Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Mối quan hệ văn hóa Tày - Việt dưới góc độ thẩm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.54 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Thị Thu Hƣơng

MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA TÀY – VIỆT DƢỚI GÓC ĐỘ THẨM MỸ
QUA MỘT SỐ KIỂU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CƠ BẢN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Thị Thu Hƣơng

MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA TÀY – VIỆT DƢỚI GÓC ĐỘ THẨM MỸ
QUA MỘT SỐ KIỂU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CƠ BẢN

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62.22.36.01

LuËn ¸n tiÕn sÜ V¡N HäC

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:
1. PGS. TS Vò anh tuÊn
2. GS. TS KiÒu thu ho¹ch

Hµ Néi - 2007




MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Giá trị thời sự của đề tài:
1.1.1. Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như vũ
bão đã làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc và văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Coi trọng văn hoá
truyền thống chính là coi trọng nền tảng sức mạnh tinh thần của dân tộc. Nghị quyết
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã nêu rõ: "Di sản văn hoá là tài sản
vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, phát huy
những giá trị văn hoá truyền thống" [13, tr.63]. Xu thế trở về cội nguồn để khẳng định
những giá trị văn hoá truyền thống là hướng đi mang tính tất yếu của thời đại.
1.1.2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá của thời đại mới, việc khẳng định giá trị văn
hoá truyền thống từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau vừa là yêu cầu và vừa là thách
thức đối với nhiều nhà nghiên cứu. Nhà thơ Cù Huy Cận đã khẳng định trong buổi toạ
đàm về tuyên ngôn toàn cầu hoá về đa dạng văn hoá của Unesco vào ngày 23/8/2002:
"Việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống hiện nay là một vấn đề cực kỳ quan
trọng trước nguy cơ đồng dạng văn hoá, áp đặt các nền văn hoá của các nước phát
triển với những quốc gia nhỏ bé. Điều này sẽ làm cho bản sắc văn hoá bị biến dạng và
mất đi nét đặc trưng của nó…"[161]. Một trong những vấn đề mang tính thời sự của
nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là ủng hộ đa dạng văn hoá và chống lại nguy cơ
đồng dạng văn hoá. Muốn làm được điều đó, trước tiên mỗi dân tộc phải tự khẳng định
được bản sắc văn hoá đặc thù của chính dân tộc mình trên con đường tiếp xúc hội
nhập. Với cái nhìn tổng thể, văn hoá được hiểu là một phạm trù rất năng động với đủ
các khía cạnh về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm… Với cách hiểu đó, văn hoá đã
khắc hoạ nên sắc thái diện mạo của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia dân tộc. Đúng như
nhận định của Trần Quốc Vượng, "Việt Nam là một quốc gia nhưng là một quốc gia
đa tộc… song nền văn hoá Việt Nam lại rất đa dạng, theo thời gian diễn triển, theo



không gian gia đình - làng xã, vùng miền - tộc người… theo các mối giao lưu rồi giao
thoa, hỗn chủng, đan xen, hỗn dung, tiếp xúc biến đổi, biến dạng nhưng cuối cùng vẫn
hội tụ - kết tinh và định hình một nền văn hoá Việt Nam" [305, tr.199]. Như vậy,
hướng nghiên cứu mối quan hệ văn hoá tộc người trong cộng đồng Việt Nam thống
nhất cần được sự quan tâm đặc biệt của nhiều ngành nghiên cứu.
1.1.3. Nói như Tô Ngọc Thanh, nền văn hoá Việt Nam “là nền văn hoá kết tinh
những giá trị văn hoá các tộc người, đồng thời lại là cơ sở cho quá trình giao lưu giữa
các nền văn hoá tộc người để trở nên mạnh hơn, rộng hơn, nhanh hơn khiến cho văn
hoá mỗi tộc người giàu có hơn và phát triển nhanh hơn" [196, tr.37]. Nghiên cứu quan
hệ văn hoá giữa tộc người chủ thể Kinh (Việt) với các tộc người khác sẽ làm sáng tỏ
quy luật phát triển theo hướng trao đổi, tiếp thu văn hoá bằng hoà hợp dân tộc để xây
dựng nền văn hoá thống nhất nhưng lại mang phong cách độc đáo của mỗi tộc người.
Cái độc đáo trong văn hoá của từng tộc người đã góp phần tạo nên diện mạo chung của
văn hoá Việt Nam, có những yếu tố riêng mang tính đặc thù bên cạnh những yếu tố
chung mang tính phổ quát.
Trong đại gia đình các tộc người Việt Nam, tộc người Tày là tộc người có số
dân đông thứ hai sau người Kinh (Việt), có quan hệ gắn bó với người Kinh theo suốt
chiều dài của lịch sử từ thời mở nước đến tận ngày nay. Mối quan hệ văn hoá Tày Việt là mối quan hệ đặc biệt, cần phải được bảo lưu và phát triển.
1.2. Giá trị lý luận của đề tài:
1.2.1. Kho tàng văn học dân gian cổ truyền, nhất là kho tàng truyện kể dân gian
của các tộc người Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống vô giá đã
được truyền giao qua nhiều thời đại. Qua truyện kể dân gian chúng ta có thể nhận diện
được nguồn gốc các loại hình văn hoá với đặc trưng vùng, địa phương rõ nét cùng với
phong tục tập quán, tôn giáo của một tộc người hay của cả một dân tộc. Vì thế, khai
thác, giải mã truyện kể dân gian để tìm ra những giá trị văn hoá truyền thống tiềm ẩn
qua nhiều lớp nghĩa là lý do mang tính học thuật đầu tiên.
1.2.2. Văn học dân gian với ưu thế về chất liệu ngôn từ trong sự phản ánh thực
tại là sự tích hợp những giá trị ưu tú nhất của văn hoá dân gian và tiềm ẩn nhiều mạch



