Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Đọc Cho Học Sinh Lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.58 KB, 20 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo tp thanh hoá
Trờng Tiểu học Nguyễn Bá NGọc

Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao chất lợng đọc
cho học sinh lớp 4

Họ và tên: Lê Thị Hồng
Đơn vị công tác: Trờng tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
SKKN môn: Tiếng Việt

Năm học: 2010- 2011

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2010 – 2011, năm học tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới
giáo dục, năm học tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đổi mới chương trình giáo
dục, điều mà giáo viên quan tâm nhất là thay đổi sách giáo khoa, thay đổi nội
dung dạy học sẽ dẫn đến thay đổi cách thức dạy của thầy và cách thức học của
trò. Để chủ động, sáng tạo trong dạy học, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho
bản thân, đòi hỏi người giáo viên phải cập nhật với chương trình mới, tìm ra
những biện pháp dạy học thích hợp.
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường
tiểu học. Môn Tiếng việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử
dụng tiếng mẹ đẻ (nghe, nói, đọc, viết) và cung cấp những hiểu biết về Tiếng
việt, nhằm từng bước giúp các em làm chủ dần công cụ ngôn ngữ để học tập


trong nhà trường; để rèn luyện khả năng giao tiếp một cách đúng đắn, tự
nhiên, tự tin trong các môi trường xã hội.
Tiếng việt là môn học công cụ mà trong đó Tập đọc đóng vai trò khởi
đầu. Đọc giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của
nhân loại. Nhờ biết đọc các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn
học khác. Thông qua môn tập đọc, không những giúp học sinh phát triển tư
duy mà còn bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp, góp phần phát
triển nhân cách toàn diện. Đọc tốt, sẽ dẫn đến nói tốt, viết tốt, thực hành tốt
mọi hoạt động học của mình.
Vậy làm thế nào để học sinh đọc tốt, đọc hay, đọc diễn cảm? và để giúp
học sinh đọc tốt, giáo viên cần phải làm gì? Có biện pháp gì? Đó là câu hỏi
mà bấy lâu nay tôi trăn trở. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi tìm
tòi, đúc rút, thấy mình có một số kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh.
Vì vậy tôi mạnh dạn viết bài viết này. Mong được sự khích lệ, động viên của
các bạn đồng nghiệp, sự đóng góp ý kiến của các lớp anh chị đi trước, để bài
2


viết thực sự có ích cho các giáo viên đang ngày đêm phục vụ cho "Sự nghiệp
trồng người".
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
Trong năm học 2010 – 2011, tôi được phân công và phụ trách lớp 4A.
Lớp gồm có 28 học sinh( nữ 14 em , nam 14 em), các em phần lớn là
con gia đình nông nghiệp, lao động tự do nên bố mẹ ít có điều kiện quan tâm
đến các em. Chính vì vậy chất lượng học sinh trong lớp không đồng đều. Qua
đợt kiểm tra đọc đầu năm, tôi rất lo lắng vì hầu như các em mới chỉ dừng lại ở
mức độ đọc đúng, một số học sinh còn đọc chưa thông, chưa lưu loát, còn
ngắc ngứ (em Đạt, em Thu, em Tuấn) Học sinh trong lớp chưa biết đọc hay,
đọc diễn cảm một văn bản”
Sau đây là kết quả tôi khảo sát đầu năm môn tập đọc cụ thể như sau:

Giỏi: 6 em ≈ 21,4 %
Khá: 8 em ≈ 28,6 %
Trung Bình: 11 em ≈ 39 %
Yếu: 3 em ≈ 11 %
Trước tình hình đó, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi tự đặt ra cho
mình phải tìm ra giải pháp để “ Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh”.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI MÔN TẬP ĐỌC LỚP
4
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP ĐỌC LỚP 4
1. Củng cố, phát triển kỹ năng đọc cho học sinh.
Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo
chí, khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ, phân môn
tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được
phát triển từ các lớp dưới, đồng thời rèn luyện thêm về kỹ năng đọc diễn cảm
(thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm
xúc, tính cách nhân vật trong bài).
Phân môn tập đọc lớp 4 còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng đọc hiểu
văn bản như: Nhận biết về đề tài, cấu trúc của bài, biết cách tóm tắt bài, - phát
hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản…
2. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học
sinh.
Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 phản ánh một số
vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích… của con người thông qua các
hệ thống chủ điểm của bài góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về

thiên nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới, ngoài ra học sinh còn
được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm
văn học…
II. PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
Chương trình tập đọc lớp 4 gồm 62 bài tập đọc thuộc 10 chủ điểm. Mỗi
chủ điểm được dạy trong 3 tuần, mỗi tuần có 2 tiết. Ngoài ra còn có các tiết
ôn tập, triển khai cụ thể như sau:
Tập một gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần

4


- Tuần 1,2,3: Thương người như thể thương thân (lòng nhân ái)
- Tuần 4, 5, 6: Măng mọc thẳng (Tính trung thực, lòng tự trọng)
- Tuần 7, 8, 9: Trên đôi cánh ước mơ (ước mơ)
- Tuần 11, 12, 13: Có chí thì nên (Nghị lực)
- Tuần 14, 15, 16, 17: Tiếng sáo diều (Vui chơi)
Tập hai gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần.
- Tuần 19, 20, 21: Người ta là hoa đất (Năng lực, tài trí)
- Tuần 22, 23, 24: Vẻ đẹp muôn màu (óc thẩm mỹ)
- Tuần 25, 26, 27: Những người quả cảm ( lòng dũng cảm)
- Tuần 29, 30, 31: Khám phá thế giới (du lịch, thám hiểm)
- Tuần 32, 33, 34: Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời)
III. QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4
A. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thành tiếng bài tập đọc kế trước
(có thể là đoạn, bài)
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời về nội dung đoạn đọc hoặc
nội dung của bài.
B. Dạy bài mới.

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng đồ dùng trực quan… hoặc lời gợi mở nhẹ
nhàng, ngắn gọn.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Học sinh khá hoặc giỏi đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài (lần 1): giáo viên chú ý
sửa lỗi phát âm sai của học sinh.
- Học sinh nối tiếp từng đoạn (lần 2) kết hợp đọc chú giải hoặc từ khó,
câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- Học sinh đọc cả bài
5


- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: (lưu ý giọng đọc phù hợp từng văn
bản).
b. Tìm hiểu bài:
- Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm, học sinh thảo luận các câu
hỏi trong bài, rút ra từng ý chính, nội dung chính của bài.
- Trong quá trình tìm hiểu bài, có thể cho học sinh đọc thầm hoặc đọc
thành tiếng từng đoạn, kết hợp hỏi câu hỏi của đoạn đó, giải nghĩa những từ
ngữ khó hiểu rồi rút ra ý chính.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
- Luyện đọc theo từng đoạn
- Luyện đọc học thuộc lòng (nếu có yêu cầu)
- Thi đọc diễn cảm
4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh chốt lại ý chính hoặc đại ý của bài.
- Chuẩn bị bài sau.


6


CHƯƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4

Để củng cố, nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh, người giáo viên phải
có nhiều biện pháp hướng dẫn đọc với cả nhiều hình thức khác nhau: Đọc
thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm, đọc hiểu. Mỗi hình thức đọc có một yêu
cầu khác nhau đòi hỏi giáo viên phải lưu ý.
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG.

- Đọc thành tiếng là một hình thức đọc đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến
kỹ năng đọc đúng, nghĩa là phát âm phải chính xác.
Ở hình thức đọc thành tiếng này, đối với học sinh lớp 4 các em thường
hay phát âm sai ở các từ khó, chính vì vậy, giáo viên cần chú ý luyện cho học
sinh phát âm chính xác chữ Quốc ngữ bằng cách khắc phục lỗi phát âm cụ thể
ở địa phương mình.
1. Khắc phục lỗi phát âm.
Để khắc phục lỗi phát âm cho học sinh, trước hết giáo viên phải khảo
sát nắm được nguyên nhân phát âm sai của học sinh. Các em thường đọc sai
do 2 nguyên nhân sau:
- Sai do phương ngữ
- Sai do thói quen
a. Sai do phương ngũ.
- Đối với học sinh nơi tôi dạy nói riêng, với TP nói chung các em
thường đọc lẫn thanh hỏi thanh ngã, hai thanh này các em đều đọc là thanh
hỏi hoặc đều là thanh ngã.
Ví dụ: Trong bài “ Văn hay chữ tốt”. Học sinh thường đọc sai ở một số

từ như:
lí lẽ

nỗi oan
/

/

nổi oan

lí lẻ.

