Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

SLIDE BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC NHA NUOC VA CACH MANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.82 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

Th.S

Nguyễn Chí Tâm


NHÀ NƯỚC và CÁCH MẠNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁCXÍT
VỀ NHÀ NƯỚC:
1 - Nguồn gốc và bản chất của nhà nước:

Chỉ có thể dựa vào quan điểm của chủ nghóa duy vật lòch
sử thì mới hiểu được một cách khoa học, đúng đắn về nhà
nước: nguồn gốc và bản chất của nhà nước.

a - Nguồn gốc của nhà nước

- Nhà nước là một sản phẩm của lòch sử, phạm trù của lòch
sử.
Các nhà kinh điển của chủ nghóa Mác đã chứng minh
rằng không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Mà nhà
nước xuất hiện, vận động, phát triển và mất đi trong điều
kiện lòch sử nhất đònh.


Cụ thể là: - Trong xã hội CSNT không có nhà nước,
phù hợp với tình trạng nền kinh tế còn thấp kém chưa
phân hóa giai cấp, hình thức tổ chức trong xã hội là thò
tộc, bộ lạc, đứng đầu các thò tộc, bộ lạc là các tộc trưởng


do nhân dân bầu ra, quyền lực dựa vào sức mạnh đạo đức
và uy tín, quyền hành và chức năng của cơ quan lãnh đạo
thời kỳ này chưa mang tính chính trò.
Như vậy, thể chế xã hội trong thời kỳ cộng sản nguyên
thủy là thể chế tự quản của nhân dân. Mặc dù nhà nước
chưa ra đời, xã hội vẫn tồn tại trong vòng trật tự.


- Nhà nước là sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được.
Như đã nói ở trên, trong lòch sử không phải lúc nào
cũng có nhà nước. Nhà nước ra đời, có nguyên nhân sâu
xa là do kinh tế. Nói như vậy, có nghóa là do sự phát triển
của lực lượng sản xuất dẫn đến sự ra đời của chế độ tư
hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp, do nảy sinh
mâu thuẫn về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, cho nên các
giai cấp đã đấu tranh với nhau dẫn đến sự ra đời của nhà
nước. Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã cũng từ
nguyên nhân đó.


Ăngghen cho rằng sự tan rã của xã hội cộng sản
nguyên thủy dẫn tới sự ra đời của nhà nước là do:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là
công cụ, đã cho phép có thể tiến hành sản xuất tương đối
độc lập, theo nhóm nhỏ và đơn vò gia đình. Việc sở hữu
chung lúc này trở thành cản trở cho sự phát triển sản xuất,
dẫn đến chế độ tư hữu. Người có chức có quyền trong xã
hội khát vọng chiếm đoạt sản phẩm lao động của người
khác.

Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến
xuất hiện chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất,
xuất hiện chế độ người bóc lột người.


+ Sự dư thừa sản phẩm tiêu dùng và khát vọng muốn
chiếm đoạt nó đã làm nảy sinh ở giới có thẩm quyền thói
hám của. Họ sử dụng mọi quyền lực có trong tay để thực
hiện khát vọng đó. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phân
hóa xã hội. Giai cấp xuất hiện, sự đối kháng giữa giai cấp
bóc lột ngày càng sâu sắc.
+ Chiến tranh và sự cướp bóc giữa các thò tộc, bộ lạc
làm cho quyền lực của thủ lónh quân sự được củng cố,
tăng cường, làm cho họ ngày càng giàu có hơn, đòa vò
thống trò được củng cố và mở rộng. Họ trở thành lực lượng
đối lập với nhân dân.
+ Cơ quan tổ chức của thò tộc ngày càng thoát khỏi gốc
rể của nó trong nhân dân, từ chỗ là công cụ của nhân dân,
các tổ chức trở thành cơ quan đối lập, thống trò vì áp bức
nhân dân.


Như vậy, sự ra đời của nhà nước chứng tỏ rằng nhà
nước không phải là cơ quan điều hòa giai cấp. Ngược lại,
nó ra đời do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không
thể điều hòa được. Giai cấp bóc lột không thể duy trì đòa
vò bóc lột, nếu không dựa vào bộ máy bạo lực mà bộ
phận chủ yếu là những đội vũ trang đặc biệt, dùng để trấn
áp giai cấp bóc lột.
Khi đề cập đến nguyên nhân trực tiếp xuất hiện nhà

nước, Lênin đã chỉ ra rằng: Khi mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện và ngược lại sự
xuất hiện của nhà nước chứng tỏ rằng những mẫu thuẫn
giai cấp là không thể điều hòa được.


