Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.18 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRÀ

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT PHẠM TRÙ "CÓ THỂ"
TRÊN BÌNH DIỆN
TÌNH THÁI NHẬN THỨC VÀ TÌNH THÁI CĂN BẢN
(QUA CỨ LIỆU TIẾNG PHÁP,
SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số:

5.04.08

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Hµ Néi – 2005


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Khi giao tiếp, người ta không chỉ truyền cho nhau thông tin miêu tả mà còn
muốn bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trước thông tin đó. Trước một sự việc
nào đó, người này còn nghi ngờ về tính hiện thực của nó, người kia lại hoàn toàn


có thể tin chắc là nó tồn tại. Không chỉ quan tâm đến hiện tượng này, chúng tôi
còn muốn được nghiên cứu sâu về nó và biết rằng trong ngôn ngữ, có một phạm trù
ngữ nghĩa thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến
trong câu, gọi là tình thái.
Trong quá trình học tập và giảng dạy hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng
Pháp, chúng tôi lại nhận thấy rằng "có thể" là một phạm trù tình thái rất thú vị, ở
chỗ nó có mặt trong cả hai loại tình thái là tình thái nhận thức và tình thái căn bản1
nhưng lại có nội dung biểu đạt không giống nhau. Nếu như "có thể" trong tình thái
nhận thức là phạm trù tình thái thể hiện thái độ không cam kết tuyệt đối của người
nói đối với tính chân thực của điều mình nói ra thì trong tình thái căn bản, "có thể"
lại được hiểu là một sự cho phép người nghe quyền thực hiện hành động được nêu
trong phát ngôn. Hơn nữa, chúng tôi còn thấy rằng phạm trù này được hai ngôn
ngữ thể hiện bằng những phương tiện đặc trưng của từng ngôn ngữ. Vì vậy, chúng
tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu, với mong muốn nó sẽ có ý nghĩa
khoa học về lí luận và thực tiễn.
a. Giá trị về lí luận:
Trước hết, luận văn của chúng tôi mong muốn được góp phần làm sáng rõ
một phạm trù nội dung ngữ nghĩa quan trọng là phạm trù tình thái, mà cụ thể hơn

1

Chúng tôi sẽ giải thích nội hàm của hai thuật ngữ này trong chương 1, chương cơ sở lí thuyết.


nữa là đưa ra sự phân biệt giữa hai loại tình thái quan trọng là tình thái nhận thức
và tình thái căn bản. Tình thái nhận thức đã từng được nghiên cứu ở một số công
trình gần đây, còn tình thái căn bản thì được biết đến chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi
càng cố gắng tìm hiểu về nó sao cho có thể phát hiện được điều gì đấy mới mẻ.
Sau nữa, luận văn cũng muốn góp phần làm thấy rõ những khác biệt về loại
hình của hai ngôn ngữ trên. Những khác biệt này thể hiện ở các kiểu phương tiện

biểu đạt phạm trù "có thể". Chẳng hạn, ở tiếng Pháp, thời và thức của động từ là
những phương tiện đắc lực, trong khi đó, ở tiếng Việt, vai trò này lại phải nhường
cho các phương tiện từ vựng.
b. Giá trị về thực tiễn:
Là giáo viên dạy tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh khi giao tiếp
thường quan tâm đến nội dung thông tin được truyền đạt mà nhiều khi bỏ quên yếu
tố quan điểm, thái độ của người nói trước thông tin ấy. Hiện tượng này xuất phát từ
việc các em ít được học các kiến thức về tình thái và các phương tiện biểu đạt tình
thái. Vậy thì người giáo viên lại càng phải nắm vững những kiến thức này để kịp
thời trang bị cho học sinh, giúp các em tự tin và thành công hơn trong giao tiếp
bằng ngoại ngữ nói chung, bằng tiếng Pháp nói riêng. Chính vì vậy, qua nghiên
cứu của luận văn, chúng tôi còn mong muốn những kiến thức thu được sẽ giúp ích
cho công tác giảng dạy tiếng Việt và tiếng Pháp, công tác biên soạn giáo trình.
Ngoài ra, nó còn hữu ích cho hoạt động dịch thuật Pháp - Việt và Việt - Pháp bởi
người dịch luôn phải nắm bắt được thái độ của các chủ ngôn trước các sự kiện
đặng có thể tìm cách chuyển dịch sang thứ tiếng khác sao cho phù hợp nhất.

