Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

em yeu lich su viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.97 KB, 9 trang )

BÀI DỰ THI: EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện Cách mạng tháng Tám và
Tuyên ngôn độc lập năm 1945? Lấy những dẫn chứng tiêu biểu của quê
hương em cho thắng lợi Cách mạng tháng tám? Theo em, độc lập có ý nghĩa
như thế nào đối với một quốc gia?
Cách mạng tháng Tám (1945) là biến cố lịch sử, là bước ngoặt lịch sử vĩ
đại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã đưa
nước ta thoát khỏi ách kìm kẹp của thực dân Pháp, phát xít Nhật, trở thành một
quốc gia độc lập. Trong không khí kỉ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và
Quốc khánh 2/9, mỗi người dân đất Việt lại muốn tìm hiểu về những ngày tháng
hào hùng đã qua.
Cách mạng tháng Tám (1945) thực chất là cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền trên cả nước, diễn ra từ 14/8/1945 đến 28/8/1945 dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Cuộc cách mạng
này diễn ra trong thời gian ngắn (chỉ nửa tháng), lại giành thắng lợi trên cả nước
và ít đổ máu là do Đảng cộng sản đã chớp thời cơ “ngàn năm có một”:
Đầu nằm 1945, thời cơ của cách mạng đã chín muồi:
-

Quần chúng nhân dân đã được tập hợp và rèn luyện qua các cuộc tập dượt
1930 – 1931; 1936 – 1939 và đặc biệt là trong cao trào “Kháng Nhật cứu
nước” và họ đã sẵn sàng chiến đấu.

-

Đảng lãnh đạo là Đảng cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ và có
quyết tâm lãnh đạo quần chúng nhân dân giành chính quyền.

-

Nằm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 đã đi đến những ngày cuối, ở châu


Âu tháng 5/1945, phát – xít Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều
kiện. Ở châu Á, tháng 8/1945 phát – xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân
Nhật ở Đông Dương bị tê liệt. Trong nước, Chính phủ tay sai thân Nhật
của Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Các lực lượng trung gian đã có
ngả hẳn về phía cách mạng. Trong khi đó, quân đồng minh chưa kịp vào
Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.

Những yếu tố trên là điều kiện “ngàn năm có một” để giành lại độc lập cho dân
tộc.
Nhận thức đúng tình hình, Đảng cộng sản và Mặt trận Việt Minh khẳng
định cần phải chớp lấy thời cơ, lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành
1

1


thắng lợi. Các hội nghị nhanh chóng được triệu tập để thống nhất phương hướng
hành động:
+ Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương đã họp từ ngày 14 – 15/
8/1945 quyết định phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. Ủy ban khởi nghĩa
được thành lập ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
+ Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào vào ngày 16-8 nhất trí tán thành cuộc tổng
khởi nghĩa, thông qua mười chính sách của Việt Minh lập ủy ban giải phóng dân
tộc do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng
bào cả nước lời kêu gọi toàn dân nổi dậy giành chính quyền.
Có thể khẳng định, thành công lớn nhất của nghệ thuật khởi nghĩa trong
Cách mạng Tháng Tám là Ðảng ta đã chọn đúng thời cơ có một không hai. Ðó là
lúc quân đội Đồng minh chưa vào Việt Nam để giải giáp quân Nhật; cũng là lúc
quân Nhật bại trận mất tinh thần, ngồi chờ Ðồng minh đến tước vũ khí; ngụy
quyền tay sai bỏ trốn hoặc đầu hàng chính quyền cách mạng. Nếu cách mạng

thành công, Việt Nam với tư thế người chủ nhà đón tiếp quân Đồng minh vào
giải giáp quân đội phát – xít. Nhờ thế sức mạnh của toàn dân ta được nhân lên
gấp bội, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh,
gọn, không đổ máu và thành công triệt để.
Dưới chủ trương tổng khởi nghĩa trong toàn quốc của Đảng, cuộc cách
mạng nhanh chóng bùng nổ.Từ ngày 14-8-1945, ở một số nơi khi chưa nhận
được lệnh tổng khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương nên
đã phát lệnh tổng khởi nghĩa ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hóa,
Nghệ An. Từ chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội
quân giải phóng do đông chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã xuất phát từ căn cứ
Tân Trào đến để giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc tấn công. Ngày 14
đến 18/8/1945, một số tỉnh đã dành được chính quyền, trong đó bốn tỉnh giành
được chính quyền sớm nhất: Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.
Ngày 19/8/1945, quần chúng nhân dân đã kéo về quảng trường nhà hát lớn
thành phố dự cuộc mít tinh do Việt minh tổ chức. Quần chúng cách mạng có sự
hỗ trợ của các đội tự vệ chiếm các cơ quan hàng đầu của địch. Tối ngày 19-81945, khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi ở Hà Nội.
Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã: Bắc Cạn, Hoà Bình,
Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai,
Tân An, Bạc Liêu. Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia
Định, Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc,
Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 82