nguồn văn hoá, tư tưởng của dân tộc. Văn học dân gian mang sức nặng của cả một gia
tài văn hoá được trải nghiệm qua không gian và thời gian, được bảo lưu và trao truyền
từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tìm hiểu, phân tích những giá trị của các tác phẩm văn
học dân gian có nghĩa là góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc.
1.2.3. Văn hoá - văn học dân gian của tộc người Tày và Kinh (Việt) là một bộ
phận không thể tách rời trong kho tàng văn hoá - văn học dân gian Việt Nam. Để hiểu
sâu sắc hơn nền văn hoá Việt Nam, thì việc khám phá những giá trị thẩm mỹ và giá trị
tư tưởng của kho tàng văn hoá - văn học dân gian của người Tày cũng như người Việt
qua sự tiếp xúc ngôn ngữ, giao thoa, tiếp biến, dung hợp văn hoá theo cả hai chiều Tày
- Việt và Việt - Tày là hướng nghiên cứu có ý nghĩa nhiều mặt, cả về lý luận lẫn thực
tiễn trong việc sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian nói chung và truyện
kể dân gian nói riêng. Sự phát triển không ngừng của học thuật và sự mở rộng hướng
tiếp cận nhiều chiều trong nghiên cứu đã giúp các nhà nghiên cứu văn hoá - văn học
dân gian Việt Nam từng bước có được nhận thức chính xác về mối quan hệ chặt chẽ
giữa văn học dân gian với văn hoá dân gian.
Đề tài đã được lựa chọn "Mối quan hệ văn hoá Tày – Việt dƣới góc độ thẩm
mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản" có cơ sở lý luận và thực tiễn nằm
ngay trong bản chất đặc trưng của văn học dân gian: đặc trưng văn học và đặc trưng
văn hoá. Hệ thống luận điểm của đề tài sẽ được giải quyết giữa hai góc độ ngữ văn và
dân tộc học, bởi lẽ văn học dân gian là một thành phần hữu cơ của văn hoá dân gian có
tính nguyên hợp và tính đa chức năng. Đặc biệt, đối với những di sản văn hoá dân gian
đã lùi sâu vào dĩ vãng, là sản phẩm có căn rễ từ thời kỳ thị tộc, bộ lạc như thần thoại,
truyền thuyết... thì tính nguyên hợp về lao động xã hội, về đối tượng phản ánh của nó
rất nổi đậm. Đã từng có nhiều công trình thuộc những lĩnh vực khoa học khác nhau
tiếp cận nghiên cứu đó ở những góc độ khác nhau như: dưới góc độ lịch sử, dưới góc
độ xã hội học..., đến lượt mình, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận dưới góc độ thẩm mỹ
(chữ dùng của Đinh Gia Khánh). Nghiên cứu mối quan hệ văn hoá dưới góc độ thẩm
mỹ có nghĩa là chúng tôi phải khảo sát, kết hợp với cảm nhận, phân tích, suy luận từ

những hình tượng, hình ảnh cụ thể của từng kiểu truyện, kiểu nhân vật để tìm ra quan


hệ văn hoá ẩn chứa bên trong. Trên cơ sở đó, lý giải sự tương đồng và dị biệt của
những motif, những kiểu truyện tiêu biểu mang tính đặc thù của văn hoá tộc người và
tính phổ quát của văn hoá dân tộc thông qua lăng kính nghệ thuật thẩm mỹ dân gian.
Sự giới hạn “qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản” cũng có lý do nằm
ngay trong thuộc tính của các kiểu truyện được chọn lựa. Đó là hầu hết các kiểu truyện
được sử dụng làm đối tượng khảo sát đều nằm trong thể loại thần thoại, truyền thuyết
hoặc thần thoại đã chuyển hoá thành truyền thuyết. Vấn đề cơ bản là thể loại truyền
thuyết trong văn học dân gian Tày, Việt có đặc điểm trội là chuyển hoá rất nhanh từ
thần thoại theo cả ba phẩm chất anh hùng hoá, lịch sử hoá, dân tộc hoá, có khả năng
tích hợp đặc biệt phong phú, tiêu biểu và độc đáo các giá trị văn hoá Tày cũng như
Việt, đồng thời biểu hiện rất đậm nét mối quan hệ văn hoá Tày – Việt. Thần thoại và
truyền thuyết Tày, Việt đã bám sát và phản ánh những vấn đề quan trọng của lịch sử
trong quá trình hình thành hai tộc người. Ở đó, từ ngôn ngữ đến văn hoá cổ truyền nói
chung và ý thức tự giác của mỗi tộc người nói riêng đều tiêu biểu hơn so với tất cả các
thể loại khác. Chẳng hạn có ít nhiều trong cổ tích và rất mờ nhạt trong truyện cười,
truyện ngụ ngôn dân gian. Với cổ tích, do khuôn khổ luận án, chúng tôi xin được tiếp
tục trong một công trình mới. Ở đề tài luận án này, xin được hiểu “cơ bản” đồng thời
cũng có nghĩa là “ tiêu biểu”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
2.1.Vấn đề nghiên cứu so sánh văn hóa các dân tộc ở Việt Nam và nghiên cứu
so sánh văn hoá Tày- Việt:
2.1.1. Đặt văn hóa các tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á:
Sự cần thiết của việc nghiên cứu so sánh văn hóa của các tộc người trên lãnh
thổ Việt Nam, nhất là giữa văn hóa của người Kinh (Việt) và văn hóa các tộc người
khác đã từ lâu được giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam đề cập đến. Theo nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nghiên cứu so sánh văn hóa người Kinh với văn hóa
các tộc người khác cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thực chất là đặt văn hóa Việt Nam

vào bối cảnh Đông Nam Á để phân tích, nhận diện. Có đặt văn hóa Việt Nam vào bối
cảnh Đông Nam Á mới hiểu hết bản chất, đặc sắc của nền văn hóa này. Nghĩa là, việc


