Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

bộ giáo án tập viết lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 41 trang )


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp hình thành và duy trì hứng thú
học tập cho học sinh
3.1.1. Những vấn đề chung về hứng thú và hứng thú
học tập
3.1.2. Hình thành và duy trì hứng thú học tập cho học
sinh
3.2.Phương pháp bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
tiểu học
3.2.1. Khái niệm vốn sống
3.2.2. Vai trò của vốn sống trong việc bồi dưỡng học
sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học
3.2.3. Phương pháp bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học.
2


Nhiệm vụ (15 phút):
 Cá nhân đọc thông tin cơ bản ở mục 3.1. Tóm tắt
những những nội dung cơ bản đã đọc được.
 Thảo luận nhóm các nội dung sau :
◦ 1) Những nghiên cứu về hứng thú và hứng thú học tập trên thế
giới và trong nước có gì đáng chú ý ?
◦ 2) Hứng thú là gì ? Cấu trúc của hứng thú có gì đặc biệt ?
◦ 3) Thế nào là hứng thú học tập ?
◦ 4) Để hình thành và duy trì hứng thú học tập cho học sinh,
người giáo viên cần phải làm gì ?
3



3.1.1. Những vấn đề chung về hứng thú và
hứng thú học tập
3.1.1.1.Khái quát những kết quả nghiên cứu về
hứng thú và hứng thú học tập trên thế giới và
ở Việt Nam

4


a) Những nghiên cứu trên thế giới




Những năm 20 của TK XX, các nhà nghiên cứu cho
rằng hứng thú là “biểu hiện của ý chí, tình cảm”.
Năm 1957, M. F Belaep lý giải “hứng thú” bao hàm:
◦ Hứng thú của trẻ với các trò chơi, các sự vận động;
◦ Hứng thú tìm giải đáp cho câu đố, tìm ra cái mới, cái
bí ẩn;
◦ Hứng thú của người chơi giành chiến thắng, hứng thú
chơi cờ, chơi bóng đá, hứng thú biểu diễn, hứng thú
đọc truyện.
◦ Hứng thú của HS với các môn học, hứng thú của
người nghệ sĩ với nghệ thuật, của nhà bác học với
khoa học, của người công nhân với lao động của
mình...
5





Năm 1971, G. I. Sukina nghiên cứu về “ Vấn đề
hứng thú nhận thức trong khoa học giáo
dục” xác định:
◦ Nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội
dung tài liệu
◦ Và hoạt động học tập.



Năm 1976, N. G. Marôzôva nghiên cứu vấn
đề: “Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề
đối với hứng thú nhận thức của HS ” xác định
◦ Cấu trúc tâm lý của hứng thú,
◦ Những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú
◦ Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với
hứng thú nhận thức của HS.
6


Chú trọng vào đối tượng học sinh tiểu học
 Kết quả những nghiên cứu cho thấy:


◦ Hứng thú của các em HS tiểu học còn ở mức thấp và
chưa ổn định.
◦ Hứng thú có liên quan đến việc thích nghi của trẻ đối
với cuộc sống nhà trường và hoạt động học tập nói
chung.

◦ Vai trò khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh của
giáo viên.

7










Là thuộc tính có sẵn của con người, mang tính bẩm
sinh, bộc lộ dần trong quá trình lớn lên của cá nhân;
Có nguồn gốc sinh vật, hoặc hứng thú là trường hợp
riêng biệt của thiên hướng;
Được biểu hiện trong xu thế của con người có mong
muốn học được một số điều nhất định, yêu thích một
vài loại hoạt động và định hướng tính tích cực nhất
định vào những hoạt động đó;
Không phải là thiên hướng, không phải là nét tính
cách của cá nhân, mà là một cái gì khác, riêng rẽ với
thiên hướng, riêng rẽ với tính cách, riêng rẽ với cá
nhân.
8





Hứng thú
◦ Được coi như một thuộc tính tâm lý có tính độc lập
tương đối của nhân cách, nó có bản chất riêng;
◦ Là thuộc tính có sẵn của con người gắn liền với cơ sở
sinh học.
◦ Là sự phát triển tự nhiên của con người.

