Trường tiểu học Vinh Phú
MÔ-ĐUN 12
LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP
CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC
A. Giới thiệu
B. Mục tiêu
C. Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu chương trình tiểu học và quan điểm dạy học tích hợp, các
nội dung được tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu
học.
I. Nhiệm vụ
- Đa chương trình.
- Tập hợp tài liệu
II. Thông tin phản hồi
1. Chương trình tiểu học và quan điểm
- Mục tiêu: nhằm giảm số lượng môn, phát triển năng lực cho học sinh, cung
cấp những thuật ngữ, khái niệm, phát triển kĩ năng, thói quen tư duy.
- Hình thức tích hợp:
+ Nối kết các nội dung tích hợp trong một môn, giữa các môn.
+ Lồng ghép.
- Nội dung: Nội dung môn học gắn liền với thực tiễn đời sống, dân số, môi
trường.
- Biện pháp:
+ Độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết tình huống.
+ Đa môn.
+ Liên môn.
2. Một vài ví dụ về hình thức, mức độ tích hợp.
* Môn Tiếng Việt:
- Tích hợp chiều ngang: Theo nguyên tắc đồng quy giữa các phân môn.
- Tích hợp theo chiều dọc: Tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới và kĩ
năng đã học theo nguyên tắc đồng tâm hay vòng tròn xoáy ốc.
- Mỗi đơn vị học TV ứng với một chủ điểm. Sự liên kết giữa đơn vị học (chủ
điểm) với phân môn theo nguyên tắc tích hợp.
* Môn địa lý – lịch sử:
Cần tăng cường kết hợp những nội dung có quan hệ mật thiết giữa hai phân
môn trên.
- Tích hợp theo quan điểm cọi TN con người và xã hội là một thể thống nhất có
mối quan hệ qua lại, con người vừa là cầu nối giữa TN-XH vừa tác động mạnh mẽ
đến TN-XH.
- Ở lớp 4,5: Gắn nội dung giáo dục trong trường và các vấn đề đang được xã
hội đương đại quan tâm (giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe vị thành niên, giáo
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo
dục môi trường biển đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu)
* Hoạt động 2: Đánh giá thực hiện trong dạy học tích hợp ở tiểu học.
I. Nhiệm vụ:
- Thảo luận:
+ Nội dung tích hợp.
+ Các văn bản.
+ Mô tả, nhận xét, đánh giá.
II. Thông tin phản hồi.
1. Tài liệu: Nhiều tài liệu khác nhau (giáo dục dân số, giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả,…).
- Có sự kết nối của các kiến thức.
- Có sự đòi hỏi.
- Giáo dục được kĩ năng sống.
2. Thực tế triển khai dạy học tích hợp.
- Giáo viên thaýa kèm nhiều việc, đưa vào bài dạy quá nhiều nội dung khác
vào môn học. Nhưng tích hợp kiến thức là thiết kế các nội dung và tổ chức các
hoạt động khác nhau có liên quan thành một thể thống nhất, nếu tiến hành khoa
học, hợp lý sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú, sinh động, nâng cao chất lượng
dạy học.
- Môn Tiếng việt:
+ Liên kết giữa bài tập đọc với bài tập làm văn chặt chẽ hơn.
+ Môn TNXH, KH-LS-ĐL:
Phương pháp thích hợp nhất là tích hợp.
* Hoạt động 3. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp với việc dạy học tích hợp.
I. Nhiệm vụ:
- Thảo luận nhóm xác định hình thức, mức độ tích hợp các nội dung dạy học
theo từng môn.
- Nêu các phương pháp.
- Ghi kết quả.
II. Thông tin phản hồi.
1. Định hướng phương pháp dạy học hướng tích hợp.
- Tích hợp liên môn.
- Chú trọng tình huống qua các hoạt động trải nghiệm.
- Vận dụng phương pháp linh hoạt, tạo điều kiện cho học sinh khám phá, điều
tra, tìm hòi.
- Phương pháp dạy học dự án khá phù hợp với việc dạy tích hợp.
+ Nội dung tích hợp thiết thực.
+ Không xây dựng môn học nên ít xáo trộn.
+ Học sinh phát triển năng lực liên môn.
2. Điều kiện để tiến tới dạy học tích hợp.
- Cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.
- Thiết kế lại nọi dung chương trình sách giáo khoa.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
- Đổi mới cách tổ chức, quản lý,…
- Thay đổi cách đánh giá, kiểm tra.
* Hoạt động 4. Thực hành lập kế hoạch bài học tích hợp một số nội dung giáo dục
theo yêu cầu, nhiệm vụ năm học.
I. Nhiệm vụ.
- Hoạt động cá nhân: Chọn bài học, soạn bài học.
- Hoạt động nhóm: Các cá nhân trình bày kế hoạch bài học, thảo luận nhóm.
II. Thông tin phản hồi.
- Tích hợp bảo đảm mối liên hệ hỗ trợ.
- Gắn với thực tiễn địa phương.
- Tích hợp để phát triển kĩ năng chung,…
D. Kiểm tra đánh giá toàn bộ Mô-đun:
1. Phân tích thuanạ lợi, khó khăn khi dạy học tích hợp.
2. Nêu các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với tích hợp.
3. Thiết kế một kế hoạch bài học tích hợp các nội dung giáo dục tích hợp.
MÔ-ĐUN 13
KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC
THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
A. Giới thiệu tổng quan: Gồm 5 nội dung chính
- Khái niệm chung và lập kế hoạch.
- Các bước thiết kế.