Không có nhà nước, một tổ chức bạo lực chuyên dùng
để trấn áp thì giai cấp thống trò không thể duy trì được ách
áp bức, bóc lột của mình đối với giai cấp bò trò. Như vậy,
sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan, để làm
“dòu” xung đột giai cấp, để là sự xung đột ấy diễn ra
trong vòng “trật tự” nhằm duy trì chế độ kinh tế, trong đó
giai cấp này bóc lột giai cấp khác.

b - Bản chất của nhà nước
Nhà nước là cơ quan thống trò của giai cấp, là tổ
chức thống trò quyền lực chính trò của giai cấp thống trò
về kinh tế.


Khi đề cấp đến vấn đề này Lênin viết: “Theo Mác,
nhà nước là một cơ quan thống trò giai cấp, là một cơ
quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp
khác, đó là một sự kiến lập ra một “trật tự” trật tự này
hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm
dòu xung đột giai cấp”.
Nói như vậy, lực lượng lập ra và sử dụng bộ máy
nhà nước phải là giai cấp có thế lực nhất - giai cấp
thống trò về kinh tế. Nói cách khác, nhà nước là tổ chức
chính trò của giai cấp thống trò về kinh tế nhằm bảo vệ

trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai
cấp khác.


Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai
cấp thống trò về mặt chính trò do đó có thêm những
phương tiện mới để đàn áp để lột giai cấp bò bóc lột.
Mác - Ăngghen chỉ rõ “Nhà nước chẳng qua chỉ là
một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một
giai cấp khác”.
Tóm lại, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của
một giai cấp không có và không thể có nhà nước đứng
trên các giai cấp, hoặc nhà nước chung của nhiều giai
cấp.


Tuy nhiên cũng có trường hợp nhà nước giữ được
một mức độ độc lập nhất đònh nào đó đối với cả hai
giai cấp đối diện, khi cuộc đấu tranh của chúng đạt tới
thế cân bằng nhất đònh, hoặc nhà nước cũng có thể là
sản phẩm của sự thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa
một giai cấp để chống lại một giai cấp khác.
Mặt khác, nhà nước của giai cấp nào cũng phải thể
hiện như là quyền lực công cộng của mọi giai cấp, nói
khác đi là giai cấp cũng hướng tới những cái chung của
xã hội.


2. Đặc trưng cơ bản của Nhà
Nước:

Theo Ăngghen thì Nhà Nước nào cũng
có 3 đặc trưng:
- Nhà Nước quản lý dân cư trên một vùng
lãnh thổ nhất đònh.
- Nhà Nước có hệ thống cơ quan quyền
lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế
đối với mọi thành viên trong xã hội.
- Nhà Nước hình thành một hệ thống thuế
khóa để nuôi dưỡng bộ máy Nhà Nước.


3. Chức năng của Nhà Nước:
Tùy theo cách tiếp cận người ta đề cập đến chức
năng của Nhà Nước có khác nhau. Thông thường, người
ta chia chức năng của Nhà Nước thành hai nhóm loại
sau:
Xem xét Nhà Nước từ góc độ tính chất của quyền
lực chính trò, Nhà Nước có hai chứa năng:
+ Nhà Nước là công cụ chính trò của giai cấp.
+ Nhà Nước có chức năng xã hội.
Xem xét phạm vi tác động của quyền lực Nhà Nước
ở tầm vó mô, Nhà Nứơc cũng có hai chức năng:
+ Chức năng đối nội.
+ Chức năng đối ngọai.


4. Các kiểu, hình thức Nhà Nước:
a. Các kiểu Nhà Nứơc:
- Căn cứ để phân biệt các kiểu Nhà Nước là dựa vào
quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp để xem xét:

Triết học Mác cho rằng trong lòch sử có 3 kiểu Nhà Nước cơ
bản tương ứng với 3 hình thái KT –XH có giai cấp đối kháng:
- Nhà Nước chủ nô.
- Nhà Nước phong kiến.
- Nhà Nước tư sản.

b. Hình thức Nhà Nước:
Là cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền
lực. Nói cách khác là hình thức cầm quyền của giai cấp thống
trò.


5. Nhà Nước xã hội chủ nghóa:

a. Tính tất yếu của sự ra đời và tồn tại
của Nhà Nước xã hội chủ nghóa:
Theo Mác, giai cấp vô sản cũng giống như các
giai cấp Cách mạng khác là cũng cần phải có Nhà
Nước để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Mặt khác, giai cấp vô sản còn sử dụng bộ máy
Nhà Nước để trấn áp lại sự phản kháng của các
giai cấp thống trò bóc lột tuy chúng đã bò đánh đổ
nhưng chúng vẫn còn mưu toan phục hồi lại đòa vò
kinh tế xã hội đã mất của chúng.
Cho nên sự ra đời của Nhà Nước XHCN là một
tất yếu khách quan.