Để khắc phục lỗi này: Trước hết giáo viên phải là người phát âm chuẩn,
giáo viên đọc đúng mẫu – Học sinh lắng nghe để tìm ra sự khác nhau về âm
7


thanh, cao độ của tiếng có thanh hỏi và tiếng có thanh ngã…
(lẽ/lẻ;sẽ/sẻ;nổi/nỗi). Trên cơ sở đó học sinh phát hiện ra tiếng có thanh ngã
phát ra mạnh hơn, âm thanh vang hơn, ngân hơn.
Lưu ý: Luyện đọc tiếng có thanh ngã đứng riêng: sau đó mới luyện phát
âm 2 tiếng có thanh hỏi và thanh ngã đứng liền nhau.
b. Sai do thói quen
Học sinh lớp 4 ở thời kỳ đầu đọc còn sai nhiều lỗi, đó là do các em đọc
theo cảm tính
Ví dụ: Đọc “ Sản xuất” thành “xản xuất”
Cảm ơn → cám ơn…
Để khắc phục lỗi phát âm này, giáo viên phải nhắc nhở học sinh tập
trung chú ý vào bài học, không đọc tuỳ tiện những tiếng hay nói, hay dùng do
thói quen. Học sinh nào đọc sai thì phải cho chính học sinh đó đọc sửa lại,

tránh tình trạng giáo viên chỉ ra cái sai nhưng không cho học sinh đọc lại.
Đối với đọc thành tiếng ở lớp 4, yêu cầu các em đọc to, rõ ràng, trôi
chảy, đọc đúng theo từng câu, từng đoạn, từng văn bản. Thực tế cho thấy các
em đọc không sai nhiều lỗi phát âm nhưng về độ rõ ràng trôi chảy thì còn
nhiều điều đáng nói. Nhiều em đọc câu còn rời rạc, từng tiếng ghép lại với
nhau, có em còn chưa biết ngắt, nghỉ đúng chỗ. Vì thế giáo viên phải chú ý
đến vấn đề này.
2. Luyện đọc câu văi dài.
Trong các giờ tập đọc, giáo viên nghe học sinh đọc để nhận xét gợi ý,
hướng dẫn không chỉ về cách phát âm, mà còn về ngắt nghỉ hơi, hay tốc độ
đọc sao cho phù hợp. Thực tế cho thấy đây là một vấn đề khó đối với học sinh
lớp 4, các em chỉ đọc theo dấu chấm, dấu phẩy của câu, mà chưa biết ngắt
nghỉ ở chỗ nào, có học sinh lại ngừng lại ngừng nghỉ tự do khiến cho nhiều
câu văn trở nên vô nghĩa.
Qua thực tế ở những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng
ở những câu dài; có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, hoặc mắc lỗi ngay cả ở
8


những câu ngắn vì các em chưa nắm được quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa
các từ. Lúc này, các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện mà
không tính đến nghĩa.
Ví dụ: 1: Những đám mây// trắng nhỏ sà xuống cửa kính/ô tô tạo nên
cảm giác/ bồng bềnh huyền ảo//
(Đường đi SaPa)
Ví dụ 2: Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la
khiến lòng anh man mác/ nghĩ đến trung thu và nghĩ tới các em//.
(Trung thu độc lập)
Ở những trường hợp trên bị xem là ngắt giọng sai tạo nên ý nghĩa của
câu hoàn toàn sai lệch so với ý nghĩa vốn có của nó.

Vậy nếu như khi dạy gặp phải các trường hợp trên, giáo viên nên yêu
cầu học sinh phân tích quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa của các cụm từ trong
câu.
Ở ví dụ 1: Nói đến đám mây trắng nhỏ bay là là xuống khung cửa kính
ô tô, tạo nên một cảm giác đẹp huyền ảo. Vì thế đối với câu trên phải ngắt
giọng lại mới đúng:
“ Những đám mây trắng nhỏ/ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác
bồng bềnh/ huyền ảo//”.
Từ phân tích trên, chúng ta xác lập được mẫu ngắt giọng đúng cho một
bài tập đọc, đồng thời dự tính được cách đọc không tính đến nghĩa của học
sinh. Từ đó giáo viên chỉ ra những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài. Đối
với những bài tập đọc có câu khó, câu dài thì giáo viên nên ghi các câu đó ra
bảng phụ, cho học sinh đọc và hướng dẫn cách ngắt ngiọng.
Trước khi dạy một bài tập đọc cụ thể. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài,
đọc bài nhiều lần, tìm các lỗi phát âm mà học sinh hay mắc, những câu dài
cách ngắt ngiọng phù hợp nhất, dự tính các chỗ học sinh ngắt giọng sai để có
biện pháp giúp học sinh có thói quen trong việc ngắt giọng.