2


1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch
sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân.
Chính vì cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi to lớn lại ít thiệt hại về
người và của, có nhiều ý kiến cho rằng đó là cuộc “cách mạng ăn may”, diễn ra
trong một “hoàn cảnh bỏ ngỏ”. Thực chất, có được thành công đó, quần chúng

nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đã trải qua 5 bước
chuẩn bị và 3 cuộc tập dượt lớn suốt 15 năm (1930 – 1945).
-

5 bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám:

+ Đảng cộng sản Đông Dương ra đời (1930)
+ Cao trào cách mạng 1930 – 1931
+ Phong trào 1932 - 1935
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939
+ Cuộc vận động dân tộc dân chủ 1939 - 1945
-

3 cuộc tập dượt cho cách mạng tháng Tám:

+ Cuộc tập dượt 1930 – 1931
+Cuộc tập dượt 1936 – 1939
+ Cuộc tập dượt 1939 – 1945
Suốt 15 chuẩn bị đó, Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh
đã vận động quần chúng nhân dân tham gia vào các tổ chức chính trị cách mạng
như Hội phản đế, Hội cứu quốc…; xây dựng lực lượng vũ trang cho cách mạng
thông qua các tổ chức Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
(sau đó hai tổ chức hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân); tập dượt quần
chúng nhân dân khởi nghĩa vũ trang, kết hợp khởi nghĩa chính trị với vũ trang,
công khai và bí mật… Đặc biệt, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Đảng
phát động cuộc khởi nghĩa từng phần ở các địa phương. Sau 5 bước chuẩn bị và
ba cuộc tập dượt, quần chúng nhân dân đã sẵn sàng tổng khởi nghĩa giành chính
quyền, Đảng cộng sản đã có nhiều kinh nghiệm để tổ chức và lãnh đạo quần
chúng. Vì vậy, cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám mới có được thắng lợi nhanh
chóng và ít đổ máu.

Cách mạng tháng Tám (1945) là biến cố lịch sử có ý nghĩa to lớn: Với
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã tập tan xiềng xích
nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ
3

3


chuyên chế tồn tại ngót một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa - Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử nước ta và cũng là Nhà nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ
vươn lên trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.
Đảng ta từ một đảng hoạt động bí mật, trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền
trong cả nước.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của chủ nghĩa
Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, là thắng lợi của tư tưởng Hồ
Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945, nước ta không những trở thành một nước độc lập, tự
do mà còn trở thành một trong những nước đi tiên phong trong việc xây dựng
chế độ xã hội mới, chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện
hoài bão, ước mơ của biết bao thế hệ người Việt Nam xưa và nay.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi đầu tiên của
cách mạng ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa do Đảng của giai cấp công
nhân lãnh đạo. Nó như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một
mảng thành trì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp ức bóc lột
vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa
xã hội. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: với thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có
thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể

tự hào rằng: Đây là lần đâu tiên trong lịch sử cách mạng, một Đảng mới 15 tuổi
đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội để ra mắt quốc dân
(28/8/1945). Tại số 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc
lập để tuyên bố với các nước trên thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập ấy được Hồ Chủ Tịch trịnh trọng công bố
tại Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2/9/1945. Tuyên ngôn nhấn mạnh
một số nội dung sau:
-

4

Trước hết, Hồ Chủ tịch đã dẫn những câu nói bất hủ trong tuyên ngôn độc
lập của nước Mỹ và nước Pháp để khẳng định quyền tự do độc lập của
mỗi dân tộc là tất yếu: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc". Sau đó, tuyên ngôn khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền
4


hưởng tự do độc và thật sự đã trở thành 1 nước tự do độc lập". Độc lập đó
là kết quả của cuộc đấu tranh mà nhân dân Việt Nam đã dành được từ tay
Nhật 8/1945.
-

Tố cáo mạnh mẽ tội ác cuả thực dân Pháp hơn 80 năm cướp nước ta, áp
bức đồng bào ta, thi hành những luật pháp dã man, lập ra những nhà tù
nhiều hơn trường học, tắm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong bể

máu, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý khiến cho nhân dân ta bị bần cùng,
nước ta têu điều xơ xác. Tuyên ngôn cũng tố cáo thực dân Pháp đã quỳ gối
đầu hàng Nhật kể từ mùa thu 1940 nước ta trở thành thuộc địa của Nhật Pháp.

