Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chuyên Đề Địa Hình Bề Mặt Trái Đất (Địa Lí 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.13 KB, 12 trang )

SẢN PHẨM SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Tổ: Khoa học xã hội - Trường THCS Cẩm Phú
1. TÊN CHUYÊN ĐỀ:
Địa hình bề mặt trái đất (Địa lí 6)
Tiết 15

Bài 13:

ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

2. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH
HƯỚNG NĂNG LỰC
Chủ
đề/Nội
dung

Nhận biết

- Trình bày
được: khái niệm,
Địa
hình bề các bộ phận, độ
mặt trái cao của núi.
đất
- Phân loại được
các loại núi qua
bảng số liệu.

Thông hiểu


Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Mô tả được
núi già, núi
trẻ qua tranh
ảnh.

- Xác định
được các dạng
địa hình núi
trên bản đồ.

- Phân biệt được
sự khác nhau giữa
núi già và núi trẻ.

- Giải thích
ở mức độ
đơn giản về
đặc điểm, sự
hình thành
địa hình
cacxtơ.

-Phân
biệt
được độ cao
tuyệt đối và độ

cao tương đối
của địa hình.

Những năng lực có thể hướng tới.
(1) Năng lực chung:
- Năng lực đọc - hiểu văn bản
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề
(2) Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tư duy tổng hơp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ.

-Giữ gìn và
bảo vệ các
cảnh đẹp tự
nhiên trên Trái
Đất nói chung
và ở Việt Nam
nói riêng

- Phân tích mối
quan hệ tổng hợp
của dạng địa hình
cacxtơ đến sự phát
triển ngành du
lịch.
- Giải thích những
ảnh hưởng của địa
hình núi đối với
sản xuất và đời

sống của con
người.


- Năng lực xử lí số liệu thống kê
III. BIÊN SOẠN CÂU HỎI MINH HỌA CHO TỪNG MỨC ĐỘ NHẬN
THỨC VỀ KIẾN THỨC KĨ NĂNG VÀ NĂNG LỰC
1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết
1. Đọc mục 1 SGK/ 42 và quan sát tranh ảnh về núi em hãy cho biết:
- Núi là dạng địa hình như thế nào ? Núi gồm có mấy bộ phận ?
Gợi ý trả lời
* Học sinh nêu được các ý sau:
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất.
- Núi gồm ba bộ phận : đỉnh, sườn, chân.
2. Dựa vào bảng/42, hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao?
Gợi ý trả lời
* Học sinh nêu được các ý sau:
- Có 3 loại núi:
+Núi thấp: <1000m
+Núi trung bình: từ 1000 - 2000m.
+Núi cao:>2000m.
2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu
1. Quan sát H 35/43 SGK cho biết sự khác biệt giữa núi già và núi trẻ? (đỉnh
núi, sườn núi, thung lũng của núi già, núi trẻ)


Gợi ý trả lời
* Học sinh nêu được các ý sau:
- Núi già: Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Đỉnh tròn, sườn thoải,
thung lũng nông.

- Núi trẻ: Được hình thành cách đây vài chục triệu năm. Đỉnh nhọn, sườn dốc,
thung lũng sâu.
2.Quan sát hình 37, 38 em hãy mô tả địa hình núi đá vôi có những đặc điểm
gì? .Gợi ý trả lời
* Học sinh nêu được các ý sau:
- Địa hình caxtơ là địa hình của vùng núi đá vôi.
- Đỉnh nhọn sắc hoặc lởm chởm, có sườn đôi khi dốc đứng.
- Các núi đá vôi:có nhiều dạng khác nhau.
- Trong núi có nhiều hang động đẹp tự nhiên với các khối thạch nhũ đủ hình
dạng và màu sắc, rất hấp dẫn khách du lịch.
3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
1 . Quan sát hình 34/42 hãy phân biệt giữa cách tính độ cao tuyệt đối, độ cao
tương đối của núi?

Gợi ý trả lời
* Học sinh nêu được các ý sau:
- Có 2 cách đo độ cao của núi:
- Độ cao tuyệt đối: là độ cao đo theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển đến
đỉnh núi.


