Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cac dinh nghia co ban của triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.83 KB, 4 trang )

Các định nghĩa cơ bản
I.Định nghĩa "Vật chất và Ý thức"
1.Định nghĩa Vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không phụ thuộc vào cảm giác.
2.Định nghĩa Ý thức: Ý thức là sự phản ánh của thế giới khách
quan vào bộ óc con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
II.Định nghĩa "Mặt đối lập": Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ
những yếu tố, bộ phận có các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận
động trái ngược nhau, cùng tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại
với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật đó.
1.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập:
+Nghĩa chung nhất (nghĩa rộng): sự thống nhất của các mặt đối
lập là sự kết hợp, sự nương tựa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho
nhau, bổ sung cho nhau.
+Theo nghĩa hẹp: Đó là sự đồng nhất, sự phù hợp, sự tác động
ngang nhau của chúng (tư bản trả lương cho người công nhân). sự
đồng nhất chỉ ở mức độ giới hạn.
2.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập còn
được hiểu theo nghĩa rộng hơn là triển khai các mặt đối lập, tùy
thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể. Đấu tranh của các mặt đối lập là
tuyệt đối và là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
III.Định nghĩa "Chất và Lượng"
1.Định nghĩa chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính
khách quan vốn có của sự vật, là tổng hợp của các thuộc tính quy
định nó là nó và để phân biệt nó với cái khác.
2. Định nghĩa Lượng: Lượng là một phạm trù triết học dùng để


chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật. Nó thể hiện quy mô, trình


độ phát triển và nhịp độ hay tốc độ vận động biến đổi của sự vật,
hiện tượng.
IV.Định nghĩa về phủ định biện chứng:
Phủ định biện chứng là hiện tượng phổ biến trong thế giới khách
quan, kể cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Phủ định biện chứng là quá
trình sản sinh ra sự vật mới để thay thế sự vật cũ do những mầm
mống, những tiền đề và những mối liên hệ tất yếu của bản thân sự
vật cũ tạo ra. Vì vậy phủ định biện chứng được xem là mắt khâu của
quá trình phát triển.
V.Định nghĩa "Cái chung - Cái riêng"
1.Cái riêng: Cái riêng là 1 sự vật, hiện tượng cụ thể, tồn tại với tư
cách là 1 chỉnh thể trong mối quan hệ độc lập tương đối với những
cái khác. Cái riêng có thể là 1 người, 1 dòng sông, 1 ngọn núi, 1 dân
tộc...
2.Cái Chung: Cái chung là những cái giống nhau và những cái được
lặp lại ở trong các sự vật riêng lẻ khác nhau
VI.Định nghĩa "Nội dung và hình thức":
1.Định nghĩa Nội dung: Nội dung là phạm trù triết học dùng để
chỉ tất cả những yếu tố, những bộ phận, những quá trình tạo thành 1
sự vật, hiện tượng xác định.
2.Định nghĩa Hình thức: Hình thức là phương thức biểu hiện,
hay là cách thức sắp xếp của nội dung. Hình thức có hình thức bên
trong và hình thức bên ngoài. Hình thức bên ngoài là hình thức mà
mắt thường có thể nhìn thấy được.
VII.Định nghĩa Thực tiễn - Lý luâ ân:
1.Định nghĩa Thực tiễn: Thực tiễn là những hoạt động vật chất cảm
tính có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải

tạo tự nhiên và xã hội.
2.Định nghĩa Lý luâ ân: Lý luâân là hêâ thống những tri thức được
khái quát hóa từ những kinh nghiêâm thực tiễn, phản ánh những mối


liên hêâ bản chất, tính quy luâât của sự vâât, hiêân tượng trong thế giới
khách quan.
VIII.Định nghĩa Lực lượng sản xuất và Quan hê â sản xuất:
1.Định nghĩa Lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là sự kết
hợp (thống nhất) giữa tư liêâu sản xuất, mà trước hết là công cụ sản
xuất và người lao đôâng với những kỹ năng, kinh nghiêâm, tri thức
khoa học nhất định để sản xuất ra của cải vâât chất.
2.Định nghĩa Quan hêâ sản xuất: Quan hêâ sản xuất là quan hêâ
giữa người với người trong lao đôâng thể hiêân ở quan hêâ sở hữu về
tư liêâu sản xuất, quan hêâ tổ chức quản sản xuất và quan hêâ phân
phối sản phẩm lao đôâng. Trong quan hêâ sản xuất, quan hêâ sở hữu
về tư liêâu sản xuất giữ vai trò chủ đạo (giữ vị trí quy định các quan hêâ
khác)
IX. Định nghĩa Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng
1.Định nghĩa Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan
hêâ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của 1 xã hôâi nhất định. Trong
đó có quan hêâ sản xuất tàn dư, quan hêâ sản xuất thống trị và quan
hêâ sản xuất mầm mống. Quan hêâ sản xuất thống trị là quan trọng
nhất vì nó quy định tính chất của cơ sở hạ tầng.
2.Định nghĩa Kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng là tất
cả những quan điểm chính trị, pháp luâât, triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghêâ thuâât... với những thể chế tương ứng như: nhà nước, đảng
phái, giáo hôâi, các đoàn thể... được hình thành trên môât cơ sở hạ
tầng nhất định.
X.Định nghĩa Giai cấp

1.Định nghĩa Giai cấp: Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to
lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong 1 hệ thống
sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ
(thường thì những quan hệ này được pháp luật thừa nhận) đối với tư
liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động và như vậy là
khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều
mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn
này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập
đoàn đó có địa vị khác trong trong một chế độ xác định.


2.Định nghĩa đấu tranh giai cấp: Đấu tranh giai cấp theo Lênin:
thực chất là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp
bức và người lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức
và bọn ăn bám; cuộc đấu tranh của những người công nhân, người
làm thuê hay của những người vô sản chống lại những người hữu
sản hay giai cấp tư sản.



×