9


Để luyện đọc câu văn dài cho học sinh, ngoài việc ngắt giọng phù hợp,
giáo viên còn cần hướng dẫn học sinh cách đọc khi gặp dấu phẩy. Xét về mặt
cấu trúc ngữ pháp thì dấu phẩy có nhiều chức năng khác nhau: Dấu phẩy ngăn
cách giữa 2 bộ phận câu đẳng lập; dấu phẩy ngăn cách giữa các thành phần
phụ, dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận song song… Thông thường, khi
gặp dấu phẩy, học sinh cũng ngắt giọng, thế nhưng học sinh không phân biệt
được thời gian ngừng khi ngắt giọng ở các dấu phẩy có sự khác nhau. Giáo
viên cần luyện cho học sinh có thói quen ngắt giọng ở các dấu phẩy như sau:
Thời gian ngừng lâu nhất là khi gặp dấu phẩy ngăn cách giữa 2 bộ phận

câu đẳng lập; sau đó đến dấu phẩy ngăn cách giữa các thành phần phụ, dừng ít
nhất ở dấy phẩy ngăn cách giữa các bộ phận song song.
Ví dụ: Xưa kia, (2) người ta cứ nghĩ rằng, trái đất là trung tâm của vũ
trụ (3) đứng yên một chỗ, (1) còn mặt trời, (3) mặt trăng và muôn vàn vì sao
phải quay xung quanh cái tâm này.
(Dù sao trái đất vẫn quay).
Ở ví dụ trên, thời gian ngừng lâu lần lượt theo các dấu phẩy theo cách
đánh số 1, 2, 3.
3. Ngắt nhịp câu thơ
Luyện đọc thơ khác gì với luyện đọc văn xuôi? Hướng dẫn đọc thơ
phải thể hiện được nét đặc trưng của thơ là nhịp, vần, tạo nên nhạc của thơ.
Khi đọc thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn.
Giáo viên phải chú ý đến đặc điểm của thơ là hầu như người ta đã lược bỏ các
dấu câu dẫn đến tình trạng học sinh ngắt nhịp sai.
Qua thực tế dạy học cho thấy, khi đọc thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp
sai là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Học sinh
thường tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ.
Ví dụ: Với thơ 4 tiếng học sinh thường ngắt nhịp 2/2.
Với thơ 5 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Vì vậy học sinh đã
ngắt nhịp sai.
10


Ví dụ: Người ngắm/trăng soi/ ngoài cửa sổ/
Trăng nhòm/ khe cửa/ ngắm nhà thơ/.
(Hai bài thơ của Bác)
Hoặc: Đất tre/ xanh mãi/ xanh màu tre xanh/.
(Tre Việt Nam)
Chính vì vậy khi dạy tập đọc là một bài thơ, giáo viên cần dự tính chỗ
học sinh ngắt sai để xác định chỗ cần luyện ngắt ngiọng. Ví dụ bài “ Tuổi

ngựa” có ba câu thơ:
“ Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn”
Phải lưu ý về ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt nhịp “ Gió
xanh/ miền trung du / “ hoặc” Gió hồng / vùng đất đỏ /… Trong khi đó xét về
mặt ý nghĩa và lý thuyết trọng âm, ba câu thơ này đều phải ngắt nhịp 1/4:
“ Gió / xanh miền trung du /
Gió / hồng vùng đất đỏ /
Gió / đen hút đại ngàn /
Ngắt nhịp như trên nhằm tạo chỗ ngừng tập trung sự chú ý của người
nghe vào những từ ngữ sau chỗ ngừng là “xanh”, “hồng” và “đen” lúc này
không phải là tính từ nữa mà đã trở thành động từ nói lên tác dụng, hoạt động
của ngọn gió.
Hoàn toàn tương tự, trong bài “ Chợ tết”, giáo viên hướng dẫn ngắt
nhịp:
“ Dải mây trắng / đỏ dần lên đỉnh núi/
Sương hồng lam / ôm ấp nóc nhà gianh/
Để tạo chỗ ngừng nhấn mạnh vào “ ôm ấp”, “đỏ” là từ mang trọng âm
ngữ nghĩa.
Hoặc lựa chọn cách ngắt nhịp:
“Bè đi / chiều thầm thì/
11