- Độ cao tương đối: là độ cao đo theo chiều thẳng đứng từ chân núi đến đỉnh núi.
(đo ở bất kì vị trí nào ở chân núi…)
2. Xác định một số ngọn núi trên bản đồ tự nhiên Thế giới ?
Gợi ý trả lời
- Học sinh xác định được một số ngọn núi trên bản đồ tự nhiên Thế giới .
(Evơzet, Anpơ, Anđet...)
3. Kể tên và xác định trên bản đồ tự nhiên Việt Nam một số núi đá vôi, hang
động đẹp nổi tiếng của nước ta?
Gợi ý trả lời

Học sinh kể tên và xác định được trên bản đồ tự nhiên Việt Nam một số núi đá
vôi, hang động đẹp nổi tiếng của nước ta.
( Động Phong Nha- Quảng Bình, Hang Đầu Gỗ- Vịnh Hạ Long, Động Tâm
Thanh - Lạng Sơn, Động Hàm Rồng - Thanh Hóa...)
4. Ở địa phương em có những hang động nào?
Gợi ý trả lời
Học sinh kể tên những hang động ở địa phương: Động suối cá thần, động Từ
Thức...
5. Em sẽ làm gì để giữ gìn và bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói
chung và ở Việt Nam nói riêng?
* HS tự bộc lộ
4. Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
1. Địa hình núi có ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất và đời sống con
người?
Gợi ý trả lời
* Học sinh nêu được các ý sau:
*Thuận lợi:
- Miền núi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú.
- Nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Nhiều danh lam, thắng cảnh, là nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh tốt, du lịch...
* Khó khăn:
- Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn.
- Dễ bị thiên tai: xói mòn, sạt lở đất...
2. Địa hình núi đá vôi và hang động có giá trị gì trong phát triển kinh tế?
Gợi ý trả lời


* Học sinh nêu được các ý sau:
- Trong núi đá vôi có nhiều hang động đẹp phát triển ngành du lịch.
- Đá vôi cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất vật

liệu xây dựng...
3.Vì sao nước ta lại có địa hình Cácxtơ với những đặc điểm rất độc đáo như
vậy?
Gợi ý trả lời
* Học sinh nêu được các ý sau:
- Nước ta có địa hình Cácxtơ với những đặc điểm rất độc đáo vì:
- Nước ta có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Nước mưa thấm qua các kẻ, khe nứt đá bị phong hóa mạnh mẽ tạo địa hình
Cat-xtơ tạo nhiều hang động...
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ngày soạn: 03 - 12- 2014
Ngày giảng: 09- 12 - 2014
Tiết 15

Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Nắm được khái niệm và sự phân loại núi trên Trái đất.
- Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
- Hiểu thế nào là dạng địa hình caxtơ.
- Biết được các hang động những cảnh đẹp thiên nhiên, hấp dẫn khách du lịch.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được dạng địa hình núi qua tranh ảnh .
- Nhận biết địa hình cacxtơ qua tranh ảnh.
3. Thái độ :
- Thấy được ý nghĩa của vùng núi trong việc phát triển kinh tế.
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói
chung và ở Việt Nam nói riêng.

- Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quan cảnh tự nhiên.
4. Định hướng năng lực được hình thành


* Năng lực chung:
- Năng lực đọc - hiểu văn bản
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tư duy tổng hơp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Năng lực xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Máy chiếu.
- Hình 34, 35 phóng to
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
- Bản đồ tự nhiên thế giới
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa
- Tập bản đồ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
3. Tiến trình dạy học :
Trên bề mặt Trái đất có rất nhiều dạng địa hình khác nhau: núi, đồi, bình
nguyên, cao nguyên, mỗi loại có những đặc điểm riêng . Trong đó núi là dạng
địa hình phổ biến chiếm diện tích lớn nhất . Núi là dạng địa hình như thế nào?
Đặc điểm ra sao?Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Núi và độ cao của núi

1.Núi và độ cao của núi:

(Cá nhân)

- Núi là một dạng địa hình nhô cao
rõ rệt trên bề mặt đất.

(10 phút )

GV bật máy chiếu, yêu cầu HS:
- Quan sát tranh ảnh về núi .
- Núi là dạng địa hình như thế nào ?

- Núi gồm ba bộ phận : đỉnh , sườn
, chân.