II. Lịch sử vấn đề
Trong các thập niên trước đây, các nhà ngôn ngữ học quan tâm nhiều đến
ngôn ngữ ở phương diện cấu trúc tĩnh, họ chỉ chú ý đến hình thức mà chưa đi sâu
nghiên cứu mặt nội dung biểu đạt, đặc biệt là ít quan tâm đến những sự kiện lời


nói. Gần đây, các nhà ngôn ngữ học đã và đang có những nghiên cứu nhằm bổ
khuyết những thiếu sót đó. Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng
lại lôi kéo sự chú ý của giới ngôn ngữ học như hiện nay. Nghiên cứu những hiện tượng tình thái và các phương tiện biểu hiện chúng chính là nằm trong xu hướng
chung này.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ Cao Xuân Hạo với cuốn sách Tiếng Việt - Sơ thảo
ngữ pháp chức năng, Quyển 1 (1991), một số nhà Việt ngữ học cũng chọn con
đường đi mới mẻ này để nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện vẫn có chưa nhiều các công

trình chuyên sâu về ngữ nghĩa, tình thái, đặc biệt là các công trình nghiên cứu so
sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ, nhất là giữa các ngôn ngữ khác xa nhau về loại
hình.
Xét riêng về các công trình so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ, trong những
năm gần đầy, đã có một số công trình nghiên cứu về tình thái nhận thức trong tiếng
Anh và tiếng Việt. Đó là Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Cẩm Thanh khảo sát
các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu thị tình thái không thực hữu; là Luận án
Tiến sĩ của Ngũ Thiện Hùng tìm hiểu các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt
tính tình thái nhận thức, Luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Ly nghiên cứu thức trong
tiếng Anh và các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt...
Về tiếng Pháp, các công trình nghiên cứu tình thái còn thưa thớt hơn. Hiện
chúng tôi mới biết đến Luận án Tiến sĩ của Trần Thị Mỹ đi sâu tìm hiểu các yếu tố
biểu thị tình thái nhận thức trong câu tiếng Pháp, có so sánh với tiếng Việt.
Có thể thấy rằng hướng nghiên cứu về tình thái nói chung trong sự so sánh
với hai thứ tiếng là một hướng đi với nhiều cái mới để khám phá, nhưng cũng
chính vì thế mà lại đặt ra nhiều thử thách cần phải vượt qua. Công trình của chúng
tôi, bên cạnh việc nghiên cứu ý nghĩa tình thái nhận thức, còn phải tìm hiểu về tình
thái căn bản. Đây chính là thử thách mà chúng tôi đặt ra trong luận văn của mình.


III. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi không có điều kiện khảo
sát chi tiết đầy đủ các phương tiện biểu thị phạm trù có thể trong tình thái nhận
thức và tình thái căn bản. Công trình của chúng tôi chỉ dừng lại ở giới hạn "bước
đầu khảo sát" mà thôi. Bên cạnh đó, do điều kiện làm việc cụ thể (là một giáo viên
tiếng Pháp) chúng tôi chú trọng nhiều đến việc khảo sát các phương tiện bằng tiếng
Pháp hơn là các phương tiện bằng tiếng Việt. Các phương tiện bằng tiếng Việt chỉ
được đưa ra trong sự so sánh với các phương tiện bằng tiếng Pháp.

IV. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu

1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đầu tiên, luận văn tìm hiểu những vấn đề lí thuyết chung về tình thái, về tình
thái nhận thức, tình thái căn bản, đặc biệt về phạm trù "có thể" trong hai loại tình
thái trên. Trên cơ sở những lí thuyết chung đó, luận văn tìm hiểu một số phương
tiện biểu đạt phạm trù "có thể" trong tiếng Pháp, có so sánh với tiếng Việt. Từ đó,
luận văn có một số phân tích ứng dụng trong dịch thuật và dạy học tiếng Pháp, đặc
biệt trong việc xử lí những trường hợp mơ hồ tình thái có liên quan đến phạm trù
"có thể".
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
a. Phương pháp chung: diễn dịch và quy nạp.


