Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

NÊN KINH TẾ TRI THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40 KB, 4 trang )

CƠ SỞ TRIẾT HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
NỀN KINH TẾ TRI THỨC? NƯỚC TA ĐÃ CÓ
NỀN KINH TẾ TRI THỨC CHƯA ?
Khi đề cập đến quá trình hình thành các nền kinh tế tri thức tức là
chúng ta xem xét sự vận động phát triển của phương thức sản xuất đang diễn
ra dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại.
Nói tới các nền kinh tế tri thức – có nghóa là giới hạn phạm vi xem xét
tới mặt thứ nhất trong phương thức sản xuất – tức là LLSX của nhân loại
trong thời đại ngày nay, đương nhiên không thể tách rời mặt thứ hai của
PTSX là QHSX.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, LLSX là sự kết hợp giữa
người lao động với tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) tạo thành
sức sản xuất xã hội. LLSX bao giờ cũng biểu hiện trong thực tiễn trình độ
chinh phục tự nhiên của con người; nó vừa mang tính kế tục lòch sử, phát
triển không ngừng, vừa mang tính lòch sử cụ thể qua các thời đại khác nhau
Theo quan điểm của C.Mác thì từ khi cuộc cách mạng công nghiệp do
giai cấp tư sản đang lên tiến hành đã tạo ra những thay đổi to lớn đến sức sản
xuất của nhân loại. Con người ngày càng có nhiều phát kiến khoa học và ứng
dụng nhanh, có hiệu quả các thành tựu khoa học mới đó vào quá trình sản
xuất. Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, những thành tựu của khoa
học tiên tiến do cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại mang lại không
những ngày càng nhiều hơn mà điều quan trọng là còn được ứng dụng nhanh
hơn (rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng vào thực
tiễn), rộng rãi hơn, sâu hơn, có hiệu quả to lớn hơn; làm thay đổi căn bản cơ
cấu LLSX và sản phẩm của nhân loại theo hướng: LLSX hiện đại và sản
phẩm do LLSX đó tạo ra hàm chứa lượng tri thức khoa học ngày càng nhiều
hơn, còn LLSX thủ công và giá trò cơ bắp kết tinh trong sản phẩm ngày càng
giảm đi.
Như vậy theo quan điểm mácxít, khoa học có xu hướng ngày càng gắn
bó mật thiết với các quá trình sản xuất. Nó xâm nhập và thể hiện ở ngay
trong các yếu tố cấu thành LLSX (vật hoá vào trong LLSX), do đó làm thay


đổi bộ mặt của LLSX, trở thành yếu tố quan trọng nhất trong LLSX, quyết
đònh năng suất, chất lượng, hiệu quả của các quá trính sản xuất hiện đại.
Trên thực tế, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại đã dẫn tới hệ quả tất yếu là:
+ Đẩy nhanh quá trình tri thức khoa học trở thành LLSX trực tiếp.


+ Làm cho hàm lượng cơ bắp trong sản phẩm giảm đi tối thiểu, xuất
hiện công nhân khoa học.
+ Thông tin và tri thức là yếu tố quan trọng nhất trong LLSX, chứ
không phải là lao động và vốn như trước đây nữa.
Có thể nói rằng: trong nền kinh tế tri thức thì cách mạng tri thức, công
nghệ, thông tin đã nhân lên gấp bội sức mạnh trí óc của con người . Đó là
những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức xét trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh từ nửa cuối
thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, và từ thập niên 90 thế kỷ XX
đến nay thì nó phát triển mạnh mẽ như vũ bão và được thể hiện ở những đặc
điểm dưới đây:
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là công
nghệ sinh học và công nghệ thông tin đã góp phần to lớn đối với sự phát triển
sản xuất của loài người. Đầu thế kỷ XXI, riêng công nghệ thông tin đã đóng
góp trên 50% tăng trưởng năng suất và trên 1/3 tăng trưởng GDP của nền
kinh tế toàn cầu, và đã có gần 500 triệu người trên thế giới sử dụng Internet.
Ở nước Mỹ, nhờ công nghệ thông tin mà đã có trên 80% số lao động gián
tiếp làm ra của cải vật chất chứ không phải trực tiếp, số công nhân áo xanh
giảm nhanh chóng chỉ còn khoảng 15%, vàsố công nhân áo trắng (công nhân
trí thức) tăng nhanh gần 60% v.v.
+ Khoa học và công nghệ ngày nay gắn bó chặt chẽ không thể tách rời
với sản xuất và thò trường, tạo ra tính nhất thể hoá trong mọi hoạt động sản
xuất và thương mại.

+ Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, giờ đây các doanh
nghiệp trở thành người quan trọng nhất, chứ không phải là chính phủ.
+ Đầu tư cho khoa học và công nghệ ngày càng được chú ý, quan tâm,
và đó là đầu tư có hiệu quả nhất. Vì có đầu tư như vậy thì mới có cái mới ra
đời. Do đó người ta thường gọi là đầu tư mạo hiểm.
+ Kinh tế tri thức đòi hỏi phải có môi trường thực sự tự do, dân chủ để
đảm bảo tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
+ Trong nền kinh tế tri thức quyền bảo hộ trí tuệ phải được đặt ra một
cách nghiêm túc nhất, phải được thể chế hoá bằng luật pháp (tức là quyền sở
hữu trí tuệ phải được đảm bảo). Chỉ có trên cơ sở đó thì mới phổ biến trí tuệ,
và các thành tựu khoa học công nghệ một cách rộng rãi, có hiệu quả cho loài
người.
Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
đã tạo nên hệ thống LLSX hiện đại của nền kinh tế tri thức ở các nước phát
triển đó là: công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ năng
lượng mới; công nghệ thông tin.


Dựa trên quan điểm của C.Mác và những đăc trưng, đặc điểm của kinh
tế tri thức như trên, những người mácxít ngày nay có thể khẳng đònh rằng:
chính quá trình khoa học trở thành nhân tố không thể thiếu được trong các
yếu tố của sức sản xuất xã hội cũng như toàn bộ quá trình sản xuất của xã
hội đã làm nảy sinh nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển của nhân loại.
Vì thế để hiểu rõ một quốc gia đã đạt đến trình độ một nền kinh tế tri thức
chưa, hay vẫn đang trong quá trình hình thành, thì tất yếu phải căn cứ vào
lượng tri thức khoa học đã vật hoá – tức là đã trở thành LLSX trực tiếp đến
đâu?, vào bao nhiêu ngành, lónh vực của nền sản xuất?; đã đạt được đến mức
độ nào các đặc điểm của nền kinh tế tri thức? Một nền kinh tế được gọi là
kinh tế tri thức phải có từ 2/3 trở lên các ngành, các lónh vực của nền kinh tế
ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại trong sản xuất và quản lý, cũng

như trong tổng giá trò sản phẩm của xã hội thì lượng khoa học kết tinh trong
đó phải chiếm trên 2/3, đồng thời những đặc trưng, đặc điểm của nền sản
xuất hiện đại đã thể hiện rõ nét .
- Vậy ở Việt Nam đã có nền kinh tế tri thức chưa? Có thể trả lời rằng:
ở nước ta hiện nay chưa đạt đến trình độ một nền kinh tế tri thức, mà đang ở
trong thời kỳ: “Từng bước phát triển kinh tế tri thức”(1).
Sở dó nói như vậy là vì nếu so sánh với những đặc trưng, đặc điểm của
kinh tế tri thức đã trình bày trên đây thì ở nước ta nền kinh tế chưa có được
những điều đó, mà chỉ mới ở chặng đầu của quá trình xây dựng nền sản xuất
công nghiệp. Hơn thế nữa lực lượng lao động ở nước ta hiện nay phổ biến
vẫn là thủ công (trên 70%). Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học hiện
đại chưa trở thành phổ biến ở các ngành, các lónh vực, mà chỉ mới bước đầu.
Hàm lượng chất xám trong sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thương
trường còn kém. Lực lượng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng số lực lượng lao động (trên 75%).
Lực lượng lao động được đào tạo nghề của cả nước nói chung còn rất
thấp, khoảng 20%, nhiều tỉnh chỉ đạt hơn 10%. Nhìn chung chất lượng nguồn
nhân lực và lao động còn thấp.
Công nghệ tiên tiến còn ở mức thấp - khoảng 17% và mới tập trung ở
một số ngành, lónh vực; hơn nữa chủ yếu là do chuyển giao công nghệ từ bên
ngoài vào, chứ chưa tự sáng tạo ra được bao nhiêu LLSX hiện đại.
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra phương hướng: đến năm 2010
nâng tỉ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%; tỉ lệ lao động
nông nghiệp còn khoảng 50%, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên
một số lónh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu mới, công nghệ tự động hoáù. Đại hội khẳng đònh cần phải:“Phát huy
(1)

Đảng cộng sản Việt Nam: Văn Kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX , NXBCTQG , HN, 2001, trang 91



nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển
giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự
nghiệp CNH, HĐH”(1). Chúng ta cố gắng phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta
cơ bản trở thành mõt nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mặt khác nước
ta tuy không còn nằm trong tốp các nước nghèo và kém phát triển nhất,
nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển, vẫn
tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và
trên thế giới, trình độ khoa học, công nghệ, năng suất lao động còn thấp, qui
mô nền kinh tế còn nhỏ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đặt ra mục
tiêu: “Chúng ta phấn đấu đến năm 2010 năng lực khoa học và công nghệ của
đất nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lónh
vực quan trọng”. Để đạt mục tiêu trên đây Đảng ta đặt ra nhiệm vụ như sau:
“Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, tranh thủ các
cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta
để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo đònh hướng XHCN. Phải coi
kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện
đại hoá; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trò
gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức”.

(1)

Đảng cộng sản Việt Nam: Sđd, trang 91



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×