- Độ cao trên 500 m
- Hs:trả lời: Núi là một dạng địa hình nhô
- Có 2 cách đo độ cao của núi:
cao rõ rệt trên bề mặt đất.


- Gv:chuẩn kiến thức.
Núi gồm có mấy bộ phận ?


+ Đo độ cao tuyệt đối( so với mực
nước biển)

- Gv:cho hs quan sát hình 34 và cho hs + Đo độ cao tương đối (đo ở bất kì
vị trí nào ở chân núi…)
phân biệt 2 cách đo độ cao của núi.
- Có 3 loại núi:
- Hs:trả lời-nhận xét-bổ sung.
- Gv:chuẩn kiến thức.

+Núi thấp: <1000m

-Gv:cho hs dựa vào bảng/42, nêu các loại +Núi trung bình: từ 1000 - 2000m.
núi được phân theo độ cao.
+Núi cao:>2000m.
-Gv: treo bản đồ tự nhiên Thế giới xác định
một số ngọn núi cao.
- Cho HS quan sát hình ảnh núi: Evơzet,
Anpơ, An Đet... trên máy chiếu.
Hoạt động 2: Núi già, núi trẻ
Nhóm ( 15 phút )
- Hs quan sát hình 35(a,b),yêu cầu hs thảo
luận để đưa ra sự khác biệt giữa núi già và 2.Núi già, núi trẻ:
núi trẻ .
( điền thông tin vào bảng )
- Hs:thảo luận (3 phút)

Các yếu
tố


- Đại diện hs trình bày - nhận xét bổ sung.

Đỉnh

tròn

nhọn

- Gv:chuẩn kiến thức.

Sườn

thoải

dốc

- Gv:treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, xác
định các vùng núi già, các dãy núi trẻ.

Thung
lũng

cạn

sâu

Thời gian
hình
thành


hàng
trăm
triệu
năm

hàng
chục
triệu
năm

- Hs:xác định lại-nhận xét-bổ sung.
- Gv:chuẩn kiến thức.
- Hs quan sát hình 36 và nhận xét tranh thể
hiện điều gì?

Núi
già

Núi trẻ

- Hs:trả lời - nhận xét - bổ sung.
- Gv:chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Địa hình caxtơ và các hang
3. Địa hình caxtơ và các hang
động
động:
Cá nhân ( 10 phút )
- Địa hình caxtơ là địa hình của
- Gv:cho hs quan sát hình 37 và nhận xét vùng núi đá vôi.

về đặc điểm của núi đá vôi.
- Địa hình đá vôi:có núi với đỉnh
- Địa hình cacxtơlà thế nào? (địa hình đặc nhọn sắc hoặc lởm chởm, có sườn


biệt của vùng núi đá vôi.)

đôi khi dốc đứng.

- Đặc điểm của địa hình? (Các ngọn núi ở - Các núi đá vôi:có nhiều dạng
đây lởm chởm, sắc nhọn)
khác nhau.
- Nước mưa có thể thấm vào khe và kẻ đá, - Trong núi có nhiều hang động
tạo thành hang động rộng và sâu)
- Hang động là những cảnh đẹp tự
- Hs:trả lời-nhận xét-bổ sung.
nhiên với các khối thạch nhũ đủ
hình dạng và màu sắc Rất hấp dẫn
- Gv:chuẩn kiến thức.
khách du lịch.
- Gv:cho hs dựa vào đặc điểm của núi đá
vôi và yêu cầu hs nêu vai trò của vùng núi
đá vôi.
- Gv:chỉ nơi phân bố đá vôi ở VN trên bản
đồ tự nhên Việt Nam.
- Yêu cầu HS xác định trên bản đồ tự nhiên
Việt Nam.
- Hs quan sát hình 38 và yêu cầu nêu nhận
xét.
- Gv:chuẩn kiến thức, hướng dẫn hs rút ra

kết luận về tiềm năng phát triển kinh tế của
vùng núi đá vôi.
( Tích hợp giáo dục môi trường )
- Em sẽ làm gì để giữ gìn và bảo vệ các
cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung
và ở Việt Nam nói riêng?
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP : (5 phút)
1. Tổng kết :
- Học đọc bài đọc thêm trang 45
- Trình bày đặc điểm về hình dạng và độ cao của núi ?
- Ảnh hưởng địa hình núi đối với sản xuất và đời sống con người ?
2. Hướng dẫn học tập :
- Chuẩn bị bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất ( tiếp theo )
+ Đặc điểm , hình dạng , độ cao của bình nguyên , cao nguyên, đồi .
+ Ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp .
V. PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC


TRƯỜNG THCS CẨM PHÚ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN
Sinh hoạt nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Nhóm chuyên môn: ĐỊA LÍ
I/ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN:

Từ 15 giờ 0 phút, ngày 09 tháng 12 năm 2014 ;
Tại: Phòng giáo án điện tử - Trường THCS Cẩm Phú, Chúng tôi tổ chức
sinh hoạt nhóm chuyên môn lần 1 tháng 12 năm 2014.
Thành phần tham dự: + Tổng số: 13
+ Vắng: 1 (Đ/C Nguyễn Thị Vân - ốm)
Chủ tọa: Lê Thị Tình - Tổ trưởng
Thư ký: Phạm Thị Thủy
Đại biểu về dự: Đ/ C Phạm Thành Đồng - Phó Hiệu trưởng
II/ NỘI DUNG:
1. Diễn biến tiết dạy minh họa:
Chuyên đề:
Tiết 15

Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Lớp: 6A Trường THCS Cẩm Phú
Giáo viên thực hiện dạy minh họa: Lê Thị Tình
Diễn biến tiết dạy: (Lưu hồ sơ tổ)
2. Thảo luận tiết dạy minh họa:
2.1 Giáo viên dạy minh họa nêu mục tiêu bài học và tự nhận xét hiệu quả
giảng dạy của mình:
2.2. Giáo viên dự thảo luận và đánh giá các tiêu chí cụ thể như sau:
- Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và
phương pháp được sử dụng- nguyên nhân:
Mục tiêu, nội dung và phương pháp được sử dụng tương đối phù hợp với
chuỗi hoạt động giáo viên đã tổ chức cho học sinh thể hiện ở chỗ:


+ Giáo viên thực hiện tiết dạy theo đúng thiết kế mà nhóm đã xây dựng.
+ Các hoạt động dạy học linh hoạt, tương đối phù hợp với từng đối tượng

HS, đặc biệt là đối tượng Hs yếu GV dùng những câu hỏi gợi mở, khuyến khích
các em trả lời.
+ Đa số học sinh tích cực học tập và nắm được nội dung của bài như mục
tiêu đã đề ra.
+ Phương pháp tổ chức tương đối tốt nên đa số học sinh chủ động tích cực
tham gia, chỉ có số ít học sinh tham gia chưa tích cực khi hoạt động nhóm do
còn ỉ lại các bạn trong nhóm.
- Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm
cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập- nguyên nhân.
Với mỗi hoạt động giáo viên đã làm rõ được mục tiêu và nội dung của
từng đơn vị kiến thức:
+ Xác định đúng chuẩn kiến thức kĩ năng và lựa chọn phương pháp phù
hợp với đậc trưng bộ môn Địa lí nên HS tiếp thu tốt kiến thức bài học.
+ Trước mỗi phần giáo viên đều hướng dẫn, giới thiệu để HS hiểu được
nội dung, yêu cầu cần thực hiện.
+ Khi thấy học sinh gặp khó khăn GV và GV dự giờ đã kịp thời hỗ trợ
giúp các em năm kiến thức một cách chủ động.
- Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ
chức các hoạt động học của học sinh- nguyên nhân.
+ Giáo viên đã sử dụng là hợp lí các bản đồ: Bản đồ TN việt Nam, Bản đồ
tự nhiên thế giới phù hợp với nội dung và phương pháp dạy học.
+ Phiếu học tập đã thiết kế tương đối phù hợp cho hoạt động nhóm.
+ Tuy nhiên, về sử dụng hình ảnh minh họa về núi còn nhiều, hình ảnh bị
mờ, khó quan sát.
- Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức
hoạt động học của học sinh- nguyên nhân.
Các phương án kiểm tra đánh giá giáo viên đã thực hiện trong quá trình
kiểm tra đánh giá là hợp lý:
+ Giáo viên và học sinh đều tham gia đánh giá kết quả học động của từng
nhóm học sinh, học sinh tham gia góp ý cho nhau.