+ Diễn dịch: xuất phát từ một phạm trù ngữ nghĩa chung thuộc tình thái nhận
thức và tình thái căn bản để đi đến phân tích hiện tượng cụ thể là các cách biểu đạt
phạm trù "có thể".
+ Quy nạp: từ những biểu hiện cụ thể trong tiếng Pháp (có so sánh với tiếng
Việt), xây dựng các mô hình, cấu trúc và tiến hành các thao tác phân loại, đối
chiếu.
b. Phương pháp đặc thù: so sánh đối chiếu
Do đối tượng nghiên cứu liên quan đến cả hai thứ tiếng nên cần sử dụng phương pháp này để rút ra các nét tương đồng và dị biệt về cách thể hiện phạm trù
"có thể".
c. Các thủ pháp ngôn ngữ học: những thủ pháp ngôn ngữ học quen thuộc
như khúc giải, miêu tả, phân tích ngữ cảnh... cũng sẽ được vận dụng một cách linh
hoạt để làm sáng rõ nội dung của các hiện tượng ngôn ngữ.

V. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu (5 trang), Kết luận (3 trang), luận văn được chia thành
ba chương như sau:

+ Chƣơng 1: Xác định cách hiểu phạm trù "có thể"với tư cách là một nội
dung của tình thái nhận thức và tình thái căn bản cùng các vấn đề liên quan.
+ Chƣơng 2: Các phương tiện biểu thị phạm trù "có thể" trong tiếng Pháp và
các cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt.
+ Chƣơng 3: Một số ứng dụng vào giảng dạy tiếng Pháp.
Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp một danh mục Tài liệu tham khảo
gồm 67 đơn vị, một danh mục Nguồn tƣ liệu trích dẫn gồm 54 đơn vị và ba Phụ
lục gồm 34 trang.


CHƢƠNG 1
XÁC ĐỊNH CÁCH HIỂU PHẠM TRÙ "CÓ THỂ"
VỚI TƢ CÁCH LÀ MỘT NỘI DUNG CỦA
TÌNH THÁI NHẬN THỨC VÀ TÌNH THÁI CĂN BẢN
CÙNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1. Phân biệt tình thái và nội dung mệnh đề
Tình thái và nội dung mệnh đề là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc ngữ
nghĩa của phát ngôn. Sự đối lập giữa hai thành phần này là một trong những đối
lập cơ bản, làm cơ sở cho lý thuyết tình thái và được thừa nhận rộng rãi trong ngôn
ngữ học. Vậy tình thái và nội dung mệnh đề là gì?
Trong ngôn ngữ học, có lẽ Charles Bally được coi là người đầu tiên chủ
trưong phân biệt hai thành phần này. Theo ông, trong câu có hai yếu tố cần được
phân biệt là dictum và modus. Dictum là bộ phận biểu hiện một nội dung sự tình ở
dạng tiềm năng nào đó. Do đó, dictum tương ứng với chức năng thông tin, miêu tả,
giao tiếp của ngôn ngữ. Trong lúc đó, modus lại hướng đến sự phân tích, mổ xẻ về
mặt tâm lí, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh
giá của người nói đối với điều được nói ra, xét trong mối quan hệ với thực tế, với
người đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp. Modus tham gia vào quá trình thực tại
hóa, biến nội dung sự tình còn ở dạng tiềm năng thành phát ngôn hiện thực. Nó

cho biết, chẳng hạn, sự tình nêu trong phát ngôn là khả năng hay hiện thực, khẳng
định hay phủ định, mức độ cam kết của người nói đối với độ tin cậy của thông tin
đến đâu, sự đánh giá, tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của người nói khi phát
ngôn là thế nào v.v... Xét các phát ngôn sau:


(1a). An đi du học nước ngoài.
(1b). An không đi du học nước ngoài.
(1c). Nghe đâu An đi du học nước ngoài.
(1d). Có lẽ An đi du học nước ngoài rồi.
(1e). Té ra là An đi du học nước ngoài.
(1g). Làm như thể An đi du học nước ngoài ấy!
(1h). Mừng một cái là An lại đi du học nước ngoài.
Các phát ngôn trên đây đều có chung một nội dung mệnh đề là nói về việc
An đi du học nước ngoài. Nhưng các phát ngôn này lại không giống nhau về các
khía cạnh của tình thái. Nếu như phát ngôn (1a) khẳng định việc An đi du học
nước ngoài là có thật, là chính xác, thì phát ngôn (1b) lại phủ nhận điều đó, tức đối
với người nói, An chắc chắn không đi du học ở nước ngoài. Ở phát ngôn (1c), (1d),
người nói lại không khẳng đinh hay phủ định hoàn toàn sự tình trên, mà chỉ "dám"
đưa ra một lời đoán định không chắc chắn, hoặc là dựa trên sự suy lí của bản thân
(phát ngôn 1d), hoặc là dựa trên tin đồn (phát ngôn 1c). Như vậy, sự tình được
truyền đạt là có thể đúng, có thể sai và người nói không đảm bảo về tính chân thực
của nó. Phát ngôn (1e) cho thấy người nói nghĩ là sự tình này đã xảy ra, đã là hiện
thực, chỉ có điều bây giờ anh ta mới biết, mới vỡ lẽ. Phát ngôn (1g), cũng giống
(1b) ở chỗ người nói quả quyết rằng An không đi du học, nhưng sự quả quyết này
dường như không trung tính như (1b), mà còn kèm theo sự đánh giá của người nói.
Phát ngôn (1h) biểu thị sự đánh giá tích cực của người nói đối với một sự tình hiện
thực, xem đó là một điều đáng mong muốn.
Hai thành phần dictum và modus trong cấu trúc ngữ nghĩa của phát ngôn còn
được quan tâm bởi nhiều nhà ngôn ngữ học khác. Palmer phân biệt trong câu

"những yếu tố biểu thị tình thái và những yếu tố biểu thị mệnh đề". Còn theo
Searle, sự phân biệt giữa nội dung mệnh đề và tình thái rất gần gũi với sự khác biệt


giữa hành vi tạo lời và hành vi tại lời. Cao Xuân Hạo cho rằng, dictum là một tập
hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lô gích) và các tham tố của nó, được xem xét như một
mối liên hệ tiềm năng, còn modus là cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối
liên hệ ấy là có thật (hiện thực) hay là không có thật (phủ định nó, coi nó là phi
hiện thực), là tất yếu hay là không tất yếu, là có thể hay là không thể có được.
Ch.Bally nhận thấy rằng modus là thành phần luôn có mặt trong câu, có thể hòa
trộn với nội dung mệnh đề, và trong một số trường hợp là không được đánh dấu
(unmarked). Chẳng hạn Trời mưa trên thực tế là tương ứng với khúc giải : (Tôi
nhận thấy là) trời mưa.
Hai thành phần này còn được gọi tên bằng những thuật ngữ khác nhau, tùy
theo từng tác giả. Ngoài modus / dictum, người ta còn thấy các cặp thuật ngữ khác
như tình thái / ngôn liệu, tình thái / cơ sở mệnh đề, tình thái / mệnh đề, tình thái /
propo... Chúng ta có thể tìm hiểu kĩ hơn quan niệm của một số tác giả trong việc
lựa chọn các cặp thuật ngữ như vậy.
Theo Fillmore (1968, tr 23. Dẫn theo 9:15), cấu trúc nghĩa của câu bao gồm
hai thành phần: "mệnh đề" đối lập với "tình thái". Mệnh đề được hiểu như là tập
hợp những quan hệ có tính phi thời (tenseless) giữa các động từ và danh từ, còn
tình thái gồm các loại ý nghĩa có liên quan đến toàn bộ câu (the sentence - as - a whole) như phủ định, thì, thức và thể . Công thức Câu = tình thái + mệnh đề được
thể hiện như sau: S = M + P.
Culioli không dùng thuật ngữ "mệnh đề" (proposition), bởi theo ông, thuật
ngữ này khiến người ta băn khoăn, không biết nên hiểu nó theo nghĩa lô gích hay
theo một nghĩa nào khác. Thêm nữa, thuật ngữ mode / mood (thức) có thể được
hiểu theo nghĩa rất hẹp, chỉ như là một phạm trù ngữ pháp gắn với động từ trong
những ngôn ngữ biến hình. Trong khi đó, tình thái không chỉ được thể hiện bằng
thức và không đồng nhất với thức theo nghĩa hẹp, mặc dù trong ngôn ngữ học,