- Cách triển khai bài xây dựng kiến thức mới.
- Cách triển khai bài luyện tập.
- Thực hành thiết kế bài trong môn Toán.
B. Mục tiêu: Học viện có khả năng.
- Phân tích các loại bài học.
- Biết cách triển khai.
- Nêu được các bước.
C. Nội dung.
Nội dung 1. Khái niệm chung về lập kế hoạch dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực học tập của học sinh.
* Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm chung
I. Nhiệm vụ.
- Kế hoạch là gì, ý nghĩa lập kế hoạch dạy học.
- Phân biệt với giáo án dạy truyền thống.
- Yêu cầu lập một bản kế hoạch dạy học theo hướng tích cực.
II. Thông tin phản hồi.
1. Khái niệm về việc lập kế hoạch.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
- Gọi là thiết kế giáo án của một tiết học nhằm theer hiện được mối liên hệ hữu
cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả hình thành bốn thành tố cơ
bản của bài học.
- Lập kế hoạch là xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện
mối tương tác giữa giáo viên và học sinh.
2. Ý nghĩa việc lập kế hoạch: Giúp học sinh phát huy tính tích cực.
3. Phân biệt kế hoạch dạy học theo hướng tích cực.
- Giáo viên: Đóng vai trò thiết kế, tổ chức.
- Học sinh: Hoạt động độc lập hoặc nhóm nhỏ để chiếm lĩnh nội dung học tập.
Phương pháp truyền thống
Đổi mới theo hướng tích cực
1. Xác định mục tiêu:
1. Xác định mục tiêu:
- Mục tiêu giảng dạy
- Mục tiêu học tập.
- Mục tiêu mong muốn, đạt tới
- Mục tiêu phát triển.
- Mục tiêu phân hóa.
- Mục tiêu khả thi căn cứ để đánh giá
2. Soạn nội dung
2. Soạn nội dung:
- Tập trung vào hoạt động của giáo viên - Tập trung vào hoạt động của học sinh.
- HĐ dạy Hoạt động học.
- Hoạt động học hoạt động dạy.
- Thông tin từ giáo viên học sinh.
- GV HS kiến thức + phương
pháp.
- Học sinh học sinh.
3. Trên lớp.
3. Trên lớp.
- Giáo viên hoạt động là chính.
- Học sinh hoạt động là chính.
- Giáo viên thuyết trình, giảng giải.
- Học sinh thực hiện các công việc độc
- Học sinh thụ động nghe, ghi chép.
lập / theo nhóm.
- Giáo viên tổ chức, hoạt động của học
sinh.
4. Yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích cực.
- Thể hiện: Mục tiêu, phát huy tính tích cực học sinh, đề cương nội dung bài
giảng, tổ chức hoạt động, sử dụng dễ dàng, mới.
Nội dung 2. Các bước thiết kế bài học theo hướng phát huy tính tích cực học
tập của học sinh.
- Mục tiêu.
- Tiến trình.
* Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu bài học.
I. Nhiệm vụ: Nghiên cứu bài học, mục tiêu là gì, phân biệt mục tiêu tích cực với
mục tiêu thụ động.
II. Thông tin phản hồi.
- Cần xác định mục tiêu bởi:
+ Giúp đánh dấu quá trình dạy: Đầu cuối.
+ Chọn phương pháp, kĩ thuật dạy.
+ Chuẩn bị giáo án tốt.
- Mục tiêu cụ thể: Gồm 3 yếu tố.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
+ Làm gì: Mô tả hoạt động của người học.
+ Điều kiện: Nêu điều kiện và giới hạn các hành vi sẽ diễn ra.
+ Tiêu chuẩn: Sử dụng tiêu chí hay tiêu chuẩn thực hiện.
- Mục tiêu cụ thể cho người học.
- Mục tiêu cho người dạy.
+ Quy tắc viết mục tiêu SMART (S: cụ thể; M: đo được; A: đạt được; R: thực
tế; T: giới hạn về thời gian).
* Hoạt động 2. Tìm hiểu phương tiện dạy học.
I. Nhiệm vụ.
II. Thông tin phản hồi:
- Các phương tiện và học liệu được hoạch định theo 3 tiêu chí cơ bản
+ Có yếu tố mới.
+ Được xác định về chức năng một cách cụ thê.
+ Có hình thức vật chất cụ thể.
- Các phương tiện và học liệu thương thiết kế theo một số quy tắc.
+ Tuân thủ nguyên tắc thiết kế.
+ Hỗ trợ triệt để cho các hoạt động của GV.
+ Chủ yếu đóng vai trò công cụ trong hoạt động của người học.
+ Tính đa dạng, lựa chọn ưu tiên,…
* Hoạt động 3. Tìm hiểu việc thiết kế nội dung học tập.
I. Nhiệm vụ.
II. Thông tin phản hồi.
1. Nguyên tắc mô tả và thiết kế nội dung học tập của bài dạy.
- Chỉ rõ thực chất quá trình.
- Tổ chức có hệ thống.
- Dự kiến cấu trúc và tính chất.
2. Một số đặc trung của phương pháp.
- Dạy học qua tổ chức các hoạt động.
- Các hoạt động của học sinh là trung tâm của mọi hoạt động.
3. Yêu cầu trong thiết kế nội dung dạy học tích cực.
- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi các nhân phối hợp với học nhóm.
4. Cách thiết kế.
- Quan tâm đến hứng thú của học sinh.
- Coi trọng hướng dẫn tìm tòi.
- Kết hợp sự đánh giá của thầy và sự tự đánh giá của trò.