+ Kết quả của mỗi nhóm đã phản ánh chính xác mức độ tích cực hoạt
động của từng nhóm.
+ Nhưng khi nhận xét, đánh giá kết quả của HS thì GV nên có bút tích
những phần đúng của các nhóm để dễ nhận thấy phần hoàn thành của mỗi nhóm.
- Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức
chuyển giao nhiệm vụ học tập- nguyên nhân.


Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập tương đối sinh
động và hấp dẫn học sinh:
+ Mỗi hoạt động và nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh, giáo viên
đều dẫn dắt và hướng học sinh vào các tình huống có vấn đề gây hứng thú cho
học sinh.
- Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học
sinh- nguyên nhân.
Giáo viên dạy và dự giờ đã phát hiện được những khó khăn của học sinh
rất kịp thời
+ Trước giờ dạy Tổ đã bố trí phân công người dự theo dõi, giúp đỡ mỗi
nhóm học sinh để kịp thời phát hiện khó khăn nhằm giúp đỡ các em trong quá
trình học tập.
- Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích
học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập- nguyên nhân.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học
sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập là tương đối hiệu quả
và phù hợp nhưng không đồng đều ở tất cả các nhóm do:
+ Năng lực học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều.
+ Tổ không đủ giáo viên có chuyên môn Địa lí để phân công hỗ trợ các
nhóm mà phải phân công cả những giáo viên phụ trách môn khác hỗ trợ các
nhóm nên mức độ phù hợp và hiệu quả trong một số trường hợp còn chưa cao,
chưa đồng đều.

- Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh- nguyên
nhân.
Việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo
luận của học sinh giáo viên đã thực hiện khá tốt.
+ Số lượng nhóm (4 nhóm) giáo viên nhận xét được cả 4 nhóm, cho điểm
từng nhóm.
- Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả
học sinh trong lớp- nguyên nhân
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học
sinh trong lớp là tương đối tốt.
+ Trong lớp học có sự không đồng đều giữa các đối tượng học sinh do đó
vẫn còn có một số học sinh gạp khó khăn trong việc tiếp nhận và sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ.
- Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc
thực hiện các nhiệm vụ học tập- nguyên nhân


Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực
hiện các nhiệm vụ học tập là tốt nhưng không đồng đều giữa các học sinh.
- Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo
luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập- nguyên nhân.
Học sinh tích cực tham gia trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
+ Nguyên nhân do giáo viên đã có phương pháp và cách thức tổ chức tốt
và phù hợp với đối tượng và dạng bài nên tạo được hứng thú học tập cho học
sinh
- Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh- nguyên nhân
80% đạt kết quả tốt, phản ánh qua kết quả đánh giá sau giờ học: 3 nhóm

đạt kết quả tốt, 1 nhóm đạt mức khá.
4. Kết luận:
Sau khi thống nhất các ý kiến thảo luận trên, đồng chí nhóm trưởng tóm tắt
và rút kinh nghiệm một số nội dung sau:
- Giáo viên đã tổ chức giờ dạy theo đúng phương án mà tổ đã xậy dựng,
phương pháp tổ chức tôt, đa số học sinh hiểu và nắm được bài.
- Giáo viên đi dự giờ đã có sự quan sát, hỗ trợ và khuyến khích được tinh thần
học tập của học sinh.
- Tuy nhiên do số giáo viên dạy Địa lí của trường ít do vậy không đủ giáo viên
có chuyên môn để hỗ trợ được tất cả các nhóm học sinh.
- Giáo viên dạy cần chú ý khi trình bày bảng đen, kĩ thuật sử dụng phần mềm
điện tử khi giảng dạy.
- Giáo viên dạy cần chú ý khi nhận xét bảng biểu, kết quả hoạt động nhóm
của HS cần có bút tích của phần trả lời đúng để HS tự đánh giá phần hoàn thành của
mỗi nhóm.
Toàn thể các thành viên trong nhóm nhất trí 100%.
Cuộc họp kết thúc hồi 17 giờ 10 phút cùng ngày.
THƯ KÝ

NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

(Đã ký)

(Đã ký)

Phạm Thị Thủy

Lê Thị Tình




×