nghiên cứu so sánh nói trên là con đường tất yếu để nhận diện bản sắc văn hóa Việt
Nam.
Thực ra đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về “bối cảnh Đông Nam Á” của văn
hóa Việt Nam, trong đó có các học giả Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Phạm Đức
Dương, Cao Xuân Phổ ... Chẳng hạn Trần Quốc Vượng cho biết từ năm 1972, tại Hội
nghị Đông Nam Á học Việt Nam lần thứ nhất, ông cùng Cao Xuân Phổ đã đọc tham
luận Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, hoặc Hà Văn Tấn năm 1976 đã viết về
văn hóa Hòa Bình trong bối cảnh Việt Nam [305, tr.18]. Năm 1982, Phạm Đức Dương
với chuyên luận về Cội nguồn mô hình văn hoá - xã hội lúa nước của người Việt qua
cứ liệu ngôn ngữ [40, tr.180] đã nêu vấn đề tiếp cận giải mã ngôn ngữ tiếng Việt trong
bối cảnh Đông Nam Á, mà cụ thể ở đây là quan hệ giữa nhóm tộc người Việt – Mường
và nhóm Tày – Thái.
Ở đây, chúng tôi xin dừng lại nhiều hơn với Nguyễn Từ Chi, một trong những
nhà nghiên cứu Việt Nam có ý thức rất sớm về việc cần thiết phải đặt văn hóa Việt
Nam vào bối cảnh Đông Nam Á, người đã bước đầu triển khai chiến lược nghiên cứu
này qua việc tìm hiểu văn hóa người Mường để từ đó, so sánh với văn hóa người Việt
(Kinh). Theo ông, giữa “bộ mặt tộc người” và “cảnh quan” (tức môi trường tự nhiên)
có mối quan hệ chặt chẽ. Ông cho rằng để hình thành một bản sắc văn hóa, có nhiều
nhân tố khác nhau nhưng nhân tố môi trường là quan trọng nhất: “có nguồn gốc tộc
người, có sự giao lưu văn hóa, nhưng điều kiện cho một nền văn hóa ra đời - môi
trường mới là cái quan trọng nhất” [28, tr.628]. Khi giới nghiên cứu Việt Nam còn có
những khó khăn trong việc nghiên cứu điền dã ở các nước Đông Nam Á, thì việc
nghiên cứu bản thân “ba vùng môi trường lớn” của Đông Nam Á tại Việt Nam có thể
khắc phục được khó khăn đó. Bởi vì nếu như Đông Nam Á có ba môi trường: vùng
núi, vùng đồng bằng và vùng biển thì Việt Nam dẫu có nhiều dị biệt, nhưng vẫn có đủ
các loại môi trường của Đông Nam Á nói trên. Như vậy, một chiến lược nghiên cứu

“nhìn nhận Đông Nam Á từ góc độ Việt Nam ” như lời ông nói, lại có tầm cỡ của một
kế hoạch nghiên cứu lớn đòi hỏi công sức của nhiều thế hệ và có thể sẽ đưa kết quả
“đặt lại vấn đề dân tộc học trên bối cảnh Đông Nam Á” [28, tr.629]. Ông đã phác họa


những nét đặc trưng chủ yếu của văn hóa các tộc người Việt Nam trên bốn vùng cảnh
quan: vùng đồng bằng châu thổ và người Việt; vùng thung lũng chân núi với người
Thái, người Mường ở Tây Bắc, người Tày Nùng ở Việt Bắc; vùng duyên hải cho biết
cách ứng xử của cư dân Việt khi gặp biển; vùng hỏa canh: dọc Trường Sơn và cao
nguyên Tây Nam Bộ. Điều đáng chú ý là ông đã nêu lên một loạt những giả thuyết cho
thấy cần suy nghĩ về văn hóa Việt Nam trong quan hệ tương tác sống động trong lịch
sử của các tộc người. Chẳng hạn, ông nghĩ, “xu hướng chuyển dịch tộc người là từ
phương Bắc xuống” [28, tr.633], do đó, diễn ra một “sự hòa hợp” giữa các tộc người.
“Chúng tôi ngờ rằng, buổi đầu, nhiều tộc người ở gò cao bị sức ép từ phương Bắc đã
cùng nhau tràn xuống chiếm lĩnh toàn bộ đồng bằng sông Hồng. Khi đã chiếm đóng
đồng bằng, các tộc người bắt đầu hòa hợp (...). Lúa nước (Thái) – giao lưu văn hóasức ép của người Hán, tất cả làm cho các tộc người khác nhau hòa hợp lại, người Việt
được hình thành như vậy. Có thực thế hay không?”. Ông dẫn luận điểm của Gorman
cho rằng cây lúa không phải được thuần dưỡng từ vùng trũng mà là ở chân núi, như ở
vùng của các cư dân Tày, Thái, Nùng ở Việt Nam. Ông lưu ý dấu ấn của người Thái
trong văn hóa nông nghiệp của người Việt “nông nghiệp cổ truyền ở đồng bằng Bắc
Bộ lại là nông nghiệp kiểu Thái” [28, tr.634]. Hệ thống thủy lợi ở đồng bằng Bắc Bộ là
áp dụng “hệ thống thủy lợi Thái, Mường, Kinh”. Các luận điểm này như là những
quan sát ban đầu, có luận điểm cần được nghiên cứu kỹ hơn nhưng có thể nói hướng đi
như vậy là hết sức thú vị và mở ra những suy nghĩ về văn hóa Việt Nam trên bối cảnh
rộng, giao lưu giữa các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Cách nhìn mang tính hệ
thống này cho phép hình dung văn hóa Việt Nam một cách sống động, cho thấy các
tộc người có văn hóa mang bản sắc riêng đồng thời lại giao lưu, tiếp biến, làm giàu
cho văn hóa của cả cộng đồng dân tộc mà người Việt là chủ thể. Cách nhìn đó là gợi ý
quan trọng cho hướng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này.
Là nhà dân tộc học nên Nguyễn Từ Chi chưa quan tâm đến yếu tố văn học dân

gian của văn hóa tộc người, tuy vậy “chiến lược” nghiên cứu trên đây là khoa học và
hợp lý, có gợi mở quan trọng cho hướng nghiên cứu quan hệ giao lưu văn hóa các tộc
người trên dải đất Việt Nam. Bản thân Nguyễn Từ Chi đã chọn văn hóa Mường làm


đối tượng nghiên cứu để từ đó , hiểu kỹ thêm văn hóa Việt ( Kinh). Như Trần Quốc
Vượng nhận xét, ngay từ đầu thập kỷ 60, “ông ( nói về Từ Chi) là chuyên gia lớn nhất
về nghiên cứu Mường”... “từ việc nghiên cứu Mường trở về soi sáng việc nghiên cứu
Việt” (305, tr. 959].
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu văn hoá tộc người và quan hệ văn hoá Tày – Việt:
Văn hoá và văn hoá tộc người cùng với mối quan hệ văn hoá giữa các tộc người
là một vấn đề rộng lớn thuộc phạm trù nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, có thể
được tiếp cận dưới nhiều góc độ chuyên môn khác nhau. Trong bài viết về Văn hoá tộc
người - những bình diện nghiên cứu [96], chúng tôi đã khảo sát một số công trình
nghiên cứu văn hoá tộc người tiêu biểu của Đặng Nghiêm Vạn, Phan Hữu Dật, Ngô
Đức Thịnh, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Đăng Duy, Hoàng Nam, Nông Quốc Chấn,
Nguyễn Chí Huyên… Chúng tôi cũng đã tham khảo các công trình có tính chuyên
ngành về một vùng văn hoá hoặc một nhóm ngôn ngữ tộc người để tiếp cận văn hoá
của tộc người Tày trong: Một số vấn đề lịch sử văn hoá các dân tộc ở Việt Bắc [186];
Văn hoá dân gian Cao Bằng[194], Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam[193], Giữ gìn,
phát huy di sản các dân tộc Tây Bắc [202], Văn hoá dân gian Tày [129], Văn hoá và
lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam [206], Mấy vấn đề văn hoá và
văn học dân gian Việt Nam [32], Đóng góp của các dân tộc nhóm ngữ Tày – Thái
trong tiến trình lịch sử Việt Nam [207]…
Trong đó, theo chúng tôi, Văn hoá dân gian Tày [129] là công trình có giá trị
tổng kết theo hướng nghiên cứu truyền thống văn hoá Tày dưới góc độ lịch sử để
khẳng định "Tiến trình văn hoá Tày phát triển theo quy luật ngày càng hoà nhập văn
hoá khu vực, đồng thời giữ vững bản sắc…" [129, tr.259]. Công trình này đã cho
chúng tôi một cách nhìn khá toàn diện về văn hoá tộc người Tày.
Tuy nhiên, các công trình đã lược điểm ở trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo tả