-

Tuyên ngôn rõng rạc tuyên bố về sự độc lập thực sự của Việt Nam: “Pháp
chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị nhân dân ta đã đánh đổ xiềng xích
thực dân gần 100 năm nay, đánh đổ chế độ chủ quyền chuyên chế mấy
mươi thế kỷ, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Việt Nam
chính thức thoát li mọi quan hệ với Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp
ở Việt Nam và các Hiệp ước Pháp ký về Việt Nam, nhân dân Việt Nam
kiên quyết chống lại mọi âm mưu quay trở lại của thực dân Pháp, đồng
thời kêu gọi các nước Đồng minh công nhận quyền độc lập của nhân dân
Việt Nam vừa giành đựơc từ tay phát – xít Nhật.

-

Cuối cùng bản tuyên ngôn khẳng định nước Việt Nam đã được tự do và
độc lập, nhân dânViệt Nam quyết không quản ngại hi sinh để bảo vệ
quyền tự do và độc lập ấy."Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng và tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do độc
lập ấy".

Bản tuyên ngôn độc lập có giá trị lịch sử to lớn, là kết tinh những giá trị tinh
thần và văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bản tuyên ngôn độc lập
khằng định rõng rạc về quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Đây là sự khẳng định thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cuộc Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1945) mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên
độc lập tự do. Bảy mươi năm đã trôi qua, nhưng tinh thần bất diệt của cách mạng

tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vẫn sôi sục trong lòng người dân đất Việt.
Ở quê hương em, cách mạng tháng Tám diễn ra sôi nổi, rầm rộ.
Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các
tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội.
Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng
được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội
5

5


đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến
thẳng tới Phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não của chính phủ, và nhanh chóng làm
chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không có bất kỳ hành
động kháng cự nào trước sức mạnh của nhân dân Hà thành. Khâm sai Bắc kỳ
Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và
đưa về An toàn khu tại Hà Đông. Cuộc tổng khởi nghĩa tại Hà Nội thắng lợi vào
đêm 19/8/1945. Đó là thắng lợi có đóng góp to lớn vào thắng lợi của tổng khởi
nghĩa trên cả nước, vì nơi đây là nơi có các cơ quan đầu não của Nhật. Đồng
thời, thắng lợi ở Hà Nội như là hồi chuông thúc giục cả nước cùng tổng khởi
nghĩa để giành thắng lợi hoàn toàn.
Theo em, độc lập dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc
gia. Hồ chủ tịch đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Dân tộc mà
không có độc lập thì người dân của dân tộc đó mãi mãi sống trong cảnh lầm
than, nghèo nàn, không có các quyền tự do, dân chủ, luôn luôn bị bóc lột và đàn
áp. Độc lập là nhân tố đầu tiên và quyết định đến các nhân tố khác. Có độc lập
thì quốc gia mới có dân chủ, mới phát triển được kinh tế - văn hóa – giáo dục – y
tế - chính trị… Vì vậy, trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, khi nền
độc lập của dân tộc Việt Nam bị đe dọa, hàng triệu người dân Việt Nam sẵn sàng
hi sinh máu xương của mình để giữ gìn nền độc lập ấy.

Câu 2: Hãy giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám (khoảng 1-2 trang). Theo
em, giá trị văn hóa, lịch sử của khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được
thể hiện ở điểm gì?
Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch, điểm đến đầu tiên em muốn dẫn du
khách đến tại Hà Nội chính là Văn Miếu Quốc tử giám – trường học đầu tiên của
đất nước Việt Nam. Nó thể hiện Việt Nam là đất nước hiếu học, trọng hiền tài.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng
đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay,
nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23
di tích quốc gia đặc biệt.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 thời Lý Thái Tông. Trong Đại Việt
sử kí toàn thư chép rằng: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng
Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng
thái tử đến đấy học." Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên
thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia
mà học trò đầu tiên là các hoàng tử con vua.
6