b. Đặc điểm của Nhà Nước XHCN:
Nhà Nước XHCN là một kiểu Nhà Nước đặc biệt

“Nhà Nước không còn nguyên nghóa”, là Nhà Nước
“Nửa Nhà Nước.”.
Nhà Nước XHCN là Nhà Nước của dân, do dân và
vì dân. Thực chất quyền lực thuộc về Nhân dân. Thực
hiện dân chủ theo lối mới.
Lưu ý: Nhà Nứơc CHXHCN Việt Nam được thực
hiện theo cơ chế: Đảng lãnh đạo; Nhà Nứơc quản lý,
nhân dân làm chủ.
Phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra.


c. Vấn đề đổi mới hệ thống chính trò ở
nước ta hiện nay:
Nhà Nước ta là trụ cột của hệ thống chính trò, là
công cụ thể hiện quyền lực của Nhân dân; nó được tổ
chức theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân; lấy liên minh giai cấp giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hiện nay, Đảng và Nhà nứơc ta đang tiến hành cải
cách nền hành chính quốc gia trên cả lónh vực thể chế
hành chính, bộ máy làm công tác hành chính, đội ngũ
công chức hành chính.


II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI:

1. Khái niệm, Nguồn gốc, Bản chất của
Cách mạng Xã hội:

a. Khái niệm:
- CMXH là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt
căn bản về chất trong tòan bộ các lónh vực của đời
sống xã hội, là sự thay thế một hình thái KTXH cũ
bằng một hình thái KTXH mới cao hơn, tiến bộ hơn.

b. Nguyên nhân CMXH:

- Theo quan điểm Mácxít, CMXH có nhiều
nguyên nhân, nhưng chủ yếu và cơ bản là từ kinh tế.
- Bắt nguồn từ PTSX với việc giải quyết mâu
thuẫn giữa LLSX và QHSX, biểu hiện về mặt xã hội
là mâu thuẫn giai cấp.


c. Phân biệt CMXH với Tiến hóa xã hội; Cải
cách xã hội; Cải lương và Đảo chính:
Tiến hóa xã hội: Tiến hóa xã hội là hình thức phát triển
của xã hội nhưng nó diễn ra trong một khâu, một bộ phận của
đời sống xã hội một cách tuần tự dần dần với những biến đổi
cục bộ.
- Cải cách xã hội: Tạo nên những biến đổi riêng biệt của
một bộ phận nào đó trong khuôn khổ xã hội đang tồn tại. Có
cải cách thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nhưng cũng có cải
cách dẫn tới sự kiềm hãm sự phát triển xã hội.
- Cải lương: Còn gọi là chủ nghóa cải lương, những người có
tư tưởng này thường là tuyệt đối hóa cải cách.
- Đảo chính: Là thủ đọan giành quyền lực Nhà nước của một
cá nhân hoặc một nhóm người nhằm mục đích thay đổi bộ
máy chính quyền..

-


d- Các kiểu cách mạng trong Lòch sử:
Chủ nghóa duy vật lòch sử cho rằng trong lòch sử đã có 4
kiểu cách mạng xã hội:
Cuộc cách mạng xã hội từ công xã nguyên thủy sang
chiếm hữu nô lệ.
-

Từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

-

Từ xã hội phong kiến sang Tư bản chủ nghóa.

-

Từ xã hội Tư bản chủ nghóa sang Cộng sản chủ nghóa.


e.Tính chất, lực lượng, động lực, đối
tượng của cách mạng xã hội và giai cấp
lãnh đạo cách mạng:
-

Tính chất của cuộc cách mạng:

-


Lực lượng cách mạng.

-

Động lực của Cách mạng.

-

Đối tượng của cách mạng.

-

Giai cấp lãnh đạo cách mạng.


2. Những điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan của cách mạng xã hội:
a. Những điều kiện khách quan của
CMXH:
Để cho cách mạng nổ ra, trước hết phải có
nguyên nhân kinh tế (còn gọi là điều kiện kinh tế),
sau đó là điều kiện chính trò xã hội nhất đònh đã
chín muồi.

b. Nhân tố chủ quan của CMXH:

Đó là ý chí, sự giác ngộ, là năng lực tổ chức, trình
độ tổ chức, khả năng lôi kéo và tập hợp quần
chúng…
Đối với cách mạng vô sản, đó là năng lực tổ

chức, trình độ tổ cức của Đảng cộng sản.


3. Vấn đề chính quyền và phương thức
giành chính quyền:

a. Vấn đề chính quyền:

Chủ nghóa Mác-Lênin cho rằng vấn đề cơ bản của mọi
cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Bởi vì, có giành
được chính quyền và giữ được chính quyền các giai cấp
Cách mạng mới cải tạo được xã hội cũ, xây dựng được xã
hội mới.

b. Phương thức giành chính quyền:
-

Bạo lực cách mạng. Đây là quy luật chung phổ biến
của tất cả các giai cấp cách mạng trong lòch sử.

-

Phương pháp hòa bình. Đây là phương thức giành
chính quyền bằng con đường phổ thông đầu phiếu, con
đường nghò trường.





×