những đặc trưng văn hoá tộc người hoặc phác hoạ diện mạo văn hoá của từng tộc
người. Hầu như, mối quan hệ giữa tộc chủ thể – tộc người Kinh (Việt) với một tộc
người khác trong khối cộng đồng theo quan hệ giao lưu, tiếp biến về văn hoá mới chỉ


được điểm thoáng qua chứ chưa được khảo sát một cách cụ thể. Đấy là một hướng mở
còn chờ sự khai thác của các nhà nghiên cứu.
Theo sự khảo sát của Phan Hữu Dật, việc nghiên cứu văn hoá truyền thống đã
sớm được tìm thấy trong tài liệu dân tộc học sớm nhất ở Việt Nam do chính người Việt
Nam ghi chép còn lưu lại cho đến nay là tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ
XV) trong đó đã đề cập đến sự phân bố dân cư và văn hoá tập quán của người Việt.
Còn văn hoá dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó có văn hoá của người Thổ (Tày),
Thái, Nùng, Dao, Mèo (Mông) đã được mô tả lần đầu trong Kiến văn tiểu lục của nhà
bác học Lê Quí Đôn thế kỷ XVIII [29, tr.63 – 64]. Như vậy có hai hướng nghiên cứu
cụ thể đã từng tồn tại: đó là hướng nghiên cứu lịch sử văn hoá của người Việt nói
chung và lịch sử văn hoá của các tộc người khác trong đó có tộc người Tày nói riêng.
Hàng loạt công trình của các nhà dân tộc học người Pháp và người Việt ngay từ những
năm đầu thế kỷ XX đã cung cấp một bức tranh đa dạng về văn hoá các tộc người trên
lãnh thổ Việt Nam. Các tác giả người Pháp như A. Bonifacy, E. Dignet đã viết về tộc
người Tày, Nùng ở dạng miêu tả sinh hoạt và phong tục tập quán, có ý nghĩa bước đầu
trong việc tìm hiểu những giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của tộc người
Tày ở Việt Nam. Các tác giả Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám đã
nghiên cứu về văn hoá, văn minh Việt Nam có Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên,
Đào Duy Anh…
Học giả Nguyễn Văn Huyên song song với việc nghiên cứu văn hóa người Việt cũng
đã tiến hành nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Tày với cảm hứng so sánh, nhìn
văn hóa Tày trong bối cảnh Đông Nam Á rõ rệt. Trong gần mười năm từ 1936 - 1945,
Nguyễn Văn Huyên đã xuất bản gần 50 công trình về các lĩnh vực sử



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trần Thị An (1994), “Nghiên cứu truyền thuyết, những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Văn
học, số 7, tr.34-37.

2.

Trần Thị An (2000), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hoá truyền thuyết dân gian
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học, bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia,
L7430.

3.

Trần Thị An (2000), "Yếu tố thời gian trong truyền thuyết dân gian", Tạp chí Văn
học, số 5, tr. 65-73.

4.

Trần Thị An (2001), "Truyền thuyết vùng Luy Lâu với tiến trình hình thành dân
tộc", Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 6, tr. 24-30.

5.

Trần Thị An (2005), "Tái định hướng thể loại Folklore", Tạp chí Nghiên cứu Văn
học, số 1, tr. 113-122.

6.


Trần Thị An (2006), "Nghiên cứu Văn hoá Dân gian ở Hoa Kỳ và một số quan sát
bước đầu", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1, tr. 78-85.

7.

Đào Duy Anh (1998), Việt Nam Văn hoá sử cương, NXB Đồng Tháp .

8.

Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu Văn hoá và Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9.

Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hoá - Thông tin,
Hà Nội.

10.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002), Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại,
NXB Văn học Nghệ thuật, Hà Nội.

11.

Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12.

Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ tục ngữ dân tộc Tày, NXB Văn
hoá Dân tộc, Hà Nội.


13.

Ban Chấp hành Trung ương (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà
Nội, tr 63.

14.

Nguyễn Trọng Báu (2002), "Bản sắc văn hoá dân tộc trước vấn đề gộp hai nền văn
hoá Tày – Nùng”, Tạp chí Văn hoá các dân tộc, số 6, tr. 30 – 31.


15.

Nguyễn Trọng Báu (chủ biên), Hoàng Thi, Thạch Xuân Mai (2005), Truyện kể về
phong tục các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục.

16.

Hoàng Bé (1987), “Những huyền thoại lúa nước và một số nét về kinh tế – xã hội
truyền thống ở người Tày”, Tạp chí dân tộc học,số 4, tr. 94 – 103.

17.

Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hoá dân gian Việt Nam, những suy nghĩ, NXB Văn
hoá Dân tộc, Hà Nội.

18.

Đặng Việt Bích (1997), “Tìm hiểu quan hệ giữa truyện dân gian của người Tày và

người Thái với truyện dân gian của người Việt”, Tạp chí dân tộc học, số 3, tr. 38 –
42.

19.

Đặng Việt Bích (2002), “Tìm hiểu một số từ tiếng Việt có gốc Tày – Thái”, Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật, số 5, tr.20-22.

20.

Đặng Việt Bích (2005), “Hùng Vương thủ lĩnh tộc người thờ gà trống trắng”, Tạp
chí Văn hoá Nghệ thuật, số 5, tr.113-117.

21.

Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, NXB Hà Nội.

22.

Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (2002), Văn hoá các dân tộc Việt Nam thống
nhất mà đa dạng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23.

Đỗ Hữu Châu (2001), "Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ", Hợp tuyển công trình
nghiên cứu của Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Giáo dục, tr. 545559.

24.

Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB Khoa học Xã

hội, Hà Nội, in lại 2003.

25.

Nguyễn Đổng Chi (1964), “Vấn đề sử dụng tài liệu văn học dân gian”, Tạp chí
nghiên cứu lịch sử, số 63, tr. 48-53.

26.

Nguyễn Đổng Chi (1967), “Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử học”,
Tạp chí Văn học, số 1, tr. 94-98.

27.

Nguyễn Đổng Chi (2000) Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, Tập 2, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

28.

Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, NXB Văn
hoá-Thông tin, Hà Nội.


29.

Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.

30.


Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam (2001), Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà
nước phong kiến Việt Nam (X – XIX), NXB Chính trị quốc gia.

31.

Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và
nghiên cứu thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32.

Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hoá và văn học dân gian Việt Nam, NXB
Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.

33.

Chu Xuân Diên (2004), “V.I.A.Propp và những công trình nghiên cứu truyện cổ
tích”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 7, tr. 92-97.

34.

Ngô Văn Doanh (1999), Từ điển văn hoá Đông Nam Á phổ thông, NXB Văn hoáThông tin, Hà Nội.

35.

Ngô Văn Doanh (2001) (dịch và biên soạn theo tư liệu nước ngoài), "Về hai khái
niệm trong thần thoại anh em sinh đôi và anh hùng văn hoá", Tạp chí Văn hoá
Nghệ thuật, số 7, tr. 72-76 và tr. 81.

36.


Nguyễn Tiến Dũng ( chủ biên) (2005), Văn hoá Việt Nam thường thức, NXB Văn
hoá Dân tộc, Hà Nội.

37.

Nguyễn Đăng Duy (2002), Nhận diện văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB
Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

38.

Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá Việt Nam buổi đầu dựng nước, NXB Hà Nội.

39.

Phạm Đức Dương (1998), “Giải mã truyện cổ Lào theo phương pháp tiếp cận văn
hoá học”, Tạp chí Văn học, số 1, tr.51-58 và tr.82.

40.

Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.

41.

Nguyễn Tấn Đắc (1996), “Mối giao lưu và tương tác văn hoá giữa các dân tộc
Đông Nam Á qua kiểu truyện kể Tấm Cám”, Tạp chí Văn học, số 6, tr. 19-23.

42.

Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng típ và mô típ, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.


43.

Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hoá Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh.

44.

Cao Huy Đỉnh (1971), “Hình tượng người khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước
và giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam”, Truyền thống anh hùng dân tộc
trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 65 –
99.

45.

Cao Huy Đỉnh (1998), Bộ ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 –
1996: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam; Người anh hùng làng Dóng;
Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, NXB Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

46.

Cao Huy Đỉnh (2001), “Đề tài dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp trong một số
truyện cổ Đông Nam Á”, Văn học so sánh, lý luận và ứng dụng, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr. 600-622.

47.

Nguyễn Xuân Đức (2002), “Vấn đề phân loại truyện dân gian”, Thông báo Văn

hoá Dân gian, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 356-365.

48.

Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.

49.

Tạ Đức (1998), “Chim én một biểu tượng đặc sắc trong văn hoá dân gian Tày Thái - Nùng”, Tạp chí Văn nghệ Dân tộc và Miền núi, số 2, tr. 4.

50.

Ninh Viết Giao (2002), “Tín ngưỡng và lễ tục dân gian đối với môi trường sinh
thái tự nhiên”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 1, tr.18-28.

51.

Marxim Gorki (1965), Gorki bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội.

52.

Guxép V. (1999), Mỹ học Folklore, NXB Đà Nẵng.

53.

Nguyễn Thị Bích Hà (1986), “Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt
Nam”, Tạp chí Văn học, số 2, tr. 59-63 và tr.70.

54.


Nguyễn Thị Bích Hà (2000), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ
Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.

55.

Nguyễn Thị Bích Hà (2002), “Qua truyện Tấm Cám ở vùng Kinh Bắc, tìm hiểu con
đường truyền thuyết hoá cổ tích”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 6, tr. 3-8.


56.

Nguyễn Thị Bích Hà (2005), “Vận dụng lý thuyết văn học so sánh tìm hiểu kiểu
truyện người em trong truyện cổ tích Việt Nam và châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu
Văn học, số 4.

57.

Nguyễn Thị Bích Hà (2005), “Mã và mã văn hoá”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số
4, tr.3 - 9

58.

Lê Văn Hảo (2000), Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, NXB Thanh
niên.

59.

Vũ Tố Hảo (1974), “Bà Triệu qua một số tư liệu dân gian sưu tầm ở Thanh Hoá”,
Tạp chí Văn học, số 1, tr. 34-42.


60.

Vũ Tố Hảo (2001), “Tìm hiểu quan điểm lịch sử của nhân dân qua Văn học dân
gian”, Thông báo Văn hoá Dân gian, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.366 – 381.

61.

Đỗ Thị Hảo (1984), “Một số truyền thuyết xung quanh nhân vật Nùng Trí Cao”,
Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 2, tr. 31-32.

62.

Hêghen (1999), Mỹ học, Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.

63.

Ngô Minh Hiền (2004), “Hoàng Phủ Ngọc Tường, văn hoá qua cái nhìn lịch sử”,
Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 3, tr.87 – 91 và 110.

64.

Nguyễn Thị Hiền (1996), “Nghiên cứu truyện dân gian Việt Nam theo bảng mục
lục tra cứu típ và môtíp truyện cổ dân gian của Antti Aarne và Stith Thompson”,
Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 2, tr.13 – 19.

65.

Nguyễn Xuân Hiển (1963), “Nghề trồng lúa ở ta qua “Vân đài loại ngữ” của Lê
Quý Đôn”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 52, tr. 31-37.


66.

Nguyễn Thị Hoa (2004), Nghi lễ then giải hạn (Hát khoăn) của người Tày, Hội
Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn.

67.

Kiều Thu Hoạch (1971), “Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến”,
Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 172 – 232.

68.

Kiều Thu Hoạch (1988), “Về vấn đề nghiên cứu văn học dân gian trong chỉnh thể
văn hoá dân gian”, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3 & 4.

69.

Kiều Thu Hoạch, (1996), “ Sơ bộ tìm hiểu kiểu truyện Tấm Cám ở Trung Quốc”,


Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, tr.17 – 23.
70.

Kiều Thu Hoạch (2003), “Về khái niệm Văn học Dân gian”, Tạp chí Văn học, số
12, tr. 7 - 15.

71.


Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 4,
tập 5, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

72.