9




Quan niệm khác:
◦ Hứng thú không phải là cái gì trừu tượng, hoặc
những thuộc tính sẵn có trong nội tại của mỗi cá
thể;
◦ Hứng thú là kết quả của quá trình hình thành nhân
cách ở mỗi người, nó phản ánh một cách khách
quan thái độ đang tồn tại ở cá nhân.
 Thái độ của cá nhân xuất hiện là do kết quả của sự
ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện sống và hoạt động
của cá nhân.

10




Hứng thú (theo từ điển Hán Việt):


◦ Hứng: Do cảm giác mạnh mà hăng hái lên.
◦ Thú: Xô về một hướng.
◦ Hứng thú: Cảm giác thích thú trước một sự việc.



Hứng thú (theo từ điển Tiếng Việt):

◦ Chìa tay hay vật để đỡ lấy một vật đang rơi xuống.
◦ Nhận lấy một việc từ đâu đến.Vui thích và hăng
hái do một cảm giác mạnh gây ra.



Hứng thú: Cảm giác phấn khởi (hoặc: niềm
say mê trước công việc).

11




Tóm lại
◦ Hứng thú là sự biểu hiện ở trạng thái tập trung chú ý
cao độ, ở sự say mê, sự hấp dẫn bởi nội dung hoạt
động, ở bề dày, chiều sâu của sự yêu thích; hứng thú
làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu
quả của hoạt động nhận thức, làm tăng sức làm việc.
◦ Hay, “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá

nhân đối với đối tượng nào đó, do sự hấp dẫn và ý
nghĩa của nó đối với bản thân"

12




Cấu trúc của hứng thú gồm 3 yếu tố, đặc
trưng:
◦ Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động;
◦ Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm này;
◦ Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt
động, tức là hoạt động tự nó lôi cuốn và kích thích
hứng thú.

13


a. Hứng thú và nhu cầu
 Hứng thú
◦ Là biểu hiện của nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách
thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú.
◦ Nói đến hứng thú nói đến một mục tiêu, huy động
sinh lực (thể chất và tâm lý) để cố gắng thực hiện.
◦ Có hứng thú trước mắt; có hứng thú gián tiếp.


Nhu cầu
◦ Là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được

thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
14










Nhu cầu có thể không cần yếu tố hấp dẫn nhưng hứng
thú phải luôn gắn liền với yếu tố hấp dẫn.
Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu có thể cụ thể hoặc trừu
tượng - Đối tượng của hứng thú phải cụ thể rõ ràng.
Nhiều khi hứng thú nảy sinh trên cơ sở của một nhu
cầu; ngược lại nhiều hứng thú có thể tạo ra nhu cầu
của cá nhân về đối tượng mà nó say mê.
Hứng thú là thái độ, tình cảm đặc biệt của chủ thể
dành cho đối tượng - Nhu cầu biểu hiện bằng lòng
mong muốn, khát khao của chủ thể với đối tượng có
khả năng đáp ứng.
15













Sở thích là ý thích riêng của mỗi cá nhân được hình
thành và tồn tại trong chủ thể một cách lâu dài;
Những Sở thích chi phối việc hình thành và hoạt động
thỏa mãn nhu cầu thì được gọi là thị hiếu.
Thị hiếu vừa biểu hiện sự yêu thích của cá nhân vừa có
tính cộng đồng xã hội.
Thị hiếu có thể thay đổi theo sự thay đổi của xu hướng
cá nhân và xã hội theo thời gian khác nhau.
Sở thích và thị hiếu là biểu hiện của hứng thú về những
khía cạnh độc đáo, riêng biệt, đặc thù thường gắn với
tiêu dùng; còn hứng thú gắn với hoạt động của cá nhân
nhiều hơn.
16







Hứng thú với tình cảm có quan hệ chặt chẽ.
Thái độ của tình cảm đối với đối tượng là dấu hiệu
không thể thiếu được đối với hứng thú; nhưng hứng
thú không phải là tình cảm.

Tình cảm có thể biểu hiện âm tính hay dương tính gắn
liền với việc đối tượng có thỏa mãn hay không thỏa
mãn nhu cầu của chủ thể. Còn hứng thú gắn liền với sự
nhận thức ý nghĩa, giá trị của đối tượng và sự say mê
hoạt động hướng về đối tượng để điều chỉnh, khám
phá, sáng tạo,...