Gỗ lượn đàn / thong thả /
(Bè xuôi sông La)
Mà không ngắt nhịp: “ Bè đi chiều / thầm thì / làm cho 2 câu thơ sống
động hơn nhiều, đối tượng miêu tả nhiều hơn và để không hạn chế thời gian “
Bè đi” mà tạo ra một kết hợp bất thường “ chiều thầm thì” cho thời gian cất lên

thành lời.
Hoặc cũng là cách ngắt nhịp “ Sông La / ơi Sông La” để tiếng gọi Sông
La được ngân dài tha thiết mà cách ngắt nhịp: “sông La ơi, sông La” không
thể hiện được.
Hoặc cũng là cách ngắt nhịp “ Sông La / ơi Sông La” để tiếng gọi Sông
La được ngân dài tha thiết mà cách ngắt nhịp: “sông La ơi, sông La” không
thể hiện được.
II. ĐỌC THẦM.

Đối với học sinh tiểu học, hình thức đọc thầm chưa được các em áp
dụng triệt để. Các em cũng chưa xác định rõ mục đích của việc đọc thầm.
Chính vì thế giáo viên phải giao nhiệm vụ khi các em đọc.
Ví dụ: đọc thầm theo bạn thì học sinh chỉ theo dõi bằng mắt, dõi theo
bạn đọc đến đâu, dừng lại ở đâu…
- Đọc thầm để tìm hiểu bài thì học sinh lại phải vừa theo dõi đọc, vừa
tìm hiểu bài theo câu hỏi cô giáo yêu cầu…
Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm mục đích định
hướng rõ việc đọc – Hiểu, từng bước hình thành cho các em thói quen tập
trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin…
- Đọc thầm ( lướt) để nắm ý hoặc chọn ý: Giáo viên cần từng bước đề
ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ → khó để học sinh làm quen dần với cách đọc
thầm nhanh.
Ví dụ: Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại
nhiều lần trong đoạn văn…

12


Đối với học sinh lớp 4 , 5, hình thức đọc thầm được sử dụng nhiều
trong các giờ tập đọc, chính vì thế giáo viên cần căn cứ vào nội dung rèn

luyện kỹ năng đọc để hướng dẫn học sinh luyện tập các thao tác thích hợp.
III. ĐỌC DIỄN CẢM.

Đối với học sinh lớp 4, yêu cầu của môn tập đọc không chỉ dừng lại ở
mức độ đọc đúng mà cao hơn là đọc hay, đọc diễn cảm. Thực tế dạy học cho
thấy các em chưa thể hiện được cái hay, cái đẹp của tác phẩm qua giọng đọc
của mình. Hầu như các em mới chỉ đọc to, rõ ràng, trơn tru, không ngắc
ngứ… Nắm được điều đó, giáo viên phải có những biện pháp giúp các em đọc
hay trong các giờ tập đọc.
Các loại hình văn bản xuất hiện ở các bài tập đọc lớp 4 thường là các
bài văn miêu tả, truyện, thơ, kịch… Trong đó truyện kể và kịch thường xuất
hiện nhiều nhân vật. Chính vì vậy, để giúp các em đọc hay, điều không thể
xem nhẹ là luyện đọc cho học sinh có giọng đọc phù hợp với nhân vật.
1. Giọng đọc phù hợp với nhân vật.
Sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc, tìm hiểu bài có nghĩa là các em
đã nắm được nội dung bài, hiểu được tính cách của từng nhân vật; từ đó các
em đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc của từng nhân vật. Tính cách của nhân
vật có khi thể hiện qua lời thoại, do đó giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc
phân vai ( nhiều học sinh cùng đọc).
Ví dụ: Bài “ Chú Đất Nung” (2 tiết), học sinh có thể đọc theo 4 vai như
sau:
- Giọng người dẫn chuyện: lúc đầu chậm rãi, sau đó hồi hộp, căng
thẳng.
- Giọng chàng kị sĩ và công chúa: lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn; ngạc
nhiên, khâm phục khi gặp Đất Nung.
- Giọng Đất Nung: thẳng thắn, chân thành, bộc tuệch.
Một yếu tố không thể không nhắc đến đó là việc ngắt giọng, nhấn giọng
trong lời nói của các nhân vật. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh phân biệt
13