6. Phân biệt tổ chức dạy học tích cực và dạy học thụ động.
Thụ động
Tích cực
- Xuất phát từ nội dung dạy học SGK.
- Xuất phát từ mục tiêu bài học và kinh
nghiệm hiểu biết của học sinh.
- Tập trung vào hoạt động của giáo - Tập trung, nhấn mạnh vào hoạt động
viên.
học của học sinh.
- Tiến trình 5 bước: Ổn định, kiểm tra - Tiến trình theo các hoạt động xen nhau
bài cũ/ học bài mới/ củng cố/ giao bài trong quá trình dạy học linh hoạt.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
tập về nhà.
- Tập trung cách thức triển khai của - Tập trung vào hoạt động của học sinh.
giáo viên.
+ Tên hoạt động.
+ Mục tiêu.
+ Thời lượng nội dung.
+ Cách tiến hành.
- Kết luật của giáo viên,…
Nội dung 3. Cách triển khai loại bài xây dựng kiến thức mới.
Mục tiêu:
- Lập kế hoạch.
Tiến trình:
Hoạt động 1. Tìm hiểu việc lập kế hoạch cho loại bài xây dựng kiến thức mới.
I. Nhiệm vụ.
- Các bước lập kế hoạch.
- Một số lưu ý khi lập kế hoạch.
- Các phương pháp khi thực hiện kế hoạch.
+ Đọc giáo án mẫu trang 51: Diện tích tam giác (tuần 19 lớp 5) trang 51-55
Mô-đun.
II. Thông tin phản hồi.
1. Các bước thiết kế.
B1. Xác định mục tiêu.
B2. Nghiên cứu SGK, các tài liệu liên quan.
B3. Xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ.
B4. Lựa chọn phương pháp dạy, phương tiện, hình thức dạy cách thức đánh giá
nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo,…
B5. Thiết kế giáo án.
2. Cấu trúc một giáo án.
- Mục tiêu bài học:
+ Cần đạt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
+ Bằng động từ cụ thể.
- Chuẩn bị về phương tiện dạy học.
+ Giáo viên.
+ Học sinh.
- Tổ chức các hoạt động dạy học.
+ Tên hoạt động.
+ Mục tiêu hoạt động.
+ Cách tiến hành.
+ Thời lượng.
+ Kết luận của giáo viên về kiến thức.
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Học sinh củng cố.
3. Thực hiện giờ dạy.
B1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. (Bài cũ, bài mới).
B2. Tổ chức dạy học bài mới.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
B3. Luyện tập, củng cố.
B4. Đánh giá.
Hoạt động 2. Thiết kế một kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theo
hướng dạy học tích cực.
I. Nhiệm vụ.
II. Thông tin phản hồi.
- Cách gợi mở thu hút sự chú ý của học sinh.
- Cách củng cố huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ.
- Quan sát theo dõi.
- Động viên, khuyết khích.
- Sử dụng thiết bị dạy học thích hợp.
- Lưu ý khó khăn thường gặp.
Nội dụng 4. Cách triển khai loại bài luyện tập.
Mục tiêu
- Lập được kế hoạch cho bài luyện tập.
- Nắm được yêu cầu.
Tiến trình.
Hoạt động; Tìm hiểu cách triển khai loại bài luyện tập.
I. Nhiệm vụ.
- Các bước cho bài thực hành.
- Lưu ý về lập kế hoạch khi xây dựng loại bài thực hành.
- Các phương pháp.
(Đọc giáo án mẫu tài liệu trang 61-65 Mô-đun)
II. Thông tin phản hồi.
(Đọc tài liệu giáo án mẫu)
Nội dung 5. Thực hành thiết kế một số bài trong môn toán ở tiểu học nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh.
Mục tiêu.
- Lập được kế hoạch dạy học.
- Giải quyết một số vấn đề nảy sinh.
Tiến trình.
Hoạt động: Tìm hiểu việc thực hành thiết kế một số bài trong môn toán ở tiểu học.
Nhiệm vụ.
- Đọc tài liệu.
- Rút kinh nghiệm.
(Đọc giáo án mẫu tài liệu từ trang 68-73)
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
MÔ-ĐUN 14
THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH
BÀI HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC
TÍCH CỰC
A. Giới thiệu tổng quan: Gồm
- Thực hành thiết kế kế hoạch bài học hình thành kiến thức mới theo hướng
tích cực.
- Thực hành thiết kết hoạch bài học hình thành bài thực hành theo hướng tích
cực
- Thực hành thiết kết hoạch bài học hình thành bài ôn tập theo hướng tích cực.
B. Mục tiêu: Giúp người học.
- Thiết kế và tổ chức dạy học 3 kiểu bài kiến thức mới, thực hành và ôn tập
theo hướng tích cực.
C. Nội dung.
Nội dung 1. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức
mới theo hướng dạy học tích cực.
Hoạt động 1. Phân tích kế hoạch bài học của bài hình thành kiến thức mới theo
hướng dạy học tích cực.
I. Nhiệm vụ.
- Mục tiêu bài học.
- Đồ dùng dạy học.
- Các hoạt động dạy học.
II. Thông tin phản hồi.
- Đưa nhận xét.
- Đối chiếu với nhận xét của tài liệu (trang 95 đến trang 98).
Hoạt động 2. Thực hành thiết kế một kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến
thức mới theo hướng dạy học tích cực.
I. Nhiệm vụ.
- Tự thiết kế một kế hoạch bài học (Toán: Tổng nhiều số thập phân).
- Thảo luận.