cũng có những tác giả gắn tình thái với phạm trù thức của động từ, chẳng hạn như
thức subjonctif - một cách thức biểu thị sự không chắc chắn. Chính vì vậy, Culioli
chọn thuật ngữ ngôn liệu (lexis) với mục đích nhấn mạnh tính chất nguyên liệu,
tiềm tàng, phi tình thái, chưa có tư cách là một phát ngôn về một sự tình nào đó.
Về thực chất, ngôn liệu tương đương với dictum của Ch. Bally. Như vậy, với
Culioli, sự đối lập giữa hai thành phần nội dung cơ bản trong câu là sự phân biệt
giữa tình thái và ngôn liệu.
Cặp thuật ngữ propo (viết tắt của proposition) và tình thái được Pottier chọn
dùng cũng với tinh thần như vậy.
Theo quan sát của chúng tôi, trong số các thuật ngữ được sử dụng, cặp thuật
ngữ tình thái / nội dung mệnh đề là phổ biến và hợp lí hơn cả. Không nghi ngờ gì
nữa, đó là vì thuật ngữ tình thái tỏ ra bao quát hơn và quen thuộc hơn các thuật ngữ
khác. Còn thuật ngữ nội dung mệnh đề , một mặt cho thấy tính tiềm năng của sự
tình được biểu hiện, mặt khác lại không hoàn toàn trùng với cách hiểu của lô gich
học. Cặp thuật ngữ này cũng tạo điều kiện cho việc cấu tạo các thuật ngữ khác như
khung tình thái (theo cái nghĩa, trong câu có thể có nhiều yếu tố tham gia biểu thị
tình thái, cùng tương tác với nội dung mệnh đề), nội dung mệnh đề của hành vi
ngôn ngữ v.v...
Như vậy, khái niệm tình thái được định nghĩa xuất phát từ sự đối lập giữa
hai thành phần cơ bản trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu (là tình thái và nội dung
mệnh đề). Đây là một phạm trù rất cơ bản, có mặt trong tất cả các ngôn ngữ và
hiện diện ở mọi câu nói. Về vai trò của nó trong câu, đã có một cách diễn đạt rất
chính xác và sinh động “Tình thái là linh hồn của câu nói” (Ch. Bally, dẫn theo
28). Tuy nhiên, khái niệm tình thái là một khái niệm rất phức tạp, trong những mục
tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ nội hàm của khái niệm này. Theo đó, tình
thái của câu nói được chia ra thành hai phạm trù lớn, đó là tình thái của hành động
phát ngôn (về cơ bản,



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Hữu Châu. 1983. Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động.
T/c Ngôn ngữ, số 1.
2. Đỗ Hữu Châu. 1985. Các yếu tố dụng học của tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số
4.
3. Đỗ Hữu Châu. 2001. Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2: Ngữ dụng học. Nxb
Giáo dục.
4. Nguyễn Đức Dân. 1996. Lô gích và tiếng Việt. Nxb Giáo dục.
5. Lê Đông. 1991. Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh
giá của các hư từ. T/c Ngôn ngữ, số 2.
6. Lê Đông. Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng
Việt). Luận án Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn. Đại học KHXH&NV Hà Nội.
7. Lê Đông - Nguyễn Văn Hiệp. 2003. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học.
T/c Ngôn ngữ, số 7 + 8.
8. Đinh Văn Đức. 2001. Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại. Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
9. Đoàn Thị Thu Hà. 2000. Khảo sát ý nghĩa và cách dùng các quán ngữ biểu
thị tình thái trong tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ.
10. Cao Xuân Hạo. 1991. Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng . Quyển 1.
Nxb Khoa học xã hội.
11. Nguyễn Quang Hồng. 2002. Âm tiết và loại hình ngôn ngữ. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Hiệp. 1994. Tình thái ngữ trong hệ thống thành phần phụ của
câu tiếng Việt. T/c Khoa học, số 5, Đại học Tổng hợp Hà Nội.


13. Nguyễn Văn Hiệp. 2001. Hướng đến một cách phân loại các tiểu từ tình
thái cuối câu tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số 5.
14. Nguyễn Văn Hiệp. 2001. Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái.