từng loại câu theo mục đích nói để từ đó có cách đọc cho phù hợp. Cụ thể như
câu, kể; giọng đọc bình thản, rõ ràng: Câu hỏi thì đọc cao giọng ở cuối câu,
nhấn giọng vào từ cần hỏi. Câu cầu khiến thì phải đọc dõng dạc hơn, nhấn
giọng ở các từ “ra lệnh”. Câu cảm phải thể hiện cảm xúc của nhân vật đó.
Ví dụ: Giọng to, dõng dạc như ra lệnh khi Dế Mèn quát bọn nhện:
Có phá hết vòng vây đi không?
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
Nhưng lại nhỏ nhẹ, tình cảm khi Dế Mèn động viên chi Nhà Trò:
“ Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây!”.
Với các tác phẩm truyện, kịch thì chú ý đến nhân vật, còn các tác phẩm
thơ, văn xuôi thì hướng dẫn học sinh đọc hay cần chú ý điều gì? Đó chính là
ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
2. Đọc nhấn giọng ở một số từ ngữ
- Để đọc hay, đọc diễn cảm một bài thơ, bài văn, điều đầu tiên là học
sinh cần phải đọc nhiều lần, và hiểu nội dung của bài. Chính vì vậy mà phần
luyện đọc diễn cảm bao giờ cũng đặt sau phần tìm hiểu bài.
Một bài văn miêu tả để đọc và lột tả được hết tình cảm của tác giả, đòi
hỏi học sinh đôi khi phải nhập tâm vào bài, cũng có thể coi nỗi lòng, tình cảm
của tác giả là của chính mình, chỉ lưu ý đoạn văn đó, cần nhấn giọng ở các từ
ngữ nói lên cảm xúc đó.
Ví dụ: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ nhiều cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả
diều thi. Cánh diều mầm mai như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát
dại nhìn lên trời. Tiếng sáo vi vu trầm bổng… như gọi thấp xuống những vì
sao sớm.
(Cánh diều tuổi thơ)
Đối với các bài thơ, ngoài cách ngắt nhịp thơ ( đã nói ở phần trên), giáo
viên cần chú ý học sinh cách đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. Chính việc
đọc nhấn giọng đúng, tốt sẽ làm nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ:

14


“ Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Ví dụ:

Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa
Thương người / rồi mới thương ta
Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm.
Ở hiền / thì lại gặp hiền /
Người ngay / thì được phật / tiên độ trì.
(Truyện cổ nước mình)
Ở phần đọc diễn cảm này, vì không đủ thời gian, nên giáo viên có thể
chủ động cho học sinh luyện đọc một đoạn tiêu biểu; giáo viên nên cho học
sinh luyện kĩ một đoạn, cho được nhiều học sinh luyện, chú ý phần đọc diễn
cảm nên tạo cảm giác vui vẻ, hào hứng trong lớp, kết thúc luyện đọc thường
là các bài đọc thi giữa các cá nhân, các nhóm trong lớp. Giáo viên cho học
sinh bình chọn bạn đọc hay, nhóm đọc tốt và tuyên dương trước để các em có
sự thi đua, cố gắng trong học tập.
Cũng nằm trong phần đọc diễn cảm, đọc “ Học thuộc lòng” thường
được dạy ở các bài thơ. Hầu hết học sinh đã có ý thức luyện đọc học thuộc
lòng ở số các em đã thuộc bài. Chính vì vậy, giáo viên cần cho học sinh đọc
thuộc lòng bằng cách tổ chức cho từng bàn, từng nhóm từng tổ đọc “ truyền
điện” hoặc thi đọc nối tiếp mỗi em một, hai dòng thơ hoặc một khổ thơ, thi
đua xem tổ nào đọc đúng, đọc hay, làm như vậy sẽ tạo cho giờ học không khí
sôi nổi, đỡ nhàm chán.
IV. ĐỌC HIỂU.