- Tự sửa.
II. Thông tin phản hồi.
Chú ý:
- Đổi mới phương pháp theo hướng tích cực.
- Hướng dẫn học sinh cách tìm tòi.
+ Cách gợi mở.
+ Cách củng cố.
+ Tổ chức hoạt động,…
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
Hoạt động 3. Thực hiện dạy thử kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức
mới theo hướng dạy học tích cực đã soạn.
I. Nhiệm vụ.
- Dạy theo nhóm.
- Tự đánh giá.
- Rút kinh nghiệm.
II. Thông tin phản hồi.
Mức độ
Giáo viên
Cao
Trung bình Thấp
Coi trọng việc tổ chức hoạt động học tập của HS
X
Tạo điều kiện để học sinh học tập, tự khám phá
X
Tạo điều kiện để học sinh chủ động
X
Hình thành khả năng tự học.
X
Phát huy quan hệ hợp tác của học sinh.
X
Nội dung 2. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài thực hành theo
hướng dạy học tích cực.
Hoạt động 1. Phân tích kế hoạch bài học của bài thực hành theo hướng dạy học
tích cực.
I. Nhiệm vụ.
- Mục tiêu bài học.
- Đồ dùng dạy học.
- Các hoạt động dạy học.
(Đọc giáo án mẫu trang 101 – 108)
Hoạt động 1. Thiết kế.
1. Mục tiêu.
2. Cách tiến hành.
Hoạt động 2. Thiết kế một kế hoạch bài học cho bài thực hành theo hướng dạy học
tích cực.
I. Nhiệm vụ.
- Tự thiết kế một kế hoạch bài học.
- Trao đổi với đồng nghiệp.
- Tự điều chỉnh.
II. Thông tin phản hồi.
* Giao việc cho học sinh.
- Cho học sinh trình bài yêu cầu.
- Cho học sinh thực hiện một phần câu hỏi, bài tập SGk (HS tự đọc, GV không
làm thay).
- Cho học sinh làm chủ.
* Giúp học sinh chữa một phần bài tập.
* Tổ chức cho học sinh thực hành.
- Thực hành cá nhân hoặc theo nhóm.
- Cần kiểm tra học sinh: Xem học sinh có làm việc không, để nhắc nhở, động
viên, xem học sinh có hiểu,…
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả.
- Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả.
Hoạt động 3. Thực hiện dạy thử KHBH cho bài thực hành theo hướng dạy học tích
cực.
I. Nhiệm vụ.
- Thực hiện dạy thử.
- Tự đánh giá.
- Rút kinh nghiệm.
II. Thông tin phản hồi.
- Năm tiêu chí đều đạt mức độ cao (trang 112 tài liệu).
Nội dung 3. Thực hành thiết kế KHBH cho bài ôn tập theo hướng dạy học
tích cực.
Hoạt động 1. Phân tích KHBH của một bài ôn tập theo hướng dạy học tích cực.
I. Nhiệm vụ.
- Mục tiêu bài học.
- Đồ dùng dạy học.
- Các hoạt động dạy học.
(Đọc giáo án mẫu hướng dẫn trang 113 – 125 tài liệu).
Hoạt động 2. Thiết kế một KHBH cho bài ôn tập theo hướng dạy học tích cực.
I. Nhiệm vụ.
- Thiết kế 1 KHBH bài ôn tập.
- Trao đổi đồng nghiệp.
- Tự điều chỉnh.
II. Thông tin phản hồi.
- Chuẩn bị kĩ nội dung.
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
- Sử dụng hoạt động đa dạng, phong phú để giờ học sinh động.
Hoạt động 3. Thực hiện dạy thử KHBH cho bài ôn tập theo hướng dạy học tích
cực.
I. Nhiệm vụ.
- Bạn hãy dạy cho cả tổ dự giờ.
- Tự đánh giá.
- Rút kinh nghiệm.
II. Thông tin phản hồi.
- Cả 5 tiêu chí (trang 126) đều đạt mức độ cao.
D. Tự đánh giá,
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
MÔ-ĐUN 15
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY
TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC
A. Giới thiệu tổng quan
B. Mục tiêu tài liệu: cần đạt
1. Trình bày được khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực (4
tiết).
2. Nêu được bản chất và quy trình (5 tiết).
3. Có kĩ năng vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực (6 tiết).
C. Nội dung.
Nội dung 1. Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực.
I. Mục tiêu: Học xong, học viên có khả năng.
- Trình bày khái niệm và các bình diện của phương pháp dạy hoc.
- Trình bày khái niệm dạy học tích cực.
- Phân tích được dấu hiệu đặc trưng.
II. Giới thiệu nội dung.
1. Khái niệm.
2. Dấu hiệu đặc trưng.
III. Tài liệu và thiết bị.
- Các phương pháp dạy học ở tiểu học (NXB GD 2009).
- Dự án Việt Bỏ dạy và học tích cực.
IV. Nội dung.
Chủ đề 1. Khái niệm phương pháp dạy học.
1. Thông tin tích cực.
a. Khái niệm:
- PPDH là một lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng.
- PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học
sinh, trong những điều kiện dạy và học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
b. Các bình diện của PPDH.
* Bình diện vĩ mô: Là quan điểm về PPDH.
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hoạt động phương
pháp, có sự kết hợp giữa nguyên tắc dạy học các cơ sở lí thuyết mang tính
chiến lược.
* Bình diện trung gian: là PPDH cụ thể.
- Là những mô hình hành động của giáo viên và học sinh.