T/c Ngôn ngữ, số 11.
15. Ngũ Thiện Hùng. 2003. Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu
đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án Tiến sĩ
ngữ văn.
16. Ngô Thị Minh. 2001. Một số phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái trong
câu ghép tiếng Việt. Luận án Tiến sĩ ngữ văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Trần Thị Mỹ. 2004. Các yếu tố biểu thị tình thái nhận thức trong câu tiếng
Pháp - Những biểu đạt tương ứng trong câu tiếng Việt. Luận án Tiến sĩ ngữ
văn.
18. Bùi Trọng Ngoãn. 2002. Vai trò của động từ tình thái đối với hành vi ngôn
ngữ. Kỉ yếu Ngữ học trẻ 2002. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. Hà Nội.
19. Hoàng Phê. 2003. Lô gích và Ngôn ngữ học. Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ
điển học.
20. Hoàng Trọng Phiến. 1983. Ngữ pháp tiếng Việt. Câu. Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Cẩm Thanh. 2003. So sánh những phương tiện biểu thị tình
thái không thực hữu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Luận văn Thạc sĩ ngôn
ngữ học.
22. Lê Quang Thiêm. 1989. So sánh đối chiếu các ngôn ngữ. Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp.
23. Nguyễn Thị Thuận. 2002. Đôi điều về các từ tình thái "Nên"', "Cần",
"Phải" trong câu. Kỉ yếu Ngữ học trẻ 2002. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
Hà Nội.


24. Nguyễn Minh Thuyết. 1995. Các tiền phó từ chỉ thời - thể trong tiếng Việt.
T/c Ngôn ngữ, số 2.
25. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp. 1998. Thành phần câu tiếng
Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Nguyễn Ngọc Trâm. 2002. Nhóm từ tâm lý và tình cảm tiếng Việt và một số

vấn đề từ vựng - ngữ nghĩa. Nxb Khoa học xã hội.
27. Phạm Quang Trường. 2002. Nghiên cứu đối chiếu thời quá khứ trong tiếng
Pháp và những phương thức biểu đạt ý nghĩa tương ứng trong tiếng Việt.
Luận án Tiến sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Hoàng Tuệ. 2001. Về khái niệm tình thái. Hoàng Tuệ - Tuyển tập Ngôn ngữ
học. Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
29. Hoàng Tuệ. 2001. Nhận xét về thời, thể và tình thái trong tiếng Việt. Hoàng
Tuệ - Tuyển tập Ngôn ngữ học. Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
30. Viện Ngôn ngữ học. 2000. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ
điển học.
31. Phạm Hùng Việt. 1994. Vấn đề tình thái với việc xem xét chức năng ngữ
nghĩa của trợ từ. T/c Ngôn ngữ, số 2.
32. Phạm Hùng Việt. 2003. Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học xã
hội.
33. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. 1988. Từ điển Pháp-Việt
34. Nguyễn Như Ý (chủ biên). 1996. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học.

Tiếng Anh
35. Coates. 1995. The expression of root and epistemic possibility in English.
Joan & Suzane Fleischman.


36. Lyons, J. 1977. Semantics. Two volumes. Cambridge University Press.
37. Palmer, F.R. 1986. Mood and Modality. Cambridge University Press.

Tiếng Pháp
38. Bally, C. 1944. Linguistique générale et linguistique francaise. Berne.
39. Baylon, C. - Fabre, P. 1986. La sémantique. Nathan.
40. Boissel, P. - Darbord, B. - Devamieux, J. - Fuchs, C. - Garnier, G. Guimier, C. 1989. “Paramètres énonciatifs et interprétations de pouvoir”.

Langue française, N0 84. Larousse. Paris.
41. Charaudeau, P. 1992. Grammaire du sens et de l‟expression. Hachette
éducation.
42. Ducrot, O. 1972. Dire et ne pas dire. Hermann. Paris.
43. Fuchs, C. 1989. “Introduction: la polysémie de pouvoir”. Langue française
N0 84. Larousse. Paris.
44. Fuchs,

C.

1989.