Để học sinh đọc hiểu tốt, trước hết giáo viên phải xác định được nội

dung đọc hiểu bao gồm những yếu tố như hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ
“chìa khóa”, câu “chìa khóa” của bài, tóm tắt được nội dung của đoạn bài, phát
hiện giá trị nội dung của bài.
- Để giúp các em hiểu bài nhanh, nhớ lâu, việc đầu tiên người giáo viên
nghĩ đến là cách tổ chức hoạt động này như thế nào cho phù hợp. Theo tôi
15


giáo viên nên cho học sinh thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm các câu hỏi của
bài, cùng nhau tìm ra ở các đoạn của bài, ý chính của từng đoạn; hoặc cho
từng nhóm đọc thầm từng đoạn – nhóm này đặt câu hỏi cho nhóm kia trả
lời... cuối cùng tìm ra đại ý của bài.
- Việc thứ hai người giáo viên cần chú ý là hệ thống câu hỏi cuối bài.
Giáo viên nên phân loại câu hỏi dễ/ câu hỏi khó; câu hỏi dài / câu hỏi diễn đạt
không rõ ràng. Giáo viên không nên phụ thuộc hoàn toàn vào câu hỏi; chúng
ta có thể cắt bớt nếu nó quá dài, hoặc có thể gợi mở nếu nó quá khó đối với
học sinh.
- Việc thứ ba: Giáo viên nên chú ý giúp học sinh hiểu nghĩa của một số
từ, ngoài các từ mà sách giáo khoa nêu trong phần chú giải. Trong quá trình
tìm hiểu bài, giáo viên nên xem xét những từ phục vụ tốt cho học sinh đọc –
hiểu chúng ta nên cho học sinh cùng nhau giải nghĩa…
Tóm lại: Việc đọc hiểu góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và
tạo cơ sở cho học sinh luyện đọc diễn cảm, học sinh không thể đọc hay, đọc
diễn cảm khi chưa hiểu được bài đó nói về điều gì. Chính vì vậy đọc hiểu vừa
là nền tảng cho việc đọc diễn cảm, vừa là tiền đề tạo vốn văn học trong mỗi
học sinh. Người giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tổng hợp ý kiến, khuyến
khích học sinh học tập.

16



PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Quá trình học tập của học sinh là một quá trình lâu dài không phải một
sớm một chiều chúng ta đã đạt được kết quả này. Hiểu được điều đó, tôi vẫn
kiên trì cố gắng trong từng tiết tập đọc; kết quả rất khả quan. Lớp tôi phần lớn
các em đã đọc đúng, diễn đạt tốt, số lượng học sinh đọc hay tăng lên, giờ tập
đọc bây giờ các em rất hào hứng, thích học, khiến tôi càng thêm vững tin hơn.
Kết quả cụ thể cuối học kỳ I như sau:
Giỏi: 14 em ≈ 50%
Khá: 10 em ≈ 35,7%
Trung bình: 4 em = 14,3%
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 4, giáo viên cần
lưu ý một số vấn đề sau;
- Khảo sát để nắm vững đặc điểm, thực trạng phát âm của học sinh địa
phương, của lớp mình phụ trách để tìm ra điểm yếu của học sinh khi học tập
đọc. Từ đó có biện pháp khắc phục lỗi phát âm linh hoạt trong giờ dạy phù
hợp với từng đối tượng học sinh.
- Luyện đọc phải lấy học sinh làm trung tâm, luyện đọc cho học sinh
những chỗ các em còn mắc lỗi đối với từng từ, từng câu, từng bài, từng đối
tượng cụ thể; tránh hình thức luyện tập chung. Luyện đọc cho học sinh phải đi
từ dễ – khó, kiên trì thực hiện trong cả một quá trình.
- Ngoài ra việc khắc phục lỗi phát âm, giáo viên cần chú ý luyện cho
học sinh ngắt giọng. Khi dạy bài tập đọc là thơ phải chú trọng đến ngắt nhịp
nhấn giọng ở các từ ngữ. Bất kỳ một bài tập đọc nào giáo viên cũng không
nên áp đặt cho học sinh phải đọc giọng như thế nào mà qua phần tìm hiểu bài,
qua phần tìm hiểu bài, qua nghe giáo viên đọc mẫu, giáo viên phải giúp các
em tự tìm ra cách đọc thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng bài, từng
tính cách của nhân vật.