Phan Kế Hoành (1978), “ Góp phần tìm hiểu nguồn gốc truyền thuyết Âu Cơ và
Lạc Long Quân, Tạp chí Văn học, số 4, tr.88 – 95.

73.

Phạm Như Hồ, Đỗ Đình Thuật (1993), “Vài ý kiến quanh truyền thuyết Cẩu chủa
cheng vua”, Hùng Vương dựng nước, tập III, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

74.

Vi Hồng (1979), Sli-lượn dân ca trữ tình Tày-Nùng, NXB Văn hoá, Hà Nội.

75.

Vi Hồng (1981), “Vị nữ thần của thần thoại Tày”, Một số vấn đề lịch sử văn hoá
của các dân tộc ở Việt Bắc, Bộ Văn hoá, Bảo tàng Việt Bắc xuất bản.

76.

Vi Hồng (1985), “Một vài quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan người Tày cổ
qua một số truyện cổ của họ”, Tạp chí Văn học, số 4, tr.45-54.

77.

Nguyễn Thị Huế (1980), “Người dân Hà Bắc kể chuyện Lạc Long Quân Âu Cơ”,

Tạp chí Văn học, số 4, tr.102-107.

78.

Nguyễn Thị Huế (1981), “Nhìn lại truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ và ngọn
nguồn dân tộc”, Tạp chí Văn học, số 6, tr.30-36.

79.

Nguyễn Thị Huế (1982), “Về những nét tương đồng giữa truyện Họ Hồng Bàng
(người Việt) với mo Đẻ đất đẻ nước (người Mường)”, Tạp chí Văn học, số 2, tr.8290.

80.

Nguyễn Thị Huế (1983), “Tìm hiểu về môtíp cây trong truyện Họ Hồng Bàng”,
Tạp chí Văn học, số 6, tr.69-74.

81.

Nguyễn Thị Huế (1990), “Một vài mô típ trong hệ thống truyện kể về cội nguồn
dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Tổng hợp Hà
Nội, tr.32-37.

82.

Nguyễn Thị Huế (1997), “Người mang lốt - mô típ đặc trưng của kiểu truyện cổ
tích về nhân vật xấu xí mà tài ba”, Tạp chí Văn học, số 3-1997, tr.55-62.

83.


Nguyễn Thị Huế (1998), “Cao Huy Đỉnh trên hành trình hiện đại hoá ngành


folklore học ở Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 3, tr.40-44.
84.

Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

85.

Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (thần
thoại - truyền thuyết), tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

86.

Nguyễn Thị Huế (2001), “Thế kỷ XX và việc sưu tầm nghiên cứu truyện cổ dân
gian Việt Nam”, Tạp chí Văn học, 6-2001, tr. 55-62.

87.

Nguyễn Thị Huế (2006), “Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần
đây”, Tạp chí Văn học, số 1, tr. 59-67.

88.

Lại Phi Hùng (1994), “ So sánh tương quan giữa loại truyện chàng trai khoẻ của
Lào với các loại truyện cùng tên của Việt Nam”, Tạp chí văn hoá dân gian , số4.

89.


Lại Phi Hùng ( 1995), So sánh một số kiểu truyện cổ dân gian ở Lào và Việt Nam,
Luận án PTS Ngữ văn, Mã số L.6059.Thư viện quốc gia.

90.

Lại Phi Hùng (2004), “Biểu tượng tín ngưỡng dân gian ở chùa Đọi”, Tạp chí Văn
hoá Nghệ thuật, số 12, tr. 58-60.

91.

Trương Sĩ Hùng (1979), Truyền thuyết dân gian và dân tộc học, Sưu tập Dân tộc
học, tr.24- 25.

92.

Hà Thu Hương (2002), “Thử giải mã mối quan hệ văn hoá Tày - Việt”, Hội nghị
Khoa học Nữ lần thứ 7, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.367-371

93.

Hà Thu Hương (2003), “Suy nghĩ về quá trình giao thoa, tiếp biến văn hoá Tày –
Việt dưới góc độ thẩm mỹ” , Tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 169-181.

94.

Hà Thu Hương (2006), “Khảo sát truyện kể dân gian Tày – Việt từ điểm nhìn quan
hệ văn hoá tộc người”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6, tr.124-132.


95.

Hà Thu Hương (2006), “Quan hệ văn hoá Tày – Việt trong tiến trình lịch sử tư
tưởng văn hoá Việt Nam” , Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 3, tr.20-25.

96.

Hà Thu Hương (2006), “Văn hoá tộc người, những bình diện nghiên cứu”, Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật, số 6, tr.99-103.

97.

Hà Thu Hương (2006), “Văn hoá tộc người Việt Nam trong cộng đồng văn hoá dân


tộc trên bình diện địa lý, lịch sử tộc người”, Việt Nam học và tiếng Việt, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr.230-244.
98.

Hà Thu Hương (2006), Tiếp biến văn hoá Tày – Việt qua khảo sát so sánh một số
típ truyện dân gian tiêu biểu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học khoa
học xã hội - nhân văn.

99.

Nguyễn Thị Việt Hương (2005), “Tục thờ nước của người Việt ven sông Hồng”,
Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 6, tr.21-27.

100.


Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo (2000), Nguồn
gốc lịch sử, tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc,
Hà Nội.

101.

Nguyễn Văn Huyên (2003), Góp phần nghiên cứu Văn hoá Việt Nam, Tập 1, Tác
phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học Xã hội.

102.

Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, NXB Hội Nhà văn Việt Nam.

103.

Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới,
NXB Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du.

104.

Jean – Paul Piriou (2005), Từ điển thuật ngữ khoa học kinh tế và xã hội, NXB Thế
giới.

105.

Đinh Gia Khánh (1962), “Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số
truyện cổ tích”, Tập san Nghiên cứu Văn học, số 3, tr.17-36.

106.


Đinh Gia Khánh (1968), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám, NXB Văn học.

107.

Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.

108.

Đinh Gia Khánh (1990), “Văn học Dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn hoá
Đông Nam Á”, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr.9-21.

109.

Đinh Gia Khánh (1993), Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông
Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

110.

Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) (1995), Các vùng văn hoá Việt Nam,
NXB Văn học.


111.

Đinh Gia Khánh (2000), Truyện hay nước Việt, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

112.


Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2001), Văn học
dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, tái bản 2005.

113.

Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên) (1989), Nhân vật thần kỳ các dân tộc thiểu số Việt
Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

114.

Vũ Ngọc Khánh (1999), Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam, NXB Văn hoá Dân
tộc.

115.

Vũ Ngọc Khánh (2004), Các bình diện văn hoá Việt Nam, những điều học hỏi,
NXB Văn hoá-Thông tin.