* Bình diện vi mô: là kĩ thuật dạy học, là những biện pháp, những cách thức
hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ.
2. Các nhiệm vụ.
2.1. Phương pháp dạy học là gì? ( Đã ghi ở thông tin 1).
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
2.2. Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học – mục tiêu và nội dung và điều
kiện dạy học.
- Phương pháp phải phù hợp với mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học.
- Phương pháp có mối quan hệ chặc chẽ với mục tiêu, nội dung bài học.
2.3. Điền thông tin.
Khái niệm
Ví dụ
Là những định hướng Dạy học hướng HS làm
tổng thể cho các hoạt trung tâm dạy học tích
Quan điểm dạy học
động, phương pháp hợp, dạy học tương tác
cương lĩnh chiến lược
dạy học phân hóa.
Là những mô hình hành Đóng vai, trò chơi, thảo
Phương pháp cụ thể
động của giáo viên và học luận nhóm, vấn đáp đặt
sinh.
câu hỏi.
Là biện pháp, cách thức Đặt câu hỏi, giao nhiệm
Kĩ thuật dạy học
hành động nhỏ.
vụ, chia nhóm,…
3. Đánh giá: Vẽ sơ đồ, mô hình, minh họa.
Vi mô
Kĩ thuật dạy học
Phương
pháp dạy
học
Vĩ mô
Quan điểm PPDH
Trung gian
PPDH cụ thể
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm về PPDH tích cực.
1. Thông tin nguồn.
2. Các nhiệm vụ.
2.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì? Là con đường hành động chung giữa
giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đặt mục đích
dạy học.
2.2. PPDH là thành tố của quá trình dạy học, PPDH chuyển tải nội dung dạy
học đến người học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
Chủ đề 2. Các dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực.
Hoạt đông: Tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực.
1. Thông tin nguồn.
2. Các nhiệm vụ.
(Đọc tài liệu trang 14/15).
* Bốn dấu hiệu của PPDH tích cực.
- Thông qua các hoạt động học tập của học sinh.
- Chú trọng quá trình rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học cá thể với học hợp tác.
- Kết học đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
Nội dung 2. Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
I. Mục tiêu: Học viên.
- Trình bày, phân tích được bản chất, quy trình thực hiện và điều kiện để có
hiệu quả một số PPDH tích cực.
II. Giới thiệu nội dung.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề (1 tiết).
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ (1 tiết).
- Phương pháp đóng vai (1 tiết).
- Phương pháp trò chơi (1 tiết).
- Phương pháp vấn đáp ( 1 tiết).
III. Tài liệu.
IV. Nội dung.
* Chủ đề 1. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
a) Bản chất của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội tri thức
thông qua việc xem xét phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định cách thức
nhằm giải quyết vấn đề đó.
b) Quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Bước 1.
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
- Các tình huống phát triển và nhận dạng.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
Bước 2. Giải quyết vấn đề đặt ra.
- Đề xuất.
- Lập kế hoạch.
- Thực hiện.
Bước 3. Kết luận.
- Thảo luận kết quả, đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ.
- Phát biểu kết luận.
- Đề xuất vấn đề mới.
c) Điều kiện thực hiện có hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Học sinh phải nêu điều chưa biết.
- Có tình huống phù hợp nhận thức học sinh.
- Học sinh tự phát hiện và giải quyết được vấn đề.
* Chủ đề 2. Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
Hoạt động: Tìm hiểu bản chất, quy trình và điều kiện thực hiện.
a) Bản chất: Còn được gọi là phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp
hợp tác nhóm:
- Bản chất là tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ để những nhóm
nhỏ của học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định, trong khoảng thời gian
nhất định.
- Năm yếu tố hợp tác nhóm.
+ Phụ thuộc lẫn nhau.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
+ Trách nhiệm cá nhân.
+ Khuyến khích tương tác.
+ Rèn luyện kĩ năng xã hội.
+ Rèn kĩ năng đánh giá.
b) Quy trình thực hiện phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
Bước 1. Chon nội dung và nhiệm vụ phù hợp.
Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học theo phương pháp nhóm.
Bước 3. Tổ chức dạy học thep phương pháp hợp tác nhóm.
c) Điều kiện.
- Phòng học đủ rộng, bàn ghế dễ di chuyển, nhiệm vụ đủ khó, thời gian đủ, học
sinh cần được bồi dưỡng các kĩ năng.
* Chủ đề 3. Phương pháp đóng vai.
Hoạt động: Tìm hiểu bản chất, quy trình và điều kiện thực hiện.
a) Bản chất của phương pháp đóng vai: là phương pháp tổ chức cho học sinh
thực hành “làm thử”
b) Quy trình.
Bước 1. Nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống nhiệm vụ đóng vai cho từng
nhóm.
Bước 2. Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
Bước 3. Các nhóm lên đóng vai.
Bước 4. Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử các vai diễn.
Bước 5. Giáo viên kết luận, định hướng.
c) Điều kiện.
- Phù hợp bài học, lứa tuổi.
- Tình huống ngầm, phù hợp.
- Để học sinh xung phong đóng vai,…
* Chủ đề 4. Phương pháp trò chơi.
Hoạt động: TÌm hiểu bản chất, quy trình thực hiện và điều kiện.
1. Thông tin nguồn.
2. Các nhiệm vụ.
3. Đánh giá.
4. Thông tin phản hồi.
a) Bản chất của phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm
hiểu một vấn đề hay luyện tập thực hành những thao tác, kĩ năng, hành vi thông
qua một trò chơi nào đó.
b) Quy trình thực hiện phương pháp trò chơi.