“L‟opérateur

pouvoir:

valeurs,

interprétations,

reformulations”. Langue française N0 84. Larousse. Paris.
45. Gardes - Tamine, J. - Pellizza, M-A. 1998. La construction du texte - De la
grammaire au style. Armand Colin.
46. Goffic, P. Grammaire de la phrase française. Hachette supérieur.
47. Grevisse. 1989. Nouvelle grammaire française. De Boeck Duculot.
48. Grevisse. 1975. Le bon usage. Duculot. Paris
49. Guimier, C. "Constructions syntaxiques et interprétations de pouvoir".
Langue française N0 84. Larousse. Paris.
50. Kerbrat-Orecchioni, C. 1980. L' énonciation, de la subjectivité dans le
langage. Armand Colin. Paris.

51. Kerbrat-Orecchioni, C. 1986. L'implicite. Armand Colin. Paris.


52. Kerbrat-Orecchioni, C. 1992. Les interactions verbales (2 tomes). Armand
Colin.
53. Larreya, P. 1984. Le possible et le nécessaire: Modalités et auxiliaires
modaux en anglais britanique. Nathan Recherche.
54. Legrain, M. – Garnier, Y. Le Petit Larousse illustré. 2002. Larousse.
55. Maingueneau, D. Initiation aux méthodes de l'analyse du discours. Hachette
Université.
56. Pottier, B. 1992. Théorie et analyse en linguistique. Hachette Supérieur.
57. Riegel, M. - Pellat, J-P. - Rioul, R. 2001. Grammaire méthodique du
français. Quadrige.
58. Sarfati, G-E. 1999. Éléments d‟analyse du discours. Nathan Université.
59. Sueur, J-P. 1978. „„Adverbes de modalité et verbes modaux épistémiques‟‟.
Recherches linguistiques, Vincennes 5/6.
60. Sueur, J-P. 1979. “Une analyse sémantique des verbes devoir et pouvoir”.
Le français moderne.
61. Weinrich, H. 1989. Grammaire textuelle du français (traduit par G.
Dalgalian & D. Malbert). Didier / Hachette.


TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP THAM KHẢO
62. Capelle,G. - Gidon N - Pons, S.. 1995. Le Nouvel Espace 2. Hachette.
63. Girardet, J. - Cridlig, J-M. 2000. Panorama 1-2. Clé international.
64. Bérard, E. - Canier,Y. - Lavenne, C.. 1998. Tempo 2 - Cahier d‟exercices.
Didier/Hatier.
65. Capelle, G. - Gidon, N. 2002. Reflets 2 - Méthode - Cahier d‟exercices.
Hachette.
66. Mérieux, R. - Loiseau, Y. 2004. Connexion 2 - Méthode. Didier.

67. Nguyễn Thanh Khuê. 1990. Emploi des modes et des temps en français.
Ecole normale supérieure de langues étrangères de Hanoi.


NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN

Tƣ liệu tiếng Pháp
1. A l’ombre des jeunes filles en fleurs. Marcel Proust. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
2. Carmen. Prosper Mérimée. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ
XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
3. Chatterton. Alfred de Vigny. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ
XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
4. Clair de lune. Guy de Maupassant. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm
thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
5. Du côté de chez Swann. Marcel Proust. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác
phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
6. En attendant Gogot. Samuel Beckett. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác
phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
7. Histoire de ma vie. George Sand. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm
thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
8. La cantatrice chauve. Eugène Ionesco. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác
phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
9. La Dame aux Camélias. Alexandre Dumas fils. Maxi-Poche Classiques
français. 1994.
10. La douleur. Marguerite Duras. NXB Phụ Nữ. 1999.
11. La fleur de Manaus. Constance Belmont. Plon, 1980.
12. La porte étroite. André Gide. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ
XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.



13. L‟attaque du moulin. Emile Zola. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm
thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
14. L‟écume des jours. Boris Vian. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế
kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
15. L‟éducation sentimentale. Gustave Flaubert. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển
tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
16. L‟étranger. Albert Camus. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ
XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
17. Le livre de mon ami. Anatole France. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác
phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
18. Le matin des noces. Daniel Boulanger. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác
phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
19. Le Rouge et le Noir. Stendhal. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế
kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
20. Les Faux-monnayeurs. André Gide. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm
thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
21. Maigret et son mort. Georges Simenon. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác
phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
22. Mémoires d‟Hadrien. Marguerite Yourcenar. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển
tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
23. Pierrette. Honoré de Balzac. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ
XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
24. Ruy Blas. Victor Hugo. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX.
NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
25. Sans famille II. Hertor Malot. Hachette Jeunesse, 2001.
26. Un barage contre le Pacifique. Marguerite Duras. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.