116.

Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần thoại
Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.

117.

Nguyễn Đình Khoa (1965), “Về yếu tố Indonesien trong thành phần nhân chủng
các dân tộc ở Đông Nam châu Á, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 75, tháng 6/1965,
tr. 50-54.

118.


Nguyễn Đình Khoa (1983), Nhân chủng học Đông Nam Á, NXB Đại học và Trung
học Chuyên nghiệp.

119.

Kosven M. O (2005). Sơ yếu lịch sử văn hoá nguyên thuỷ (xuất bản lần 1: 1958;
Tái bản lần thứ nhất 2005). Lại Cao Nguyên dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

120.

Nguyễn Xuân Kính(1992), “ Ý nghĩa và giá trị của truyền thuyết về thời Hùng
Vương”, Tạp chí Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, số 2, tr. 40 – 43.

121.

Nguyễn Xuân Kính (2000), “Nguồn gốc và ý nghĩa chiếc khố trong truyện Nhất Dạ
Trạch và trong văn hoá Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 4, tr. 40-45.

122.

Nguyễn Xuân Kính (2002), “Những vấn đề đặt ra trong việc biên soạn tổng tập văn
học dân gian người Việt”, Văn hoá Dân gian, số 1, tr. 56-63.

123.

Nguyễn Xuân Kính (2002), “Ứng xử của người Việt đối với nước thể hiện qua văn
hoá dân gian”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 10/2001, tr.63-68.

124.


Nguyễn Xuân Kính (chủ biên),(2003), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập
19, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

125.

Nguyễn Xuân Kính (2003), “Giao lưu văn hoá giữa văn hoá dân tộc Việt và văn


hoá các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 8, tr. 18-21.
126.

Nguyễn Xuân Kính ( 2003), Con người môi trường và văn hoá, NXB Khoa học xã
hội.

127.

Nguyễn Xuân Kính (2005), “Nghĩ về công tác lý luận và nghiên cứu văn học dân
gian”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1, tr. 105-112.

128.

Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội.

129.

Hoàng Ngọc La (Chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hoá dân
gian Tày, Sở Văn hoá-Thông tin Thái Nguyên.

130.


Đinh Văn Lành (2000), Bước đầu tìm hiểu thần thoại dân tộc Thái Tây Bắc, NXB
Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

131.

Vũ Tự Lập (chủ biên), (1991), Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Hồng, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.

132.

Đặng Thanh Lê (2004), Cội nguồn và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội.

133.

Nguyễn Quang Lê (2005), “Về cuốn Văn hoá học - những lý thuyết nhân học văn
hoá ở A. A. Belik”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 4, tr. 49 - 59.

134.

Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1998), Văn hoá các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

135.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1972), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.

136.


Trần Gia Linh (2001), “Nghiên cứu và giảng dạy truyện cổ dân gian trong nhà
trường”, Thông báo Văn hoá Dân gian, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 514518.

137.

Lã Văn Lô (1963), “Quanh vấn đề An Dương Vương - Thục Phán hay là truyền
thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” của đồng bào Tày”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
50 & 51 (tháng 5 và tháng 6).

138.

Lã Văn Lô (1964), “Thử bàn về ba bộ tộc Tày – Nùng – Thái ở Việt Nam đã hình
thành như thế nào?”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 60, tr.46-56.

139.

Lã Văn Lô, Lê Bình Sự (1964), “Lịch sử xã hội nguyên thuỷ của người Tày qua


truyền thuyết Pú Lương Quân”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 65, tr.57-63.
140.

Lã Văn Lô (1964), “Bước đầu nghiên cứu về chế độ xã hội ở vùng Tày – Nùng –
Thái dưới thời Pháp thuộc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 68, tr.38-46.

141.

Lã Văn Lô (1965), “Tìm hiểu về tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng Tày – Nùng – Thái”,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 75, tr.55-64.


142.

Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày Nùng - Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

143.

Đặng Văn Lung (1990), Giông bão Loa thành, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

144.

Đặng Văn Lung (1996), “Thần thoại Chi Lăng và hòn đá Liễu Thăng”, Tạp chí Văn
học, số 11, tr. 20-24 (số chuyên san Văn học xứ Lạng).

145.

Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt
Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

146.

Đặng Văn Lung (1999), “Luận về nghĩa và lý của Tứ bất tử”, Tạp chí Văn học, số
9, tr. 36-40.

147.

Đặng Văn Lung (2004), Văn hoá Thánh Mẫu, NXB Văn hoá-Thông tin.

148.


Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Miền Bắc
Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc.

149.

Lê Hồng Lý (1987), “Từ truyền thống lịch sử đến những lễ hội về những anh
hùng”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 2.

150.

Lê Hồng Lý ( chủ biên), (1999), Thư mục Văn hoá Dân gian, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.

151.

Meletinxky E.M. (1958), Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ. Xuất xứ hình tượng,
Matxcơva 1958, Tài liệu đánh máy, Thư viện Viện Văn học.

152.

Meletinxky E.M. (2004), Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Trần Nho Thìn và Song Mộc dịch.

153.

Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người văn hoá Việt Nam, NXB
Văn hoá Dân tộc.

154.


Lâm Bá Nam, Vũ Trường Giang ( 2003), “Lễ Tết cổ truyền của các dân tộc Tày –
Nùng ở Cao Bằng”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 1, tr. 8 – 14.


155.

Hoàng Tuấn Nam (2002), “Một số câu chuyện dân gian Cao Bằng kể về Nông Trí
Cao”, Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, NXB
Văn hoá-Thông tin, tr.142-147.

156.

Đỗ Hoài Nam (2004), “Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia 50 năm
xây dựng và phát triển”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 1, tr.3-12.

157.

Nguyễn Thị Tuyết Nga (2005), Hình tượng ông Đùng trong truyện kể dân gian
Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.

158.

Tăng Kim Ngân (1983), “Nghiên cứu folklore theo típ và môtíp”, Tạp chí Văn hoá
Dân gian, số 3,4.

159.

Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kỳ người Việt, đặc điểm cấu tạo cốt truyện,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.


160.

Hữu Ngọc (Chủ biên), (1995), Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam, NXB Thế giới.

161.

Nguyễn Minh Ngọc (2002), “Đề cao bản sắc văn hoá dân tộc”, Toạ đàm về tuyên
ngôn toàn cầu của UNESCO về đa dạng hoá văn hoá, Báo lao động, số 227.

162.

Phan Ngọc, Phạm Đức Dương (1983), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Viện
Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội.

163.