Bước 1. Giáo viên cùng học sinh lựa chọn trò chơi.
Bước 2. Chuẩn bị phương tiện, điều kiện cần thiết.
Bước 3. Thể hiện tên trò chơi, cách chơi.
Bước 4. Tổ chức cho học sinh chơi thử.
Bước 5. Học sinh tiến hành chơi.
Bước 6. Đánh giá trò chơi.
Bước 7. Hướng dẫn học sinh thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
c) Điều kiện thực hiện có hiệu quả.
- Trò chơi dễ tổ chức, dễ thực hiện, phù hợp chủ đề bài học, đặc điểm học sinh.
- Học sinh nắm quy tắc chơi.
- Quy trình sõ thời gian, địa chỉ chơi.
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
- Trò chơi phải luân phiên, thay đổi hợp lý để không nhàm chán.
* Chủ đề 5. Phương pháp vấn đáp.
Hoạt động: TÌm hiểu bản chất, quy trình thực hiện và điều kiện thực hiện có
hiểu quả.
1. Thông tin nguồn.
2. Các nhiệm vụ.
3. Đánh giá.
4. Thông tin phản hồi.
a) Bản chất của phương pháp phát vấn là phương pháp trong đó giáo viên đặt
ra những câu hỏi để học sinh trả lời, có thể tranh luận với nhau và với cả giáo để
lĩnh hội kiến thức.
* Có ba loại hình:
- Đam thoại tái hiện: Ghi nhớ lại kiến thức.
- Đàm thoại giải thích minh họa: nhằm mục đích sáng tỏ một vấn nào đó.
- Đàm thoại gợi mở: (đàm thoại tìm tòi). Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi
sắp xếp hợp lý để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật.
b) Quy trình. Gồm 3 bước.
Bước 1. Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng lẻ.
Bước 2. Giáo viên chỉ định từng học sinh trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả
lời (để thời gian cho học sinh suy nghĩ).
Bước 3. Giáo viên tổng hợ ý kiến đưa ra và kết luận.
c) Điều kiện để thực hiện có hiệu quả.
- Giáo viên cần chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi.
- Cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: Học sinh hỏi học sinh, học sinh hỏi
giáo viên.
Nội dung 3. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các môn
học ở tiểu học.
I. Mục tiêu.
- Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các phương pháp.
- Có ý thức vận dụng và tự tin khi vận dụng.
II. Giới thiệu nội dung.
III. Tài liệu.
IV. Nội dung.
Chủ đề 1. Vận dụng phương pháp đặt và dải quyết vấn đề.
1. Đọc, vận dụng.
2. Thiết kế một hoạt động.
3. Trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp.
4. Đánh giá.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
- Ưu: Có hệ thống câu hỏi phong phú.
- Nhược: Hỏi nhiều.
- Hướng điều chỉnh: Chỉ sử dụng câu hỏi cần thiết.
Chủ đề 2. Vận dụng phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
Thực hiện tương tự với chủ đề 3, chủ đề 4, chủ đề 5 như chủ đề 1.
MÔ-ĐUN 16
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở
TIỂU HỌC
A. Giới thiệu tổng quan.
1. Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực (1 tiết).
2. Kĩ thuật đặt câu hỏi (2 tiết)
3. Kĩ thuật khăn trải bàn (2 tiết).
4. Kĩ thuật mảnh ghép (2 tiết).
5. Kĩ thuật KWL (Know Want Learn) (2 tiết).
6. Kĩ thuật sơ đồ tư duy. (2 tiết).
7. Kĩ thuật hỏi và trả lời (2 tiết).
8. Kĩ thuật trình bày một phút ( 2 tiết).
B. Mục tiêu tài liệu.
C. Nội dung.
* Nội dung 1:Khái niệm về kĩ thuật dạy học tích cực.
Hoạt động 1: Khái niệm về kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức
hành động của giáo viên và học sinh trong tình huống hành động nhỏ nhằm thực
hiện và điều khiển quy trình dạy học.
Hoạt động 2: Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực là thuật ngữ để chỉ KTDH
có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
KTDH tích cực là thành phần của PPDH tích cực thể hiện quan điểm dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh.
- Có nhiều KTDH tích cực: KT đặt câu hỏi, KT hỏi chuyên gia, KT khăn trải
bàn; kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh,…
* Nội dung 2:
Kĩ thuật đặt câu hỏi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích đặt câu hỏi, rất khác nhau để tái hiện kiến
thức, để giải thích, để tìm tòi kiến thức mới,…
- Phục thuộc vào chất lượng câu hỏi và ứng xử của học sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật đặt câu hỏi theo các cấp độ (tiến độ).
1. Biết.
- Mục tiêu kiểm tra trí nhớ học sinh.
- Tác dụng: Giúp học sinh ôn kiến thức.
- Cách đặt: Ai? Cái gì? Ở đâu?
2. Hiểu.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
- Mục tiêu: Nhằm kiểm tra học sinh liên hệ, kết nối,…
- Tác dụng: Giúp học sinh nêu ra yếu tố cơ bản trong bài học, so sánh,…
- Cách đặt: Hãy liên hệ? Vì sao? Chứng minh.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu: Kiểm tra khả năng áp dụng của học sinh.
- Tác dụng: Giúp học sinh hiểu được kiến thức.
- Cách đặt: Giải quyết tình huống, bài tập,…
4. Phân tích.
- Mục tiêu: Kiểm tra khả năng phân tích vấn đề.