6


Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn
Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ
dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử,
người học đầu tiên là hoàng tử Lý Càn Đức). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa
lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện
cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đời
Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu
trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484 Lê Thánh Tông
cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi từ đó, ở Văn
Miếu có khu gọi là bia tiến sĩ gồm tám mưới hai tấm bia được đặt trên mai rùa
bằng đá.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, Văn
Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, Bia Tiến sĩ,
Đền Khải Thánh – Quốc Tử Giám và tiền đường, hậu đường.
Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong
và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là
nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi
các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Văn Miếu Quốc Tử Giám là
niềm tự hào của những người dân Hà Nội nói riêng và công dân Việt Nam nói
chung vì đây là trường đại học đầu tiên của đất nước ta.
Theo em, giá trị lịch sử, văn hóa của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, về giá trị tinh thần: đây là trường đại học đầu tiên của quốc gia,
là minh chứng cho việc các vị vua phong kiến rất quan tâm đến giáo dục và khoa
cử. Nó làm nên truyền thống hiếu học của người dân Việt Nam.
Thứ hai, Văn miếu – Quốc tử giám như tượng trưng cho tinh hoa của văn
hóa Việt. Đây là nơi hội tụ của những hiền tài, mà “hiền tài là nguyên khí của
quốc gia” – hiền tài làm nên sự hưng thịnh của đất nước.
Thứ ba, đến tận ngay nay, Văn Miếu – Quốc tử giám vẫn lưu trữ 82 bia
Tiến sĩ của thời xưa – đây là nguồn tư liệu lịch sử quý báu để các nhà nghiên cứu
có cái nhìn chính xác về giáo dục – khoa cử thời xưa cũng như sự phát triển của
đất nước.
7

7



Do vậy Văn Miếu – Quốc tử giám là di sản văn hóa đặc biệt quan trọng
của Việt Nam cần được bảo tồn và quảng bá.

Câu 3: Trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội, em yêu thích nhất nhân vật lịch
sử nào?Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó.
Hà Nội ngàn năm văn hiến-danh xưng ấy được trở thành niềm tự hào của
bao thế hệ nguời Việt.Được kết tinh qua hơn nghìn năm,bởi một phần trí tuê
,̣ tình yêu và cả những hi sinh xương máu của bao lớp nguời,dù có được lịch sử
ghi danh hay không thì một phần của họ đã làm nên Hà Nội.Trong hàng triệu
tâm hồn,hàng triệu trái tim đã đập và ngừng đập vì Thủ đô thân yêu tôi cũng thấy
tim mình đập nhanh hơn khi nhắc đến tên họ,nếu được chọn tôi sẽ viết về tất cả
những con nguời ấy chứ không chỉ một nhưng tôi nghĩ còn hàng triệu bạn trẻ
khác như tôi cũng muốn được viết về những anh hùng ấy.Người anh hùng ấy
không ai khác chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp- vị Đại tướng đầu tiên của
Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) Võ Nguyên Giáp sinh ở
làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia
đình nhà nho.Ông là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt
Nam. Ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến
tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch
Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Nhắc đến chiến tranh ở Việt Nam là ta có thể nghĩ ngay đến trận Điện Biên
Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu do nhà cầm quân lẫy lừng này lãnh
đạo.Ít ai biết rằng ông không được qua trường lớp bài bản về quân sự và thực tế
chỉ là một thầy giáo dạy Sử.Điều bất bình thường ở đây là một người thầy giáo
Sử đã đánh bại 5 vị tướng được đào tạo rất bài bản. Như các danh tướng Việt
Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy
yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có
tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh

hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự
Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong
nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Ông được phong quân hàm đại tướng khi 37 tuổi. Điều đặc biệt là ông được
phong luôn đại tướng chứ không phải qua các cấp bậc khác. Hồ Chí Minh đã nói:
“Người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong
8

8


thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng
thì phong đại tướng”.Quả thực ông là một con người hết sức tài giỏi.
Từ con người tài giỏi đó, tuổi trẻ có thể học tập được rất nhiều điều:
Đầu tiên, tuổi trẻ là phải cố gắng học hành, như Võ Nguyên Giáp thửa nhỏ rất
ham đọc sách và học rất giỏi.Về sau trong chiến đấu Đại tướng đã vận dụng rất
nhiều chiến thuật của Napoleon mà ngày xưa ông đã học trong môn lịch sử và
giành thắng lợi vẻ vang. Trong đó rõ ràng nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ và
chiến dịch Hồ Chí Minh.
Luôn sáng tạo và gây bất ngờ cho mọi người . Trong tất cả những cuộc
chiến của mình, Đại tướng luôn làm cho mọi người xung quanh bất ngờ vì sự
sáng tạo của mình. Chính sự sáng tạo đó của ngài khiến cho kẻ thù không kịp trở
tay và luôn thất bại.Ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, giặc Pháp không bao giờ nghĩ
rằng chúng ta có thể đưa những cỗ pháo khổng lồ lên Điện Biên để tấn công.
Chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể tháo gỡ và chia nhỏ những cỗ
pháo đó ra, rồi dùng xe đạp, xe bò, xe kéo vận chuyển lên. Chúng cũng không
bao giờ nghĩ được chúng ta có thể vận chuyển lượng lương thực khổng lồ để có
thể phục vụ cho trận đánh lớn. Chúng đã sai lầm và Đại tướng đã làm được
những chuyện tưởng chừng như không thể đó.


9

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×