Phan Ngọc (2000), “Thử xây dựng lại hệ thống huyền thoại Việt - Mường”, Thử
xét văn hoá - văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Thanh niên, tr. 63-126.

164.

Phan Ngọc (2001), “Suy nghĩ về vai trò của văn học dân gian trong văn học Đông
Nam Á lục địa”, Văn học so sánh lý luận và ứng dụng, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, tr. 545 - 599.

165.

Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá-Thông tin.

166.


Phan Ngọc (2005), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hoá-Thông
tin.

167.

Trần Đức Ngôn (1990), "Một số vấn đề lý luận chung quanh việc nghiên cứu văn
bản văn học dân gian", Hợp tuyển công trình nghiên cứu của Khoa Ngữ văn Đại
học Sư phạm Hà Nội, NXB Giáo dục 2001, tr.181-187.

168.

Bùi Văn Nguyên (1971), “Hình tượng anh hùng trong truyện dân gian các dân tộc
thiểu số miền Bắc”, Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình sự sự dân gian


Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.42-64.
169.

Bùi Văn Nguyên (1973), “Vài nét về văn hoá thời Hùng Vương qua một số truyền
thuyết cổ”, Tạp chí Văn học, số 5, tr. 1-7.

170.

Bùi Văn Nguyên (1984), “Vẻ đẹp và chiều sâu nền văn hoá Việt cổ qua truyện
bánh chưng, bánh dày”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 2, tr. 10-12.

171.

Bùi Văn Nguyên (1985), “Tìm hiểu cội nguồn Việt cổ qua một số môtíp tiêu biểu

trong truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 4,
tr.91-97.

172.

Bùi Văn Nguyên (1993), Việt Nam: Thần thoại và truyền thuyết, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.

173.

Trần Thị Vân Nguyệt ( 2003), Truyền thuyết Dương Tự Minh và lễ hội đền Đuổm
trên vùng văn hoá dân gian Việt Bắc, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học
sư phạm Hà Nội.

174.

Vi Hồng Nhân (2004), Văn hoá các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, NXB Văn
hoá Dân tộc.

175.

Phan Đăng Nhật (1974), “So sánh một số truyền thuyết trong “Đẻ đất đẻ nước” của
người Mường với các truyền thuyết về thời dựng nước của người Việt”, Tạp chí
Văn học, số 1, tr.19-33.

176.

Phan Đăng Nhật (1977), Cố gắng phân loại văn học dân gian các dân tộc ít người
như nó vốn tồn tại trong cuộc sống, Tạp chí văn học, số 6, tr. 29 – 42.


177.

Phan Đăng Nhật (1981), “Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian trong hệ
thống của các tác phẩm”, Tạp chí Văn học, số 5, tr. 27-33.

178.

Phan Đăng Nhật(1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước CM Tháng
Tám), NXB Văn hoá.

179.

Phan Đăng Nhật (1983), “Quá trình chuyển hoá của biểu tượng “Chim rắn” từ
huyền thoại cổ đến truyền thuyết Hùng Vương”, Tạp chí văn hoá dân gian, số 2,
tr.13 – 17.

180.

Phan Đăng Nhật (2005), “Quan hệ tương tác về văn hoá phi vật thể giữa văn hoá
các tộc người anh em và văn hoá người Việt”, Tạp chí Di sản Văn hoá, số 4 (13),


tr. 58 – 63.
181.

Phan Đăng Nhật (2006), “Phương pháp nghệ thuật hữu sinh của sử thi Xinh Nhã
3”, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2, tr. 3-12.

182.


Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Văn
học dân gian, những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

183.

Nhiều tác giả (1966), Những ý kiến về văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học,
Hà Nội.

184.

Nhiều tác giả (1971), Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân
gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

185.

Nhiều tác giả (1974), Hùng Vương dựng nước, tập IV, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội.

186.

Nhiều tác giả,(1981) Một số vấn đề lịch sử văn hoá các dân tộc ở Việt Bắc, Bảo
tàng Việt Bắc xuất bản.

187.

Nhiều tác giả (1983), Những vấn đề lịch sử văn hoá Đông Nam Á, tiếp xúc ngôn
ngữ ở Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á xuất bản.

188.


Nhiều tác giả (1985), Núi Đuổm và Dương Tự Minh, Sở văn hoá thông tin Bắc
Thái.

189.

Nhiều tác giả (1986), Truyện cổ Bắc Thái – Nàng tiên thứ bảy, Sở văn hoá và
thông tin Bắc Thái.

190.

Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.

191.

Nhiều tác giả (1990), Quan niệm về folklore, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

192.

Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian, những phương pháp nghiên cứu, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.

193.

Nhiều tác giả (1992), Các dân tộc Tày-Nùng ở Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội,
Hà Nội.

194.

Nhiều tác giả (1993), Văn hoá Dân gian Cao Bằng, Hội Văn nghệ Cao Bằng.


195.

Nhiều tác giả (1995), Nùng Trí Cao, Kỷ yếu hội thảo khoa học.


196.

Nhiều tác giả (1996), Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt
Nam, NXB Văn hoá Dân tộc.

197.

Nhiều tác giả (1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá Dân
tộc.

198.

Nhiều tác giả (1997), 50 năm sưu tầm nghiên cứu phổ biến văn hoá văn nghệ dân
gian, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

199.

Nhiều tác giả (2000), Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu Văn hoá
Văn nghệ Dân gian, NXB Văn hoá Dân tộc.

200.

Nhiều tác giả (2000), Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, NXB TP Hồ
Chí Minh.


201.

Nhiều tác giả (2001), Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu văn hoá văn nghệ dân gian,
NXb Văn hoá-Thông tin.

202.

Nhiều tác giả (2001), Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc, NXB
Văn hoá Dân tộc.

203.

Nhiều tác giả (2001), Văn học so sánh, lý luận và ứng dụng, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.

204.

Nhiều tác giả (2002), Tính đa dạng của văn hoá Việt Nam, những tiếp cận về sự
bảo tồn, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.

205.

Nhiều tác giả, Thông báo Văn hoá Dân gian 2001 (2002), Thông báo Văn hoá Dân
gian 2002 (2003), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

206.

Nhiều tác giả (2002), Văn hoá Lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt
Nam, NXB Văn hoá-Thông tin.


207.

Nhiều tác giả (2006), Đóng góp của các dân tộc nhóm ngữ Tày – Thái trong tiến
trình lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

208.

Võ Quang Nhơn (1977), “Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người, một bộ
phận của của nền văn học dân gian thống nhất và đa dạng”, Tạp chí Văn học, số 6,
tr. 49-57.

209.

Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB
Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.


×