- Tác dục: Giúp học sinh tư duy, liên hệ giữa các dữ liệu.
- Cách đặt: Tại sao? Em có nhận xét gì?
5. Tổng hợp.
- Mục tiêu: Kiểm tra khả năng sáng tạo của học sinh trong giải quyết vấn đề.
- Tác dụng. Kích thích sự sáng tạo của học sinh.
- Cách đặt. Tạo ra những tình huống, những câu hỏi khiến học sinh phải suy
đoán.
6. Đánh giá.
- Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, góp ý.
- Tác dụng: Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, xác định giá trị của học sinh.
- Cách đặt. Em có nhanạ xét như thế nào? Về? em có tán thành? Vì sao?
Hoạt động 3.
- Câu hỏi đóng là câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời “có” hoặc “không” hoặc “đúng”
hoặc “sai”,...
Ví dụ: Em có hiểu bài không.
- Câu hỏi mở: Là câu hỏi có nhiều đáp án và khuyến khách học sinh tư duy
sáng tạo.
Ví dụ: Theo em, bạn nam có những sự lựa chọn nào khi nhặt được chiếc bút
máy đẹp ở trường.
Hoạt động 4:
- Câu hỏi tốt: Là câu hỏi tạo được một xung đột về nhận thức, thử thách v sức
về trí tuệ học sinh, tạo hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Nếu được tham gia tại hè thiếu nhi quốc tế, em sẽ giới thiệu với các bạn
quốc tế những điều gì về Việt Nam?
- Các yếu tố khi đặt câu hỏi.
+ Cụ thể, ngắn gọn, rõ, khách quan, không áp đặt phù hợp chủ đề, đặc điểm
trình độ học sinh, phù hợp quỹ thời gian, hoàn cảnh, văn hóa địa phương.
- Các yêu cầu về ứng xử của giáo viên khi hỏi học sinh.
+ Dừng lại sau khi hỏi để học sinh suy nghỉ.
+ Phân phối câu hỏi cho đều cả lớp.
+ Khuyến khích, không chê bai, mỉa mai,...
+ Tránh nhắc lại câu lời của học sinh.
4. Đánh giá nội dung 2. Đọc hệ thống câu hỏi. (Đạo đức 5 (trang 52) “Hợp tác
với những người xung quanh”).
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
Nội dung 3. Kĩ thuật khăn trải bàn.
1. Thông tin nguồn.
2. Các hoạt động.
3. Thông tin phản hồi.
Hoạt động 1.
- Khái niệm.
- Kĩ thuật khăn trải bàn là một kĩ thuật dạy học thể hiện quan điểm chiến lược
hợp tác trong đó có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Mục đích.
+ Kích thích, thúc đẩy sự tự giác của học sinh.
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân.
+ Có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
- Tác dụng:
+ Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
+ Tạo cơ hội học tập phân hóa.
+ Giúp phát triển mối quan hệ giữa học sinh với học sinh dựa trên sự tôn trọng
và học hỏi.
- Cách tiến hành.
+ Học sinh được chia nhóm nhỏ.
+ Một nhóm có một giấy A0 trên bàn khăn trải bàn.
Ý kiến cá nhân
Ý
kiến
cá
nhân
Ý kiến chung của nhóm về
chủ đề
Ý
kiến
cá
nhân
+ Chia giấy A0 như hình vẽ 4 nhóm và phần giữa.
+ Mỗi thành viên sẽ nghĩ viết ý tưởng.
+ Thảo luận nhóm viết ý tưởng chung ở giữa.
Hoạt động 2. Yêu cầu sư phạm khi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Câu hỏi thảo luận là câu mở.
+ Nhóm 4-6 học sinh.
+ Nhóm đông Phát giấy nhỏ để ghi ý cá nhân.
+ Khi thảo luận, đính những phiếu ghi ý thống nhất vào phần giữa, ý trùng
nhau dán chồng lên.
+ Ý kiến không thống nhất có thể bảo lưu ở xung quanh khăn.
4. Đánh giá nội dung 3.
* Nội dung 4. Kĩ thuật mảnh ghép.
1. Thông tin nguồn.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
2. Các hoạt động.
3. Thông tin phản hồi.
Hoạt động 1.
- Khái niệm: Kĩ thuật mảnh ghép là một KTDH thể hiện quan điểm, chiến lược
hợp tác trong đó có sự kết hợp giữa hành động cá nhân và hành động nhóm và liên
kết nhóm.
- Mục tiêu:
+ Để giải quyết một nhiệm vụ phức tạp.
+ Nâng cao vai trò cá nhân trong hợp tác.
+ Phát triển cho học sinh kĩ năng sống.
- Tác dụng:
+ Học sinh hiểu rõ kiến thức, có cơ hội thể hiện bản thân.
+ Phát triển kĩ năng sống: Tự tin, trình bày, diễn đạt ý tưởng, nhận trách
nhiệm.
- Cách tiến hành: Gồm 2 giai đoạn.
* Giai đoạn 1. “Nhóm chuyên sâu”
- Học sinh được chia nhóm 3-6 em, mỗi nhóm nghiên cứu một nhiệm vụ nội
dung học tập khác nhau.
- Các nhóm nghiên cứu đảm bảo cho mỗi thành viên đều năm.
* Giai đoạn 2. “Nhóm mảnh ghép”
Mỗi học sinh từ “nhóm chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới gọi
là “nhóm mảnh ghép”.
- Từng học sinh sẽ lần lượt trình bày lại cho các bạn nghe về nội dung mình đã
nghiên cứu ở nhóm chuyên sâu.