27. Vie de Henry Brulard. Stendhal. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế
kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.


Tƣ liệu tiếng Việt
28. Bèo bọt tháng ngày. Boris Vian. Phong Tuyết dịch. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
29. Bọn làm bạc giả. André Gide. Bửu Nam dịch. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
30. Buổi sáng ngày cưới. Daniel Boulanger. Đào Duy Hiệp dịch. Lịch sử văn
học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội,
1997.
31. Carmen. Prosper Mérimée. Tô Chương dịch. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển
tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
32. Câu chuyện đời tôi. Goerge Sand. Đặng Thị Hạnh dịch. Lịch sử văn học
Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
33. Chatterton. Alfred de Vigny. Phùng Văn Tửu dịch. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
34. Cuốn sách của bạn tôi. Anatole France. Đặng Anh Đào dịch. Lịch sử văn
học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
35. Dưới bóng các thiếu nữ đang hoa. Marcel Proust. Đặng Thị Hạnh dịch.
Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới.
Hà Nội, 1995.
36. Đỏ và Đen. Stendhal. Tuấn Đô dịch. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác
phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
37. Đời Henry Brulard. Stendhal. Lê Hồng Sâm dịch. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.


38. Giáo dục tình cảm. Gustave Flaubert. Lê Hồng Sâm dịch. Lịch sử văn học
Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
39. Hồi ký của Hadrien. Marguerite Yourcenar. Lê Hồng Sâm dịch. Lịch sử văn
học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội,
1997.
40. Không gia đình. Hertor Malot. Huỳnh Lý dịch. NXB Văn hóa thông tin,
2002.
41. Khung cửa hẹp. André Gide. Bửu Nam dịch. Lịch sử văn học Pháp - Tuyển

tác phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
42. Maigret và người chết. Georges Simenon. Cao Vũ Trân dịch. Lịch sử văn
học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội,
1997.
43. Một con đập ngăn Thái Bình Dương. Marguerite Duras. Lê Hồng Sâm dịch.
Lịch sử văn học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới.
Hà Nội, 1997.
44. Người xa lạ. Albert Camus. Đặng Anh Đào dịch. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
45. Nỗi đau. Marguerite Duras. Đoàn Cầm Thi dịch. NXB Phụ Nữ 1999.
46. Nữ ca sĩ hói đầu. Eugène Ionesco. Đặng Anh Đào dịch. Tuyển tác phẩm thế
kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1995.
47. Pierrette. Honoré de Balzac. Đặng Anh Đào dịch. Lịch sử văn học Pháp Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 2. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
48. Ruy Blas. Victor Hugo. Đặng Anh Đào dịch. Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX.
NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
49. Sáng trăng. Guy de Maupassant. Lê Hồng Sâm dịch. Lịch sử văn học Pháp
- Tuyển tác phẩm thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.


50. Tấn công vào cối xay gió. Emile Zola. Đặng Anh Đào dịch. Tuyển tác phẩm
thế kỉ XIX. NXB Thế Giới. Hà Nội, 1997.
51. Trà hoa nữ. Alexandre Dumas. Hải Nguyên dịch. NXB Văn Học. 2002.
52. Trái tim quyến rũ. Constance Belmont. Nguyễn Phương Trà dịch. NXB
Thanh Hóa, 2001.
53. Trong khi chờ Gogot. Samuel Beckett. Đặng Anh Đào dịch. Lịch sử văn
học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội,
1995.
54. Về phía nhà ông Swann. Marcel Proust. Đặng Thị Hạnh dịch. Lịch sử văn
học Pháp - Tuyển tác phẩm thế kỉ XX - Phần 1. NXB Thế Giới. Hà Nội,
1995.


Ghi chú:
- Các ví dụ được lấy từ các cuộc giao tiếp hàng ngày không có ghi chú
về nguồn tư liệu trích dẫn.
- Các ví dụ có ghi chú về nguồn tư liệu được trích dẫn một cách trung
thành theo nguyên bản của các tác giả và dịch giả.



×