻ.
+ Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ
nữ thực hiện tốt vai trò của mình.
+ Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ của cựu chiến binh.
+ Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người cao tuổi.
+ Thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau
cùng tiến bộ.
+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tính ngưỡng, tôn giáo.
+ Tăng cường hợp tác, hữu nghị với đồng bào định cư ở nước
ngoài.
2.3.4.2. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh để Đảng
thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc
- Củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong từng tổ chức Đảng.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, để phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Chăm lo đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng.
2.3.4.3. Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền trong việc thực
hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra”. Khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, coi nhẹ dân chủ hoặc
dân chủ hình thức.
- Các cơ quan nhà nước phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân trên
hết, giải quyết đúng và nhanh chóng các công việc có quan hệ trực tiếp đến đời
sống nhân dân.

- Xây dựng phong cách và phương thức công tác của cán bộ, công
chức, viên chức phù hợp với đạo đức cách mạng.


2.3.4.4. Mỡ rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân,
nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
- Mỡ rộng Mặt trận Tổ quốc, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp với các cơ
quan nhà nước hướng hoạt động nhiều hơn về cơ sở, đến từng hộ dân, nhất là
các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.
2.3.4.5. Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách
nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi
đua yêu nước
- Giáo dục ý thức chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng,
các loại hình văn hóa, nghệ thuật.
- Phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước.
2.3.4.6. Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi cho công cuộc đổi mới; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền
vững.
- Củng cố tăng cường quan hệ với các Đảng Cộng sản, đảng công
nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên
thế giới.
- Phát triển quan hệ đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ
động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.
- Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.




×