17










Hứng thú liên quan chặt chẽ với các hiện tượng gần
với nó như tính tò mò, tính ham hiểu biết,... Nhưng
không đồng nhất với các hiện tượng đó.
Tính tò mò là sự chú ý mạnh mẽ vào yếu tố bất ngờ,
cái thay đổi, cái mới xuất hiện ở môi trường bên
ngoài.
Tính ham hiểu biết gần gũi với hứng thú nhưng nó
không tập trung vào một đối tượng hoặc một hoạt
động nhất định mà nó bị khuyếch tán.
Tính tò mò là biểu hiện đầu tiên của hứng thú, kế đó
tính ham hiểu biết mới xuất hiện.
18









Hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người
hoạt động tích cực, say mê, làm tăng sức làm việc
của con người, mang lại cho con người niềm vui,
niềm say mê trong lao động, làm tăng hiệu quả, chất
lượng của hoạt động.
Hứng thú nhận thức có thể được xem là sự biểu hiện
của động cơ chủ đạo trong hoạt động học tập ở HS.
Kết quả học tập của HS không chỉ tùy thuộc vào
những đặc điểm về mặt trí tuệ của cá nhân, mà còn
tùy thuộc cả vào thái độ học tập, hứng thú nhận thức.
19




Hứng thú học tập
◦ Là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối
tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt
tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá
trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân.

20



a. Hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập
◦ Là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối
với đối tượng của hoạt động học tập
◦ Do những yếu tố bên ngoài đối tượng của HĐ
học tập gây nên.
◦ Đặc điểm cơ bản:
 Thường hướng tới những khía cạnh bên ngoài
 Có liên quan đến đối tượng của hoạt động học
tập (khen thưởng, điểm số,...).
21








Có tính chất tình huống rất rõ nét khi đã nhận được
tri thức cần thiết hoặc khi đã kết thúc hành động,
hứng thú cũng biến mất, các dấu hiệu của sự thờ ơ
lại xuất hiện (theo phong trào, ảnh hưởng của bạn,
được kèm cặp,...);
Ít có tác dụng thúc đẩy hành động, học sinh không
chú ý đến đối tượng của hoạt động theo sáng kiến
riêng của mình; không được ý thức một cách rõ ràng;
Được xuất hiện theo những phản ứng có thể rất mạnh
nhưng cũng thường ngắn ngủi.


22


Là hứng thú đối với nội dung tri thức, quá
trình học tập, và những phương pháp tiếp thu,
vận dụng những tri thức đó.
 Hoặc, là sự say mê hướng vào đối tượng và
cách thức chiếm lĩnh đối tượng đó.
 Chủ yếu nhằm vào việc nhận thức, tiếp thu tri
thức chứa đựng trong các môn học ở trường.
 Hướng vào quá trình đạt được những kiến
thức đó, nhằm vào hoạt động nhận thức.


23


Có đầy đủ các đặc điểm của hứng thú.
 Những đặc điểm riêng:


◦ Liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt
động học tập.
◦ Có thể rất rộng, phân tán nhằm thu lượm thông tin
nói chung, hoặc nhận biết các mặt mới của đối
tượng;
◦ Có thể đi sâu vào một lĩnh vực nhận thức nhất định,
vào cơ sở lý luận của nó, vào những mối liên hệ và
qui luật quan trọng của nó.

24













Đối tượng của hứng thú học tập ở học sinh chính là
nội dung các môn học.
Có sự thống nhất giữa khách thể với chủ thể, trong
hứng thú tồn tại một sự kết hợp hữu cơ giữa các quá
trình trí tuệ với các quá trình tình cảm - ý chí.
Là nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi chủ thể phải hoạt động
tích cực, tìm tòi, sáng tạo.
Lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học, sau đó
tới các PP khám phá ra nội dung đó.
Dần có được tính bền vững.
Là sự biểu hiện của một trong những động lực mạnh
nhất, thúc đẩy học sinh nghiên cứu đối tượng trong
phạm vi của nó.
25



×