17


- Ngoài ra giáo viên cần luyện cho học sinh có thói quen ngừng nghỉ
phù hợp khi gặp dấu câu, giúp các em phân biệt được thời gian ngừng nghỉ
dài hay ngắn của các dấu phẩy ở các vị trí khác nhau trong câu, giữa dấu
chấm hết câu với dấu chấm xuống dòng. Bước đầu hướng cho các em biết
ngắt giọng biểu cảm, tạo ra chỗ ngừng vào những từ “ chìa khóa” trong câu
văn, câu thơ đó, nhằm nâng cao sự biểu đạt văn chương của bài tập đọc.
- Hướng dẫn học sinh đọc hiểu, trước hết giáo viên phải tìm hiểu kĩ
trước bài, phân tích, xem xét từng câu hỏi trong bài. Giáo viên không nên
máy móc thực hiện câu hỏi trong sách giáo khoa mà phải linh động theo từng
bài. Đối với câu hỏi khó, giáo viên phải gợi mở bằng cách chẻ nhỏ, hoặc cho
bài tập trắc nghiệm. Đối với câu hỏi quá dễ, không cần thiết, có thể bỏ hoặc
bổ sung bằng câu hỏi tìm hiểu nội dung hay nghệ thuật của bài (nếu bài đó
chưa đầy đủ cả 2 dạng câu hỏi này). Câu hỏi dài, khó hiểu giáo viên có thể
điều chỉnh bằng những từ ngữ dễ hiểu, gằn gũi đối với học sinh…
- Dạy đọc thành tiếng và đọc hiểu không được tách rời nhau mà phải
phối hợp một cách khoa học, nên sử dụng kết hợp đọc thầm với đọc thành
tiếng và đọc hiểu. Đọc thầm giúp các em đọc thành tiếng tốt hơn, đọc thành
tiếng giúp các em hiểu nội dung bài. Từ chỗ hiểu được nội dung bài, cảm
nhận được cái hay, cái đẹp của bài tập đọc qua những ngôn từ cụ thể mà luyện
cho học sinh đọc thành tiếng thể hiện sự cảm nhận đó một cách diện cảm
nhất. Đối với học sinh lớp 4, giáo viên nên quan tâm hơn nữa đến đọc diễn
cảm, chính đọc diễn cảm mới làm tăng thêm giá trí nội dung, nghệ thuật của
bài.
Để tạo không khí sôi nổi, hứng thú cho giờ tập đọc giáo viên triệt để sử
dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ cho việc đọc hiểu, tổ chức các hình thức phối
hợp mang tính tập thể như đọc phân vai, đọc “ truyền điện” hay nêu những câu
hỏi mở như: hãy đặt tên khác cho bài, hoặc em thích câu văn, câu thơ, nhân

vật nào nhất? Vì sao?.

18


- Luyện đọc, nâng cao chất lượng đọc còn đòi hỏi giáo viên phải kiên
trì, nhiệt tình, không nên nóng vội, dồn ép học sinh. Đặc biệt phải tạo cho mỗi
giờ tập đọc là một giờ học vui, các em thích hợp, thích đọc, đọc hay và đọc
hay hơn nữa.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Để giúp giáo viên dạy tốt phân môn tập đọc, nâng cao chất lượng đọc
của học sinh, tôi có một số đề xuất nhỏ sau:
- Các cấp phụ trách chuyên môn cần tăng cường tổ chức hội thảo,
chuyên đề về phân môn Tập đọc trong nhà trường Tiểu học.
- Chúng ta đã tổ chức thành công các cuộc thi viết chữ, thi kể chuyện
cho giáo viên và học sinh, vậy tại sao chúng ta không tổ chức thi đọc? Nên
chăng tổ chức cuộc thi đọc cho giáo viên và học sinh cấp tiểu học.
- Đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ cho môn Tập đọc lớp 4 còn ít,
quá nghèo nàn. Vì vậy cần quan tâm hơn nữa đến đồ dùng phục vụ cho môn
tập đọc.
Nam Ngạn, ngày 26 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện

Lê Thị Hồng

19


20




×