- Nhiệm vụ mới giao cho “nhóm mảnh ghép” mang tính khái quát, tổng hợp.
1
1
1
2
1
3
2
2
1
2
2
3
3
3
1
2
3
3
Hoạt động 2.
- Các yêu cầu.
+ Nhiệm vụ các nhóm chuyên sâu phải liên quan với nhau, phải dễ hiểu, cụ thể,
vừa sức.
+ Thành lập “nhóm mảnh ghép” phải có đủ các thành viên của nhóm chuyên
sâu.
+ Nhiệm vụ của “nhóm mảnh ghep” sẽ mang tính khái quát.
4. Đánh giá nội dung 4.
* Nội dung 5. Kĩ thuật KWL.
1. Thông tin nguồn.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
2. Các hoạt động.
3. Thông tin phản hồi.
* Hoạt động 1.
- Khái niệm: KWL là KTDH liên hệ giữa các kiến thức học sinh đã biết liên
quan đến bài học (Know Want Learn): Biết – muốn biết – đã học.
- Mục tiêu:
+ Rèn học sinh khả năng thu nhập thông tin, quản lý thông tin và tự điều chỉnh
khả năng học tập của mình.
+ Tăng cường tính độc lập của học sinh, tương tác học sinh – học sinh.
- Tác dụng: Giúp
+ Học sinh tự xác định trình độ, kiến thức, kĩ năng.
+ Học sinh nắm bắt được thông tin và biết cách tự học.
+ Tăng tính hợp tác.
- Cách tiến hành.
+ Giới thiệu bài học và mục tiêu cần đạt.
+ Hướng dẫn học ính điền thông tin vào phiếu học tập theo cột.
- Yêu cầu học sinh ghi các kiến thức, kĩ năng các em biết vào cột K, muốn biết
vào cột W.
+ Sau khi học xong, các em ghi những điều đã học vào cột L.
Hoạt động 2.
- Yêu cầu sư phạm.
Nêu làm việc theo nhóm, cả nhóm thống nhất “biết” rồi ghi vào K.
K
W
L
Những điều đã biết
Những điều muốn biết
Những điều đã học được
sau bài học
4. Đánh giá nội dung.
* Nội dung 6. Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
1. Thông tin nguồn.
2. Các hoạt động.
3. Thông tin phản hồi.
* Hoạt động 1.
- Khái niệm:
+ Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tu duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển
tải thông tin vào não rồi đưa ra ngoài.
+ Là phương tiện ghichép sáng tạo và hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩ.
- Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển tư duy lôgíc, không học vẹt.
- Tác dụng:
+ Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức.
+ Hiểu bài, nhớ lâu, trách học vẹt.
+ Hiệu quả dạy học cao.
* Hoạt động 2. Cách lập sơ đồ tư duy.
- Ở vị trí trung tâm là một hình ảnh hoặc cụm từ,... nội dung chính.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
- Từ ý tưởng, hình ảnh trung tâm sẽ phát triển các nhánh chính nối với hình
ảnh hoặc cụm từ cấp một.
- Từ ý tưởng, hình ảnh trung tâm sẽ phát triển các nhánh chính nối với hình
ảnh hoặc cụm từ cấp hai.
* Hoạt động 3. Yêu cầu sư phạm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra ý tưởng.
- Các nhánh chính sơ đồ cần tô đậm, nhánh cấp 2, cấp 3, ... mảnh dần.
- Màu sắc các nhánh cần khác nhau.
- Nên dùng đường vẽ cong (dễ vẽ).
4. Đánh giá nội dung 6.
* Nội dung 7: Kĩ thuật hỏi và trả lời.
1. Thông tin nguồn.
2. Các hoạt động.
3. Thông tin phản hồi.
Hoạt động 1:
- Khái niệm: Kĩ thuật hỏi và trả lời nhằm giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến
thức đã học qua việc đặt câu hỏi và trả lời.
- Tác dụng:
+ Củng cố, khắc sâu kiến thức.
+ Phát triển kĩ năng trình bày, diễn đạt, đặt câu hỏi, chủ động.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề.
+ Giáo viên (hoặc học sinh) đặt câu hỏi.
+ Học sinh trả lời xong đặt câu hỏi khác yêu cầu học sinh khác trả lời.
+ Học sinh sẽ tiếp tục cho đến khigiáo viên yêu cầu dừng.
Hoạt động 2: Yêu cầu.
- Chủ đề phải phong phú.
- Tạo câu hỏi cho tất cả học sinh trong lớp.
4. Đánh giá nội dung 7.
* Nội dung 8: Kĩ thuật trình bày một phút.
1. Thông tin nguồn.
2. Các hoạt động.
3. Thông tin phản hồi.
* Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tạo câu hỏi cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học, đặt câu hỏi
về kiến thức còn thắc mắc,... trình bày ngắn gọn trong một phút.
- Tác dụng: Câu hỏi đưa ra có tác dụng củng cố quá trình học tập.
- Cách tiến hành: Cuối tiết học.
Ví dụ: Điều quan trọng nhất em học được hôm nay là gì?
* Hoạt động 2: Lưu ý.
- Dành thời gian phù hợp cho học sinh trình bày.
- Động viên, khuyến khích học sinh.
Lê Hồng
Trường tiểu học Vinh Phú
- Lắng nghe, tôn trọng học sinh, không chê, yêu cầu các học sinh khác cũng
vậy.
- Giáo viên cuối cùng cần giải đáp những thắc mắc của học sinh.
* Đánh giá nội dung 8.
Lê Hồng